Bạn có bao giờ hỏi người xung quanh, rằng họ có thể nào cảm thấy hạnh phúc khi ở cạnh bạn lúc bạn đang đau khổ? Thế tại sao bạn lại nghĩ, đau khổ của bản thân bạn lại có thể là điều kiện để người khác hạnh phúc?

Bạn nói vì hạnh phúc của mọi người nên bạn phải lo toan trong đau khổ. Thực ra chỉ là bạn đang cố gắng giải quyết đau khổ trong chính mình bằng cách lo toan cho người khác.

Một người đau khổ sẽ mang đau khổ của họ đi khắp mọi nơi. Nhưng họ lại nghĩ vì người khác mà mình đau khổ. Đó là căn nguyên của sự oán trách và chán ghét.

Một người đau khổ sẽ mang đau khổ của họ đi khắp mọi nơi.

Nếu bạn tự mình có thể hạnh phúc, thì chắc chắn bạn có thể hạnh phúc trong mọi sự gánh vác, mà trong bạn chỉ có lòng biết ơn. Những gì bạn làm là đem lại hạnh phúc, bởi trong bạn ngập tràn hạnh phúc. Lời nói của bạn là âm thanh của hạnh phúc, hành động của bạn là cử chỉ của hạnh phúc, quan tâm của bạn là săn sóc của hạnh phúc. Đó là khi bạn chính là hạnh phúc, chứ không phải chỉ đang sở hữu một hạnh phúc nhỏ nhoi nào đó.

Bạn chỉ có thể đem lại hạnh phúc cho người khác, khi bản thân đủ trí tuệ để soi sáng và chuyển hóa mọi khổ đau nơi chính mình.

Chúng ta cần hiểu, rằng vì mình đau khổ nên mới cần học Phật.

Đạo Phật tuyệt nhiên không phải là ngôi trường để giáo dục đạo đức nhân phẩm, để rèn luyện làm người tốt, hay càng không phải là nơi dạy người khác phải sống theo một lề lối hay quy định nào. Đạo Phật chỉ dạy mỗi người cách tự khám phá và thấu hiểu chính mình. Từ đó mà trí tuệ nảy sinh.

Tất cả mọi điều tốt đẹp sẽ đến với người ấy và đủ sức lan toả đến những người khác, khi họ có trí tuệ để soi sáng khổ đau ngay nơi chính mình.

Đức Phật nói: “Y pháp bất y nhân”, nghĩa là cứ y những gì đang diễn ra nơi chính mình mà học, chứ đừng nhìn ai đó mà học.

Nếu hôm nay bạn đau bụng thì hãy thấy cơn đau đang diễn ra trong bạn và học ra bài học từ nó. Bạn hãy tĩnh lặng lắng nghe nó. Nó vô thường, khổ, nhưng nó vô ngã. Kể cả sự khổ do cơn đau ấy gây ra cũng vô thường và vô ngã. Dần dần bạn sẽ thấy, rằng “đau khổ có mặt trong bạn” chứ không phải “bạn đang đau khổ”.

Cái thấy ấy khiến trí tuệ nảy nở nơi bạn, tiếp đó có một sự tự do xảy ra trong nội tâm. Bạn dần không còn lệ thuộc vào cái thân xác này, không còn lệ thuộc vào bất kể điều gì, kể cả những ý nghĩ.

Ở đó chỉ thấy các pháp vô ngã vận hành, chúng vô thường nhưng thanh tịnh. Sự đau khổ không còn làm phiền bạn, bởi mọi thứ thật sự tự nhiên. Không cố gắng, không là gì cả.

Đấy bạn thấy không, đó là học Phật!

Người thầy và học trò đã có sẵn trong bạn…

Tuệ Chánh Tri

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Người trí tuệ sẽ thấy ra bài học trong mọi nhân duyên ở đời
Đời sống

Dù là đã kết oán duyên, thiện duyên, nghịch duyên,… thì duyên nào cũng cho ta thấy ra chính mình mà trưởng thành hơn trên hành trình tiến hoá tâm linh. 1. Người ta thương mến đến đâu thì trước sau gì ta cũng phải xa lìa, luôn nhớ điều này để ngay bây giờ...

Ngôi Nhà Của Bạn
Đời sống

Tâm là ngôi nhà vĩnh cửu của bạn. Lời chỉ bảo ấy không có gì mới mẻ và cũng chẳng có gì văn hoa khó hiểu cả. Lời chỉ bảo ấy đã trải dài trong dòng chảy tâm linh của thế giới con người, suốt mấy ngàn năm bởi các bậc đạo sư chứng ngộ. Ngôi...

Những lời cho em…
Tuổi trẻ

Hôm qua, em nói với tôi rằng, cuộc đời của em quá khổ đau, không còn ai khổ đau hơn em. Em là người khổ đau và bất hạnh nhất trên đời… Rồi em kể, sự khổ đau của em về mọi mặt, nào là tình yêu, gia đình, công việc, bạn bè, xã hội...

Phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi trẻ?
Tuổi trẻ

Vì sao Phật giáo cần cho tuổi trẻ và người trẻ thật sự cần gì ở Phật giáo? Câu hỏi này không đơn giản, đôi khi là cả một học thuyết. Nhưng, ở nghĩa đơn giản nhất, qua trải nghiệm của bản thân tôi, có cả thất bại lẫn thành công, tuổi trẻ cần ở...

Chất liệu nào cần cho một gia đình hạnh phúc?
Đời sống

Gia đình vốn là một tổ ấm với đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ, vợ chồng, con cái, những người luôn quan tâm đến nhịp đập cảm xúc của nhau. Thế nhưng, để xây dựng một gia đình lý tưởng, đong đầy hạnh phúc, lại không phải là chuyện dễ dàng chút nào....

Đặc điểm tâm lý của tuổi thiếu niên Phật tử và biện pháp tác động
Tuổi trẻ

Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến động trong tâm lý, là lứa tuổi mà nhân cách con người bắt đầu qui tụ và nẩy nở. Ở lứa tuổi này, trong các em có một sức sống mãnh mẽ và đồng thời đây cũng là lứa tuổi mà sự cân bằng bị...

Khi bạn đủ trưởng thành, đủ từng trải thì bạn sẽ nhận ra
Đời sống, Tuổi trẻ

Khi bạn đủ trưởng thành, đủ từng trải thì bạn sẽ nhận ra những điều sau để sống an vui và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. 1. Thân thể là quà tặng quí giá mà cha mẹ trao truyền cho ta, vì thế ta phải trân quí và giữ gìn. Không những vậy thân tâm...

Vô thường mà, buông đi…
Đời sống

Đến với nhau là một cái duyên, gặp nhau cũng như đóa hoa sẵn sàng hé nở, như Xuân sang vạn vật đâm chồi, như trời đất nở nụ cười hoan hỷ… Vậy sao chúng ta không biết trân quý lẫn nhau? Mới hôm nào còn thấy mặt nhau, vậy mà hôm sau đã cách...

Sống yêu thương nhưng không phụ thuộc…
Đời sống, Tuổi trẻ

Cứ sống tử tế là được, đừng bao giờ cố gắng để khiến bất cứ một ai yêu thích bạn. Khi bạn càng cố gắng để được yêu thương thì bạn càng dễ bị phụ thuộc cảm xúc vào người khác và càng dễ bị thất vọng, đau lòng và mất tự tin vào bản...

Trăm năm nào khác cuộc cờ đổi thay
Đời sống

Đời người sắc sắc không không, tưởng mộng nhưng không phải mộng, ngỡ là chân nhưng nào phải thế. Kỳ thực vạn sự trên đời đến và đi ấy cũng là do duyên nợ an bài. Hoa đến ngày thì hoa phải nở, đò đầy người đò phải sang sông. Đến khi duyên đã hết,...

Hãy cảm ơn những người lừa dối và phản bội
Đời sống

Cảm ơn và tha thứ, con đang giải phóng bản thân khỏi cảm giác bị ràng buộc và tự do tâm hồn để tìm kiếm niềm vui và hạnh phúc từ bên trong. Con không còn là nạn nhân của quá khứ mà là người kiểm soát cuộc sống của mình, điều này mang lại...

Tham ái là nguyên nhân dẫn đến đau khổ
Đời sống

Đức Phật chẳng khác nào một vị thầy thuốc. Vị thầy thuốc bắt mạch, tìm ra bệnh, rồi tìm ra nguồn gốc hay nguyên nhân của căn bệnh. Đức Phật chẩn đoán và tìm ra bệnh của chúng sinh, biết bệnh của chúng sinh là đau khổ, và đau khổ này có nguyên nhân là...

6 kiểu người bạn nên trân quý
Đời sống, Tuổi trẻ

Có 6 kiểu người bạn này thì bạn nên trân quí vì sẽ giúp cho bạn hạnh phúc, tiến bộ và thành công. 1. Người lắng nghe và giữ bí mật cho bạn Người lắng nghe bạn là người bạn tuyệt vời, vì không phải ai cũng thích nghe tâm sự của người khác và...

Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại
Điểm nhìn, Đời sống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa Quý Vị, Lần này Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious CoExistence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau. Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho...

Từ Bi Là Cội Nguồn Của Hạnh Phúc
Đời sống, Tuổi trẻ

Mục tiêu của đời sống là phấn đấu cho hạnh phúc Chúng ta có mặt ở đây; chúng ta hiện hữu và có quyền tồn tại. Ngay cả những loài không phải là chúng sinh hữu tình như bông hoa cũng có quyền tồn tại. Nếu một năng lực tiêu cực tác động lên bông hoa, nó sẽ tự chữa trị bằng phản ứng hóa học để duy trì sự sống. Nhưng [hơn thế nữa] , chúng ta,...

Nhớ ưu điểm của người, dưỡng đạo đức của mình
Đời sống

Có lẽ chúng ta thường hay phạm chung một lỗi: nhận lòng tốt của ai đó đã quen, bỗng một ngày họ có chút sơ suất, mình lập tức quên hết những tốt đẹp còn lại. Thông thường người ta hay nhớ những khiếm khuyết và lỗi lầm của kẻ khác, thích soi sét những...