1. Nguyên văn:
資度靈筵 爲牒奠事。茲據
越南國…省…縣(郡)…社…村、哀堂奉
佛修香諷經遷柩歸山安墳淨土夕奠之禮、報德酬恩祈超度事。今…維日謹以香花齋盤庶品菲禮之儀置奠于
奉爲…之靈柩。
嗚呼、人生有限、節到無期、彭祖八百、超塵之壽、顔回四八、運到易同、景對人愁雲慘雨、人對景樹靜風吹、庭前不見徃來、門戸無聞笑語。今則辰當初夜、齋饌具陳、以酬骨肉之恩、庶表情深之義、由是虔仗禪和、宣揚法事、諷誦大乘法寶尊經、加持徃生淨土神咒、集此良因、祈生樂國。
惟願、靈依幡蓋登安養、魄謝塵寰自優游。須至牒者。
右牒奠
陰陽使者接靈收執。
歲次…年…月…日時 。請奠牒
2. Phiên âm
TƯ ĐỘ LINH DIÊN Vị điệp điện sự.
Tư cứ: Việt Nam Quốc … Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cữu quy sơn an phần Tịnh Độ Tịch Điện chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.
Kim … duy nhật cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm phỉ lễ chi nghi trí điện vu.
Phụng vị … chi linh cữu.
Ô hô ! Nhân sinh hữu hạn, tiết đáo vô kỳ; Bành Tổ1 bát bách, siêu trần chi thọ; Nhan Hồi2 tứ bát, vận đáo dị đồng; cảnh đối nhân sầu vân thảm vũ, nhân đối cảnh thọ tĩnh phong xuy; đình tiền bất kiến vãng lai, môn hộ vô văn tiếu ngữ. Kim tắc thần đương sơ dạ, trai soạn cụ trần; dĩ thù cốt nhục chi ân, thứ biểu tình thâm chi nghĩa. Do thị kiền trượng Thiền hòa, tuyên dương pháp sự; phúng tụng Đại Thừa pháp bảo tôn kinh …, gia trì Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú; tập thử lương nhân, kỳ sanh Lạc Quốc.
Duy nguyện: Linh y phan cái đăng An Dưỡng, phách tạ trần hoàn tự ưu du. Tu chí điệp giả.
HỮU ĐIỆP ĐIỆN
Âm Dương Sứ Giả tiếp linh thu chấp.
Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời. Thỉnh điện điệp.
3. Dịch nghĩa
Diên Cúng Siêu Độ Vì điệp dâng cúng.
Nay căn cứ: Việc gia đình đau buồn hiện ở tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) …, Tỉnh …, nước Việt Nam, thờ Phật dâng hương tụng kinh dời quan về núi yên mộ phần Tịnh Độ, lễ cúng buổi tối, báo đức đền ơn cầu siêu độ. Nay … hôm nay kính lấy nghi lễ hương hoa cỗ chay phẩm vật lễ mọn, kính cúng lên:
Kính vì hương linh …
Than ôi ! Đời người có hạn, tiết đến không kỳ; Bành Tổ tám trăm, siêu trần tuổi thọ; Nhan Hồi ba hai, vận đến khác cùng; cảnh đối người mây buồn mưa thảm, người đối cảnh cây lặng gió rung; trước sân chẳng thấy tới lui, trong nhà đâu nghe cười nói. Nay lúc giờ đang đầu đêm, cỗ chay đủ bày; để đền cốt nhục ơn sâu, tỏ chút tình sâu nghĩa lớn. Do vậy nương nhờ chúng tăng, tiến hành pháp sự; đọc tụng Đại Thừa pháp báu kinh văn …, trì thêm Thần Chú Vãng Sanh Tịnh Độ; góp nhân lành này, cầu sanh Cực Lạc.
Cúi mong: Linh theo phan lọng lên An Dưỡng, vía xả trần đời tự thong dong. Kính dâng điệp nầy.
Kính Điệp Cúng
Âm Dương Sứ Giả đón linh nhận lấy.
Lúc … ngày … tháng … năm … Điệp thỉnh cúng.
