Mục lục bài viết:
Toggle1. Nguyên văn
伏以
變体面燃、為此而降十類化身、焰口因茲、以應四 洲。拜疏為越南國…省…縣[郡]…社…村、家居奉
佛修香諷經…祈超度事。今弟子(齋主)…惟日仰干
聖德威光俯垂接度。痛念
伏為、法界三十六部、河沙男女無祀陰孤魂、自他先 亡、家親眷屬、及本處遠近、無祀陰靈孤墓列位。普召 界內、戰士陣亡、冤魂枉死、男女無祀陰靈、空行水陸 列位。同仗佛恩均蒙解脫。茲者辰維(孟、仲、貴)月、 節屆(秋、夏、冬、春)天、筵開(一、二、三…)畫之道 塲、香滿十方之世界。今則謹具疏文、和南拜奏。
南無沃焦山下面燃大士焰口鬼王菩薩證明。延奉、牛 頭馬面二位大將軍、監壇列位、一切威靈、同垂接度、 共證齋筵。伏願、妙力弘施、神機感應、洒枝頭之甘 露、普潤河沙、留福海之恩波、存亡利樂。仰賴
聖慈證明、謹疏。
佛曆…歲次…年…月…日時、弟子眾等和南上疏
(疏) 奉 白佛金章 弟子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phục dĩ
Biến thể Diện Nhiên, vi thứ nhi giáng Thập Loại1 hóa thân; Diệm Khẩu2 nhân tư, dĩ ứng Tứ Châu3.
Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh … Huyện (Quận) … Xã … Thôn, gia cư phụng Phật, tu hương phúng kinh … kỳ siêu độ sự. Kim đệ tử (trai chủ) …, duy nhật ngưỡng can; Thánh đức uy quang, phủ thùy tiếp độ. Thống niệm:
Phục vị: Pháp giới tam thập lục bộ, hà sa nam nữ vô tự âm cô hồn, tự tha tiên vong, gia thân quyến thuộc, cập bốn xứ viễn cận vô tự âm linh cô mộ liệt vị. Phổ triệu giới nội chiến sĩ trận vong, oan hồn uổng tử, nam nữ vô tự âm linh, không hành thủy lục liệt vị. Đồng trượng Phật ân, quân mông giải thoát. Tư giả thần duy (mạnh, trọng, quý) nguyệt, tiết giới (Thu, Hạ, Đông, Xuân) thiên, diên khai (nhất, nhị, tam…) trú chi đạo tràng, hương mãn thập phương chỉ thế giới. Kim tắc cần cụ sớ văn, hòa nam bái tấu.
Nam Mô Ốc Tiêu4 Sơn Hạ Diện Nhiên Đại Sĩ Diệm Khẩu Quỷ Vương Bồ Tát chứng minh.
Diên phụng: Ngưu Đầu Mã Diện5, nhị vị Đại Tướng Quân, giám đàn liệt vị, nhất thiết oai linh, đồng thùy tiếp độ, cọng chứng trai diên.
Phục nguyện: Diệu lực hoằng thi, thần cơ cảm ứng, sái chi đầu chi Cam Lồ, phổ nhuận hà sa; lưu phước hải chi ân ba, tồn vong lợi lạc. Ngưỡng lại Thánh từ chứng minh, cần sớ.
Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Biến thể Diện Nhiên, theo đó giáng thành hóa thân mười loại; Diệm Khẩu nhân đây, ứng khắp Bốn Châu.
