Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên? Câu trả lời theo sử Phật Giáo: đó là bài Kinh vô ngôn, nội dung bài Kinh là lòng biết ơn. Lúc đó, Đức Phật đã bày tỏ lòng biết ơn cây Bồ Đề (cây Pippala), nơi Ngài ngồi dưới cội cây và được che mưa nắng nhiều tuần lễ cho tới khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Một điểm đặc biệt: biết ơn nhưng không dính mắc, vẫn luôn luôn nhìn thấy thế giới này trong thực tướng vô ngã.

Khi chúng ta đọc lại sử Phật Giáo, một hình ảnh được ngài Narada Mahathera ghi lại trong sách “Buddha and His Teaching” và được ngài Phạm Kim Khánh dịch là “Đức Phật và Phật Pháp” – nơi chương 4, có đoạn văn ghi lại hình ảnh rất mực cảm động, trích:

Tuần lễ thứ nhì trải qua một cách bình thản, nhưng trong sự yên lặng ấy Đức Phật đã ban truyền cho thế gian một bài học luân lý quan trọng. Để tỏ lòng tri ân sâu xa đối với cây Bồ Đề vô tri vô giác đã che mưa đỡ nắng cho Ngài suốt thời gian chiến đấu để thành đạt Đạo Quả, Ngài đứng cách một khoảng xa để chăm chú nhìn cây Bồ Đề trọn một tuần không nháy mắt. Noi theo gương lành cao quý và để kỷ niệm sự thành công vẻ vang, hàng tín đồ của Đức Phật đến ngày nay vẫn còn tôn kính, chẳng những chính cây ấy mà đến các cây con, cháu của cây ấy.

Hiển nhiên, chúng ta học được rất nhiều qua hình ảnh Đức Phật đứng nhìn, với cảm xúc biết ơn cây Bồ Đề. Biết ơn, không phải để được cái gì, nhưng chỉ là biết ơn thôi. Đó là cảm xúc tự nhiên của Thế Tôn. Ngài đứng nơi thanh vắng, lặng lẽ, không phải đứng là để ai nhìn thấy, để ai chụp hình. Cảm xúc biết ơn chỉ thuần là vô cầu, không để tìm gì, cũng không chờ đợi sẽ được gì.

Nhìn lại lịch sử, chúng ta cũng thấy rằng cuộc đời Thế Tôn gắn liền với hình ảnh cây rừng. Đức Phật chào đời trong một rừng cây Sala. Lịch sử kể rằng, Hoàng hậu Maya lúc đó đang trên đường vể quê để sinh nở, khi nghỉ dưới một gốc cây sala, bà chuyển dạ và sinh hạ một người con trai. Người con trai đó sau này là Đức Phật. Một hình ảnh khác là, trong một buổi lễ hạ điền do Vua Tịnh Phạn thực hiện, khi đó Đức Phật là một Thái tử 9 tuổi, lui về tránh nắng dưới một gốc cây rose-apple (cây táo hồng), và nhất tâm an lạc, vào sơ thiền. Một hình ảnh cuối đời, Đức Phật chọn về một vườn cây sala và nhập diệt nơi đây. Như thế, cây rừng là hình ảnh gắn liền với nhiều chặng đường trong đời Đức Thế Tôn.

Tại sao phải biết ơn? Thêm nữa, khi biết ơn cây rừng, và khi biết ơn sông, núi, mây trời… hiển nhiên là không cần được đền đáp. Chỉ đơn giản vì, biết ơn là một phẩm tính tự nhiên của bậc trí tuệ trên đường tu hạnh bậc thánh.

Trong Kinh Tăng Chi AN 3.114, bản dịch Thầy Minh Châu viết: “Sự xuất hiện của ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là ba? Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, khó tìm được ở đời. Người có thể thuyết pháp và luật do Như Lai tuyên thuyết, khó tìm được ở đời. Người tri ân, người biết ơn, khó tìm được ở đời.”

Tương tự, trong Kinh Tăng Chi AN 5.143, bản dịch Thầy Minh Châu viết: “Này các Licchavì, sự hiện hữu của năm châu báu khó tìm được ở đời. Và thế nào là năm? Sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khó tìm được ở đời. Hạng người có thể thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. Người hiểu được lời thuyết giảng về Pháp là Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. Người đem thực hành các pháp và tùy pháp được hiểu từ lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. Người biết ơn, và nhớ ơn khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của năm châu báu này, này các Licchavì, khó tìm được ở đời.”

