“Lòng từ bi là kho báu bên trong mà mỗi chúng ta cần trân trọng bảo vệ. Hãy học cách ban tặng không do dự, cho đi không hối tiếc và chiến thắng trong cao thượng”.

Nhiều người không dám yêu thương bản thân mình, họ cho rằng như vậy là ích kỷ và nhu nhược. Tuy nhiên, để thực hành lòng từ bi đối với người khác, trước tiên chúng ta phải biết yêu thương chính mình. Ở đây tôi không khuyên bạn nuông chiều bản ngã mà nên suy ngẫm về cuộc đời, về động cơ, về mục đích cuộc sống và biết trân trọng cuộc sống quý giá này. Khi đã hiểu bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng tất cả mọi người cũng giống như mình. Hiểu biết này giúp bạn có thêm lý do chân chính để phát triển lòng từ bi với tất cả mọi người. Chỉ khi biết cách cải thiện cuộc sống của chính mình, bạn mới có thể giúp đỡ người khác. Đây là công việc đúng đắn và sáng tạo mà chúng tacần làm ngay. Tôi thích gọi điều này là tâm chí thành. Bạn có thể trở thành một người tử tế và thành tâm, nhưng nếu không biết cách trân quý bản thân mình, sẽ rất khó để bạn có thể yêu thương kẻ khác.

“Con xứng đáng nhận được tình yêu thương như tất cả chúng sinh trên thế gian này” – Đức Phật.

Tình yêu là gì? Khi ta hiểu và cảm nhận được tình yêu, cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp. Mọi người thường ngộ nhận tình yêu vị kỷ với tình yêu đích thực, lầm lẫn bản năng và ham muốn dục vọng với trí tuệ và tình yêu thương chân thực. Khi biết chia sẻ, phát khởi lòng từ bi, chúng ta sẽ đối xử và giúp đỡ mọi người một cách chân thành vô điều kiện. Tôi tin rằng trong sâu thẳm tim mình, tất cả chúng ta đều có thể nhận ra đâu là tình yêu thương đích thực do đã từng trải nghiệm điều này không chỉ trong hiện đời mà còn từ nhiều kiếp trước.

Hãy nghĩ về những khoảnh khắc yêu thương chân thành vô vị kỷ mà bạn từng trải nghiệm trong đời, dù đó là món quà bạn nhận được từ bên ngoài hay tự mình dành tặng cho ai đó. Hãy sống lại ký ức này và bạn sẽ cảm nhận được sự ấm ấp của tình yêu thương. Biết rộng mở trái tim kết nối lại với suối nguồn của tình yêu thương sẽ giúp bạn đón nhận thêm tình yêu và cảm hứng trong cuộc sống hiện tại.

Khi muốn lợi ích cho mọi người, ta cần phải sẻ chia với nhau. Trong thực hành Phật pháp, trước hết chúng ta phải có được sự an lạc rồi mới có thể mang lại hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Đây chính là ý nghĩa của tình yêu. Tình yêu là sự sẻ chia: sẻ chia và ban tặng chính là thực hành yêu thương. Cùng với lòng từ bi được vun đắp, bạn sẽ nhận được nguồn an lạc lớn lao. Khi hạnh phúc, lòng nhân ái và sự ân cần đã nhậm vận hiển lộ, bạn  có thể chia sẻ niềm vui, hạnh phúc tới tất cả mọi người.

Ngài Gyalwang Drukpa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Bốn thứ gây khổ trong đời
Đời sống

Con người, dù quyền quý sang giàu tột bực vẫn thường bị bốn thứ gây khổ nếu không biết tu tập theo Phật. Phần lớn con người chúng ta, dù vô tình hay cố ý vẫn ưa thích chấp thủ, thích thú khi chấp thủ, vui thú khi chấp thủ. Nhưng không biết rõ hậu quả...

Buông xả tham chấp để chế tác sự bình an
Đời sống

Trong những lúc khó khăn, hoạn nạn và đầy rẫy sự bất an như thế này, tự nhiên chúng ta muốn cống hiến, muốn cho đi nhiều hơn một chút những gì thuộc về bản thân mình để giúp đỡ và hỗ trợ người khác. Mặc dù chúng ta thường nghĩ về sự rộng lượng...

Một ngày, bạn sẽ nhận ra…
Đời sống

Một ngày, bạn sẽ nhận ra giữa cuộc đời giả tạm này, không có điều gì là vĩnh cửu. Không có tình thương vĩnh cửu, không có sự oán ghét vĩnh hằng, cũng không có điều tốt hay điều xấu nào là miên diễn. Một ngày! … Có những ngày, bạn dành cuộc đời chỉ...

Mọi phương pháp Thiền đều có khả năng phát triển Chính niệm
Đời sống

Với chính niệm bạn sẽ nhận diện được chủ nhân thực sự của mọi pháp. Bạn sẽ không còn có tư tưởng đây là thế giới của ta, đây là thân thể của ta mà là thế giới của thế giới, và thân thể của thân thể. Thiền có hai loại: Thiền Chỉ và Thiền Quán...

