Một ngôi chùa mới của Phật giáo Hàn Quốc vừa mới được khánh thành vào hôm thứ Bảy, ngày 21-5 vừa qua tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ. Một phái đoàn gồm 150 vị sư thuộc tông phái Tào Khê đã tham dự ngày lễ trọng đại này.

Lễ khánh thành do Hòa thượng Wonhaeng, Trưởng Tông phái Tào Khê chủ trì. Đây là sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt, lần đầu tiên có một số lượng lớn những người hành hương từ Hàn Quốc đến Bồ Đề Đạo Tràng để chiêm bái kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát hơn 2 năm trước

Ấn Độ: Khánh thành ngôi chùa Phật giáo Hàn Quốc tại Bồ Đề Đạo Tràng ảnh 1

Ngôi chùa là một phần của dự án “Một triệu lời nguyện” của tông phái Tào Khê Hàn Quốc, do Hòa thượng Wonhaeng lãnh đạo, với mục đích đảm bảo một tương lai vững mạnh cho Phật giáo Hàn Quốc. Dự án này nhằm đối phó với tình trạng số lượng Phật tử Hàn Quốc ngày càng giảm ở quốc gia này.

Chia sẻ về dự án này, Hòa thượng Wonhaeng nói: “Mỗi người chúng ta khi đứng một mình có thể sẽ rất nhỏ bé và yếu ớt, nhưng nếu mong ước của một triệu Phật được kết nối với nhau, thì chúng ta có thể đạt được bất kỳ điều gì, bất kỳ nơi nào trên thế giới này”.

Ngôi chùa được lên kế hoạch xây dựng kể từ đầu năm 2019, khi hai vị nữ Phật tử Salmae và Yeonchui, quyên góp 5 tỷ won (3,9 triệu USD) để hoàn thành toàn bộ cơ sở này. Sau đó, các thành viên của Tongdo-sa, một trong ba ngôi chùa Phật giáo lớn nhất ở Hàn Quốc, đã cúng dường một khu đất rộng 6.600m2 cho ngôi chùa. Khu đất này nằm cách khu phức hợp bảo tháp Đại Giác khoảng 200m. Quá trình xây dựng bắt đầu vào năm 2020, và kể từ đó, tiến độ triển khai diễn ra liên tục kể cả khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Ngôi chùa chiếm một nửa diện tích khu đất được cúng dường và bao gồm chánh điện, thiền đường, nhà khách, văn phòng, phòng trà và phòng khám sức khỏe cho những người dân địa phương. Những bức ảnh từ đầu năm nay cho thấy ngôi chùa đang trong giai đoạn xây dựng, với những bộ mái kiểu Hàn Quốc. Những chiếc đèn lồng truyền thống của Hàn Quốc đã được trang trí xung quanh khuôn viên, cùng với một số tượng Phật đang chờ công trình cuối cùng hoàn tất để tôn trí.

Ấn Độ: Khánh thành ngôi chùa Phật giáo Hàn Quốc tại Bồ Đề Đạo Tràng ảnh 2

Tên của ngôi chùa là Bunhwang đề cập đến hương thơm của loài hoa sen, mặc dù vươn lên từ bùn nhưng hương sắc vẫn không đổi. Thuật ngữ này cũng là tên được đặt cho một ngôi chùa được thành lập vào năm 634 CN ở Gyeongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, cố đô của Vương quốc Silla (57 TCN – 935 CN).

Đây là ngôi chùa trong quá khứ đã được Hoàng hậu Seondeok (632-647) xem như một biểu tượng của sự tôn kính, và được lập nên với hy vọng rằng nó sẽ khôi phục lại nền hòa bình và thịnh vượng cho đất nước. Khi đặt cùng tên với một ngôi chùa có ý nghĩa đặc biệt trong quá khứ, những người ủng hộ ngôi chùa mới này hy vọng sẽ mang lại may mắn và phước lành cho những người hành hương cũng như những người dân ở Bodh Gaya, nơi từ lâu đã trở thành một trong những vùng nghèo khó bậc nhất của Ấn Độ.

Hòa thượng Wonhaeng và các Phật tử hy mong muốn rằng động thái này sẽ là một bước quan trọng trong việc phục hưng và chấn chỉnh lại Phật giáo Hàn Quốc trong thế kỷ XXI. Hòa thượng cho biết: “Mong ước của một người sẽ tác động đến 100 người, và 10.000 mong ước sẽ chảy thành dòng sông lớn chứa một triệu lời nguyện. Chúng tôi sẽ không bao giờ ngừng những lời nguyện chân thành của mình cho đến khi tương lai tươi sáng của Phật giáo Hàn Quốc rộng mở trước mắt”.

Thành phố Bodh Gaya, nằm ở bang Bihar thuộc vùng Đông bắc Ấn Độ, là địa điểm nổi tiếng nhất trong số bốn địa điểm hành hương chính của Phật giáo. Ba ngôi còn lại là Lumbini ở Nepal, nơi Đức Phật đản sinh; Sarnath, nơi Ngài thuyết bài pháp đầu tiên và Kushinagar, nơi Ngài nhập diệt.

Thiện Quang dịch/Báo Giác Ngộ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tu Theo Hạnh Đầu Đà Hay Nhập Thế Độ Sanh?
Điểm nhìn

Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi...

Hiện Tượng Thầy Minh Tuệ
Điểm nhìn

Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như...

Về vấn nạn truyền thông nhắm vào Phật giáo
Điểm nhìn

Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng! Một vài năm gần đây những ai thường theo dõi hoặc quan tâm tới truyền thông trên...

Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại
Điểm nhìn, Đời sống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa Quý Vị, Lần này Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious CoExistence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau. Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho...

Quản lý thùng công đức, quản ‘công’ hay quản ‘đức’?
Điểm nhìn

Sẽ lợi hại thế nào khi quản lý thùng công đức, chưa nói thành công hay thất bại về mặt kinh tế, hãy đo nhân tâm của đa số tín đồ, tu sĩ để xem có thể quản ‘công’, chứ làm sao quản được ‘đức’ để mà quản lý ‘công đức’? Không vì chuyện sử...

Khẩu Nghiệp Ở Việt Nam Đang Rất Nặng!
Điểm nhìn

1. Khẩu nghiệp từ đâu ra? Chúng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen. Nếu ta thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, vô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc. Nếu chúng ta thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác...

Việt Nam chính thức đăng cai Đại lễ Vesak LHQ năm 2025 tại TP. Hồ Chí Minh
Tin quốc tế, Tin trong nước, Tin tức

Sáng ngày 23/3/2024, tại hội trường chùa Wat Prayurawongsawat Worawihan, Bangkok, Thái Lan, Uỷ ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) họp hội nghị thường trực để bàn nhiều vấn đề quan trọng. Chủ trì hội nghị lần này là HT. TS. Phra Brahmapundit – Chủ tịch ICDV. Về phía Phật giáo...

Đức Phật cần gì ở đại gia?
Điểm nhìn

Thời Phật, trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường Phật cả một khu vườn lát vàng ròng để xây tịnh xá Kỳ Viên, nhưng Phật không nhận cúng dường tịnh xá cho Phật mà Phật chỉ nhận cúng dường cho tăng thân. Vì thế tài sản trở nên ít có ý nghĩa, bởi hàng ngày...

Hãy Đón Nhận Đề-bà-đạt-đa
Điểm nhìn

Devadatta, phiên âm Hán Việt quen thuộc ở nước ta là Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) vốn là anh em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từng gia nhập Tăng đoàn thời Đức Thế Tôn tại thế. Devadatta giữa chúng ta Sau khi trực tiếp yêu cầu Đức Phật giao phó Tăng đoàn cho mình lãnh đạo không thành, ông đã mượn thế lực của vua A-xà-thế để thực hiện âm mưu ám hại Đức Phật bằng cách cử sát thủ...

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
Điểm nhìn, Vấn đáp

HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần...

Xin đừng lên án việc xây chùa
Điểm nhìn

Tất cả chúng ta đều phải nương vào Thế gian trụ trì Tam bảo mới hoằng dương được Phật pháp. Do đó, việc xây chùa, tạc tượng, đúc chuông, độ tăng là đạo sự thiết yếu, phải duy trì. Vì nếu không xây chùa, sẽ không có cơ sở thờ tự, tập hợp lực lượng...

Thị phi cuối năm
Điểm nhìn

Sắp hết một năm… Một năm khá yên với tôi. Không sóng, không gió, ngoài đời cũng như trong đạo. Con đường tôi đi vẫn là thế đó Ngày mỗi mở hơn Cho tầm nhìn hạn hẹp nơi mình thoáng ra. Đâu đó, những hiện tượng không hay vẫn đang diễn ra. Không phải quanh tôi. Thế giới quanh tôi...

Hóa Giải Đối Nghịch
Điểm nhìn

Trong sự hóa giải, chuyển hóa nghịch cảnh và chúng sanh đối nghịch, sự giác ngộ, thành Chánh giác là hiệu quả nhất vì nó đi vào tận nơi thâm sâu nhất của tâm chúng sanh. Thành Phật là thành Chánh giác ngay trong tâm của mỗi chúng sanh, dù chúng sanh đó có “vọng tưởng chấp trước điên đảo” đến thế nào. 1/ Bài học từ Đức Phật trong Kinh Pháp Hoa Trong kiếp Đức Thích Ca thành Phật ở Ấn Độ, người đối nghịch,...

Góc Nhìn Khoa Học Và Phật Giáo Về “linh Hồn” Và Luân Hồi
Điểm nhìn

Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệt là con người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này, không ai có thể tồn tại mãi mãi mà không hề chết, thế nhưng chúng ta vẫn cảm giác như cái chết là điều gì đó rất xa xôi, xa xôi bởi không ai đoán biết được nó sẽ đến...

Phật giáo với quan niệm phù đồ hộ trì
Điểm nhìn

Phật giáo chủ trương: Con người và chỉ có con người mới thực sự là người ban phúc giáng họa cho chính mình. Sự cầu cạnh, van xin ở người khác hoặc nơi thần linh, nếu có được cũng chỉ là phần không đáng kể, chỉ có tâm niệm, hành động hướng thiện mới mang...

Hòa Thượng Tuệ Sỹ Còn Ảnh Hưởng Bao Nhiêu Tới Phật Giáo Và Phật Tử Việt Nam Hiện Nay?
Điểm nhìn

Tin Hòa thượng Tuệ Sỹ viên tịch có vẻ như khép lại một trang sử sôi động, đầy lãng mạn của Phật giáo Việt Nam, kể từ phong trào Chấn hưng Phật giáo, với sự thành lập An Nam Phật học tại miền Trung vào năm 1932, do các nhà sư và các trí thức nho học lẫn “Tây” học, chủ trương, trong đó nổi tiếng nhất là bác sĩ Lê Đình Thám (1897-1969). Với Chấn hưng Phật giáo, Phật...