Sớ tâu: Nay tại Thôn Xã …, Huyện (Quận) …, Tỉnh, nước Việt Nam; có cầu nguyện siêu độ. Đệ tử (trai gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh chủ) … hôm nay ngưỡng mong
Cúi xin Thánh đức oai quang rũ lòng tiếp độ. Xót nghĩ đến:
Kính mời pháp giới ba mươi sáu loại, vô số âm linh cô hồn nam nữ, không nơi thờ tự, vong linh qua đời của mình và người, bà con quyến thuộc thân thích gia đình, cùng quý vị âm linh cô hồn xa gần trong vùng không mộ phần, không nơi thờ tự. Xin mời khắp các vị chiến sĩ chết vì chiến trận, những oan hồn chết uống, tất cả các vị âm linh nam nữ không nơi thờ tự trên không, dưới nước và trên đất liền trong khu vực; thảy nhờ Phật ơn, đều được giải thoát.
Nay gặp lúc (đầu, giữa, cuối), thuộc tiết (Xuân, Hạ, Thu, Đông), kính thiết trai đàn trong (một, hai, ba, v.v…) ngày, hương tỏa khắp mười phương thế giới. Nay xin dâng trọn sớ văn, kính thành lạy thỉnh:
Kính lạy Diện Nhiên Đại Sĩ, dưới núi Ốc Tiêu, Bồ Tát Diệm Khẩu Quỷ Vương chứng minh cho.
Cùng xin: Đầu Trâu Mặt Ngựa hai vị Đại Tướng Quân, giám đàn các vị, hết thảy oai linh, xót thương tiếp độ, chứng giám trai diên.
Cúi mong: Diệu lực rộng ban, thần cơ cảm ứng; rưới Cam Lồ trên nhành dương, khiến thấm cùng khắp; phước đức trời biển lưu ơn, sống còn lợi lạc. Ngưỡng lạy Thánh từ chứng minh. Kính dâng sớ.
Phật lịch … Ngày … tháng … năm …
Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ.
4. Chú thích
- Thập loại (十類): 10 loại cô hồn. Theo Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Nghi (瑜伽集要焰口施食儀, Taishō No. 1320), quyển 1, cũng như Pháp Giới Thánh Phầm Thủy Lục Thắng Hội Tu Trai Nghi Quỹ (法界聖凡水陸勝會修齋儀 軌, Taishō No. 1497) quyển 3, có liệt kê 10 loại như: (1) Nhất thiết thủ cương hộ giới, trần lực ủy mạng quân trận tương trì, vị quốc vong thân quan viên tướng sĩ binh tốt cô hồn chúng(一切守疆護界、陳力委命軍陣相持、為國亡身官員將 士兵卒孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của các quan viên, tướng sĩ, bịnh tốt đã trấn giữ biên cương, đem sức bỏ mạng trong chiến trận, hay vì nước quên mình). (2) Nhất thiết phụ tài thất khiếm mạng, tình thức câu hệ sinh sản trí mạng, oan gia trái chủ đọa thai cô hồn chúng (一切負財欠命、情識拘繫生產致命、冤家債 主墮胎孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của những người không có tiền tài mất mạng, tình cảm vương vào sinh sản mà bỏ mạng, các oan gia trái chủ sấy thai). (3) Nhất thiết khinh bạc Tam Bảo, bất hiếu phụ mẫu, thập ác ngũ nghịch tà kiến cô hồn chúng (一切輕薄三寶、不孝父母、十惡五逆邪見孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của những người khinh thường Tam Bảo, không có hiếu thảo với cha mẹ, phạm mười điều ác, năm tội nghịch, tà kiến). (4) Nhất thiết giang hà thủy nịch, đại hải vi thương, phong lãng phiêu trầm thái bảo cô hồn chúng (一切江河 水溺、大海為商、風浪飄沈探寶孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của những người chết đuổi vì lặn lội khắp sông nước, biển