Phật viện Đồng Dương, di tích quốc gia đặc biệt ở Quảng Nam, một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Champa, đến nay xuống cấp trầm trọng, gần như là phế tích khiến người dân không khỏi xót xa, chạnh lòng.

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương với nỗi buồn mang tên 'phế tích' - Ảnh 1.
Tháp Sáng của Phật viện Đồng Dương được chống đỡ bằng cách quây sắt chằng chịt – Ảnh: L.TRUNG

Trải qua nhiều thế kỷ, khu di tích Phật viện Đồng Dương đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh và sự tác động của thiên tai, hiện chỉ còn mảng tường tháp được gọi là tháp Sáng cùng với nền móng các công trình kiến trúc, một số vật trang trí bị vùi lấp.

Phật viện có diện tích khoanh vùng bảo vệ là 5,3ha, trong khu vực này có 11 nhà dân, hơn 100 ngôi mộ và đất hoa màu của dân.

Tháp Sáng đang được chống đỡ bằng cách quây sắt chằng chịt, các mảng tường mục, xuống cấp, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Xung quanh cỏ dại mọc um tùm, nhìn hoang vu, nhếch nhác, người dân chạnh lòng cho di tích.

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương với nỗi buồn mang tên 'phế tích' - Ảnh 5.
Cỏ dại mọc um tùm – Ảnh: L.TRUNG

“Cứu” di tích bằng cách nào?

Ông Nguyễn Thanh Hồng – giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam – cho hay Phật viện Đồng Dương mặc dù là di tích cấp quốc gia đặc biệt nhưng nó gần như là phế tích.

Hiện chỉ còn mỗi tháp Sáng cũng đang xuống cấp, toàn bộ thông tin về giá trị chủ yếu căn cứ vào các tư liệu nghiên cứu của Viện Viễn Đông Bác cổ, các chuyên gia người Pháp để lại và qua nhiều hội thảo khoa học của các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Hiện nay cần phải có một dự án quy hoạch tổng thể về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, tuy nhiên muốn có dự án lớn phải đi từ các dự án thành phần.

Cụ thể là di dời hơn 120 ngôi mộ đang nằm trong vùng lõi di tích này, bồi thường đất sản xuất lâu đời của người dân nằm trong vùng lõi để khoanh vùng bảo vệ.

Bên cạnh đó thực hiện dự án khảo cổ, khai quật, thám sát để có chính xác phần móng dưới lòng đất, xong mới lập quy hoạch tổng thể, việc này tỉnh đã tính hết nhưng chưa đủ nguồn lực.

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương với nỗi buồn mang tên 'phế tích' - Ảnh 6.
Quảng Nam đang trình dự án trùng tu cấp thiết cổng tháp Sáng – Ảnh: L.TRUNG

Theo ông, hiện tỉnh đã có kinh phí và đang trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định hồ sơ để trùng tu cấp thiết tháp Sáng, chống sụp đổ.

Dự kiến năm 2025 sẽ bố trí nguồn kinh phí thực hiện di dời mộ và bồi thường đất sản xuất cho người dân.

Sau đó tiếp tục bố trí nguồn thực hiện khảo cổ, thám sát và khai quật, xong hết và đủ cứ liệu sẽ lập dự án quy hoạch bảo tồn, phục dựng, việc này sẽ tốn rất nhiều kinh phí.

Và trong quý 1-2025 sẽ tổ chức hội thảo khoa học quốc gia Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Phật viện Đồng Dương.

Xót xa Phật viện Đồng Dương với nỗi buồn mang tên 'phế tích' - Ảnh 3.
Phật viện Đồng Dương nhìn từ trên cao – Ảnh: L.TRUNG

Dự án tu bổ, gia cố tháp Sáng 12 tỉ đồng

Trước đó UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Tu bổ, gia cố, phục hồi và phát huy giá trị tháp Sáng thuộc di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương.

Trong đó tu bổ, gia cố di tích, khảo sát, đánh giá hiện trạng, khai quật, nghiên cứu khảo cổ khu vực quanh chân tháp với diện tích khoảng 500m2.

Thực hiện các can thiệp bảo tồn khu vực quanh chân tháp, bao gồm các công việc: tu bổ chống sạt đổ khối xây thân tháp cổng hiện trạng, tu bổ phục hồi phần móng, phục hồi bậc cấp cửa chính, tu bổ phục hồi hai cửa bên, bậc cấp bên, chống mối công trình, bảo quản gia cố bề mặt gạch… Tổng mức đầu tư dự án 12 tỉ đồng.

