1. Nguyên văn
啟建法筵 為牒仰事。茲據
越南國…省…縣(郡)…社…村、家居奉
佛修香諷經設供施食孤魂祈陰超陽泰事。今齋主… 涓取…月…日、皈佛仗僧、依科肆設、品物具陳、仰 啟佛恩、俯垂接度。
竊念、盤古初分、人皇始判、官天下家天下、疊疊無 窮、古英雄今英雄、滔滔不盡、或從征正氣、或報國丹 心、忠臣不顧殘軀、孝子何妨害命、题江凌于片石、未 遇煙雲、棄倉廩于荒郊、何曾牧畜、百藝功名稱伎倆、 九洲存敗費江山、一同盡作不才人、只是堪嘆長夜客、 春秋無祀、漿水未霑、吞聲咽咽無停、腹鼓空空俄嘆。 兹者辰當慶月、節屆…天、虔仗禪流、宣揚法事。今則 花壇備辦、法食具陳、奉獻牒文、一誠上達。
南無面燃王菩薩證明、統領三十六部、一切男女孤魂 列位。
筵請、法界四洲之內、九幽十類之中、上自王候宰 將、下及士農工商、漁樵耕牧、法界之內、九幽野外、 十二類中、遠及他方、近於當境、冤魂枉死、男女傷 亡、將帥遊魂、陣亡兵卒、客商丐者、刑戮囚人、市井 江湖、路途散命、軍民士卒、府縣屯營、或被刀兵、 或遭饑渴、或蛇傷而失命、或虎咬以散身、傷亡橫死之 流、饑渴孤魂等衆、仝來獻享之儀、共降禎祥之福。
伏願、頓息貪瞋癡、堅持戒定慧、寃身平等、咸脫苦 淪、皈命三尊、克登十地。須至牒者。
右牒仰
孤魂列位案下鑒納。
歲次…年…月…日時、請薦牒
2. Phiên âm
KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN Vị điệp ngưỡng sự.
Tư cứ: Việt Nam Quốc … Tỉnh,… Huyện (Quận), … Xã,… Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh thiết cúng thí thực cô hồn kỳ âm siêu dương thái sự. Kim trai chủ quyên thủ nguyệt … nhật, quy Phật trượng tăng; y khoa tứ thiết, phẩm vật cụ trần; ngưỡng khải Phật ân, phủ thùy tiếp độ.
Thiết niệm: Bàn Cổ1 sơ phân, nhân hoàng thi phán; quan thiên hạ gia thiên hạ, điệp điệp vô cùng; cổ anh hùng kim anh hùng, thao thao bất tận; hoặc tùng chinh chánh khí, hoặc báo quốc đan tâm2; trung thần bất cố tàn khu, hiếu tử hà phương hại mệnh; đề giang lăng vu phiến thạch, vị ngộ yên vân; khí thương lẫm vu hoang giao, hà tằng mục súc; bách nghệ công danh xưng kỹ lưỡng, cửu châu3 tồn bại phí giang sơn; nhất đồng tận tác bất tài nhân, chỉ thị kham thán trường dạ khách; xuân thu vô tự, tương thủy vị triêm; thôn thanh yết yết vô đình, phúc cổ không không nga thán. Tư giả thần đương khánh nguyệt, tiết giới … thiên; kiền trượng Thiền lưu4, tuyên dương pháp sự. Kim tắc hoa đàn5 bị biện, pháp thực cụ trần; phụng hiến điệp văn, nhất thành thượng đạt.
Nam Mô Diện Nhiên Vương Bồ Tát chứng minh, thống lãnh Tam Thập Lục Bộ, nhất thiết nam nữ cô hồn liệt vị.
Diên thỉnh: Pháp giới Tứ Châu chi nội, cửu u6 Thập Loại chỉ trung; thượng tự vương hầu tể tướng, hạ cập sĩ nông công thương; ngư tiều canh mục, pháp giới chỉ nội, cửu u dã ngoại, Thập Nhị Loại trung, viễn cập tha phương, cận ưu đương cảnh, oan hồn uống từ, nam nữ thương vong, tướng soái du hồn, trận vong binh tốt, khách thương cái giả, hình lục tù nhân, thị tỉnh giang hồ, lộ đồ tán mạng, quân dân sĩ tốt, phù huyện đồn doanh; hoặc bị đao bình, hoặc tao cơ khát, hoặc xả thương nhi thất mạng, hoặc hổ giào dĩ tán thân, thương vong hoạnh tử chỉ lưu, cơ khát cô hồn đằng chúng; đồng lai hiến hưởng chi nghỉ, cộng giáng trình tường chỉ phước.
