1. Nguyên văn

資度靈筵   為牒奠事。 茲據

越南國…省…縣(郡)…社…村、哀堂奉 佛修香諷經遷柩歸山安墳淨土成服之禮、報德酬恩祈 超度事。今…維日謹以香花齋盤庶品菲禮之儀置奠于 奉為…之靈柩。

嗚呼、人生在世、猶如葉茂花紅、大限到來、恰似春 霜曉露、我佛身長丈六、寂滅雙林、老君丹煉九凡、終 歸逝世、天若無常、風雲速起、人到是時、老弱便休、 仗憑大衆、助念往生、濟度亡靈、早登覺岸。今則辰當 成服、薄味奠之、以酬孝道之恩、庶表綱常之義。

惟願、一聞法語、二往淨邦、三聽般若之音、四證菩 提之果。須至牒者。

右牒奠

陰陽使者接靈收執。

歲次…年…月…日時。請奠牒

2. Phiên âm

TƯ ĐỘ LINH DIÊN   vị điệp điện sự.

Tư cứ: Việt Nam Quốc … Tỉnh,… Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cửu quy sơn an phần Tịnh Độ thành phục chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Kim … duy nhật cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm phỉ lễ chỉ nghi trí điện vu.

Phụng vị … chi linh cữu.

Ô hô ! Nhân sanh tại thế, do như diệp mậu hoa hồng; đại hạn đáo lai, cáp tợ xuân sương hiểu lộ; ngã Phật thân trường trượng lục1, tịch diệt2 Song Lâm3; Lão Quân4 đơn luyện cửu hoàn, chung quy thệ thế; thiên nhược vô thường, phong vân tốc khởi; nhân đáo thị thời, lão nhược tiện hưu; trượng bằng đại chúng, trợ niệm vãng sanh; tế độ vong linh, tảo đăng giác ngạn. Kim tắc thần đương thành phục5, bạc vị điện chi; dĩ thù hiếu đạo chi ân, thứ biểu cương thường chỉ nghĩa.

Duy nguyện: Nhất văn pháp ngữ, nhị văng Tịnh Bang; tam thính Bát Nhã chỉ âm, tứ chứng Bồ Đề chi quả. Tu chí điệp giả.

HỮU ĐIỆP ĐIỆN

Âm Dương Sứ Giả tiếp linh thu chấp.

Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời. Thỉnh điện điệp.

3. Dịch nghĩa

Diên Cúng Siêu Độ   Vì điệp dâng cúng.

Nay căn cứ: Việc gia đình đau buồn hiện ở tại Thôn …, Xã …Huyện (Quận)….. Tỉnh… nước Việt Nam, thờ Phật dâng hương tụng kinh dời quan về núi yên mộ phần Tịnh Độ, làm lễ thành phục, bảo đức đền ơn cầu siêu độ. Nay … hôm nay kính lấy nghi lễ hương hoa cỗ chay phẩm vật lễ mọn, kính cúng lên:

Kính vì hương linh…

Than ôi ! Người sanh cõi thế, giống như lá rậm hoa hồng; đại hạn (chết) đến rồi, cũng tự sương xuân buổi sớm; Phật ta thân dài sáu trượng, tịch diệt Song Lâm; Lão Quân luyện thuốc chín viên, rốt về thiên cổ; trời nếu vô thường, gió mây chóng dậy; người đến lúc này, già yếu nghỉ ngơi, nương vào đại chúng, giúp niệm vãng sanh; cứu độ vong linh, sớm lên bờ giác. Nay lúc gặp lúc thành phục, lễ bạc cúng dâng, để đền hiếu đạo ơn cao, tỏ chút cang thường nghĩa lớn.

Kính mong: Một nghe pháp ngữ, hai siêu Lạc Bang; ba nghe Bát Nhã âm thanh, bốn chứng Bồ Đề quả vị. Kính dâng điệp này.

Kính Điệp Cúng

Âm Dương Sứ Giả tiếp linh đón nhận.