lớn để bán buôn, sóng gió nỗi trôi trên biển cả để tìm kho báu). (5) Nhất thiết biên địa tà kiến trí mạng man di cô hồn chúng (一切邊地邪見致命蠻夷孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của mọi rợ bỏ mạng chốn biên địa, không có chánh kiến). (6) Nhất thiết phao ly hương tỉnh khách tử tha châu, vô y vô thác du đãng cô hồn chúng(一切拋離鄉并客死 他州、無依無托游蕩孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của những người du đãng từ bỏ quê hương, bỏ mạng xứ người, không nơi nương tựa, không ai phó thác). (7) Nhất thiết hà tỉnh đao sách phó hỏa đầu nhai, tường băng ốc đảo thọ chiết nham tồi, thú giảo trùng thương hoạnh tử cô hồn chúng(一切河井刀索赴火投崖、牆 崩屋倒樹折嵒推、獸咬虫傷橫死孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn bị hoạnh từ vì sông giếng, đao chém, xông vào lửa, nhảy xuống vực, tường sụp, nhà đỗ, cây gây, núi lỡ, thú cắn, trùng làm thương tổn). (8) Nhất thiết ngục trung trí mạng, bất tuân vương pháp, tặc khấu thiết đạo, bão khuất hàm oan, đại tịch phân thi phạm pháp cô hồn chúng(一切獄中致命、不遵王法、賊寇劫盜、抱屈銜冤、大辟 分屍犯法孤魂眾,hết thảy linh hồn cô đơn của những người mất mạng trong ngục thất, không tuân phép vua, trộm cướp, ăn cắp, mang nỗi hàm oan, phạm pháp bị phân thây). (9) Nhất thiết nô tỳ cấp sử, cần lao trần lực, ủy mạng bần tiện cô hồn chúng(一切奴婢給使、慰勞陳力、委命貧賤孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của các nô tỳ phục dịch, lao nhọc tận sức, bỏ mạng, bần tiện). (10) Nhất thiết manh lung ám á túc bí thủ quyện, tật bệnh triền miên ung thư tàn hại, quan quả cô độc vô kháo cô hồn chúng(一切盲聾瘖啞足跋手裨、疾病纏綿癰疽殘害、鰥 寡孤獨無靠孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của những người bị đui điếc, ngọng lịu, chân khập khếnh, tay tàn tật, tật bệnh triền miên, ung thư tàn hại, góa vợ cô độc không nơi nương tựa). Tuy nhiên, trong bản hiện hành Chánh Khắc Trung Khoa Du Già Tập Yếu(正刻伸科瑜伽集要)——khoa nghi cúng Chẩn Tế Âm Lính Cô Hồn do chư tăng thường dùng được khắc dưới thời nhà Nguyễn vào năm Mậu Tý (1888) đời vua Đồng Khánh và tàng bản tại Chùa Báo Quốc, Thành Phố Huế, lại liệt kê đến 13 loại cô hồn như: (1) vua chúa cai trị đất nước; (2) anh hùng tướng lãnh triều đình; (3) văn thần tể tướng, quan lại; (4) văn nhân tài tử; (5) tu sĩ xuất gia Phật giáo; (6) huyền môn đạo sĩ của Khổng Giáo; (7) kẻ lang thang không nơi nương tựa nơi đất khách; (8) binh sĩ chết ngoài chiến trận; (9) những phụ nữ chết vì sinh con; (10) những người phỉ báng Tam Bảo và bất hiếu với cha mẹ; (11) cung phi mỹ nữ trong cung nội; (12) những vong hồn chết oan uổng; và (13) pháp giới sáu đường, hết thảy linh hồn trong đại địa, v.v… Như vậy, con số 10 hay 13, v.v…, chỉ là con số tượng trưng để liệt kê những loại cô hồn chính mà thôi. Thật ra trên thế gian có bao nhiêu hạng người thì có bấy nhiêu loại cô hồn. Cho nên, Thập Loại ở dây không phải dừng lại ở ý nghĩa 10 loại, mà còn có nghĩa vô số loại khác nhau. Trong