Ánh nắng ban mai nhàn nhạt khẽ đánh thức những giọt sương đang ngủ say trên phiến lá non mềm. Ngồi bên ly cà phê sáng, tôi lướt qua những trang báo mới, lòng buồn tênh theo những dòng tin về bạo lực, về những vụ trọng án mà đôi khi chỉ bắt đầu từ những mâu thuẫn cỏn con.

Từ bao giờ mà con người lại dễ dàng tổn thương nhau đến thế? Từ bao giờ mà cuộc sống này lại cộc cằn, hung bạo thế kia?

Đang quẩn quanh cùng mớ suy nghĩ không lối thoát, tôi vô tình nghe được câu chuyện của hai chú điệu đang chấp tác. Hai chú thấy một đàn kiến đang tha mồi về tổ trên mái hiên chùa mà chẳng vội quét đi, chỉ kiên nhẫn đứng đợi chúng bò qua hết mới tiếp tục quét. Điều thật hiếm thấy với những chú điệu đang tuổi ham chơi ham ngủ. Lắng nghe thật kỹ thì mới biết, hóa ra, hai chú sợ, quét đàn kiến đi rồi, những con kiến con ở tổ sẽ mất đi cha mẹ, không có ai nuôi chúng nữa. Các chú nghĩ rằng đàn kiến ra ngoài kiếm ăn cũng giống như ba mẹ các chú đi làm kiếm tiền về nuôi mình. Nếu ba mẹ đi mãi không về thì mình sẽ thật tội nghiệp. Mình như vậy thì các chú kiến con đang ở tổ đợi bố mẹ về cũng như thế. Cái suy nghĩ đơn giản và có phần trẻ con ấy đã khiến các chú làm được một việc thiện. Dù nhỏ bé thôi nhưng cũng đáng để người lớn chúng tôi suy ngẫm.

Các chú điệu chỉ mới mười, mười một tuổi. Tuy sống trong cảnh thiền môn nhưng thật sự các chú còn quá nhỏ để hiểu thấu đáo thế nào là hạnh Từ Bi của người con Phật. Việc các chú làm chỉ đơn giản là nghĩ chính bản thân mình nếu là những chú kiến con đang ở tổ đợi thức ăn thì sẽ ra sao. Rồi chính từ sự sợ hãi của bản thân khi nghĩ đến việc bố mẹ gặp nạn ở bên ngoài mà quyết định không quét đàn kiến kia đi. Đối với các chú thì chắc nó cũng giống như việc nghĩ mình là siêu nhân, robot trong những trò chơi hằng ngày nhưng nó khiến tôi nhận ra: Nếu ta luôn đặt mình vào vị trí của người đối diện, nhìn sự việc với góc nhìn của người khác từ đó thấu hiểu phần nào hành động của họ rồi mới ra quyết định bản thân mình sẽ xử sự ra sao thì có lẽ, đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy.

Đặt mình vào vị trí của người khác chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Bởi lẽ, mỗi người đều có một hoàn cảnh sống khác nhau, một tính cách riêng, chẳng ai có thể giống ai, chẳng ai có thể khẳng định sẽ thấu hiểu một trăm phần trăm người đối diện, cho dù đó có là cha mẹ hay người mình gần gũi nhất. Nhưng xin đừng vội nản lòng. Chỉ cần dùng trái tim chân thành để cảm nhận, dùng yêu thương để nối những nhịp cầu, chúng ta sẽ dễ dàng thấu hiểu nhau hơn. Hãy bỏ xuống cái tôi để dung hòa bản thân vào những gì mình cảm nhận được từ người khác. Hãy thử đứng ở vị trí đối lập mà xem xét những gì đang xảy ra. Rất có thể, chúng ta sẽ nhận ra “chiếc bình vốn dĩ không chỉ có một màu”.

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có vô vàn những mối quan hệ, thân có, sơ có. Có những mối quan hệ chúng ta có thể vô tư, thẳng thắn với nhau. Và cũng có những mối quan hệ bị ràng buộc bởi nhiều gút mắc ẩn sâu, dù muốn dù không chúng ta cũng không dễ dàng lý giải. Hãy nhìn từ ngay những người đang ngày đêm kề cận bên mỗi người là “cha mẹ” và “con cái”. Đây tưởng chừng đã là mối quan hệ thân thiết nhất nhưng cũng không thể tránh khỏi những lần xung đột hay cãi vã. Vì cha mẹ và con cái là hai thế hệ, có những quan điểm, cách nhìn và cách sống khác nhau. Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng vì thế mà có không ít sự khác biệt. Chỉ cần giữa cha mẹ và con cái luôn có đủ tình yêu thương, sự tôn trọng và thấu hiểu thì những điểm khác biệt đó cũng chỉ là nốt nhạc đệm nho nhỏ của cuộc sống. Còn nếu ngược lại, chỉ cần một bên không đủ cảm thông, có lẽ, khác biệt sẽ ngày một lớn, khó có thể xóa nhòa. Mặt khác, trong suốt quá trình con cái trưởng thành và cha mẹ già đi, luôn có những bước chuyển biến tâm lý của mỗi người. Con cái sẽ có thời điểm mang tâm lý nổi loạn, chống đối. Cha mẹ sẽ có lúc già yếu, bệnh tật dễ dàng tủi thân, hay suy nghĩ tiêu cực. Trong những thời điểm này, điều cần nhất là sự thấu hiểu và sẻ chia của gia đình. Cha mẹ là những người từng trải qua một thời điểm tuổi dậy thì, thì xin hãy nhớ lại bản thân mình khi ấy, dùng những suy nghĩ đó mà đặt mình vào vị trí của con cái để hiểu được những gì tốt nhất cho con trong thời điểm này. Còn những người con, xin hãy nhớ, sau này, chính mình rồi cũng sẽ có những đứa con, cũng sẽ già yếu như bố mẹ lúc này, hãy đặt mình vào vị trí của một người cha từng cõng mình trên vai ngày thơ bé nay đôi chân đã run không thể bước, hãy đặt mình vào vị trí người mẹ đã bón cho mình từng thìa cháo nóng nay mắt đã mờ không nhìn rõ đường đi. Có như vậy những người con mới thấm được sự tủi thân của cha mẹ khi nghĩ mình đã là gánh nặng của con cái khi về già, sẽ hiểu những lúc cha khó tính, mẹ dỗi hờn. Chỉ hy vọng, khoảng cách thế hệ, khác biệt cách sống hay tâm lý lứa tuổi sẽ thôi không còn là trở ngại cho một gia đình hạnh phúc.