Lúc … ngày … tháng … năm … Điệp thỉnh cúng.

4. Chú thích

  1. Trượng lục (丈六): thân dài một trượng 6 thước, là chiều dài thông thường của Hóa Thân Phật. Trong Phật Thuyết Thập Nhị Du Kinh (佛說 十二遊經, Taishō Vol. 4, No. 195) cho biết rằng: “Điều Đạt thân trượng ngũ tứ thốn, Phật thân trường trượng lục xích, Nan Đà thân trượng trường ngũ tử thốn, A Nan thân trường trượng ngũ tam thốn, kỳ quý tính Xả Di nhất trượng tử xích, kỳ dư quốc giai trường trượng tam xích (調達 身丈五四寸、佛身長丈六尺、難陀身丈長五四寸、阿難身長丈五 三寸、其貴姓舍夷一丈四尺、其餘國皆長丈三尺,Điều Đạt [Đề Bà Đạt Đa] thân dài một trượng 54 tấc, đức Phật thân dài một trượng 6 thước, Nan Đà thân dài một trượng 54 tấc, A Nan thân dài một trượng 53 tấc, dòng họ quý tộc Xả Di thân dài một trượng 4 thước, các nước khác đều thân dài một trượng 3 thước).” Hay trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄, Taishō Vol. 51, No. 2076) quyển 10 có câu: “Lão tăng bả nhất chỉ thảo vì trượng lục kim thân dụng (老僧把一枝草為丈六金 身用, lão tăng cầm một nhành cỏ dùng làm kim thân dài một trượng sáu thước).” Hoặc trong Phạm Võng Kinh Trực Giải Sự Nghĩa (梵網經直解 事義,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 38, No. 698) cũng có đoạn: “Sở kiến Như Lai trượng lục kim thân, tức thị chân thường bất thiên chỉ thân (所見如 來丈六金身、即是真常不遷之身,thấy được thân vàng một trượng sáu thước của đức Như Lai, tức là thân thường hằng, không thay đổi).”
  2. Tịch diệt (s: vyupaśama, p: vūpasama,寂滅): gọi tắt là diệt (滅); tức chỉ cho việc độ thoát sanh tử, tiến vào cảnh giới vắng lặng vô vi. Cảnh giới này xa lìa thế giới mê hoặc, hàm ý khoái lạc, nên gọi là tịch diệt vi Lạc (寂滅為樂, tịch diệt là niềm khoái lạc). Tăng Nhất A Hàm Kinh (增 壹阿含經, Taisho Vol. 2, No. 125) quyển 23 dạy rằng: “Nhất thiết hành vô thường, sanh giả tất hữu tử, bất sanh tất bất tử, thử diệt tối vi lạc (一切行無常、生者必有死、不生必不死、此滅最為樂, tất cả hành vô thường, có sanh tất có chết, không sanh thì không chết, tịch diệt này vui tột cùng).” Đối với sự bất an, loạn động của sanh tử mà nói, sự vắng lặng an ổn của không sanh không tử chính là tịch diệt. Từ này còn được dùng để chỉ cho cảnh giới Niết Bàn của Tiểu Thừa. Tăng Ni qua đời gọi là tịch (寂), cũng là từ gọi tắt của tịch diệt; cho nên có một số từ thường được dùng chỉ cho Tăng Ni qua đời như thị tịch (示寂), nhập tịch (入 寂), viên tịch (圓寂). Trong Đạt Ma Đại Sư Ngộ Tánh Luận (達磨大師 悟性論,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1219) có câu: “Tịch diệt thị bồ đề, diệt chư tướng cố(寂滅是菩提、滅諸相故, tịch diệt là bồ đề, vì diệt hết các tướng).” Hay trong Kim Cương Tam Muội Kinh Thông Tông Ký (金剛三昧經通宗記,卍Tục Tạng Kinh Vol. 35, No. 652) lại có đoạn: “Tánh bổn tịch diệt, tịch diệt chỉ thể, tức thị chân như, thử chân như tánh trung, bốn tự cụ túc, thanh tịnh viên mãn (性本寂滅、寂滅之體、卽 是真如、此眞如性中、本自具足、清淨圓滿, tánh vốn vắng lặng, thể của vắng lặng, tức là chân như, trong tánh chân như này, vốn tự đầy đủ, trong sạch tròn đầy).”