Nhưng, khi đã nhìn ra được thực tướng của các pháp – Khổ, Không, Vô Ngã, Vô Thường – lòng biết ơn không hề mang theo sự dính mắc. Nhiều người trong chúng ta vẫn thường trồng cây và trồng hoa, đôi khi vướng vào tâm thức rằng cây với hoa là của mình,  rằng cây với hoa của mình trồng là đẹp hơn cây với hoa của người khác. Tất cả những tư lường đó đều sai Chánh pháp.

Nói rộng hơn, chúng ta biết ơn ngôi nhà lớn đã che mưa nắng cho mình, biết ơn ngôi chùa lớn đã che chở và nuôi lớn nhiều thế hệ học Phật, biết ơn các vị Thầy lớn đã dạy Pháp cho mình, và vân vân. Thế rồi có khi lại khởi tâm dính mắc vào ngôi nhà lớn, vào ngôi chùa lớn, vào vị Thầy lớn… và nói rằng nhà mình lớn hơn nhà người, rằng chùa mình nổi tiếng hơn chùa người, rằng Thầy mình nhiều đệ tử theo hơn Thầy người… Các tâm biết ơn kiểu như thế là dính mắc và chỉ nuôi lớn ngã mạn.

Đó là lý do Đức Phật cũng có lúc đem hình ảnh cây rừng ra để dạy rằng đối trị với tâm chấp thủ là phải đào trốc gốc cây, phải chặt cây nhỏ ra, phải thiêu cho không còn chút bụi nào. Như thế, để lìa tận cùng tham sân si. Tức là, lòng biết ơn cũng luôn luôn đi kèm với cái nhìn buông xả, thấy rằng các pháp vô thường, đều do duyên mà thành, nên không để gì dính mắc.

Trong Kinh Tương Ưng SN 12.55, bản dịch của Thầy Minh Châu, ghi lời Đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp được chấp thủ, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, ví như một cây lớn, có một người đến, cầm cái cuốc và cái giỏ. Người ấy chặt đứt rễ của cây ấy. Sau khi đào cái mương, người ấy nhổ các rễ lớn cho đến các rễ con, các rễ phụ. Rồi người ấy chặt cây ấy thành từng khúc. Sau khi chặt cây thành từng khúc, người ấy bửa, sau khi bửa, người ấy chẻ thành từng miếng nhỏ. Sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, người ấy phơi giữa gió và nắng. Sau khi người ấy phơi giữa gió và nắng, người ấy lấy lửa đốt. Sau khi lấy lửa đốt, người ấy vun thành đống tro. Sau khi vun thành đống tro, người ấy sàng tro ấy giữa gió lớn hay đổ tro ấy vào dòng nước mạnh cho nước cuốn đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cây lớn ấy, rễ bị cắt đứt, làm thành như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, trong tương lai không thể sống lại được.”

Như thế, lòng biết ơn cần được nuôi dưỡng liên tục trong tâm, vì Đức Phật dạy rằng người biết ơn là châu báu khó gặp trên đời.
Đồng thời, lòng biết ơn luôn luôn cần được soi chiếu trong pháp ấn vô thường và vô ngã. Và người nào sống được như thế, tự thân họ đã trở thành những cây Bồ Đề mới, để nuôi dưỡng vô lượng các vị Phật vô tướng trong cõi Ta bà này.

NGUYÊN GIÁC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Xu thế biến đổi trong Kiến trúc, cảnh quan chùa Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo Huế với một bề dày lịch sử, gắn liền với thăng trầm vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân xưa, đã hàm chứa, bảo tồn được nét riêng có trên nhiều mặt của yếu tính truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, trong chiều hướng phát triển của xã hội thì trong...

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Nam bộ
Nghiên cứu, Văn hóa

Tượng Long Vương ở Tổ đình Hội Khánh (Bình Dương). LONG VƯƠNG TRONG PHẬT GIÁO Trong Phật giáo, rồng là một trong Bát bộ chúng thủ hộ Phật pháp. Lãnh tụ của Long tộc gọi là Long Vương, có đầy đủ uy lực lớn mạnh, thường theo bảo vệ Phật. Trong các kinh sách Phật...

Vai trò nhập thế qua những biểu hiện, một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm phát huy vai trò của nữ Phật tử
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân loại. Ở phương diện tích cực, chúng phục vụ nhiều nhu cầu, đem lại hiệu suất làm việc cao cho con người. Song ở phương diện tiêu cực, chúng khiến đời sống tinh thần đứng...

