Những ai gặp được bạn hiền, hội đủ những tố chất tốt đẹp như dưới đây là một phước báo lớn, cần nương tựa suốt đời để noi gương, học hỏi. Khoan nói đến việc bạn chỉ bảo cho ta điều gì mà chỉ cần được gần gũi, thân cận, thân thiết với người tốt thôi cũng đã có thật nhiều lợi ích.

Một thời Thế Tôn trú ở núi Gijjhakùta, dạy các Tỷ kheo:

Thành tựu bảy chi phần, này các Tỷ kheo, là người bạn cần phải thân cận, cần phải giao thiệp, cần phải hầu cận, dầu có bị xua đuổi. Thế nào là bảy?

Khả ái, khả ý; tôn trọng; đáng được bắt chước; nhà thuyết giả; kham nhẫn lời nói; nói lời sâu kín; không có hối thúc những điều không hợp lý.

Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là người bạn, cần phải thân cận, cần phải giao thiệp, cần phải hầu hạ, dầu có bị xua đuổi.

Khả ái và đáng kính/Ðáng bắt chước, thuyết giả/Kham nhẫn các lời nói/Nói những lời thâm sâu/Không hối thúc ép buộc/Những điều không hợp lý/Ai có những pháp này/Ở đời, người như vậy/Người ấy là bạn hữu/Với ai cần bạn hữu/Người mong muốn lợi ích/Với lòng từ ai mẫn/Dầu có bị đuổi xua/Hãy thân cận bạn ấy.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 7, phẩm Chư thiên, phần Bạn hữu [2], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.323)

Suy nghiệm: 

Tục ngữ Việt Nam có câu “Học thầy không tày học bạn” để nói lên tầm quan trọng và ảnh hưởng từ những người bạn tốt. Có không ít người vươn lên thành công trong cuộc sống nhờ có duyên lành được bạn tốt dắt dìu, nâng đỡ. Tuy vậy, tìm được bạn tốt để kết thân, gần gũi và học hỏi, cùng nhau hướng thiện cũng không phải là điều dễ dàng.

Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, một người bạn tốt mà ta cần nương tựa để học hỏi, trước hết dung mạo phải dễ nhìn, tính cách hiền lành dễ thương. Kế đến, người bạn tốt luôn có những hành động và ứng xử đẹp đẽ khiến ta khâm phục. Không chỉ làm tốt mà người ấy còn nói hay.

Những lời động viên chân thành, góp ý ngăn can hợp lý, chia sẻ đồng cảm sâu sắc có tác dụng đánh thức ta trước những cám dỗ, quyết định sai lầm. Người bạn tốt luôn biết nhẫn nhịn, không nóng nảy cộc cằn. Nhờ trầm tĩnh nên bạn rất sâu sắc và vững chãi trong cuộc sống. Dù bạn có thể hơn ta về nhiều phương diện nhưng lại luôn tôn trọng, không hề chi phối mà chỉ trợ duyên soi sáng giúp ta tự quyết định lấy công việc của mình.

Những ai gặp được bạn hiền, hội đủ những tố chất tốt đẹp như trên là một phước báo lớn, cần nương tựa suốt đời để noi gương, học hỏi. Khoan nói đến việc bạn chỉ bảo cho ta điều gì mà chỉ cần được gần gũi, thân cận, thân thiết với người tốt thôi cũng đã có thật nhiều lợi ích. Năng lượng tỉnh thức và yêu thương nơi bạn sẽ lan tỏa và thấm đẫm tâm ý chúng ta một cách nhẹ nhàng, khiến ta luôn bình an và tỉnh thức.

Trải lòng để học thầy, học bạn và học nơi tất cả mọi người trong cuộc sống xung quanh cùng với sự suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc, chắc chắn sẽ giúp chúng ta từng bước trưởng thành.

Quảng Tánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sinh phải có diệt, hợp phải có ly
Lời Phật dạy

Con người có trí tuệ, hiểu được quy trình mặc định của vô thường, thường xuyên quán chiếu vô thường, nghĩ tưởng đến ngày thân xác ta cùng mọi thứ xung quanh sẽ tan biến, không còn gì cả. Nhờ đó tâm bám chấp, tham luyến vào mọi thứ giảm bớt. Thưở xưa, đức Phật...

Những ai không phóng dật, chân thành con đảnh lễ
Lời Phật dạy

Một thời, rất nhiều Tỷ kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự. Rồi một vị thiên trú ở khu rừng ấy, vì lòng thương xót, muốn...

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người
Lời Phật dạy

Thế Tôn, bậc tôn quý nhất, đấng Giác ngộ duy nhất, tối tôn ở đời. Bởi chỉ có thành tựu tuệ giác vô ngã, kết quả của thiền quán mới dẹp tan vô minh, vượt ra khỏi mọi sự kềm tỏa của ác ma, giải thoát hoàn toàn mọi chi phối của phiền não, sanh...

Thấy khổ đau nhiều hơn hạnh phúc để sống nhẹ nhàng hơn
Lời Phật dạy

Đời người như những chuyến xe, ngược xuôi bất tận giữa dòng mưu sinh đầy biến động với vô vàn chia ly và hội ngộ. Trớ trêu là hội ngộ với những điều không đáng hội ngộ, chia ly với những điều không thể chia ly, ấy vậy mà người ta khổ. Một thời, Thế...