  3. Từ gọi tắt của Sa La Song Thọ (沙羅雙樹) hay Ta La Song Thọ (娑羅 雙樹): đây là khu rừng nơi đức Phật nhập diệt; vì loại cây Sa La (s: śāla, 沙羅, tên khoa học là Shorea robusta) này có 2 thân cây, nên gọi là song thọ. Như trong Tịch Vọng Cứu Lược Thuyết (闢妄救略說,卍Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1280), phần Tổ Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả (祖摩訶迦 葉尊者), có đoạn: “Phật Niết Bàn thời, Tôn giả tại Tất Bát La quật, đĩ tịnh Thiên Nhãn kiến, Thế Tôn tại Hy Liên hà trắc, nhập bát Niết Bàn, tức chỉ song thọ, bi luyến hiệu khấp, Phật ư kim quan, xuất thị song túc (佛涅槃時、尊者在畢缽羅窟、以淨天眼見、世尊在熙連河側、入 般涅槃、即至雙樹、悲戀號泣、佛於金棺、出示雙足, khi đức Phật nhập Niết Bàn, Tôn giả [Ma Ha Ca Diếp] đang ở tại hang Tất Bát La, dùng Thiên Nhãn thanh tịnh để nhìn thấy, đức Thế Tôn đang nhập Niết Bàn, ở bên sông Hy Liên, liền đến rùng Song Thọ, buồn nhớ khóc vang, đức Phật ở trong kim quan, hiện ra hai chân).”
  4. Tức Thái Thượng Lão Quân (太上老君): từ thông xưng của Đạo Đức Thiên Tôn (道德天尊), gọi cho đủ là Nhất Khí Hóa Tam Thanh Thái Thanh Cư Hỏa Xích Thiên Tiên Đăng Thái Thanh Cảnh Huyền Khí Sở Thành Nhật Thần Bảo Quân Đạo Đức Thiên Tôn Hỗn Nguyên Thượng Đế (一氣化三清太清居火赤天仙登太清境玄氣所成日神寶君道德天 尊混元上帝), gọi tắt là Lão Quân (老君), còn gọi là Hỗn Nguyên Lão Quân (混元老君), Giáng Sanh Thiên Tôn (降生天尊), Thái Thanh Đại Đế (太清大帝), v.v. Đạo Đức Thiên Tôn chính là thiên thần của Đạo Giáo, theo truyền thuyết là giáo chủ của Đạo Giáo, đứng hàng thứ ba trong Tam Thanh (三清). Ngày đản sanh của Lão Quân là Rằm tháng Hai, được thờ phụng hương hỏa nhiều nhất trong chư thần của Tam Thanh. Trong Tam Thanh Điện (三清殿), cung quán của Đạo Giáo, tượng ngài ngự bên trái, tay cầm quạt Ba Tiêu. Tương truyền Lão Quân cư trú tại Thái Thanh Thánh Cảnh (太清聖境). Đạo Giáo tin rằng triết nhân Đạo gia Lão Tử là hóa thân của Lão Quân, độ người vô số; nhân ngài truyền Đạo Đức Kinh (道德經), bộ kinh điển chủ yếu của Đạo Giáo, ngài được gọi là Đạo Đức Thiên Tôn, được Đạo Giáo tôn thờ như là Tổ sư khai sơn của đạo nầy. Khá nhiều Tổ sư Đạo Giáo tự cho rằng mình từng được Lão Quân hiển linh khai thị, chỉ bảo cho, như trường hợp Trương Đạo Lăng (張道陵,34-156) nhà Hán, Khẩu Khiêm Chi (寇謙之,365-448) thời Nam Bắc Triều, v.v. Trong Phật Tổ Thống Kỷ (佛祖統紀, Taishō Vol. 49, No. 2035) quyển 54, có đoạn rằng: “Bắc Ngụy Thái Võ Diên Hòa nhị niên, Tung Sơn Đạo sĩ Khẩu Khiêm Chi ngộ Thái Thượng Lão Quân, mệnh vị Thiên Sứ (北魏太武延和二年、嵩山道士寇謙之遇太 上老君、命為天師, vào năm thứ 2 [433] niên hiệu Diên Hòa đời vua Thái Võ Đế nhà Bắc Ngụy, Đạo sĩ Khấu Khiêm Chi trên Tung Sơn gặp Thái Thượng Lão Quân, truyền mệnh ông làm Thiên Sư).” Hoàng thất nhà Đường lại tôn thờ Lão Quân là Thi Tổ của họ. Theo ký lục cho biết, hình tượng của Thái Thượng Lão Quân thân dài 9 thước, màu