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...

Các công chúa triều Trần với đạo Phật và chốn thiền môn
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Khi công chúa Thái Đường mắc lỗi, triều đình tịch thu điền trang của bà sung vào ruộng quốc khố. Bà bèn đi tu ở chùa Nghĩa Xá, gần Lạc Quần (Xuân Trường). Thời nhà Trần, đạo Phật được nhân dân Đại Việt rất coi trọng và tôn sùng. Các vua Trần từ Trần Thái...

Tư tưởng Tam giáo nhất trí luận trong tác phẩm Lý Hoặc Luận
Luận, Phật học

Tóm tắt: Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. Nội dung chính là giảng giải và lý luận về Phật giáo ngoại lai, nhằm kết hợp Phật giáo với tư tưởng Nho giáo và...

Đóng góp của gia đình danh y Lê Hữu Trác đối với Phật giáo Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Với việc xây chùa Tượng Sơn, gia đình đại danh y Lê Hữu Trác có những đóng góp nhất định đối với Phật giáo Hà Tĩnh. Tượng Sơn tự cũng là nơi Hải Thượng Lãn Ông dành phần lớn thời gian lưu lại chùa để bốc thuốc, chữa bệnh cứu người và hoàn thành...

Nghiên cứu về một vài ngộ nhận đối với lịch sử phát triển Ni đoàn
Lịch sử, Nghiên cứu

TÓM TẮT Từ khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã cho phái nữ xuất gia thành Tỳ kheo Ni với điều kiện là thọ trì Bát kỉnh pháp. Có Ni giới, hàng xuất gia của Đức Phật được tăng đông lên. Tứ chúng của Đức Phật trở nên đầy đủ. Sự xuất hiện của...

Đức Từ Cung với sự phát triển và chấn hưng Phật giáo xứ Huế từ những năm 30 đến những năm 80 Thế kỷ XX
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Đức Từ Cung hay Đoan Huy Hoàng thái hậu không chỉ quan tâm chăm lo hương khói, cúng tế tổ tiên nhà Nguyễn, mà còn là một tín đồ thuần thành của Phật giáo. Trên cương vị Hoàng Thái hậu triều Nguyễn, bà Từ Cung đã có nhiều đóng góp trong công cuộc chấn...

Giảng kinh Phước Đức
Kinh, Phật học

PHẦN 1 (Đây là bài pháp thoại Sư Ông giảng ngày 29.12 tại chùa Cam Lộ – Xóm Hạ trong thiền đường Hội Ngàn Sao trong mùa An Cư 2009-2010) Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng...

Kiến trúc chùa Huế
Chùa Việt, Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Với lối kiến trúc đặc trưng nhưng vẫn nằm trong dòng chảy kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa Việt, chùa Huế thực sự đã tạo ra một dấu ấn đậm nét đối với khách thập phương. Với nét đặc trưng đó những ngôi chùa xứ Huế không chỉ góp phần làm phong phú cho...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Nét đẹp Chư Tăng trong mùa An cư Kiết hạ
Nghiên cứu, Văn hóa

Chúng ta sẽ cảm nhận được nét đẹp tuyệt vời, một nghệ thuật siêu việt của cái thiêng liêng được toát ra từ sâu thẳm trong tâm hồn của chư Tăng, Ni. Nét đẹp đó, được phát ra từ nội tại của những con người mang những hoài bảo, những lý tưởng hướng thiện và...

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Chiếc Áo Cà Sa
Nghiên cứu, Văn hóa

Gốc tiếng Phạn của chữ cà-sa là kasaya. Nhưng thật sự chữ kasaya trong tiếng Phạn không có nghĩa là áo mà có nghĩa là bạc màu, cáu cặn hay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm (màu nhạt), trọc hay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch là hoại sắc, bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sa của người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèo nàn,...

Chùa Kim Cang trong mối quan hệ với dòng thiền Liễu Quán ở Tây Nam bộ
Kiến trúc-Mỹ thuật, Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Bài nghiên cứu tập trung vào hai nội dung chính, thứ nhất, tìm hiểu khái quát về lịch sử dòng thiền Liễu Quán mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam; thứ hai, đề cập lịch sử hình thành chùa Kim Cang. Đây là ngôi chùa cổ, có nhiều đóng góp trong quá trình...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...