Ông Hồng cho biết tỉnh đang xin ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kỹ thuật vì di tích quốc gia đặc biệt phải được bộ thẩm định.

Năm 2019 huyện Thăng Bình, Quảng Nam đã tổ chức lễ đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương, nằm ở làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc.

Theo thông tin từ địa phương, Phật giáo du nhập vào Vương quốc Champa rất sớm, vào khoảng những thế kỷ đầu Công nguyên. Phật viện Đồng Dương là trung tâm kiến trúc Phật giáo quan trọng bậc nhất của Vương quốc Champa, được Vua Indravarman II (Vương quốc Champa) xây dựng vào năm 875 để thờ vị Bồ tát bảo hộ cho vương triều là Laksmindra – Lokesvara.

Năm 875, do lòng tin vào Phật giáo, nhà vua đã cho dựng lên một Phật viện (Vihara) và đền thờ Laksmindra Lokesvara Svabhayada.

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, các nhà khoa học Pháp đã khai quật tại đây được hàng trăm tác phẩm điêu khắc vô giá, phần lớn đang được trưng bày ở Bảo tàng Chăm Đà Nẵng.

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương với nỗi buồn mang tên 'phế tích' - Ảnh 3.
Các mảng tường ở tháp xuống cấp – Ảnh: L.TRUNG

Năm 1901, nhà nghiên cứu người Pháp L.Finot trong đề tài công bố của mình về vấn đề di tích Đồng Dương đã giới thiệu 229 hiện vật được phát hiện, nổi bật nhất là bức tượng Bồ tát Tara bằng đồng cao hơn 1,1m đẹp vào loại bậc nhất của khu vực Đông Nam Á.

Đến năm 1902, nhà nghiên cứu H.Parmentier tiến hành khai quật trên một quy mô lớn tại Phật viện Đồng Dương. Cuộc khai quật này đã thu hút các nhà nghiên cứu tìm về, đồng thời đánh giá đây là một trong những di tích quan trọng của khu vực Đông Nam Á.

Theo khảo tả của H.Pramentier, toàn bộ khu đền thờ chính và các tháp nằm lân cận phân bố trên một trục từ tây sang đông, dài khoảng 1.300m.

Khu đền thờ chính nằm trong một khu vực hình chữ nhật dài 326m, rộng 155m, xung quanh có tường gạch bao bọc.

Ngoài phần chánh điện thì còn được phát hiện hệ thống nền gạch của một khu tăng xá, giảng đường nối nhau trên một chu vi rộng lớn, những viên ngói lợp các khu xây dựng cũng được phát hiện rải rác, chứng minh đây là mô hình Phật viện khép kín rất lý tưởng cho công cuộc đào tạo tăng tài.

LÊ TRUNG/BÁO TUỔI TRẺ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Giữa Tâm Bão Xã Hội: Phật Giáo và Con Đường Tỉnh Thức
Điểm nhìn

Trong thế giới hiện đại, khi sự ồn ào của mạng xã hội và sự chuyển động không ngừng của truyền thông làm khuấy đảo tâm trí con người, Phật giáo dường như đang bị đẩy vào một vở kịch xã hội đầy rẫy những diễn đàn tranh luận vô nghĩa. Người ta nhìn nhận...

Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa
Tin trong nước, Tin tức, Tin tức Giáo hội

Sáng ngày 31/10, tại Hội trường 25B (phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa), BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử thập phương. Quang lâm chứng minh tham...

Hội thảo khoa học “GHPGVN tỉnh Thanh Hóa – 40 năm phát triển và trưởng thành”
Tin trong nước, Tin tức

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm thành lập Phật giáo tỉnh Thanh Hóa, sáng ngày 30/10, tại Hội trường Khách sạn Thiên Ý (phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), BTS GHPGVN tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học “GHPGVN tỉnh Thanh Hóa – 40 năm phát triển...

Trưởng lão HT. Thích Thiện Nhơn tham dự Hội nghị Phật giáo vì hòa bình Quốc tế tại Pháp
Tin quốc tế, Tin tức, Tin tức Giáo hội

Nhận lời mời của Hội Phật tử Thế giới WFB, Đức Phó pháp chủ Hội đồng Chứng minh (HĐCM), Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn, cùng phái đoàn Trung ương Giáo hội, ngày 28/10 đã chính thức đến Pháp để tham dự Hội...

