Vừa qua, Báo Lao Động đã xuất bản một video Những cơ quan nào bị “xướng tên” khi để chùa của sư Thích Chân Quang xây dựng trái phép, lấn rừng?, đã lấy hình ảnh cơ sở I Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM để minh họa cho phản ánh được cho là các vi phạm của chùa Phật Quang ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Báo Lao Động lấy hình ảnh Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM (cơ sở I, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) để minh họa cho nội dung những hạng mục chùa Phật Quang ở núi Dinh (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) xây dựng trái phép và lấn chiếm rừng! – Ảnh trích từ video của Báo Lao Động

Qua phản ánh của bạn đọc, được biết video trên kênh YouTube Báo Lao Động và website Lao Động Media (laodong.vn/media) xuất bản ngày 29-8-2024, thuộc Báo Lao Động – Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Theo đó, khi dùng hình ảnh minh họa cho phản ánh liên quan tới các công trình xây dựng trái phép tại chùa Phật Quang (xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ, trong video đã sử dụng nhiều hình ảnh chùa chiền không phù hợp với nội dung phản ánh.

Chẳng hạn, tại giây 1:03, Báo Lao Động đã lấy cảnh Đại Tòng Lâm (là một trong những trung tâm hành hương, tôn giáo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhưng không hề liên quan tới chùa Phật Quang cũng như sư Thích Chân Quang) để minh họa cho cái được gọi là “sư Thích Chân Quang xây dựng trái phép”.

Những ngôi tự viện khác không liên quan cũng bị Báo Lao Động sử dụng minh họa cho phản ánh các hạng mục chùa xây dựng trái phép và lấn chiếm rừng! - Ảnh trích từ video của Báo Lao Động
Những ngôi tự viện khác không liên quan cũng bị Báo Lao Động sử dụng minh họa cho phản ánh các hạng mục chùa xây dựng trái phép và lấn chiếm rừng! – Ảnh trích từ video của Báo Lao Động

Nghiêm trọng hơn, tại giây 1:36, video của Báo Lao Động đã sử dụng cơ sở cấp đại học thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM để minh họa cho nội dung được gọi là “các hạng mục sư Thích Chân Quang xây dựng trái phép”!

Hình ảnh Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM tọa lạc tại đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM do cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu – Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng sáng lập chủ trương kiến thiết, là trung tâm đào tạo Tăng Ni cấp đại học và sau đại học về Phật học, đã bị sử dụng để minh họa cho nội dung được cho là “công trình xây dựng trái phép, lấn rừng” ở tận… tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong video của Báo Lao Động không chỉ xuất hiện một lần, mà lặp lại sau đó.

Những ngôi tự viện khác không liên quan cũng bị Báo Lao Động sử dụng minh họa cho phản ánh các hạng mục chùa xây dựng trái phép và lấn chiếm rừng! - Ảnh trích từ video của Báo Lao Động
Những ngôi tự viện khác không liên quan cũng bị Báo Lao Động sử dụng minh họa cho phản ánh các hạng mục chùa xây dựng trái phép và lấn chiếm rừng! – Ảnh trích từ video của Báo Lao Động

Không chỉ sử dụng hình ảnh Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM để minh họa cho hành vi được cho vi phạm pháp luật nghiêm trọng từ năm 2018, liên quan tới trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về rừng phòng hộ ở địa phương, Báo Lao Động còn sử dụng hình ảnh của nhiều chùa khác (không phải chùa Phật Quang ở núi Dinh) để minh họa cho video của mình.

Việc làm đó, với một vấn đề được cho là vi phạm pháp luật nghiêm trọng là lấn chiếm rừng phòng hộ, lại đi lấy hình ảnh của các cơ sở giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các chùa chiền khác, như Báo Lao Động đã làm trong video của mình, không rõ vì động cơ gì.

Những ngôi tự viện khác không liên quan cũng bị Báo Lao Động sử dụng minh họa cho phản ánh các hạng mục chùa xây dựng trái phép và lấn chiếm rừng, gây nên những ngộ nhận nghiêm trọng - Ảnh trích từ video của Báo Lao Động
Những ngôi tự viện khác không liên quan cũng bị Báo Lao Động sử dụng minh họa cho phản ánh các hạng mục chùa xây dựng trái phép và lấn chiếm rừng, gây nên những ngộ nhận nghiêm trọng – Ảnh trích từ video của Báo Lao Động

“Việc này khó chấp nhận đối với một cơ quan báo chí có ảnh hưởng như Lao Động, phải chăng do Giáo hội Phật giáo Việt Nam ít phản biện trước các vấn đề trên nên người ta muốn làm gì thì làm, bất chấp sự xúc phạm tới tổ chức giáo dục như Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, cũng như các tự viện khác; gây nên hiểu lầm đáng tiếc cho người xem, tiếp cận thông tin, nhiễu loạn dư luận về Phật giáo; đánh tráo hình ảnh như thế là việc làm không thể chấp nhận được.”, Nguyễn Văn Độ, một bạn đọc bày tỏ bức xúc.

