Suốt hơn 45 năm thuyết pháp độ sinh, Thế Tôn đã để lại kho tàng Pháp bảo vô cùng đồ sộ, bao hàm nhiều phương diện đạo đức, xã hội và tâm linh… Trong hành trình cuối cùng từ Tỳ-xá-ly đến thành Câu-thi-na, Thế Tôn thường nói lại những nội dung then chốt của giáo pháp. Một trong những giáo huấn trọng yếu đó là Tứ pháp ấn tức Vô thường, Khổ, Vô ngã, Niết-bàn.

“Một thời Phật ở nước Tỳ-xá-ly trong vườn Nại-kỳ (vườn Xoài Ambapàli) cùng với đại chúng Tỳ-kheo năm trăm người câu hội, dần dần đi du hóa nhân gian. Khi ấy, Thế Tôn ngoái nhìn thành Tỳ-xá-ly, giây lâu bèn nói kệ này: Nay nhìn Tỳ-xá-ly/Rồi sau không nhìn lại/Cũng lại không bao lâu/Sẽ từ biệt nơi này.

Lúc ấy, nhân dân trong thành Tỳ-xá-ly nghe nói kệ này, thảy đều lo buồn, đi theo sau Thế Tôn ai nấy rơi lệ tự bảo nhau: ‘Không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ, thế gian sẽ mất ánh sáng’.

Thế Tôn bảo:

– Thôi, thôi! Các người chớ buồn lo, vật đáng hoại diệt mà muốn không hoại diệt thì trọn không có lý ấy. Trước đây, Ta đem bốn việc dạy bảo do đây được tác chứng. Và Ta cũng ở trong bốn bộ chúng, dạy bảo bốn việc này. Thế nào là bốn? Tất cả hành vô thường, là pháp thứ nhất. Tất cả hành khổ, là pháp thứ hai. Tất cả hành vô ngã, là pháp thứ ba. Niết-bàn là diệt tận, là pháp thứ tư. Như thế, không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Các người nên biết bốn pháp căn bổn, vì khắp tất cả chúng sanh nói bày nghĩa ấy”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 42.Bát nạn 1 [Trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.94)

Trước hết là quán niệm vô thường, “vật đáng hoại diệt mà muốn không hoại diệt thì trọn không có lý ấy”. Kể cả tấm thân tứ đại của Thế Tôn, hữu hình thì hữu hoại. Vạn pháp đều do duyên mà sinh ra và cũng do duyên mà diệt đi. Sinh diệt, diệt sinh, lưu chuyển vô cùng vô tận là sự thật. Từ thân đến tâm, từ vật nhỏ nhất đến vật lớn nhất, tất cả đều theo nhân duyên vận động không ngừng. Thấy rõ vô thường để không còn chấp thủ, tự tại tùy duyên.

Có thể xem tuệ giác vô thường là nền tảng căn bản để liễu tri khổ (dukkha), thân chứng vô ngã và chứng đắc Niết-bàn. Khổ ở đây không đơn thuần là khổ đau (tám khổ) của con người mà bao hàm cả sự bất toàn, biến dịch… của vạn pháp, kể cả những cái vui của thế thường cũng vẫn là dukkha. Vô ngã cũng vậy, chúng sinh vì si ái nên chấp thủ nặng nề vào năm uẩn nhưng kỳ thực năm uẩn luôn vô thường, không tự thể, là không. Khi đã sáng tỏ mọi chuyện, vô minh diệt minh sinh, thì tất cả phiền não chấp thủ đều rơi rụng, hiển lộ Niết-bàn.

Tuy có đến bốn pháp nhưng thực sự chúng không tách rời mà tương tác mật thiết với nhau. Thế Tôn xem đó là “bốn pháp căn bổn”. Dù Phật pháp có đến thiên kinh vạn quyển nhưng giáo nghĩa vẫn không ngoài bốn pháp này. Vâng lời Phật dạy, người học Phật đã mặc định Vô thường, Khổ, Vô ngã và Niết-bàn là bốn dấu ấn để xác định Chánh pháp. Điều này đồng nghĩa với tất cả những luận thuyết, giảng giải giáo pháp của hậu thế mà không có các dấu ấn này là phi Chánh pháp.

Lúc sắp Niết-bàn, Thế Tôn đã ân cần dạy bảo các Tỳ-kheo “Vì khắp tất cả chúng sanh nói bày nghĩa ấy”. Người học Phật nói bày nghĩa lý của Vô thường, Khổ, Vô ngã và Niết-bàn không chỉ để nhận thức, để minh định Chánh pháp mà thực sự để sống an lạc, giải thoát với nguồn tuệ giác vô biên này.

Quảng Tánh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Giới thuyết về Thiền uyển tập anh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Trích yếu: Thiền uyển tập anh là bộ sử Phật giáo quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Thiền uyển tập anh tập hợp các tiểu truyện thiền sư trong khoảng gần 1000 năm lịch sử, hàm chứa các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, tôn...