vàng, mỏ chim, mũi lớn, lông mày dài 5 tấc, tai dài 7 tấc, cổ có 3 ngấn, dưới chân có hình Bát Quái (八卦). Ngài ngự nơi lầu vàng nhà ngọc, mặc áo ngũ sắc, có 12 con Thanh Long (青龍), 26 con Bạch Hổ (白虎), 24 con chim Châu Tước (朱雀), 72 con Huyền Võ (玄武), 12 con Cùng Kỳ (窮 奇), 36 con Tịch Tà (辟邪, tức Tì Hưu [貔貅] có 2 đầu) hộ vệ bên ngài. Ngụy Thư (魏書), chương Thích Lão Chí (釋老志), gọi Thái Thượng Lão Quân là: “Thượng xử Ngọc Kinh, vi thần vương chỉ tông; hạ tại Tử Vì, vì phi tiên chỉ chủ(上處玉京、為神王之宗、下在紫微、為飛仙 之主, trên ở Ngọc Kinh, là tổ của thần vương; dưới ngự Tử Vì, là chủ của chư tiên).” Vân Cấp Thất Thiêm (雲笈七籤), thư tịch của Đạo Giáo, cho rằng: “Thử tức đạo chỉ thân dã, nguyên khi chi tổ tông, thiên địa chỉ căn bản dã (此即道之身也、元氣之祖宗、天地之根本也,đây chính là thân của Đạo, tổ tông của nguyên khí, căn bản của trời đất).” Hóa thân của ngài có nhiều, có thuyết cho là 72 hóa thân; ký lục cho biết rằng Huyền Trung Pháp Sư (玄中法師), Kim Khuyết Đế Quân (金闕帝君), Quảng Thành Tử (廣成子), Xích Tinh Tử (赤精子), Văn Áp Tiên Sinh (文邑先生), v.v., đều là hóa thân của Lão Quân giáng sanh. Trong Tây Du Ký (西遊記), Lão Quân ngự ở Ly Hận Thiên Đâu Suất Cung (離恨 天兜率宮), có pháp bảo gọi là Kim Cương Trác (金剛琢,Ngọc Kim Cương), Bát Quái Lô (八卦爐, Lò Bát Quái), v.v.; từng giúp đỡ Nhị Lang Thần (二郎神) hàng phục Tôn Ngộ Không (孫悟空), sau cứ tưởng rằng dùng Lò Bát Quái nhốt Tôn Ngộ Không vào và luyện hóa thành, nào ngờ lại bị Lão Tôn trốn thoát và đạp đỗ lò này, lửa rực cháy tạo thành Hỏa Diệm Sơn (火焰山). Dưới tòa ngồi của Lão Quân có Thanh Ngưu Quái (青牛怪), Kim Lô Đồng Tử (金爐童子), Ngân Lô Đồng Tử (銀爐童 子) từng hạ trần làm yêu tinh. Trong Bảng Phong Thần, Lão Quân ngự ở Huyền Đô Động Bát Cảnh Cung (玄都洞八景宮), là sư huynh của Nguyên Thi Thiên Tôn (元始天尊), Thông Thiên Giáo Chủ (通天教主), có pháp bảo Thái Cực Đồ (太極圖), Linh Lung Bảo Tháp (玲瓏寶塔), v.v., từng hạ sơn giúp Khương Tử Nha (姜子牙, tức Thái Công Vọng [太 公望]) phá các trận Tru Tiên (誅仙), Vạn Tiên (萬仙), v.v.
  5. Thành phục (成服): thời xưa sau khi tẩm liệm xong, thân thuộc tang quyển tùy theo mối quan hệ thân sơ với người quá cố mà mặc đồ tang phục, gọi đó là thành phục. Như trong Lễ Ký (禮記), chương Bôn Tang (奔喪), có đoạn: “Duy phụ mẫu chi tang, kiến tình nhi hành, kiến tỉnh nhi xả, nhược vị đắc hành, tắc thành phục nhi hậu hành (唯父母之丧、見 星而行、見星而捨、若未得行、則成服而後行,chỉ có tang của cha mẹ, con gái vội vã mà làm, vội vã mà xả, nếu chưa được làm, thì thành phục làm sau).” Hay trong Đường Ngữ Lâm (唐語林), phần Bổ Di (補 遠) 4, cho biết rằng: “Tam nhật thành phục, Thánh nhân chỉ chế, thế hữu chí ngũ nhật giả, phi dã (三日成服、聖人之製、世有至五日者、非 也, trong vòng ba ngày thì thành phục, là quy chế của Thánh nhân; trên đời có trường hợp đến năm ngày, không phải vậy).”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Trạng Cáo Phù Sứ I (Linh Bảo Đại Pháp Ty)
Sớ điệp Công Văn