Thấu cảm để sống thiện lành
Đời sống

Sự thấu cảm là một kinh nghiệm của trái tim thông thái và trí não biết yêu thương. Nó là dòng chảy của sự sống. Nó chính là sự sống mà mỗi người có trí tuệ sáng suốt và trái tim nhân hậu luôn nuôi dưỡng dọc theo hành trình cuộc sống vậy. Thấu cảm...

Cách để bạn vượt qua sự bế tắc trong cuộc sống
Đời sống

Bế tắc là một trạng thái tâm lý trong của mỗi người trong cuộc sống. Cảm giác này thường xuất hiện khi bạn không tìm được lối thoát hay giải pháp mà mình mong muốn cho một vấn đề nào đó. Trạng thái này mang đến xu hướng tiêu cực, chán nản và mệt mỏi....

Lời Phật dạy về đạo đức gia đình
Đời sống

Gia đình là tế bào của xã hội. Đó là nơi để mọi thành viên có thể chung sống và sinh hoạt cùng nhau. Một gia đình đầy đủ khi ở đó có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia...

Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
Đời sống

Trong cuộc sống xã hội hiện nay, dối trá không chỉ là một thói quen xấu mà nó đã lan ra thành một dịch bệnh nguy hiểm khó chữa, gây ra những tác hại nghiêm trọng trong nhiều lĩnh vực. Một người đã sống không biết thật với người khác và với bản thân mình, thì...

Bình yên đến từ tình thương và điều đơn giản
Đời sống

Tình thương và điều giản đơn luôn gắn liền với nhau. Khi ta biết yêu thương, lòng sẽ rộng mở hơn với những điều nhỏ bé xung quanh. Ta sẽ thấy rằng mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, nhẹ nhàng hơn. Trong cuộc sống hiện đại, con người không ngừng chạy theo những thành...

Khi lòng biết ơn tràn ngập mọi điều đều trở nên thiêng liêng
Đời sống

Trong lòng biết ơn, ta nhận ra sự vô ngã/ Không còn cái tôi tách biệt với thế gian/ Ta như giọt nước trong biển lớn/Hoà vào dòng chảy của cuộc đời, bao la, tĩnh lặng… Lòng biết ơn là bài kinh không lời Nghe bằng trái tim hơn là đôi tai Thấy bằng tâm...

Hãy sống như chiếc lá
Đời sống

Cuộc đời vốn dĩ là một dòng chảy không ngừng, mỗi người chúng ta đều có vai trò và vị trí riêng trong dòng chảy ấy. Như chiếc lá trên cành, mỗi ngày chúng ta đều trải qua những cung bậc cảm xúc, những niềm vui, nỗi buồn, và cả những kỳ vọng vô hình...

5 phút quán vô thường mỗi ngày sẽ khiến cuộc sống của bạn ý nghĩa hơn
Đời sống

Trong cuộc sống bận rộn, chúng ta thường bị cuốn vào những lo toan, hoài bão mà quên mất rằng mọi thứ xung quanh đều vô thường. Hiểu rõ vô thường giúp ta trân trọng cuộc sống và từng khoảnh khắc hiện tại. Dành ra 5 phút mỗi ngày để quán chiếu về vô thường...

Mỗi cuộc gặp gỡ trong cuộc đời đều là duyên phận, không có đúng sai
Đời sống

Trong đạo Phật, cuộc sống này được hình thành từ vô vàn duyên khởi, và mọi điều xảy ra đều do nhân duyên hội tụ. Mỗi con người ta gặp gỡ, mỗi sự kiện ta trải qua đều không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả của những duyên lành hoặc duyên nợ từ...

Buông bỏ kiểu căng để thấu hiểu bình đẳng
Đời sống

Theo triết lý nhà Phật, tất cả chúng sinh đều bình đẳng, không ai cao quý hơn ai. Sự phân biệt, chê bai, kiêu căng chính là biểu hiện của tâm tham, sân, si. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự phân biệt và kỳ thị từ những người cảm...

AI và Phật giáo, điểm gặp gỡ của “ước mơ”?
Đời sống

Robot tại chùa Kodaiji có tên Quán Âm (Kannon), được làm dựa trên hình dáng Bồ tát Quán Thế Âm, Quán Âm (Kannon) đang hàng ngày thuyết giảng các bài kinh cho du khách thập phương.  Nhà văn, nhà báo, nhà thơ và là cựu chiến binh trong cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ, Ambrose...

Chế tác bình an trong sự bất an
Đời sống

Có phải sống cho chính mình nghĩa là sống có giá trị cho bản thân, làm việc cần thiết, luôn nuôi dưỡng thân, tâm, trí mỗi ngày mỗi sáng, mỗi bình an, mỗi hạnh phúc không ạ? Trong bất an mà ta vẫn chế tác được bình an thì đó có phải là sống cho...