1. Nguyên văn
資度靈筵 爲牒召請事。茲據
越南國…省…縣(郡)…社…村、哀堂奉
佛修香設供復魂安位報德酬恩、祈薦徃生事。今孤或哀子…等、維日香燃五分、僧仗六和、仰干
大覺之尊、拯濟幽冥之路、求薦于
伏爲故父…府君之靈柩。
嗚呼、自棄紅塵、倏歸泉壤、自南自北、徃來於六趣之中、乍東乍西、循環於四生之內、情懷痛切、法事熏修。玆者本月是日、靈筵載設、科範宣揚、具牒一通、召靈安慰。
惟願、魂歸故里、魄赴靈床、聽法聞經、了明善性。須至牒者。
右牒召
伏爲香靈座前允納。恭望
陰陽兩界明通遞魂使者準此施行。故牒。
歲次…年…月…日時 。請奠牒
2. Phiên âm
TƯ ĐỘ LINH DIÊN Vị điệp triệu thỉnh sự.
Tư cứ: Việt Nam Quốc … Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương thiết cúng phục hồn an vị, báo đức thù ân, kỳ tiến vãng sanh sự. Kim cô (ai) tử … đẳng, duy nhật hương nhiên Ngũ Phận, tăng trượng Lục Hòa, ngưỡng can Đại Giác chi tôn, chửng tế u minh chi lộ; cầu tiến vu:
Phục vị cố phụ … phủ quân chi linh cữu.
Ô hô ! Tự khí hồng trần, thúc quy tuyền nhưỡng; tự nam tự bắc, vãng lai ư Lục Thú chi trung; sạ Đông sạ Tây, tuần hoàn ư Tứ Sanh chi nội; tình hoài thống thiết, pháp sự huân tu. Tư giả bổn nguyệt thị nhật, linh diên tải thiết, khoa phạm tuyên dương; cụ điệp nhất thông, triệu linh an úy.
Duy nguyện: Hồn quy cố lí, phách phó linh sàng; thính pháp văn kinh, liễu minh thiện tánh.1 Tu chí điệp giả.
HỮU ĐIỆP TRIỆU
Phục vị hương linh tòa tiền doãn nạp.
Cung vọng Âm Dương Lưỡng Giới Minh Thông Đệ Hồn Sứ Giả chuẩn thử thi hành. Cố điệp
Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời. Ngưỡng điệp.
3. Dịch nghĩa
Diên Cúng Siêu Độ Vì điệp thỉnh mời.
Nay căn cứ: Việc gia đình đau buồn hiện ở tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) …, Tỉnh …, nước Việt Nam, thờ Phật dâng hương thiết cúng gọi hồn an vị, báo đáp ơn đức, cầu nguyện vãng sanh. Nay con côi (buồn) …, hôm nay hương xông năm món, tăng nương Lục Hòa, ngưỡng mong Đại Giác tôn sư, cứu vớt tối tăm nẻo khổ, cầu cúng cho:
Kính vì hương linh cha quá vãng …
Than ôi ! Từ bỏ hồng trần, chợt về Âm Phủ; tự Nam tự Bắc, tới lui nơi Sáu Cõi bên trong; nào Đông nào Tây, tuần hoàn nơi Bốn Loài trong ấy; tình thương thống thiết, pháp sự chuyên tâm. Nay lúc tháng này ngày ấy, diên cúng bày dọn, khoa lễ tiến hành, trọn điệp một phong, mời linh an ủi.
Cúi mong: Hồn về quê cũ, vía đến bàn linh; nghe pháp nghe kinh, hiểu rõ tánh thiện. Kính dâng điệp này.
Kính Điệp Mời
Kính vì hương linh trước tòa nhận lấy.
Kính mong Minh Thông Dẫn Hồn Sứ Giả Hai Cõi Âm Dương theo đây thi hành. Kính điệp.
Lúc … ngày … tháng … năm … Điệp thỉnh cúng.
4. Chú thích
- Thiện tánh, thiện tính (善性): tánh thiện, có 2 nghĩa chính. (1) Là một trong 3 tánh, trong phân loại tánh chất của các pháp, tánh chất của chúng vốn là thiện. Theo Thành Duy Thức Luận (成唯識論, Taishō Vol. 31, No. 1585) quyển 5 cho biết rằng phàm cái có thể thuận theo làm lợi ích đến đời khác, gọi là thiện; cho đến quả vui của người, trời tuy có thể thuận theo làm lợi ích cho đời này, nhưng không thể thuận theo làm lợi ích cho đời sau, thì không gọi là thiện. Trong sáu thức chuyển (sáu thức Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý), những gì tương ưng với Tín (信, niềm tin), Tàm (慚, xấu hổ), Quý (愧, thẹn), Vô Tham (無貪, không tham lam), Vô Sân (無瞋, không sân hận), Vô Si (無癡, không si mê), Tinh Tấn (精進), Khinh An (輕安, nhẹ nhàng), Bất Phóng Dật (不放逸, không phóng túng, buông thả), Hành Xả (行捨, thực hành buông xả), Bất Hại (不害, không gây tác hại), v.v., đều thuộc về tánh thiện. A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (阿毘達磨俱舍論, Taishō Vol. T29, No. 1558) quyển 13 cũng cho biết rằng tánh thiện có 4 loại, trong đó Thắng Nghĩa Thiện (勝義善) chỉ cho Trạch Diệt Niết Bàn (擇滅涅槃); Tự Tánh Thiện (自性善) chỉ 3 thiện căn là Quý và Vô Tham, Vô Sân, Vô Si; Tương Ưng Thiện (相應善) chỉ cho cùng với Tự Tánh Thiện tương ưng mà khởi thành Tâm Vương (心王), Tâm Sở (心所). (2) Là một trong 2 loại tánh chất của phàm phu, đối xưng với ác tánh (惡性); tức chỉ tánh chất lương thiện, hợp với đạo của thế gian và xuất thế gian. Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 88 cho rằng quả báo của hai tánh thiện và ác khác nhau rất lớn, tánh ác thì đọa xuống Ba Đường Ác Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh; còn tánh thiện thì được quả báo làm người, Trời, A Tu La, chứng đạo Niết Bàn. Trong tác phẩm Quán Niệm Pháp Môn (觀念法門, tức Quán Niệm A Di Đà Phật Tướng Hải Tam Muội Công Đức Pháp Môn [觀念阿彌陀佛相海三昧功德法門, Taishō Vol. 47, No. 1959]) của Thiện Đạo (善導, 613-681) có phân chia người có tánh thiện làm 5 loại, gồm bỏ ác làm thiện, bỏ tà theo chánh, bỏ giả làm thật, bỏ trái làm phải, bỏ ngụy làm chơn; và nếu 5 hạng người này quy y vào Phật pháp, thì có thể tự làm lợi ích cho mình và đem lợi lợi ích cho tha nhân. Trong Đại Tát Già Ni Kiền Tử Sở Thuyết Kinh (大薩遮尼乾子所說經, Taishō Vol. 9, No. 272) quyển 7, có đoạn rằng: “Sa Môn Cù Đàm ư vô lượng thế thường tu thiện tánh, nhất thiết ác pháp tự nhiên bất sanh, nhất thiết thiện pháp tự nhiên mãn túc (沙門瞿曇於無量世常修善性、一切惡法自然不生、一切善法自然滿足, Sa Môn Cù Đàm nơi vô lượng đời thường tu tánh thiện, hết thảy pháp ác tự nhiên không sanh, hết thảy pháp thiện tự nhiên tròn đủ).”