4. Chú thích
- Bành Tổ (彭祖): họ Bành (彭), tên là Tiễn (翦), còn gọi là Tiễn Khanh (籛鏗), là tiên nhân trường thọ trong truyền thuyết Trung Quốc. Truyền thuyết cho rằng ông là chuyển thế hóa thân của Nam Cực Tiên Ông (南極仙翁), nổi tiếng trên đời với tuổi thọ 800. Bành Tổ là cháu chắt của Chuyên Húc (顓頊), thân phụ ông Lục Chung (陸終) là con trai đầu của Ngô Hồi (吳回), mẫu thân là con gái của thủ lãnh tiểu quốc Quỷ Phương (鬼方); nhờ có tài hầm nước súp gà hoang, được vua Nghiêu thưởng thức, thụ phong ở Đại Bành (大彭), chính là tiểu quốc Đại Bành (nay là Từ Châu [徐州], Giang Tô [江蘇]), còn gọi là Bành Kiên (彭鏗), trong truyền thuyết là tổ tiên của họ Bành. Từ thời nhà Nghiêu, trãi qua nhà Hạ, Thương, ông đều làm Thủ Tàng Sử (守藏史), làm quan đến Hiền Đại Phu (賢大夫); dưới thời nhà Chu thì làm Trụ Hạ Sử (柱下史). Ông cưới 49 người vợ, sanh hạ được 54 người con. Truyền thuyết cho rằng ông sống thọ đến 800 tuổi, là một vị thần trường thọ. Tác phẩm Thần Tiên Truyện (神仙傳) của Cát Hồng (葛洪, 284-363) nhà Tấn cho rằng cuối thời nhà Ân, lúc ấy ông đã 767 tuổi, mà vẫn không suy yếu và già đi. Ông tánh tình điềm tĩnh, không màng đến thế sự, chẳng thiết danh dự, không mặc quân phục, chỉ chuyên tâm vào việc dưỡng sinh mà thôi. Đạo dưỡng sinh của ông được hậu thế chỉnh lý thành Bành Tổ Dưỡng Sanh Kinh (彭祖養性經), Bành Tổ Nhiếp Sanh Dưỡng Tánh Luận (彭祖攝生養性論) và lưu truyền ở đời. Khổng Tử (孔子, 551-479 ttl.) đối với ông một mực kính thành; các tư tưởng gia thời Tiền Tần như Trang Tử (莊子, 369-268 ttl.), Tuân Tử (荀子, 313-238 ttl.), Lã Bất Vi (呂不韋, 290-235 ttl.) đều cũng từng ngôn luận về Bành Tổ. Các sử thư như Sử Ký (史記), v.v., cũng có ghi chép về ông. Đạo gia thì kính ngưỡng Bành Tổ như là một trong những nhà tiên phong sáng lập, cũng khá nhiều điển tịch của Đạo gia bảo tồn lý luận dưỡng sanh của ông. Trong tác phẩm Thần Tiên Truyện của nhà y học thời Tấn là Cát Hồng, đặc biệt là truyện của Bành Tổ; tác phẩm Bão Phác Tử (抱朴子) của Cát Hồng cũng cho rằng ông sống thọ đến 800 tuổi, đắc đạo thành tiên. Cuối đời ông định cư ở Quận Võ Mưu (郡武謀, nay là phía Đông Huyện Bành Sơn [彭山縣], Tứ Xuyên [四川]), ngã bệnh và qua đời, rồi an táng tại đây; bia soạn là Thương Đại Hiền Mộ (商大賢墓). Ngày nay cách không xa ở phía Đông Huyện Bành Sơn, Tứ Xuyên có Bành Tổ Từ (彭祖祠). Có thuyết cho rằng Tiền Lưu (錢鏐, tại vị 907-932) đã từng tôn tạo ngôi mộ cũng như miếu thờ Bành Tổ. Vào thời Tiền Tần, trong tâm mọi người, Bành Tổ là một vị tiên nhân. Cho đến thời Tây Hán, Liệt Tiên Truyện (列仙傳) của Lưu Hướng (劉向, 77-6 ttl.) đưa Bành Tổ nhập vào tiên giới, gọi là Liệt Tiên (列仙), dần dần ông trở thành nhân vật thần thoại. Tác phẩm Đình Cúc Phú (庭菊賦) của Dương Quýnh (楊炯, 650-692) nhà Đường có đoạn rằng: “Giáng Văn Hoàng chi mệnh, tu Bành Tổ chi thuật, bảo tính hòa thần, thử yên chung cát (降文皇之命、修彭祖之術、保性和神、此焉終吉, giáng Văn Hoàng mệnh lệnh, tu Bành Tổ tiên thuật, giữ tánh hợp thần, đây rốt cuộc tốt).” Hay trong Gia Thái Phổ Đăng Lục (嘉泰普燈錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 79, No. 1559) quyển 27, bài Thiêu Mộc Phật (燒木佛), lại có đoạn: “Bành Tổ bát bách khất diên thọ, Tần Hoàng đăng vị cánh cầu tiên (彭祖八百乞延壽、秦皇登位更求仙, Bành Tổ tám trăm xin thêm thọ, vua Tần lên ngôi lại cầu tiên).”