Không Giữ Giới Có Năm Điều Suy Hao
Lời Phật dạy

Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức. “Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người… Bấy giờ, Thế Tôn nói với...

Đức Phật ứng xử ra sao trước những lời thô ác, bất thiện và chỉ trích?
Lời Phật dạy

Trước thị phi, Phật xả tâm, buông hết, không hơn thua với thế gian. Sở dĩ Ngài hành xử như vậy vì thấy rõ “người hơn liền thêm oán” và “người thua nằm không yên”. Hơn thua là điều quan trọng với người đời, có khi vì một chút hơn thua mà phải đánh đổi...

Cao niên chưa hẳn là trưởng lão
Lời Phật dạy

Ở đời hay trong đạo, các bậc cao niên luôn được mọi người tôn trọng, cung kính. Nếu ai không tôn kính các bậc trưởng thượng, bô lão cao niên thì chắc chắn nhân cách người ấy có vấn đề. Nên “kính lão đắc thọ”, được thân gần phụng dưỡng và học tập kinh nghiệm của các bậc tiền bối là một phước báo lớn. Như gừng càng già càng...

Chưa qua sông chớ vội bỏ bè
Lời Phật dạy

Ảnh dụ một người dùng chiếc bè để vượt sông, qua sông rồi hãy bỏ bè, vốn rất quen thuộc với người học Phật. Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đức và...

Phật dạy năm nguy hại với việc chỉ tin một người
Lời Phật dạy

Hiện nay tồn tại hiện tượng một số người (có thể chưa hiểu sâu sắc về giáo lý hay do sự hướng dẫn thiên kiến của thầy mình) chỉ tin vào một người duy nhất là thầy của tôi, sư phụ của tôi, chân sư của tôi… và đánh mất niềm tin Tăng già. Theo...

Dục Như Mật Ngọt Dính Trên Lưỡi Dao
Lời Phật dạy

Sinh ra trong cõi Dục nên bản chất của chúng sinh là tham dục. Vì vô minh và ái dục mà chúng sinh mãi trầm luân trong đau khổ. Đức Phật đã răn dạy, muốn giảm bớt khổ đau thì phải hạn chế tham dục, và muốn chấm dứt khổ đau thì phải đoạn tận ái dục và vô minh. Dĩ nhiên người học Phật ai cũng biết rõ điều này. Nhưng để vượt thắng ái dục thì không phải ai cũng làm...

Phật dạy nhìn lại lỗi mình để tiến tu
Lời Phật dạy

Chân lý cuộc đời không thuộc về sự đúng sai, được mất, hơn thua, khen ngợi hay chỉ trích, mà thuộc về những người nào có hiểu biết chân chính, thấy và biết đúng như thật, sống vì mọi người với tinh thần trách nhiệm cao. Người Phật tử chân chính chớ nên dòm ngó...

Không Tranh Chấp Là Pháp Trang Nghiêm
Lời Phật dạy

Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến. “Một thời Phật du hóa giữa những người họ Thích, trú trong một đô ấp của Thích gia tên là Di-lũ-ly. Bấy giờ Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la… đến trước Đức Phật cúi đầu lễ sát chân...

Quả Báo Hủy Báng Phật Thánh
Lời Phật dạy

Cuộc đời vốn đục trong, đen trắng, Thánh phàm, vàng thau lẫn lộn, nói chung các cung bậc đều đủ. Nếu ta nói về ai, việc gì với thật ngữ, không hư vọng, đúng sự thật mắt thấy tai nghe, thiết nghĩ cũng chẳng có gì phải sợ. Chỉ sợ là ta nói không đúng với sự thật, nghe theo số đông mà dèm pha đàm...

Tu tập Bát quan trai
Lời Phật dạy

Bát quan trai là pháp tu tập sự xuất gia một ngày một đêm cho hàng cư sĩ. Điểm đặc biệt của pháp tu này có từ thời Thế Tôn còn tại thế, duyên khởi từ nữ cư sĩ Visākhā cầu thọ giới, và hiện vẫn duy trì trong cả hai truyền thống Phật giáo Nam tông và Bắc tông. Hàng cư sĩ do gia duyên ràng buộc, mỗi tháng vào các ngày trai giới tìm đến trụ xứ của chư Tăng phát nguyện thọ giới, tu tập theo hạnh...

Phật dạy: Hãy thận trọng với lời nói, chữ viết
Lời Phật dạy

Lời nói cũng như ngôn ngữ viết là phương tiện truyền đạt thông tin, là chất liệu tác động đến tư duy, nhận thức, vì vậy, chúng ta cần phải cẩn trọng trong từng lời nói, từng câu chữ của mình, nếu không chúng ta đang tạo ra sự đau khổ cho bản thân và...

Chín đức của nguyện bố thí
Lời Phật dạy

Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Nhất là trong mùa an cư kiết hạ, khi chúng Tăng tập trung về một chỗ, không đi hóa duyên thì sự hộ trì của hàng cư sĩ lại càng mạnh mẽ hơn. Ai cũng biết, thực hành hạnh bố thí và cúng dường thì được phước. Nhưng bố thí để “được quả báo lớn, đến chỗ cam-lồ, diệt tận” thì không phải...