Linh Bảo Đại Pháp Ty Bổn ty cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư kiến đàn phụng Đạo bảo sanh kỳ an ... Thiên Hoàng giáng phước sự. Kim ... tình chỉ kỳ vi.

Sớ Con Xuất Gia Cúng Cha Mẹ (Tam Đồ Khổ Chúng)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Tam Đồ khổ chúng, hằng mông Tam Bảo chi ân, Tứ Đại huyễn thân, cọng lại Tứ Ân chi đức; tư nhân dĩ trắc, tán thán vô cùng.

Điệp Cúng Tạ Hậu Thổ I (Tư Độ Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Pháp Diên Vị điệp tiến sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai gia cung tựu vi tịnh xứ kiến diên phụng Phật thiết cúng lễ tạ Sơn Thần kỳ an sự. Kim tang chủ ... đẳng, duy nhật cẩn cụ phỉ nghi, kiền thành bái tạ.

Điệp Cúng Đồ Trung I (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh an thố thiên cửu Đồ Trung chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự. Kim... duy nhật cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm phỉ lễ chi nghi trí điện vu. Phụng vị … chi linh cữu.

Trạng Cúng Khai Trương (Thiết Cúng Khai Trương Kỳ An)
Sớ điệp Công Văn

Thiết Cúng Khai Trương Kỳ An Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng khai trương kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim ... Ngôn niệm: Khai hành thương mãi, mậu dịch lưu thông; tri ân mạc cảm vong ân, hữu nguyện tu đương hoàn nguyện; thị nhật thành tâm, bạc lễ cụ trần; cung kỳ tiến lễ, khất bảo bình an; cẩn dĩ hương hoa trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Sớ Tụng Kinh Dược Sư (Lưu Ly Tịnh Cảnh)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Lưu ly tịnh cảnh, quang minh chiếu triệt hà sa; mãn nguyệt uy dung, thần lực phú trì vật loại; xảo thí phương tiện, Bát Đại Bồ Tát tham tùy; hộ giáo lưu truyền, thất thiên Dược Xoa ủng vệ.

