Nếu nói rằng mọi tôn giáo (trừ các tà giáo) trên thế giới đều hướng về điều thiện, điều tốt đẹp. Vậy giá trị của Đạo Phật nằm ở đâu? Tại sao cần khai sinh thêm Đạo Phật làm gì nữa? Sự khác biệt của Đạo Phật là gì? Mời quý vị tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm cái nhìn khác về Đạo Phật.

1. Thần linh, thượng đế

“Tại sao Phạm Thiên không tạo một vũ trụ tốt đẹp
Nếu oai lực của Ngài là vô hạn? …
Ta liệt Brahma (Phạm Thiên) vào hạng bất công
Đã tạo một thế gian hư hỏng.”

“Nếu có một Thần Linh toàn quyền ban phước
Mà lại gieo họa cho tạo vật chính Ngài tạo ra.
Và cho chúng những hành động tốt xấu.
Vị Thần Linh ấy quả thật đầy tội lỗi.
Vì con người chỉ thừa hành ý muốn của Ngài”.

Đạo Phật không tôn thờ đấng tạo hóa, Thượng đế, thần linh siêu nhiên. Tất cả các hiện tượng trên thế gian (trừ Niết-bàn) đều do nhân duyên (điều kiện) hợp thành, không có bất cứ một thực thể nào có quyền năng can thiệp vào quá trình này.

Tuy nhiên, trong Đạo Phật vẫn có công nhận sự tồn tại của các vị trời (Thiên và Phạm Thiên), nhưng họ cũng là những chúng sinh như ta, chứ không nắm quyền quyền lực tối cao, có thể chi phối mọi thứ như hình tượng của Thượng Đế.

Tất cả chúng sanh đều tự làm chủ nghiệp của mình.

Nhưng có điều hơi đáng buồn là một số bộ phái đã sáng tạo thêm hình tượng của những vị Phật và Bồ Tát mang tính chất siêu nhiên, quyền năng, giống như những vị thần linh của các tôn giáo khác. Nhiều khi những vị Phật và Bồ Tát thần thánh này còn được sùng bái hơn cả Phật lịch sử Gotama.

Ta cần hiểu rằng, số phận của mình là do chính bản thân chúng ta tạo ra, không có bất cứ ai có quyền quyết định đời sống của người khác như thế nào. Không có thượng đế và cũng không có Phật và Bồ Tát siêu nhiên chuyên đi phù hộ cho tín đồ, hay để tín đồ cầu xin, chỉ có Phật là một đấng đạo sư vĩ đại, chỉ cho chúng ta con đường để ta tự bước chân đi mà thôi.

2. Linh hồn

Quan niệm thông thường cho rằng, cơ thể chúng ta gồm 2 phần, là thân xác và phần tâm linh. Điều này về đa số, kể cả Đạo Phật cũng đồng quan điểm.

Tuy nhiên, về phần tâm linh, người đời hay gọi là “hồn” hay “linh hồn”, hầu như tất cả đều nghĩ khi rằng khi thân xác này hoại diệt, phần hồn sẽ thoát ra và nhập vào một thân xác mới, tạo nên một kiếp sống mới.

Ở đây bắt đầu khác nhau, và là sự khác biệt cực lớn.

Đạo Phật cho rằng, quan niệm trên thuộc vào một loại tà kiến (gọi là thường kiến), chấp vào sự thường hằng, trái với luật vô thường, khi mà có một cái linh hồn bất biến đi hết từ thân xác này qua thân xác khác trong các kiếp sống.

Đạo Phật không phải như vậy. Khi ta tử, cả thân xác (Sắc) và phần tâm linh (Danh, gồm 4 thành phần nhỏ hơn là Thọ, Tưởng, Hành, Thức) đều diệt hết, không có gì dư sót.

Tuy nhiên, ngay trước đó một tý xíu, khi cận tử, chúng ta có 5 chập tâm tạo nghiệp, gọi là Cận Tử Nghiệp. Sau 5 chập tâm cận tử nghiệp có một vài tâm khác nhưng ta bỏ qua để nói đơn giản, hiểu rằng, ngay sau 5 chập tâm cận tử ấy là Tâm Tử (Tử Thức), là khoảnh khắc tâm cuối cùng của đời sống.