Chúng Sanh Thập Loại Tế Văn (眾生十類祭文, Văn Tế Mười Loại Chúng Sanh) của thi hào Nguyễn Du (阮攸,1765-1820) có câu: “Trong trường dạ tối tăm trời đất, có khôn thiêng phảng phất U Minh, thương thay thập loại chúng sinh, hồn đơn phách chiếc linh đình quê người…” Hay như trong Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh(地藏菩薩本願經) có bài tán công hạnh của Ngài rằng: “Địa Tạng Bồ Tát diệu nan luân, hóa hiện kim dung xứ xứ phân, Tam Đồ Lục Đạo văn diệu pháp, Tử Sanh Thập Loại mông từ ân, minh châu chiếu triệt Thiên Đường lộ, kim tích chấn khai Địa Ngục môn, lụy kiếp thân nhân mông tiếp dẫn, Cửu Liên đài bạn lễ Từ Tôn (地藏菩薩妙難倫、化現金容處處分、三途六道聞妙法、四生 十類蒙慈恩、明珠照徹天堂路、金錫振開地獄門、累劫親姻蒙接引、九蓮 臺畔禮慈尊, Địa Tạng Bồ Tát mầu khó lường, hóa hiện dung vàng chốn chốn nương, Ba Đường Sáu Nẻo nghe điệu pháp, bốn loài mười loại đội ơn thương, châu sáng chiếu tận Thiên Đường cõi, kim tích chấn mở Địa Ngục toang, nhiều kiếp thân bằng được tiếp dẫn, sen đài Chín Phẩm lễ Từ Tôn).”
- Diệm Khẩu (s: Ulkā-mukha, 焰口): còn gọi là Diệm Khẩu (燄口, miệng bốc lửa), Diện Nhiên (面然[燃], mặt bừng cháy), là tên gọi của loài Ngạ Quỷ (s: preta, p: peta, 餓鬼, quý đói). Thân hình của nó khô gầy, cổ họng nhỏ như cây kim, miệng thường bốc cháy lửa, do vì đời trước keo kiệt, bỏn xẻn, nên phải chịu quả báo như vậy. Con quỷ này đã từng xuất hiện trong khi tôn giả A Nan (s, p: Ānanda, 阿難) nhập định, từ đó sinh ra nghi thức “Phóng Diệm Khẩu (放焰口, cứu thoát con quỷ đói có miệng bốc lửa)”, tức Chẩn Tế Cô Hồn, của Phật Giáo.
- Tứ Châu (s: catvāro dvīpāh, p: cattāro dīpā, 四洲): theo thế giới quan của Ân Độ thời cổ đại cho rằng bốn phương núi Tu Di (s: Sumeru, 須彌山), trong biển lớn giữa Thất Kim Sơn (七金山) và Đại Thiết Vi Sơn (大鐵圍山) có 4 châu lớn. Căn cứ vào Đại Đường Tây Vức Ký (大唐西域記) quyển 1, Câu Xá Luận Quang Ký (俱舍論光記) quyển 8, v.v, 4 châu lớn này là (1) Đông Thắng Thân Châu (s: Pūrva-videha,東勝身洲): xưa gọi là Đông Phất Bà Đề (東弗婆提), Đông Tỷ Đề Ha (東毘提訶), hay Đông Phất Vu Đãi (東弗于逮), gọi tắt là Thắng Thân (勝身), do vì người ở châu này có thân hình thù thắng nên có tên gọi như vậy, địa hình nơi đây như mặt trăng một nửa, mặt người cũng như nửa mặt trăng; (2) Nam Thiệm Bộ Châu (s: Jampudīpa,南贍部洲), tên gọi ngày xưa là Nam Diêm Phủ Đề (南 閻浮提), từ Thiệm Bộ (s: jampu, 贍部) nguyên là âm dịch tên gọi của loại cây Bồ Đào, cho nên châu này lấy cây này đặt thành tên, địa hình của nó như thùng xe, và mặt người cũng như vậy; (3) Tây Ngưu Hóa Châu (s: Apara-godhānīya,西牛 貨洲), xưa gọi là Tây Cù Da Ni (西瞿耶尼), do vì nơi đây người ta dùng trâu bò để giao dịch mua bán nên có tên gọi như vậy, địa hình của nó tròn như mặt trăng và khuôn mặt con người cũng vậy; và (4) Bắc Cu Lô Châu (s: Uttara-kuru, 北俱 盧洲), xưa gọi là Bắc Uất Đơn Việt (北鬱單越), Cu Lô nghĩa là nơi tuyệt vời, thù thắng, cho nên có tên như vậy, địa hình vuông vức như ao hồ, và mặt người cũng như vậy.
