Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, giáo hội, hệ phái có mặt ở nước ta đã cùng một ý chí thành lập GHPGVN.

Những cảm xúc về sự kiện lịch sử ấy vẫn còn tươi mới, những nhận định và tầm nhìn vẫn nguyên giá trị.

Xin trích giới thiệu một số suy nghĩ của các bậc tiền bối, chư tôn đức tham dự đặt nền móng cho ngôi nhà Giáo hội. Trong bài, Giác Ngộ giữ nguyên giáo phẩm của chư tôn đức, chức vụ của lãnh đạo tại thời điểm tháng 11-1981.

Hòa thượng Thích Trí Thủ (trích Diễn văn khai mạc Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ, Hà Nội, ngày 4-11-1981):

“Hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử 2.000 năm Phật giáo Việt Nam, chúng ta có được một hội nghị gồm đủ đại biểu của các tổ chức, giáo hội, hệ phái trong cả nước: Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ, và Phật giáo Khmer, Tăng Ni và nam nữ cư sĩ, già và trẻ, từ mọi miền đất nước Việt Nam đã vân tập về đây, trong một hội trường trang nghiêm và rực rỡ này, với một quyết tâm sắt đá: xây dựng hoàn thành ngôi nhà thống nhất Phật giáo Việt Nam”.

Đại biểu các tổ chức, hệ phái thảo luận về chương trình hội nghị - Ảnh: Tư liệu GN
Đại biểu các tổ chức, hệ phái thảo luận về chương trình hội nghị – Ảnh: Tư liệu GN

Thượng tọa Thích Minh Châu (trích Báo cáo về quá trình thống nhất Phật giáo Việt Nam tại Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam):

“Nay nước nhà đã được thống nhất, thời bước tiến tới tất yếu của chúng ta là phải thống nhất Phật giáo. Đây không những là nguyện vọng tha thiết của đồng bào Phật tử thương nước mến đạo, mà đây cũng là bước tiến tất yếu của bánh xe lịch sử trong cao trào của cộng đồng dân tộc Việt Nam đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Có thống nhất Phật giáo mới đoàn kết được toàn thể Tăng Ni, Phật tử cả nước, và mới trở thành một sức mạnh, một sức mạnh để bảo vệ độc lập của Tổ quốc, một sức mạnh để xây dựng và phát huy đạo pháp. Có thống nhất, chúng ta mới tập trung đủ khả năng, đủ nghị lực để loại trừ những mê tín dị đoan, những tư tưởng tiêu cực và yếm thế đã làm vẩn đục và hoen ố tấm gương sáng chói của Chính pháp.

Một hội nghị mở ra trong bối cảnh đất nước đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, trong sự mong đợi thiết tha bao đời của giới Phật giáo đồ trong và ngoài nước, với cảm tình và hỗ trợ chân thành của Đảng, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ Trung ương cho đến địa phương”.

Đại biểu thảo luận về Hiến chương và đề cương Chương trình hoạt động của GHPGVN - Ảnh: Tư liệu GN
Đại biểu thảo luận về Hiến chương và đề cương Chương trình hoạt động của GHPGVN – Ảnh: Tư liệu GN

Thượng tọa Thích Trí Quảng (Thư ký Đoàn đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Tiểu ban Hiến chương):

“Trước đây nguyên là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở miền Nam (Phật giáo Ấn Quang) nên tôi cũng có hiểu biết là tình hình Phật giáo trong này có nhiều phức tạp, khó khăn trong nội bộ; dù đã một, hai cố gắng thống nhất nhưng cũng không đạt được ý nguyện hoàn toàn, vẫn còn nhiều hệ phái và tổ chức đứng ngoài. Vì thế mà khi ra đi tôi thấy nhiệm vụ của mình rất nặng nề, sợ gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, tôi cũng có lo lắng là mình chưa quen biết hết đại biểu các phái đoàn, khi tiếp xúc không biết phải làm sao.

Nhưng dù thấy có khó khăn, vẫn ra đi theo sự đề cử của Hòa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa đạo. Đó là do tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự sáng suốt của Hòa thượng Viện trưởng đã giao trách nhiệm cho tôi. Và do tôi đã đặt hết niềm tin vào hồn thiêng đất nước cũng như vào sự hộ niệm của chư Phật sẽ giúp tôi hoàn thành được nhiệm vụ. Như thế tôi ra đi với trọn vẹn niềm tin đó, chỉ biết rằng mình đi là với hết cả niềm tin của mình đem dâng hiến trọn vẹn cho Đất nước và Đạo pháp.