- Nhan Hồi (顔回, 521-481 ttl.): tự là Tử Uyên (子淵), còn được gọi là Nhan Tử (顏子), Nhan Uyên (顔淵); người nước Lỗ thời Xuân Thu, người đứng đầu 72 trong những đệ tử kiệt xuất của Khổng Tử, có đức hạnh số một. Ông nhỏ hơn thầy 30 tuổi, nhưng lại mất sớm trước thầy vào năm 32 tuổi. Từ thời nhà Hán trở đi, ông được xem như là người đứng đầu trong Thất Thập Nhị Hiền (七十二賢, 72 người hiền), có khi cúng tế Khổng Tử, chỉ có cúng thêm Nhan Hồi mà thôi. Sau này, lịch đại các quân vương đều phong thêm thụy hiệu cho ông. Năm 628 (Trinh Quán [貞觀] 2) đời vua Thái Tông (太宗, tại vị 626-649) nhà Đường, chiếu chỉ phong ông là Tiên Sư (先師). Năm 668 (Tổng Chương [總章] nguyên niên) đời vua Cao Tông (高宗, tại vị 649-683) nhà Đường, truy phong là Thái Tử Thiếu Bảo (太子少保). Năm 379 (Khai Nguyên [開元] 27) đời vua Huyền Tông (玄宗, tại vị 712-756) nhà Đường phong là Duyện Công (兗公). Năm 1009 (Đại Trung Tường Phù [大中祥符] 2) đời vua Chơn Tông (眞宗, tại vị 997-1022) nhà Tống phong thêm là Duyện Quốc Công (兗國公). Năm 1330 (Chí Thuận [至順] nguyên niên) đời vua Văn Tông (文宗, tại vị 1328-1329, 1329-1332) nhà Nguyên lại phong thêm là Duyện Quốc Phục Thánh Công (兗國復聖公). Năm 1530 (Gia Tĩnh [嘉靖] 9) đời vua Thế Tông (世宗, tại vị 1521-1567) nhà Minh phong lại là Phục Thánh (復聖). Trong bài tán cúng linh có đoạn: “Bành Tổ niên cao kim hà tại, Nhan Hồi thọ yểu diệc quy không, kham thán lão thiếu bất đồng đồ, sanh tử đáo đầu quy nhất lộ (彭祖年高今何在、顔回壽夭亦歸空、堪嘆老少不同途、生死到頭歸一路, Bành Tổ tuổi cao đâu còn nữa, Nhan Hồi chết yểu cũng hoàn không, thương thay già trẻ chẳng cùng đường, sanh tử đến rồi về một nẻo).” Năm 14 tuổi, ông theo lạy Khổng Tử làm thầy, và từ đó về sau suốt đời hầu hạ thầy. Trong số các môn đệ của Khổng Tử, ông là môn sinh đắc ý nhất, được ca ngợi là hiếu học. Tương truyền, năm 29 tuổi, tóc ông trắng bạch và qua đời vào năm 481 trước Tây lịch. Khổng Tử nghe vậy, vô cùng đau xót, bảo rằng: “Tự ngô hữu Hồi, môn nhân ích thân (自吾有回、門人益親, từ khi ta có Hồi, môn nhân càng gần gũi hơn).” Và ông than rằng: “Y ! Thiên táng dư ! Thiên táng dư (噫、天喪予、天喪予, than ôi ! Trời chôn ta ! Trời chôn ta !).” Trong số 10 hiền triết của Khổng Tử, ông được xem là người có đức hạnh số một. Trong Quảng Hoằng Minh Tập (廣弘明集, Taishō Vol. 52, No. 2103) quyển 18, chương Thích Nghi Luận (釋疑論), có đoạn: “Cổ Tẩu hạ ngu đản sanh hữu Thuấn, Nhan Hồi đại hiền tảo yểu tuyệt tự(瞽叟下愚誕生有舜、顏回大賢早夭絕嗣, Cổ Tẩu [cháu đời thứ 8 của Hoàng Đế Hiên Viên] ngu si sanh ra vua Thuấn, Nhan Hồi hiền hậu chết sớm tuyệt dòng).”