- Ốc Tiêu (沃焦[礁]): tên gọi một tảng đá rất to lớn hút nước mà trong Cựu Hoa Nghiêm Kinh (舊華嚴經) quyền 59 có đề cập đến, do vì nó to lớn như núi nên được gọi là Ốc Tiêu Sơn (沃焦山). Dưới núi này có hỏa khí của A Tỳ Địa Ngục (s: Avīci-naraka, 阿鼻地獄) bốc lên ngùn ngụt cho nên nó thường nóng bức. Như trong Kim Cang Tam Muội Bản Tánh Thanh Tịnh Bất Hoại Bất Diệt Kinh (金剛 三昧本性清淨不壞不滅經) có đoạn rằng: “Như A Nậu đại trì xuất tử đại hà, thử tứ đại hà phân vi bát hà, cập Diêm Phủ Đề nhất thiết chúng lưu giai quy đại hải; đĩ Ốc Tiêu Sơn cổ, đại hải bất tăng, dĩ Kim Cang Luân cố, đại hải bất giảm (如 阿耨大池出四大河、此四大河分為八河、及閻浮提一切眾流皆歸大海、以 沃焦山故、大海不增、以金剛輪故、大海不減,như hồ lớn A Nậu phân thành bốn con sông lớn, bốn sông lớn này lại chia thành tám sông, chúng cùng với tất cả các sông cõi Diêm Phù Đề đều đỗ về biển lớn; vì núi Ốc Tiêu này mà biển lớn không tăng; và nhờ có vòng Kim Cang mà biển lớn không giảm)”. Ngoài ra, còn có biển Ốc Tiêu, là nơi chúng sanh thọ khổ. Bên cạnh đó, trong kinh điển Phật Giáo thường dùng từ Ốc Tiêu đề ví cho dục tỉnh vô cùng vô tận của kẻ phàm phu ngu muội, cũng như sự nóng bức của viên đá này, khổ đau không có ngôn từ nào diễn đạt được. Đạo Giáo giải thích rõ về truyền thuyết, xuất xứ của núi Ốc Tiêu có phần hơi khác. Trong Cẩm Tú Vạn Hoa Cốc (錦繡萬花谷) có đoạn rằng: “Óc Tiêu tại bích hải chỉ đông, hữu thạch khoát tử vạn lí, hậu tử vạn lý, cư bách xuyên chỉ hạ, cố hưu danh Vĩ Lư; Sơn Hải Kinh Nghiêu thời, thập nhật tinh xuất, Nghiêu sử Nghệ xạ cửu nhật, lạc vì Óc Tiêu (沃焦在碧海之東、有石闊四萬里、厚四 萬里、居百川之下、故又名尾間、《山海經》堯時、十日並出、堯使羿射 九日、落為沃焦、Núi Ốc Tiêu ở phía Đông biển xanh, có khối đá rộng bốn vạn dặm, dày bốn vạn dặm, nằm dưới trăm con sông, nên có tên là Vĩ Lư; Sơn Hải Kinh cho rằng dưới thời nhà Nghiêu, có mười mặt trời cùng xuất hiện, vua Nghiêu sai Hậu Nghệ bắn chín mặt trời, rơi xuống thành núi Ốc Tiêu).” Bên cạnh đó, Hoài Nam Tử (淮南子) còn cho biết thêm rằng: “Nghiêu nãi mạng Nghệ xạ thập nhật, trung kỳ cửu nhật, nhật trúng ô tận từ (堯乃令羿射十日、中其九日、日 中烏盡死, Vua Nghiêu bèn ra lệnh cho Hậu Nghệ bắn mười mặt trời, trong chỉn mặt trời đều bị trúng tên chết hết)”. Sau này mười mặt trời bị Hậu Nghệ (后羿) bắn được giải thích