Quả nhiên khi đến với hội nghị, tiếp xúc với tất cả các đại biểu tôi mới thấy rõ rằng thành phần tham dự có khác nhau nhưng tất cả đều gặp gỡ nhau trong tình thương và Đạo pháp.

Riêng phần tôi được đề cử vào trong Phân ban 1 soạn thảo Hiến chương và thành phần nhân sự của Hội nghị cũng như sau đó được cử làm Trưởng ban Hoằng pháp của Hội đồng Trị sự của Giáo hội là một vinh hạnh lớn. Trong quá trình làm việc ở Hội nghị, tôi đã được Hòa thượng Thích Thiện Hào, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, giúp đỡ ý kiến khích lệ tôi rất nhiều”.

Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận ký vào bản Hiến chương - Ảnh: Tư liệu GN
Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận ký vào bản Hiến chương – Ảnh: Tư liệu GN

Thượng tọa Thích Giác Toàn (Ủy viên Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam):

“Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam, 9 tổ chức, hệ phái đã đồng tâm nguyện thành lập GHPGVN là một sự kiện trọng đại, khiến Tăng Ni, Phật tử hoan hỷ.

Trước ngày hội nghị, không phải không có những tín đồ Phật tử tỏ ý lo ngại, thắc mắc với những tâm tư riêng nhưng kết quả rực rỡ của hội nghị đã xóa đi hết những lo âu của mọi người. Trong hàng ngũ lãnh đạo Giáo hội, người Phật tử đã nhìn thấy nhiều khuôn mặt quen thuộc trước, những bậc giáo phẩm hết lòng vì đạo, vì đời.

Việc thông qua Hiến chương và đại cương Chương trình hoạt động của GHPGVN cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với Giáo hội càng cho thấy khả năng phát triển và đóng góp hiệu quả hơn của Phật giáo vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

(Giác Ngộ số đặc biệt, 132 – 133, 1 – 15-11-1981)

Hòa thượng Thích Trí Thủ - Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng - Ảnh: Tư liệu GN
Hòa thượng Thích Trí Thủ – Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng – Ảnh: Tư liệu GN

“Tôi rất hoan nghinh hội nghị mà quý vị đã chuẩn bị công phu từ non hai năm qua, thực hiện bao mong đợi của bao Tăng Ni, Phật tử, một hội nghị đã đánh dấu một giai đoạn lịch sử. Dân tộc Việt Nam ta cho đến nay qua bao sóng gió, vẫn hướng về phía trước, bảo vệ Tổ quốc. Chắc chắn rằng, trong sự nghiệp đó, đóng góp của đạo Phật và Phật tử sẽ càng trở nên quan trọng. Quá khứ đã chứng minh đạo Phật là một tôn giáo gắn liền với Tổ quốc và dân tộc Việt Nam qua quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài.

Ở Việt Nam, nói đến tôn giáo là nghĩ tới một ngôi chùa, tới những điều quý báu đẹp đẽ. Chúng ta có thể rất khiêm tốn nhưng vẫn thấy cái gì đó đã làm cho dân tộc trải qua bao sóng gió của nhiều thế kỷ vẫn lớn lên. Sức mạnh của bản thân dân tộc, tài năng và trí tuệ của dân tộc, đã làm nên một bản lĩnh độc đáo mà trong đó có đóng góp của đạo lý nhà Phật và chưa bao giờ trong lịch sử, dân tộc ta vững mạnh như ngày nay”…

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng phát biểu tại buổi tiếp xúc với đại biểu Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam, 8-11-1981

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Họ Thích những vấn đề lịch sử
Điểm nhìn

Việc sử dụng chữ Thích làm tộc danh cho người xuất gia, lâu nay nhiều người cho rằng do Thích Đạo An (312-385, Tây Tấn Trung Quốc) thiết định ra, và như vậy danh xưng đó là một sản phẩm của Phật giáo Trung Quốc, còn Việt Nam ta thì “bắt chước” theo. Phải chăng đây...

Trong thời đại chiến tranh, cộng đồng Phật giáo sẽ làm gì?
Điểm nhìn

Đã đến lúc vượt qua những hạn chế của chính trị và không nhận ra sự ràng buộc và nỗi buồn lớn lao. Này hỡi những phật tử, các bạn không nghe thấy tiếng la hét và tiếng kêu la của hàng xóm chúng ta xuyên thấu bầu trời sao? Báo cáo của Viện Nghiên...