Khi đó, Cận Tử Nghiệp trổ quả ngay lập tức. Quả của Cận Tử Nghiệp là Thức tục sinh. Khoảnh khắc thức tục sinh xuất hiện chính là khoảnh khắc đầu tiên của kiếp sống mới, diễn ra ngay sau Tử Thức.

Ngay khoảnh khắc ấy, Thức Tục Sinh kết hợp với một số loại Sắc và 3 thành phần còn lại của Danh để tạo thành Danh Sắc mới, hay một đời sống mới.

Vì vậy, không giống như thuyết linh hồn (thường kiến), không có cái gì chui ra khỏi thân xác cũ để nhập vào thân xác mới, mà chỉ là quá trình sinh diệt liên tục của Danh và Sắc, được thúc đẩy bởi Nghiệp mà thôi.

Và thêm nữa là không tồn tại khái niệm “thân trung ấm 49 ngày” là trung gian giữa kiếp cũ và kiếp mới, khi tử là tái sinh luôn, vì vậy việc người đã mất rồi mới hộ niệm là điều vô ích, trừ khi do năng lực tham ái mạnh, họ bị đọa thành loài ngạ quỷ sống lang thang gần nơi ở cũ, hay gần thân xác cũ, nhưng nên nhớ đây cũng đã tính là kiếp sống mới.

Kết luận, ta hiểu rằng không có một cái “ngã” (linh hồn) nào tồn tại bền vững để ta phải tô điểm cho nó, phải tham ái, dính mắc vào nó. Mọi thứ của chúng ta, cả Danh hay Sắc đều sinh diệt liên tục, không có gì là bền vững cho ta bám víu, buông bỏ sự bám chấp vào “ngã” chính là con đường đi tới sự đoạn diệt mọi phiền não.

3. Thiền

Trong nhiều trường phái khác trên thế giới, họ đều có thể tu tập thiền, tuy nhiên, thiền mà họ sử dụng được gọi là thiền định (thiền chỉ, thiền vắng lặng), đây là phương pháp phát triển sự an tịnh của tâm khi rèn tâm an trú vào một đối tượng duy nhất. Phương pháp này giúp tâm đạt đến sự vắng lặng tuyệt đối, chế ngự các phiền não, chứng đắc các tầng thiền, hoặc một số ít có thể đắc được 5 loại thần thông.

Tuy nhiên, phương pháp này không thể đi tới sự giác ngộ, chính Phật Gotama đã tu tập thiền định trong vòng 6 năm nhưng không thể đi tới các đích cuối cùng, vì nó chỉ là sự đè nén phiền não, chứ không phải sự diệt tận phiền não.

Sau đó, ngài phát triển phương pháp minh sát (thiền Minh Sát, thiền Tuệ, thiền quán, Tứ Niệm Xứ), sử dụng sự an tịnh của tâm để quan sát 3 tướng (khổ, vô thường, vô ngã) của các pháp, chứ không chỉ cột trói tâm vào hình ảnh của đối tượng nữa, mà lần này là quan sát các đặc tính của chúng. Chính nhờ vậy, ngài phát triển được trí tuệ của bậc toàn giác, diệt được vô minh, qua đó đoạn tận tham ái, phiền não, đi tới sự giác ngộ.

Do vậy, thiền thì ở rất nhiều nơi đều có, nhưng để tìm được loại thiền phát triển được trí tuệ minh sát có thể chặt đứt các phiền não, thì chỉ có thiền của Đức Phật.

4. Thiện

Tất cả những ai không cần theo Đạo Phật cũng biết làm thiện, vậy thiện của một hành giả (am hiểu giáo pháp) có gì khác biệt không?