Phục nguyện: Đốn tức Tham Sân Si, kiên trì Giới Định Tuệ; oan thân bình đẳng, hàm thoát khổ luân; quy mạng Tam Tôn, khắc đăng Thập Địa7. Tu chỉ điệp giả.
HỮU ĐIỆP NGƯỠNG
Cô hồn liệt vị án hạ giám nạp.
Tuế thứ … niên … nguyệt… nhật thời. Thỉnh tiến điệp.
3. Dịch nghĩa
Pháp Diên Mở Bày Điệp xin dâng cúng.
Nay căn cứ: việc gia đình hiện ở tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) Tỉnh …, nước Việt Nam dâng hương tụng kinh, thiết cúng thí thực cô hồn, cầu âm siêu dương thái … Nay có trai chủ … chọn ngày … tháng …, quy Phật nương tăng, theo khoa dọn lễ, phẩm vật đủ bày; ngưỡng mong Phật ơn, cúi thương tiếp độ:
Nép nghĩ: Bàn Cổ mới phân, người vua định rõ; quan thiên hạ nhà thiên hạ, trùng điệp không cùng; xưa anh hùng nay anh hùng, thao thao bất tận; hoặc chinh chiến chánh khí, hoặc báo quốc lòng son; trung thần chẳng tiếc tấm thân, con hiếu ngại gì mạng sống; ghi sông nước lên phiến đá, chửa gặp khói mây; bỏ của cải nơi thành hoang, chưa từng chăm sóc; trăm nghề cồn danh ôi kỹ lưỡng, chín châu còn mất uổng giang sơn; cùng nhau hết thảy kẻ bất tài, chỉ là đêm dài than thở khách; xuân thu chẳng cúng, chút nước thấm chưa; tiếng nhai sột soạt không ngừng, bụng trống rỗng không đau xót. Nay lúc thời đang tháng bảy, tiết thuộc trời …, nương vào chúng tăng, tuyên bày pháp sự. Nay tất đàn tràng bày đủ, cơm pháp dọn xong, dâng cúng điệp văn, tâm thành soi thấu.
Kính lạy Bồ Tát Diện Nhiên Vương chứng minh, thống lãnh Ba Mươi Sáu Bộ, hết thảy nam nữ cô hồn các vị.
Kính thỉnh: Pháp giới Bốn Châu trong ấy, cõi âm Mười Mười Loại các ngài; trên từ vương hầu tể tướng, dưới đến sĩ nông công thương; ngư tiều canh mục, trong vòng pháp giới; cõi âm bên ngoài; Mười Hai Loại trong, xa tận phương kia, gần ngay trú xứ; oan hồn chết uống, nam nữ chết thương, tướng soái khuất hồn, binh lính chết trận, ăn mày buôn bán, xử chém tù nhân, giữa đường mất mạng, quân dân lính tốt, phủ huyện đồn dinh, hoặc bị đao binh, hoặc gặp đói khát, hoặc rắn cắn mà mất mạng, hoặc cọp xé mà tan thân, thương chết oan uổng hạng người, đói khát cô hồn các chúng; cùng đến thọ hưởng cúng dâng, ban cho tốt lành phước đức.
Cúi mong: Chấm dứt Tham Sân Si, giữ vững Giới Định Tuệ; oan thân bình đẳng, đều thoát khổ vòng; quy y Tam Tôn, sớm lên cõi Phật. Kính dâng điệp nầy.
Kính Dâng Điệp
Cô hồn các vị dưới án chứng giám.
Ngày … tháng … năm … Điệp thỉnh cúng.
4. Chú thích
- Bàn Cổ (盤古): nhân vật sáng thế đầu tiên khai thiên lập địa trong thần thoại của Trung Quốc. Như trong Tam Ngũ Lịch Ký (三五歷記) có đoạn: “Vạn bát thiên tuế, thiên địa khai tịch, dương thanh vi thiên, âm trọc vì địa, Bàn Cổ tại kỳ trung, nhất nhật cửu biến, thần ư thiên, thánh ư địa, thiên nhật cao nhất trượng, địa nhật hậu nhất trượng, Bàn Cổ nhật trưởng nhất trượng, như thử vạn bát thiên tuế, thiên số cực cao, địa số cực thâm, Bàn Cổ cực trưởng, hậu nãi hữu tam hoàng (萬八千歲、天地開闢、陽清為天、陰濁為地、盤古在其中、一日 九變、神於天、聖於地、天日高一丈、地日厚一丈、盤古日長一 丈、如此萬八千歲、天數極高、地數極深、盤古極長、後乃有三 皇, mười tám ngàn năm, trời đất khai mở, dương trong là trời, âm đục là đất, Bàn Cổ ở trong ấy, một ngày chín lần biến đổi, thần thành trời, thánh thành đất, trời mỗi ngày cao một trượng, đất mỗi ngày dày một trượng, Bàn Cổ mỗi ngày lớn lên một trượng, như vậy mười tám ngàn năm, số trời rất cao, số đất rất sâu, Bàn Cổ rất lớn, sau mới có ba vua).” Hay trong bài Hỗn Thiên Phú (渾天賦) của Dương Quýnh (楊 炯, 650-692) nhà Đường cũng có đoạn: “Bàn Cổ hà thần hề lập thiên địa, cự linh hà thánh hề tạo sơn xuyên (盤古何神兮立天地、巨靈何 聖兮造山川, Bàn Cổ thần nào chừ lập thiên địa, linh thiêng nào thánh chừ tạo núi sông).”