Giữa Tâm Bão Xã Hội: Phật Giáo và Con Đường Tỉnh Thức
Điểm nhìn

Trong thế giới hiện đại, khi sự ồn ào của mạng xã hội và sự chuyển động không ngừng của truyền thông làm khuấy đảo tâm trí con người, Phật giáo dường như đang bị đẩy vào một vở kịch xã hội đầy rẫy những diễn đàn tranh luận vô nghĩa. Người ta nhìn nhận...

Nét đẹp khất thực tại khóa xuất gia gieo duyên ở Huế
Sự kiện

Khoá Xuất gia gieo duyên mùa Đông năm 2024 (Khóa 22) do chùa Huyền Không (TP.Huế, tỉnh TT-Huế) tổ chức có trên 100 thiện tín, nam nữ Phật tử tham dự, đang diễn ra kể từ ngày 3/10. Tại khóa tu, ngoài việc trải nghiệm về hình tướng – trở thành một nhà sư thực...

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương: Chỉ còn tháp Sáng chực chờ ngã đổ
Điểm nhìn, Tin tức

Phật viện Đồng Dương, di tích quốc gia đặc biệt ở Quảng Nam, một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Champa, đến nay xuống cấp trầm trọng, gần như là phế tích khiến người dân không khỏi xót xa, chạnh lòng. Trải qua nhiều thế kỷ, khu di tích Phật viện Đồng Dương đã...

Tỉnh thức giữa bão tố truyền thông
Điểm nhìn

Truyền thông về Phật giáo, hiện tượng lan truyền các video cắt xén, bóp méo các bài giảng của tăng, ni đã trở thành một vấn đề đáng báo động, dẫn đến sự hiểu lầm và xuyên tạc giáo lý. Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, truyền thông mạng xã hội đã trở thành một phần...

Dẫn chương trình Phật Giáo
Sự kiện

Lời Phi Lộ Trong mọi sự sinh hoạt lễ hội Đạo cũng như Đời phải có Người Dẫn Chương Trình.  Cho nên vai trò Người Dẫn Chương Trình vô cùng quan trọng. Thất bại hay thành công  trong buổi lễ ấy phần lớn phụ thuộc sự khéo léo , nhạy cảm của người Dẫn Chương...

Kỹ năng dân chương trình Phật Giáo – Lễ đặt đá xây dựng Chùa
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄ Đặt đá xây dựng hay lễ khởi công/động thổ xây dựng chùa là một buổi lễ có ý nghĩa công bố cho quần chúng biết bắt đầu xây dựng một công trình tâm linh và kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ cúng dường của Tăng Ni tín đồ...

Siêu bão Milton và góc nhìn đạo Phật
Điểm nhìn

Qua hai cơn bão mạnh nhất gần đây, cơn bão Yagi và siêu bão Milton đang hoạt động tại Mỹ đã cho chúng ta nhìn thấy những giá trị quý báu cần được nâng niu gìn giữ của thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người Siêu bão Milton Sáng ngày 06/10/2024,...

Vì sao núi Bà Đen, Tây Ninh được chọn là điểm đến của 1.000 đại biểu trong đại lễ Vesak 2025?
Sự kiện

Đại diện Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đã không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi Bà Đen, Tây Ninh trong chuyến khảo sát nơi được chọn là điểm đến tham quan của hàng ngàn đại biểu từ 80 quốc gia trong đại lễ Vesak 2025 Biểu tượng...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus,...

Kỹ năng dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Bổ Nhiệm Trụ Trì
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ BỔ NHIỆM TRỤ TRÌ Bổ nhiệm trụ trì, nói chính xác là công bố quyết định bổ nhiệm (vị nào) trụ trì chùa (gì đó), đây là một lễ hành chính quan trọng trong Phật giáo, thường có sự chứng minh và tham dự của đông đảo chư tôn đức...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Hằng Thuận
Sự kiện

LỄ HẰNG THUẬN 1 (ĐÁM CƯỚI TẠI CHÙA) I. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄ Lễ Hằng thuận là lễ thành hôn được tổ chức tại chùa. Cũng như các tôn giáo khác, muốn gắn bó những cột mốc quan trọng trong cuộc đời các tín đồ bằng những dấu ân tâm linh. Hằng thuận có...

Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật
Điểm nhìn

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là “kẻ mị dân nguy hiểm” và nhiều lần gọi ông là...

Cẩn trọng khi “sùng bái” hạnh đầu đà
Điểm nhìn

Đầu đà (Sanskrit: Dhūtaguna, Pāli: Dhutanga) là nhóm phương pháp khổ hạnh mang tính chất tự nguyện trong Phật giáo, nhằm dứt trừ sự dính mắc, tham dục, phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu tập của Phật giáo. Thời đức Phật tại thế, hạnh đầu đà được một bộ phận...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.