Cuộc đời Tôn giả Rahula qua Kinh tạng Nikaya
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Thế Tôn dạy cho Rahula phải biết quán xét, suy ngẫm tường tận điều nào đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai thì hãy buông bỏ để giữ cho mọi hành động của ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh trong sạch đưa đến sự an lạc...

Luận “Sa môn bất kính vương giả”
Luận, Phật học

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Khi một tu sĩ không giữ mình, không có giới hạnh, lại dùng tà thuyết chiêu dụ mê hoặc, thì không còn tư cách làm thầy làm sư, thậm chí còn thấp hơn người thế tục; khi đó họ nhận nhân quả – bị phỉ báng cũng là tất yếu....

Chính quyền Chúa Nguyễn với các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Các chùa sắc tứ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn, mặt khác, thông qua các hoạt động và thực hành nghi lễ Phật giáo với quy mô lớn, thời kỳ này các ngôi chùa sắc tứ đã tỏ rõ vai trò quan trọng...

Đi tìm cơ sở truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam qua thư tịch Hán cổ
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn. Ngay như tại Việt Nam, do đặc thù của các điều kiện lịch sử, thế nên nhiều nguồn thư...

Tư tưởng Long Thọ trùng phùng trên nẻo đường quê hương
Phật học

Mục lục bài viếtQuảng Tánh (TƯỞNG NIỆM ÂN SƯ THÍCH TUỆ SỸ) Thầy sinh ra và lớn lên tại thành phố Paksé, tỉnh Champasak, Lào; năm chín tuổi được phụ mẫu gửi vào ngôi chùa làng gần nhà (chùa Trang Nghiêm) hành điệu. Thiên bẩm thông minh, học đâu nhớ đó, điều này khiến cho...

Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Vị Xuyên – Hà Giang không chỉ nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên phong phú, nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những di tích lịch sử mang đậm nét bản sắc dân tộc, mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh như: Nghĩa trang liệt sĩ Quốc...

Chủ nghĩa Platon và giáo lý đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp ở thế gian, không xa sự giác ngộ của thế gian, tuy hai nền triết học khác nhau nhưng...

Ý nghĩa phương tiện và cứu cánh qua phẩm Tín giải trong Kinh Pháp Hoa
Kinh, Phật học

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Kinh Pháp Hoa gửi thông điệp: Ai cũng sẽ thành Phật. Các tôn giáo khác không bao giờ nói tín đồ bằng giáo chủ, đây là điểm khác biệt trong Phật giáo. Tóm tắt phẩm Tín giải Sau khi nghe về pháp Phương tiện và được đức Phật khai mở...

Chấn hưng Phật giáo – Con đường truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Trong hành trình phương Nam, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng cho phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ… Tóm tắt: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người yêu nước....

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Hồng qua trường hợp thiền Sự Từ Đạo Hạnh đã tạo nên hỗn hợp Phật – Thánh mang tính quy chuẩn từ kiến trúc không gian thờ tự cho đến nội dung tôn giáo, trở thành...

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước...

Nghiên cứu triết lý kinh Pháp Hoa qua Phẩm Tựa
Kinh, Phật học

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Sự ra đời của kinh Pháp Hoa chính là để hòa giải, thống lĩnh, điều hòa và hợp nhất các tông phái nên tạo ra nhất thừa. 1. Bối cảnh lịch sử ra đời kinh Pháp Hoa 1.1. Bối cảnh lịch sử Những diễn biến về mặt Tôn giáo Sau...

Lược Khảo Về Tư Tưởng Niệm Phật
Luận, Phật học

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Tịnh Độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương; Di đà là tính sáng soi, Mựa phải nhọc nhằn tìm về Cực Lạc.[1] I. DẪN KHỞI “Lúc Ta mới ngồi nơi đạo tràng, dưới cội Bồ-đề, quán sát và đi kinh hành, trong hai mươi mốt ngày, suy nghĩ như vầy: Trí tuệ mà Ta đã đạt được thật là vi diệu đệ...

Bước đầu khảo cứu mộc bản kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Thông qua hoạt động tổ chức khắc in kinh sách, chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền chúa Nguyễn với các vị cao tăng, bên cạnh đó là mối quan hệ gắn bó, cầu tiến, giúp đỡ lẫn nhau giữa các vị sư tăng ở...

Quá trình phát triển giáo dục Phật giáo miền Nam 1954-1981
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtQuảng Tánh Giáo dục Phật giáo là nền tảng cho mọi hoạt động hoằng pháp của tăng ni, tri thức giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp truyền thừa mạng mạch phật pháp. Lời mở đầu Lịch sử Việt Nam được hình thành và phát triển...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.