là Thang Quốc (湯國, xứ sở nước nóng); tương truyền 9 mặt trời bị bắn rơi trôi nỗi về phía Nhật Bản, cho nên tại Quận A Tô (阿蘇郡, Aso- gun), Huyện Hùng Bồn (熊本縣,Kumamoto-ken), Cửu Châu (九州, Kyūshū), Nhật Bản có thành lập “Thang Cốc Thiên Quốc (湯谷天國, Thiên Quốc Hang Nước Nóng)”. Người Trung Quốc thường gọi Nhật Bản là “Ốc Tiêu” hay “Vì Lư (尾間)”. Tại ngôi điện phía nam của Cực Lạc Tụ (極樂寺), vùng Cáp Nhĩ Tân (哈 爾濱), Hắc Long Giang (黑龍江), Trung Quốc có thờ hai vị U Minh Giáo Chủ (幽 明教主) và Địa Tạng Vương Bồ Tát (地藏王菩薩); kinh văn có ghi rằng: “Tống Đế Vương cai quản đáy biển lớn, dưới núi Ốc Tiêu phía đông nam, Hắc Thẳng Đại Địa Ngục; người sống trên dương thế, nếu người nào không biết ơn quốc gia, thê thiếp phụ tình ân ái của chồng, thọ nhận ân huệ cũng như tài sản của người khác, bản thân phạm tội mà không gắng sức cải tạo; sau khi chết rồi xuống cõi âm, đều do Tổng Đế Vương quản lý.”
- Ngưu Đầu Mã Diện (牛頭馬面): tên gọi hai vị quỷ tốt trong cõi âm ty, cũng là hai vị tướng quân cai quản chúng âm linh ngạ quỷ dưới Địa Ngục, còn gọi là Câu Hồn Sứ Giả (勾魂使者), được xếp vào trong 10 vị quỷ Ly Mị Võng Lượng (魑魅 魍魎). Ngưu Đầu (牛頭) xuất xứ từ Phật Giáo, tên là A Bàng (阿傍); có đầu trâu, tay người, hai chân trâu; tay cầm cây cây Cương Xoa (鋼叉); sức mạnh vô song, có thể nâng ngọn núi lớn được. Theo Thiết Thành Nê Lê Kinh (鐵城泥犁經), khi đang còn làm thân người, A Bàng không hiếu thuận với cha mẹ, nên sau khi chết bị biến thành con quỷ có đầu trâu, có trách nhiệm tuần tra tứ phương và bắt tội nhân trốn ngục; nên có tên gọi là Phòng La Nhân (防邏人). Có tư liệu cho rằng ban đầu trong Phật Giáo chỉ có Ngưu Đầu, chứ không có nhân vật Mã Diện (馬 ii); nhưng sau khi Phật Giáo du nhập vào Trung Quốc, do quan niệm đối xứng của dân gian, dần dần xuất hiện thêm Mã Diện. Cũng có thuyết cho rằng Mã Diện còn có tên gọi khác là Mã Diện La Sát (馬面羅刹), hay Mã Đầu La Sát (馬頭羅 刹), có khuôn mặt con ngựa, cũng xuất phát từ Phật Giáo, là vị thần lớn trong Mật Giáo. Tương truyền Mã Diện La Sát là hóa thân của Bồ Tát Quan Âm và cũng là dịch nhân cõi Âm Phủ. Hai vị quỷ tốt này thường đi chung với nhau, bắt tội nhân trốn ngục và mang trở về Địa Ngục.