1. Nguyên văn
資度道場齋壇 本壇茲據
越南國…省…縣(郡)…社…村、家居奉
佛修香諷經…事。今…
竊念、前遊陽境、紅塵未遂於三生、後夢楠柯、香 氣何消於六極、地獄常云重濁、欲解之必勉行仁、天 堂每日輕清、恐生者未完久德、壇建親疎懺悔、伏求 跡拔于酆都、科彰古後祖玄、虔仗足登于泽域。玆者辰 維…月、節屬…天、仗請禪流、開行法事於中、特設 濟度解冤、上設…三官下開五獄、同施巨澤、普降鴻 恩、放大毫光、炤開冥路、拔諸罪苦、托化更生、菲禮 具陳、用伸上獻。須至牒者。
右牒上
上元天官鑒察神君。中元地官開獄神君。下元水宮 解釋神君。掌執囚獄刑大將君。五方壇內使者。三世四 負、冤債前愆、冤家債主、仇警執對、一切等諸橫魂、 同心叶力、共降威光。
伏願、燃犀洞徹、廣炤陰扉、滯魄幽魂、脫業緣之羅 綱、重泉困域、承佛力以弘施、往者獲超於大地、見存 永迓於鴻禧。故牒。
歲次…年…月…日時。請薦牒
2. Phiên âm
Phiên âm:
TƯ ĐỘ ĐẠO TRÀNG TRAI ĐÀN Bổn đàn.
Tư cứ: Việt Nam Quốc … Tinh,… Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh … sự. Kim …
Thiết niệm: Tiền du dương cảnh, hồng trần vị toại ư Tam Sanh; dạ mộng Nam Kha, hương khí hà tiêu ư Lục Cực1; Địa Ngục thường vân trọng trược, dục giải chi tất miễn hành nhân; Thiên Đường mỗi viết khinh thanh, khủng sanh giả vị hoàn cửu đức; đàn kiến thân sơ sám hối, phục cầu tích bạt vu Phong Đô2; khoa chương cổ hậu tổ huyền, kiền trượng túc đăng vu Tịnh Vức. Tư giả thần duy … nguyệt, tiết thuộc … thiên; trượng thỉnh Thiền lưu, khai hành pháp sự ư trung; đặc tế trai độ giải oan, thượng thiết Tam Quan3 hạ khai Ngũ Ngục4, đồng thi cự trạch, phổ giáng hồng ân; phóng đại hào quang, chiếu khai minh lộ; bạt chư tội khổ, thác hóa cánh sanh; phỉ lễ cụ trần, dụng thân thượng hiến. Tu chí điệp giả.
HỮU ĐIỆP THƯỢNG
Thượng Nguyên Thiên Quan Giám Sát Thần Quân. Trung Nguyên Địa Quan Khai Ngục Thần Quân. Hạ Nguyên Thủy Quan Giải Thích Thần Quân. Chưởng Chấp Tù Ngục Hình Đại Tướng Quân. Ngũ Phương Đàn Nội Sứ Giả.
Tam thế tứ phụ, oan trái tiền khiên, oan gia trái chủ, cừu thù chấp đối, nhất thiết đẳng chư hoạnh hồn, đồng tâm hiệp lực, cọng giáng uy quang.
Phục nguyện: Nhiên tê động triệt, quảng chiếu âm bài; trệ phách u hồn, thoát nghiệp duyên5 chi la võng; trùng tuyền khốn vức, thừa Phật lực dĩ hoằng thi; vãng giả hoạch siêu ư đại địa, kiến tồn vĩnh nhạ ư hồng hy. Cố điệp.
Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời. Thỉnh tiến điệp.
3. Dịch nghĩa
Đàn Chay Đạo Tràng Siêu Độ Bổn đàn
Nay căn cứ: Việc gia đình hiện ở tại Thôn… Xã… Huyện (Quận) Tình …, nước Việt Nam, thờ Phật dâng hương, tụng kinh… Nay…
Nép nghĩ: Trước chơi dưỡng cõi, bụi trần chưa vẹn với Ba Đời; đêm mộng Nam Kha, hương khí sao tiêu nơi Sáu Cực, Địa Ngục thường rằng nhơ nhớp, muốn cởi ấy phải siêng nhân từ, Thiên Đường vẫn bảo nhẹ trong, sợ người sống chưa tròn đức cả, lập đàn thân sơ sám hối, cúi xin cứu bạt nơi Phong Đô, khoa nghi sau trước nhiệm mầu, kính nương đủ lên nơi cõi tịnh. Nay nhằm vào lúc tháng …. tiết thuộc trời…. cung thỉnh chúng tăng, tiến hành pháp sự bên trong, thiết lập cứu độ giải oan, trên thiết… Tam Quan, dưới mở Địa Ngục; đồng ban đức lớn, giảng khắp ơn lành; phóng hào quang lớn, chiếu mở đường mê, cứu các tội khổ, chuyển hóa tái sanh; lễ mọn đủ bày, trãi lòng dâng cúng. Kính dâng điệp nầy.