Đối với một người bình thường làm thiện, “thường” sẽ làm với sự dính mắc, tức là khi làm thiện, họ sẽ làm với sự hướng tâm về dục lạc thế gian, làm thiện để sau này trổ quả có nhiều tài sản, hay có sắc đẹp, hoặc để được khen, được ngưỡng mộ, có danh tiếng tốt,…

Những loại thiện này cũng vẫn cho ra quả thiện, tuy nhiên, đó là thiện cho ra phước hữu lậu (hữu là có, lậu là phiền não), tức là chúng trổ quả, cho chúng ta nhiều dục lạc, nhưng đi kèm đó là rất nhiều phiền não.

Có tiền thì lo trộm cắp, có xe sang thì sợ bị va quệt, có vợ chồng thì lo giữ, có con thì lo con hư, con ốm, có danh tiếng thì sợ bị người khác nói ác, bêu xấu,… Tất cả điều đó là phước, nhưng luôn đi với phiền não.

Còn với một hành giả Đạo Phật, trong hàng tỷ tỷ khoảnh khắc tâm sinh lên khi làm thiện, có thể họ cũng có những chập tâm hướng về những điều hữu lậu như trên giống những người bình thường khác, điều này là không thể tránh khỏi, dù ít dù nhiều, do ai cũng là phàm phu.

Nhưng nếu hành giả này có kinh nghiệm phát triển tốt về khả năng minh quán, quan sát được tâm mình, thì những giây phút còn lại, có thể hướng tâm của mình về phước vô lậu.

Lúc này, tâm của họ không phải là làm thiện đi kèm với dính mắc (vào dục lạc) nữa, mà là làm thiện với trí tuệ về sự xả ly, khi ấy, thiện nghiệp này sẽ trổ quả về phước vô lậu, loại phước giúp đoạn trừ các lậu hoặc, cấu uế, phiền não.

Nhưng như vậy không có nghĩa là họ không tạo ra phước hữu lậu, ví dụ như Đức Phật cũng có vô số phước hữu lậu, nhưng ngài không tham đắm vào chúng.

Do vậy, sự khác nhau là, người bình thường làm thiện với dính mắc, tâm gần như chỉ hướng về phước hữu lậu. Còn hành giả Đạo Phật biết hướng tâm về phước vô lậu, họ vẫn tạo ra cả phước hữu lậu nhưng có xu hướng ít dính mắc và bị chúng đắm nhiễm.

Vì vậy, đến với Đạo Phật, (nếu có cơ hội phù hợp) nên tích cực trau dồi pháp học, pháp hành, để làm thiện với trí tuệ, với sự xả ly, khi đó mới có thể bước chân trên con đường của Phật dạy.

Trên đây là những điều chỉ có trong Đạo Phật mà một hành giả Phật tử cần biết. Hy vọng có những sự lợi ích cho quý vị. Chúc quý vị luôn an vui trong chánh pháp!

Hoàng Minh Silananda
Vô Minh đến Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

16 Vương Quốc Lớn Thời Phật
Kiến thức

Trong thời đức Phật tại thế, bán đảo Ấn-độ gồm có hàng trăm quốc gia, trong đó, 16 quốc gia được coi là lớn nhất (kể cả mọi mặt: đất đai rộng lớn, văn hóa phát triển, tôn giáo hưng thịnh, kinh tế phồn vinh, chính trị và quân lực hùng mạnh), gồm có: 1....

Phật Giáo Ấn Độ Suy Tàn Như Thế Nào ?
Kiến thức

Người ta thường lấy điểm mốc Phật giáo Ấn Độ suy tàn là vào khoảng thế kỷ thứ XII khi Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ. Nhưng Phật giáo Ấn Độ bắt đầu suy tàn thì phải kể là từ thế kỷ thứ VII, khi Phật giáo dần dần biến chất do Mật Giáo xen...

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống
Kiến thức

Chánh ngữ là lời nói đúng đắn, không gây nghiệp xấu mà ngược lại, tạo nghiệp lành. Cùng tìm hiểu khái niệm này ngay tại bài viết dưới đây. Chánh ngữ là gì? Tôn giáo nào cũng đều dạy con người nói lời chân thật và tránh sự dối trá. Những lời nói nhẹ nhàng,...

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật
Kiến thức

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca sau khi Ngài đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu hành khổ hạnh. Hiểu rõ hơn về bài kinh này mời quý vị và khán giả cùng đón xem bài viết dưới...

Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?
Kiến thức

Lúc lễ Phật là lúc tự soi xét mình, điều phục thân tâm, hết sức điều tiết thân tâm khiến thân tâm tự tại, rất thong dong, chẳng còn bị khẩn trương, chướng ngại rất oan uổng nữa! Nói đại lược, Nghiệp là hành vi, Chướng là chướng ngại. Do các hành vi trong quá...

Hiểu đúng về nghiệp
Kiến thức

Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp. Nói về nghiệp, mọi người đều cho đó là chủ trương của đạo Phật. Thực chất, Đức Phật tuy có dạy về nhân quả – nghiệp báo nhưng Ngài không hề nói rằng tất cả những gì chúng ta gặp phải trong đời sống hiện tại đều do tác động hay ảnh hưởng của...

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống
Kiến thức

Tứ nhiếp pháp gồm: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, giúp mọi người sống an lạc và hạnh phúc, phù hợp cho cả người xuất gia và tại gia. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn này.  Tứ nhiếp pháp là gì Tứ nhiếp pháp...

Những lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Kiến thức

Trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện  mang lại nhiều lợi ích như tăng cường phước báo, tiêu trừ nghiệp chướng, bảo vệ bình an và phát triển trí tuệ. Kinh này giúp người hành trì vượt qua khó khăn và đạt được an lạc trong cuộc sống. Trong Kinh Địa Tạng Bồ...

Ý Nghĩa Cầu Nguyện
Kiến thức

Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục. Đến khi phước hết, họa đến, thân bại danh liệt, thì than trời oán đất. Bấy giờ mới nghĩ đến chuyện cầu nguyện, khấn vái thần linh, cầu xin Bồ Tát, chư Phật gia hộ, ban cho phước báo, hy vọng thay đổi vận mệnh tốt hơn. Đối với cá nhân,...

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng
Kiến thức

Con… Khi gặp những khó khăn bối rối trên đường đời mà tự mình không giải quyết được con có quyền nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng hoặc các bậc Thầy tổ để con có thể yên tâm giữ vững niềm tin hầu con có đủ sức mạnh kham nhẫn, sáng suốt, bình tĩnh và...

17 điều không nên làm khi đi chùa mà 80% người không biết
Kiến thức

Người Việt Nam thường chọn đi chùa lễ Phật đầu năm hay vào những ngày mồng 1, ngày 15 và ngày lễ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những điều không lên thực hiện khi đi chùa để thể hiện lòng tôn kính đến bề trên. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn? và ý nghĩa của chữ Vạn như thế nào? Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công đức của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái...

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?
Kiến thức

Lễ Phật không phải là chạy tìm cầu ở bên ngoài, mà là hướng nội phát huy tự tâm. Do đó, phải cúi đầu chiếu soi lại mình. Cúi đầu trong ý nghĩa thâm sâu về phương diện Phật pháp là biểu thị một sự tôn trọng, kính lễ đối với Phật, cũng như nói...

Hiểu đúng bản chất của chú Đại Bi
Kiến thức

Tụng chú Đại Bi hàng ngày sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình. Điều này có đúng không? Chú Đại Bi là gì? Chú Đại Bi là bài thần chú thuộc Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni của Phật Quan Thế Âm bao gồm có 84 câu và 415...

Sự tích và ý nghĩa về Tôn giả Mục Kiền Liên
Kiến thức

Mục Kiền Liên là một vị Tôn giả nổi tiếng trong Phật giáo. Hình tượng cứu mẹ của Ngài chính là cảm hứng ra đời cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu ngày nay. Tôn giả Mục Kiền Liên là ai? Tôn giả Mục Kiền Liên Trong lịch sử Phật giáo ghi chép lại rất...

Hiểu rõ về Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật
Kiến thức

Tứ Chánh Cần là một thuật ngữ quen thuộc đối với người Phật tử. Pháp này nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế. Ngoài ra còn được gọi là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn,…nhưng vẫn quen gọi là Tứ Chánh Cần. Trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta đều luôn...