- Đan tâm (丹心): lòng son. Như trong bài thơ Quá Linh Đinh Dương (過零丁洋) của Văn Thiên Tường (文天祥,1236-1283) nhà Tống có đoạn: “Nhân sinh tự cổ thùyvô từ, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh (人生自古誰無死、留取丹心照汗青, con người từ cổ ai không chết, giữ tấm lòng son sáng đất trời).” Hay trong Liệt Tổ Đề Cương Lục (列祖提綱錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1260) quyển 1 lại có câu: “Khuynh vạn quốc đan tâm, chúc nhất nhân thánh thọ (傾萬國丹心、 祝一人聖壽, dốc muôn nước lòng son, chúc một đấng thánh thọ).”
- Cửu châu (九州): thời cổ đại chia Trung Quốc thành 9 châu là Ki (X), Cổn (哀), Thanh (青), Tù(徐), Dương (揚), Kinh (荊), Dự (豫), Lương (梁), Ung (雍). Về sau, người ta dùng từ nầy để chỉ chung cho thiên hạ. Như trong bài thơ Thị Nhi (示兒) của Lục Du (陸游,1125-1210) nhà Tống có đoạn: “Tử khứ nguyên tri vạn sự không, đản bị bất kiến cửu châu đồng (死去元知萬事空、但悲不見九州同,chết đi mới biết muôn sự không, chỉ buồn chẳng thấy chín châu cùng).”
- Thiền lưu (禪流): những người tu tập Thiền Tông, hay nói chung là tu sĩ Phật Giáo. Nam Thạch Văn Tú Thiền Sư Ngữ Lục (南石文琇禪師 語錄,卍Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1422) quyển 4, bài Tặng Hổ Kheo Hỷ Tạng Chủ (贈虎丘喜藏主), có đoạn: “Tỳ Lô các hạ quỷ tiên thi, tử hải Thiền lưu thiết yếu tri, khán tận nguyên lai duy nhất củ, nhược ngôn nhất củ tào thành nghi (毗盧閣下鬼仙詩、四海禪流切要知、 看盡元來惟一句、若言一句早成疑, Tỳ Lô dưới điện linh quỷ thơ, bốn biển Thiền tăng rõ biết cho, xét kỹ xưa nay một câu chi, một câu nếu bảo thành nghi ngờ).” Hay trong bài Thích Ca Văn Phật Tán (釋迦 文佛贊) của Sở Thạch Phạn Kỳ Thiền Sư Ngữ Lục (楚石梵琦禪師語 錄,卍Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1420) quyển 13 có đoạn rằng: “Tam thế Như Lai cọng nhất tâm, nhất tâm bất cách khứ lai câm, Nhiên Đăng thọ ký duyên vô đắc, Bát Nhã đàm không thán thậm thâm, cùng tử nhiếp quy An Dưỡng sĩ, đạo tràng xướng xuất Niết Bàn âm, Vân Môn tối thị tri ân giả, giải hướng Thiền lưu thống xứ châm (三世如來共一心、一 心不隔去來今、然燈授記緣無得、般若譚空嘆甚深、窮子攝歸安 養士、道場唱出涅槃音、雲門最是知恩者、解向禪流痛處針,ba đời Như Lai cũng một tâm, một tâm chẳng cách xưa nay cùng, Nhiên Đăng thọ ký duyên chẳng có, luận bàn Bát Nhã thật huyền thâm, con khổ thảy về An Dưỡng kẻ, đạo tràng vang xướng Niết Bàn âm, Vân Môn quả đúng tri ân bạn, xoa dịu tu Thiền nhói kim đâm).” Hoặc như trong Kiềm Nam Hội Đăng Lục (黔南會燈錄,卍Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1591) quyền 2 có câu: “Trân trọng Thiền lưu thân thiết củ, hưu đắc vô thằng tự thảo phược(珍重禪流親切句、休得無繩自討縛, trân trọng tu hành lời thân thiết, chớ để không dây trói buộc mình).”