Kính Dâng Điệp
Thượng Nguyên Thiên Quan Giám Sát Thần Quân. Trung Nguyên Địa Quan Khai Ngục Thần Quân. Hạ Nguyên Thủy Quan Giải Thích Thần Quân. Chưởng Chấp Tù Ngục Hình Đại Tướng Quân. Năm Phương Đàn Nội Sứ Giả.
Ba đời bốn loại, oan trái tội xưa, oan gia chủ nợ, cừu thù đối nghịch, hết thảy các hoạnh hồn, đồng tâm hiệp lực, cùng giáng hào quang.
Cúi mong: Sáng soi thấu triệt, chiếu tận cửa âm; trệ phách u hồn, thoát nghiệp duyên ấy lưới bủa; tuyền đài chốn hiểm, nhờ lực Phật được ban ơn; người mất được siêu lên cõi tốt, kẻ còn mãi thấm phúc lành. Kính điệp.
Ngày … tháng … năm… Điệp thỉnh cúng.
4. Chú thích
- Lục Cực (六極): có mấy nghĩa chính. (1) Chỉ 6 thứ cực hung ác, rất khổ sở. Như trong Thượng Thư (尚書), thiên Hồng Phạm (洪範), giải thích rằng: “Lục Cực, nhất viết hung đoản chiết, nhị viết tật, tam viết ưu, tứ viết bần, ngũ viết ác, lục viết nhược (六極、一曰兇短折、二曰疾、 三曰憂、四曰貧、五曰惡、六曰弱,Lục Cục, một là chết yểu, hai là tật bệnh, ba là lo buồn, bốn nghèo cùng, năm là hung ác, sáu là yếu đuối).” Nguyễn Công Trứ có câu rằng: “Lục Cực bày hàng sáu, rành rành kinh huấn chẳng sai.” (2) Chỉ trên dưới và 4 phương. (3) Chỉ cho 6 điều, gồm mạng, xấu hổ, thưởng, phước, họa và phạt. (4) Là danh từ y học, gồm Khí Cực (氣極), Huyết Cực (血極), Cân Cực (筋極), Cốt Cục (骨極), Tình Cực (精極), Tùy Cực (髓極).
- Phong Đô (酆都): có nghĩa là Phong Đô Thành (酆都城); theo truyền thuyết mê tín ngày xưa, đây là chốn Âm Ty Địa Phủ, nơi đến của người sau khi chết. Như trong hồi thứ 68 của Tây Du Ký (西遊記) có đoạn: “Ngụy Trưng hựu tả thư nhất phong, dữ ngã vương đái đáo Âm Ty, ký dữ Phong Đô Thành Phán Quan Thôi Giác (魏徵又寫書一封、與我 王帶到陰司、寄與酆都城判官崔玨, Ngụy Trưng lại viết một phong thư, đưa vua tôi mang đến Âm Ty, gởi cho Phán Quan Thôi Giác ở Thành Phong Đô).” Từ này còn có nghĩa là Phong Đô Đại Đế (豐都大 帝), Phong Đô Huyện (豐都縣). Huyện này tọa lạc tại phía Đông Nam Tỉnh Tứ Xuyên, bờ Bắc thượng du của sông Trường Giang, thuộc Phố Trùng Khánh. Thành Quỷ Phong Đô Trùng Khánh là chốn Âm Tào Địa Phủ do trí tưởng tượng của con người đặt ra. Từ đó, xuất hiện một số cơ cấu cõi âm như Diêm Vương Điện (閻王殿), Quỷ Môn Quan (鬼門關), Âm Dương Giới (陰陽界), 18 tầng Địa Ngục, v.v. Trong Huyễn Trú Am Thanh Quy (幻住庵清規,卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1248), bài Kết Hạ Khải Kiến Lăng Nghiêm Hội Sở (結夏啟建楞嚴會疏), có đoạn: “Phong Đô giới nội Minh Phủ Thập Điện Từ Vương, Tam Đồ Lục Thú Bát Nạn Tử Sanh chư hữu tình chúng, thống Tam Giới nhược u nhược hiển, biến thập phương nãi thánh nãi phàm (酆都界內冥府 十殿慈王、三塗六趣八難四生諸有情眾、統三界若幽若顯、遍十 方乃聖乃凡, trong cõi Phong Đô, Minh Phủ Mười Điện Từ Vương, Ba Đường Tám Nạn Bốn Loài các hữu tình chúng, quản Ba Cõi hoặc ẩn hoặc hiện, biến mười phương ấy Thánh ấy phàm).” Hay trong Sơn Am Tạp Lục (山苍雜錄,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1616) quyển Thượng, phần Minh Châu Hải Hội Tự Tăng Tử An (明州海會寺僧子 安), lại có đoạn: “Nhất tịch, mộng nhập Phong Đô, hữu tam nhân y quan thậm cổ, liệt quỵ Ngục Đế tiền tố An (一夕、夢入鄧都、有三人 衣冠甚古、列跪獄帝前訴安, một đêm nọ, Tử An mộng thấy vào thành Phong Đô, có ba người mặc áo mão rất xưa, đều quỳ trước vua ngục truy tố An).”