Trạng Cúng Quan Sát (Khải Kiến Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

Khải Kiến Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng căn trừ Quan Sát bảo đồng kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim tín chủ ... đẳng. Ngôn niệm: Phu thê nhị mạng, phối hợp nhất gia; tự tùng kết phát chi sơ, thử thị hoài thai chi ý. Nhĩ ư ... niên ... nguyệt ... nhật ... thần sanh phùng Quan Sát, ngộ phạm luân hồi; hoặc yểu tử chi quần, hoặc Nam Thương chi chúng; hoặc phạm Thiên Cẩu chi hung, hoặc ngộ ngạn tinh chi quỷ; viên bằng Phật lực, khất giải trừ chi, quyên thủ bổn nguyệt cát nhật, cẩn dĩ kim ngân minh tài hóa hạng, trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu trạng phụng thướng

Sớ Chẩn Tế II (Từ Công Vô Lượng)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Từ công vô lượng, hoằng khai phương tiện chi môn; trần cảnh vô tình, ngưỡng trượng Bồ Đề chi ấm; quỳ thành khả cách, liên ngự như lâm.

Sớ Cúng Tạo Tượng (Ứng Thế Hữu Hình)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Ứng thế hữu hình, đản tùy hình nhi năng ứng; chơn không vô tướng, nãi giả tướng nhi hiển chơn; dục chủng phước điền, sáng hưng tượng giáo.

Sớ Cúng Ngọ (Kim Ngân Ngọc Soạn)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Kim ngân ngọc soạn, thập phương Hiền Thánh chứng minh; tố phẩm diệu trai, tam thế Phật Thiên phổ chiếu; vận tâm thất liệp hương phiêu, chí kính vô biên pháp vị.

Sớ Thỉnh Phật An Tòa (Nhất Đường Chương Ánh)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Nhất đường chương ánh, vạn vũ huy quang; bán song vũ hạ long quy, nhất phiến vân thu hạc lệ; Thiền tâm chiếu diệu, thế giới không trung; an bảo tòa nhi ái tường quang, trí kim dung nhi phù thoại khí.

Sớ Nhập Tự (Đại Không Huyền Môn)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Đại huyền Không Môn,1 bao hàm vu Tứ Sanh Cửu Hữu; thọ cao trường ảnh, phổ phú ư Lục Đạo Tam Đồ; ngưỡng vọng Thiền lâm, vĩnh an cư xứ. Bái sớ vị: Việt Nam quốc ... Tỉnh … Huyện (Quận) … Xã … Thôn, cung nghệ Pháp Danh … Hiệu … trú ư … Tự phụng Phật tu hương hiến cúng nhập tự, bảo an cư xứ, nghinh tường tập phước sự. Kim Thích tử … đẳng, tức nhật phần hương, tâm thành bái can, Đại Giác Năng Nhân, phủ thùy chiếu giám.

Điệp Cúng Phản Khốc An Linh I (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp tiến sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cửu quy sơn an phần Tịnh Độ dĩ hoàn long, thỉnh linh an vị, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự. Kim ... duy nhật cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm phỉ lễ chi nghi cung tiến vu. Phụng vị … chi hương linh

Điệp Cầu Siêu – Điệp Kỵ (Tư Độ Vãng Sinh)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Vãng Sanh Vị điệp tiến sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh ... chi thần, kỳ siêu độ sự. Kim ... cẩn dĩ kim ngân hương hoa trai soạn chi lễ, cung tiến vu:

Điệp Cúng Tịch Điện III (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cữu quy sơn an phần Tịnh Độ Tịch Điện chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự. Kim ... duy nhật cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm phỉ lễ chi nghi trí điện vu. Phụng vị … chi linh cữu

Điệp Cúng Tịch Điện II (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cữu quy sơn an phần Tịnh Độ Tịch Điện chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự. Kim ... duy nhật cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm phỉ lễ chi nghi trí điện vu. Phụng vị … chi linh cữu.

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.