- Hoa đàn (華[花]壇): từ mỹ xưng của đàn tràng, trai đản; vì tại các đàn tràng thường được trang trí nhiều phẩm vật dâng cúng, đặc biệt là hoa, rất trang nghiêm, rực rỡ, nên có tên như vậy. Như trong Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇儀,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083) quyền 1 có đoạn: “Kim tắc la liệt hoa đàn, xiển dương Phật sự, hương phần bảo triện, đằng ngũ sắc chi vân hà, chúc trán kim liên, xán nhất thiên chi tinh đầu (今則羅列華壇、闡揚 佛事、香焚寶篆、腾五色之雲霞、燭綻金蓮、燦一天之星斗,nay tất la liệt hoa đàn, xiển dương Phật sự, hương xông triện báu, tỏa năm sắc ấy mây lành, nến thắp sen vàng, sáng một trời muôn sao tỏ).”
- Cửu u (九曲): nơi vô cùng tối tăm, tức chỉ dưới lòng đất sâu thẳm hay chín tầng địa ngục, cõi âm. Dân gian quan niện rằng trời có 9 tầng, đất cũng có 9 tầng, con số 9 ở đây chỉ sự giới hạn cùng cực và cũng có ý nghĩa nhiều hơn nữa. Như trong Du Già Diệm Khẩu Chú Tập Toản Yếu Nghi Quỹ (瑜伽燄口註集纂要儀軌,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1084) quyển Hạ có đoạn: “Cửu u Thập Loại, vị thoát sanh tử chi luân, Bát Nạn Tam Đồ, ninh miễn cơ hư chi khổ (九曲十類、未脫生死之 輪、八難三塗、寧免饑虛之苦, cõi âm Mười Loại, chưa thoát sanh tử luân hồi; Tám Nạn Ba Đường, sao khỏi đói khát nỗi khổ).” Hay trong Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng (禪林疏語考證,卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1252) quyền 4, bài Thiền Giáo Tiến Vong Tu Sám Phật Sự (禪教薦亡修懺佛事), lại có đoạn: “Phạm âm cử xứ liên hoa khai Thất Bảo chi trì, thánh hiệu tuyên thời thiết võng toái cửu u chi ngục (梵音 舉處蓮花開七寶之池、聖號宣時鐵網碎九幽之獄, lời kinh vọng đến hoa sen bày Bảy Báu trong hồ, thánh hiệu ngân vang lưới sắt vỡ chín tầng địa ngục).”
- Thập Địa (s: daśa-bhūmi, 十地): tính từ quả vị thứ 41 đến 50 trong 52 quả vị (gồm Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác) tu hành của vị Bồ Tát. Thập Địa là 10 quả vị được thuyết trong Phẩm Thập Địa (十地品) của Kinh Hoa Nghiêm (s: Buddhāvatamsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 華嚴經), còn gọi là Hoa Nghiêm Thập Địa (華嚴十地), gồm: (1) Hoan Hỷ Địa (s: pramudhitā-bhūmi, 歡喜地), (2) Ly Cấu Địa (s: vimalā-bhūmi, 離 垢地), (3) Phát Quang Địa (s: prabhākarī-bhūmi,發光地), (4) Diệm Huệ Địa (s: arcişmatī-bhūmi,焰慧地), (5) Cực Nan Thắng Địa (s: sudurjayā-bhūmi, 極難勝地), (6) Hiện Tiền Địa (s: abhimukhī-bhūmi, 現前地), (7) Viễn Hành Địa (s: dūrangamā-bhūmi,遠行地), (8) Bất Động Địa (s: acalā-bhūmi,不動地), (9) Thiện Tuệ Địa (s: sādhumatī- bhūmi, 善慧地), và (10) Pháp Vân Địa (s: dharmameghā-bhūmi, 法雲 地). Trong các Kinh Bát Nhã, v.v., cũng có nói về Thập Địa cọng thông cả ba thừa, với tên gọi khác là Càn Huệ Địa (乾慧地), Tánh Địa (性 地), Bát Nhân Địa (八人地), Kiến Địa (見地), Bạc Địa (薄地), Ly Dục Địa (離欲地), Di Biện Địa (己辦地), Bích Chi Phật Địa (辟支佛地), Bồ Tát Địa (菩薩地) và Phật Địa (佛地). Như trong Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục(高峰龍泉院因師集賢語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1277) quyền 2, phần Phổ Biến Văn ( 變文), có câu: “Thiết dĩ, hương vân ái đãi, hoa vũ tân phân, Phạm âm hưởng chấn ư Cửu Thiên, pháp lạc thanh huyên ư Thập Địa (窃以、香 雲愛謎、花雨繽紛、梵音響震於九天、法樂聲喧於十地, nép nghĩ: mây hương mù mịt, là chả mưa hoa, Phạm âm chấn động đến trời xanh, pháp lạc tiếng vang nơi Mười Địa).”