Báo Giác Ngộ đã liên lạc với đại diện Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Thượng tọa Thích Giác Dũng, Phó Viện trưởng kiêm Trợ lý Viện trưởng cho biết việc Báo Lao Động sử dụng hình ảnh của cơ sở giáo dục Phật giáo tại TP.HCM thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam để minh họa cho hành vi được cho là vi phạm pháp luật của một cơ sở khác ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là không thể chấp nhận.

Nói với Báo Giác Ngộ ngày 30-8-2024, Thượng tọa cho biết Học viện cũng đã nhận được một số phản ánh bày tỏ sự bức xúc về việc làm trên của Báo Lao Động. Nếu là sơ suất thì cũng khó chấp nhận đối với một cơ quan báo chí lớn, trước một hiện tượng liên quan tới pháp luật và quản lý Nhà nước; còn với sự cố ý thì đó được cho là ác ý bất chấp nguyên tắc đạo đức và nghề nghiệp. Rất mong lãnh đạo Báo Lao Động có tiếng nói chính thức về việc này.”, Thượng tọa Thích Giác Dũng cho biết.


QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Phật tử & những bình luận trên mạng
Điểm nhìn

Không thể phủ nhận, hiện nay mạng xã hội đã và đang tác động tới mọi mặt đời sống. Trên đó, thông tin tích cực khá nhiều nhưng những phản ứng tiêu cực cũng không ít. Tăng Ni, Phật tử cũng hòa vào dòng chảy đó, có nhiều hoạt động, phản biện tích cực, giới...

Năm Thìn và những trận bão lụt khủng khiếp
Điểm nhìn

Rồng (con vật từ trí tưởng tượng của phương Đông) có liên quan mật thiết đến thiên tượng và thời tiết. Vì vậy, trong những năm Thìn thường có bão tố và lũ lụt kèm theo. Do đó trong dân gian có câu “Ông tha mà bà chẳng tha” là vậy. Những trận bão năm...

Nghĩ Về Thịnh Pháp Và Mạt Pháp
Điểm nhìn

Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng người viết không có bất kỳ thẩm quyền nào về...

Tín tâm và chính ngữ trong thời đại nhiễu loạn thông tin
Điểm nhìn

Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và...

Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục
Điểm nhìn

Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng. Cúng sớt bát hay tổ chức trì bình khất thực nhằm tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn...

Bảo Vệ Sự Truyền Trao Và Tiếp Nhận Giới Luật Trong Phật Giáo
Điểm nhìn

Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn và cộng đồng Phật tử. Quá trình truyền...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....

Xoay Quanh Câu Chuyện Thầy Minh Tuệ – Niềm Vui Và Nỗi Buồn
Điểm nhìn

Những ngày gần đây, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất, đắp một tấm y chắp vá từ nhiều mảnh vải được nhặt nhạnh từ đâu đó, và ôm bình bát tự chế bằng ruột nồi cơm điện, đi khất thực dọc theo chiều dài con đường quốc lộ mà không xác định điểm đến. Nhiều người nói rằng vị...

Tu Theo Hạnh Đầu Đà Hay Nhập Thế Độ Sanh?
Điểm nhìn

Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi...

Hiện Tượng Thầy Minh Tuệ
Điểm nhìn

Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như...

Về vấn nạn truyền thông nhắm vào Phật giáo
Điểm nhìn

Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng! Một vài năm gần đây những ai thường theo dõi hoặc quan tâm tới truyền thông trên...

Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại
Điểm nhìn, Đời sống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa Quý Vị, Lần này Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious CoExistence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau. Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho...

Quản lý thùng công đức, quản ‘công’ hay quản ‘đức’?
Điểm nhìn

Sẽ lợi hại thế nào khi quản lý thùng công đức, chưa nói thành công hay thất bại về mặt kinh tế, hãy đo nhân tâm của đa số tín đồ, tu sĩ để xem có thể quản ‘công’, chứ làm sao quản được ‘đức’ để mà quản lý ‘công đức’? Không vì chuyện sử...

Khẩu Nghiệp Ở Việt Nam Đang Rất Nặng!
Điểm nhìn

1. Khẩu nghiệp từ đâu ra? Chúng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen. Nếu ta thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, vô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc. Nếu chúng ta thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác...

Đức Phật cần gì ở đại gia?
Điểm nhìn

Thời Phật, trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường Phật cả một khu vườn lát vàng ròng để xây tịnh xá Kỳ Viên, nhưng Phật không nhận cúng dường tịnh xá cho Phật mà Phật chỉ nhận cúng dường cho tăng thân. Vì thế tài sản trở nên ít có ý nghĩa, bởi hàng ngày...

Hãy Đón Nhận Đề-bà-đạt-đa
Điểm nhìn

Devadatta, phiên âm Hán Việt quen thuộc ở nước ta là Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) vốn là anh em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từng gia nhập Tăng đoàn thời Đức Thế Tôn tại thế. Devadatta giữa chúng ta Sau khi trực tiếp yêu cầu Đức Phật giao phó Tăng đoàn cho mình lãnh đạo không thành, ông đã mượn thế lực của vua A-xà-thế để thực hiện âm mưu ám hại Đức Phật bằng cách cử sát thủ...