Tỉnh thức giữa bão tố truyền thông
Điểm nhìn

Truyền thông về Phật giáo, hiện tượng lan truyền các video cắt xén, bóp méo các bài giảng của tăng, ni đã trở thành một vấn đề đáng báo động, dẫn đến sự hiểu lầm và xuyên tạc giáo lý. Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, truyền thông mạng xã hội đã trở thành một phần...

Viện Nghiên cứu Phật học VN đề xuất dựng tượng Hòa thượng Thích Minh Châu tại Nava Nalanda
Tin quốc tế, Tin tức

Ngày 5-9, GS.TS Rajesh Ranjan, Hiệu trưởng Nava Nalanda Mahavihara (Ấn Độ) đã có thư phúc đáp Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN trao đổi về ý tưởng dựng tượng đài cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu trong khuôn...

Học viện PGVN tại Hà Nội tổ chức khai giảng hệ Sau Đại học khoá VII
Tin trong nước, Tin tức

Sáng ngày 12/10, thực hiện chương trình đào tạo năm 2024, Học viện PGVN tại Hà Nội tổ chức lễ khai giảng hệ Sau Đại học khóa VII cho Tăng Ni, cư sĩ Phật tử. Về chứng minh, tham dự buổi lễ có: Hòa thượng, Tiến sĩ Thích Thanh Đạt, Ủy viên Thường trực Hội...

Siêu bão Milton và góc nhìn đạo Phật
Điểm nhìn

Qua hai cơn bão mạnh nhất gần đây, cơn bão Yagi và siêu bão Milton đang hoạt động tại Mỹ đã cho chúng ta nhìn thấy những giá trị quý báu cần được nâng niu gìn giữ của thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người Siêu bão Milton Sáng ngày 06/10/2024,...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus,...

Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật
Điểm nhìn

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là “kẻ mị dân nguy hiểm” và nhiều lần gọi ông là...

Cẩn trọng khi “sùng bái” hạnh đầu đà
Điểm nhìn

Đầu đà (Sanskrit: Dhūtaguna, Pāli: Dhutanga) là nhóm phương pháp khổ hạnh mang tính chất tự nguyện trong Phật giáo, nhằm dứt trừ sự dính mắc, tham dục, phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu tập của Phật giáo. Thời đức Phật tại thế, hạnh đầu đà được một bộ phận...

Hà Nội: Hội thảo về phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Phật giáo thời Trần ở Việt Nam
Tin trong nước, Tin tức, Tin tức Giáo hội

Sáng ngày 21/9 tức 19/8 năm Giáp Thìn, tại  chùa Yên Phú xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội Ban văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ  chức Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Phật giáp thời Trần ở Việt Nam...

Tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001) tại tổ đình Từ Đàm – Huế
Tin trong nước, Tin tức

Sáng nay, ngày 18-9 (16-8-Giáp Thìn), tại tổ đình Từ Đàm (P.Trường An, TP.Huế), Hòa thượng Thích Hải Ấn cùng chư Tăng đã trang nghiêm tổ chức Lễ húy nhật Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001). Dâng hương tưởng niệm có Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ GHPGVN; Trưởng...

Học viện Phật giáo VN tại Huế tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp Cử nhân Phật học khóa XI
Tin trong nước, Tin tức

Sáng 15-9, tại hội trường Hoa Sen (cở sở 2, P.An Tây, TP.Huế), Học viện Phật giáo VN tại Huế đã long trọng tổ chức Lễ tốt nghiệp, cấp phát bằng Cử nhân Phật học khóa XI (2020-2024), Thạc sĩ khóa I, II và tổng khai giảng năm học 2024-2025. Quang lâm chứng minh và...

Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội trao Bằng tốt nghiệp Thạc sĩ, Cử nhân và Cao đẳng Phật học
Tin trong nước, Tin tức

Sáng nay, 14-9, tại Hội trường Bảo tàng Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội diễn ra khai giảng năm học 2024-2025 và trao Bằng Thạc sĩ, Cử nhân, Cao đẳng Phật học năm 2024 cho 39 Tăng Ni sinh và Phật tử các hệ đào tạo được nhận bằng Tốt nghiệp trong dịp...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.