- Tức Tam Quan Đại Đế (三官大帝): gồm (1) Thiên Quan Đại Đế (天 官大帝), còn gọi là Thượng Nguyên Tứ Phước Thiên Quan Nhất Phẩm Tử Vi Đại Đế (上元賜福天官一品紫微大帝), Thượng Nguyên Thiên Quan Giám Sát Thần Quân (上元天官鑒察神君); (2) Địa Quan Đại Đế (地官大帝), Trung Nguyên Nhị Phẩm Xá Tội Địa Quan (中元二品 赦罪地官), hay Trung Nguyên Xá Tội Địa Quan Nhị Phẩm Thanh Hư Đại Đế (中元赦罪地官二品清虛大帝), Trung Nguyên Địa Quan Khai Ngục Thần Quân(中元地官開獄神君); (3) Thủy Quan Đại Đế (水官 大帝), hay Hạ Nguyên Giải Ách Thủy Quan Tam Phẩm Động Âm Đại Đế(下元解厄水官三品洞陰大帝), Hạ Nguyên Thủy Quan Giải Thích Thần Quân (下元水宮解釋神). Trong Bách Trượng Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký (百丈清規證義記,卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1244) quyển 8, phần Phụ Các Đường Kết Tán (附各堂結贊), có bài tán về Tam Quan Đại Đế rằng: “Tam Quan Đại Đế, công đức nan lượng, Vân Đài sơn thượng phóng hào quang, tứ phước giáng trình tường, xá tội trừ ương, giải ách bảo an khang (三官大帝、功德難量、雲臺山上 放毫光、賜福降禎祥、赦罪除殃、解厄保安康,Tam Quan Đại Đế, công đức khó lường, trên núi Vân Đài phóng hào quang, ban phước giáng cát tường, xá tội trừ ương, giải ách giúp an khang).”
- Tức 5 ngục ở 5 phương khác nhau. Trong các đàn tràng Chẩn Tế Âm Linh Cô Hồn tại Việt Nam, người ta thường thiết 5 bàn thờ của 5 vị Phật để hóa mở cửa 5 địa ngục. Bàn ở phương Đông do đức A Súc Phật (s: Akshobhya-buddha,阿閦佛) ngự. Bàn ở phương Nam do đức Bảo Sanh Phật (s: Ratna-sambhava, 寶生佛) ngự. Bàn ở phương Tây do đức A Di Đà Phật (s: Amitāyus, Amitābha,阿彌陀佛) ngự. Bàn ở phương Bắc do đức Bất Không Thành Tựu Phật (s: Amogha-siddhi, 不 空成就佛) ngự. Bàn ở phương giữa là Tỳ Lô Giá Na Phật. Tỳ Lô Giá Na Phật (s: Vairocana-buddha,毘盧遮那佛) ngự.
- Nghiệp duyên (業緣): là một trong 24 duyên; có nghĩa là nghiệp thiện thì đem lại nhân duyên của quả vui, nghiệp ác thì đem lại nhân duyên của quả khổ. Hết thảy chúng hữu tỉnh đều do nghiệp duyên mà sanh ra. Như trong Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh (維摩詰所說經, Taishō Vol. 14, No. 0475) quyển Thượng, phẩm Phương Tiện (方便品) thứ 2 có câu: “Thị thân như ảnh, tùng nghiệp duyên hiện (是身如影、從業緣 現, thân này như bóng, theo nghiệp duyên hiện).” Hay trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục(景德傳燈錄, Taishō Vol. 51, No. 2076) quyền 5 lại có đoạn: “Thiện bất thiện pháp tùng tâm hóa sinh, thiện ác tùng nghiệp duyên bốn vô hữu thật (善不善法從心化生、善惡從業緣本無有實, pháp thiện và bất thiện từ tâm hóa sanh, thiện ác từ nghiệp duyên vốn không thật có).” Hoặc trong Phật Quả Khắc Cần Thiền Sư Tâm Yếu (佛果克勤禪師心要,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 69, No. 1357) quyền Hạ, phần Thị Ngụy Học Sĩ (示魏學士), cũng có đoạn: “Ư nhất thiết cảnh bất chấp bất trước, bất bị thiện ác nghiệp duyên phược, đắc đại giải thoát (於一切境不執不著、不被善惡業緣縛、得大解脫, đối với tất cả cảnh không chấp trước, không bị nghiệp duyên thiện ác trói buộc, thì được đại giải thoát).”