Tương tự, những mối quan hệ khác trong xã hội cũng sẽ có những mâu thuẫn. Biết bao nhiêu vụ án thương tâm đã xảy ra chỉ vì chúng ta không chịu thấu hiểu, không chịu đặt mình vào vị trí của người khác để cảm thông. Vợ hay chồng, ai cũng có những áp lực của riêng mình, người đối diện chưa chắc có thể cảm nhận trọn vẹn nhưng tựu chung, điều cả hai hướng tới đều vì muốn tốt cho đối phương, muốn xây dựng một mái ấm vững bền. Thầy hay trò, ai cũng muốn hướng đến những điều tốt đẹp của tương lai dù cách làm có đôi khi khác nhau đến tưởng chừng như khó thể cảm thông. Những ngày dịch bệnh COVID-19, chúng ta phải đối diện với những khó khăn chưa từng có. Điều này đã gây áp lực tâm lý, đôi khi ta thiếu nhẫn nại, dẫn đến mâu thuẫn không hay. Điều cần nhất lúc này là sự thấu hiểu của đôi bên mà cùng nhau chung sức đẩy lùi dịch bệnh. Việc đặt bản thân vào vị trí người khác đồng nghĩa với việc thay đổi góc độ để nhìn nhận vấn đề. Hãy mở rộng tầm mắt, nhìn tổng thể toàn bộ bức tranh, bạn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó. Chẳng may, nếu lỗi lầm có xảy ra, chúng ta cũng sẽ dễ dàng tìm được nguồn gốc và phương hướng để giải quyết triệt để. Suốt cả cuộc đời, ai có thể đảm bảo mình sẽ không bao giờ phạm phải sai lầm? Cứ khăng khăng nhìn về một hướng, luôn cho rằng mình đúng sẽ chỉ khiến chúng ta dễ dàng làm tổn thương người khác.

Con người, ai cũng có những nỗi đau riêng. Chúng ta không sống trong cuộc đời của người khác nên chúng ta không thể biết những gì họ đã trải qua. Vậy nên đừng vội vã phán xét, mà trước hết, hãy đặt mình vào vị trí của người khác để cảm thông. Thay vì tranh cãi ai sai, ai đúng để rồi cơn sân hận nổi lên chẳng thể làm chủ bản thân mình mà gây ra những việc không hay thì sao chúng ta không ngồi xuống, cùng trải lòng, lắng nghe người khác và lắng nghe chính bản thân.

Xin hãy tâm niệm rằng: “Đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy khi ta biết đặt mình vào vị trí của nhau”.

Ngọc Bảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Yêu Thương và Vị Tha – Khi Trái Tim Nhẹ Nhàng Hơn
Đời sống

Giữa những bộn bề lo toan của cuộc sống, đôi khi ta quên mất một điều đơn giản: một nụ cười có thể làm dịu đi bao căng thẳng, một lòng vị tha có thể làm nhẹ bớt gánh nặng tâm hồn. Câu nói khắc trên tảng đá trong khu vườn thiền như một lời...

“Hồn đất Việt” trong những tác phẩm “Gốm chùa”
Đời sống

Màu tro bếp, màu nâu sồng của vạt áo, màu của đất mẹ, màu phai úa của thời gian trên những tác phẩm “Gốm chùa” gợi nhớ trong tâm thức nhiều người về ký ức xưa, đồng thời phảng phất những chiêm nghiệm về cuộc sống nhân sinh bình dị đời thường. Đường nét quê...

Không ai và không điều gì thực sự có quyền khiến ta khổ
Đời sống

Ta không khổ vì mất mát, mà vì ta chấp vào ý nghĩ rằng: Cái này là của tôi, tôi không được mất nó. Tham ái và chấp thủ chính là sợi dây vô hình buộc chặt ta vào vòng luân hồi của đau khổ. Đau khổ thường được ta gán cho những lý do...

Lỗi lầm và chướng ngại lớn nhất của đời người là truyền bá thị phi
Đời sống

Vào thời xưa, người tu hành tại sao chọn ở chỗ núi sâu, nơi không có dấu chân người đến? Người tu hành vì sao không thể thành tựu? Chung sống cùng nhau bạn thử nghe, điều mà họ nói đều là thị phi, hay dở. Phía trước tôi nhìn thấy một mục công án,...

Hãy cười cho đời bớt khổ
Đời sống

Cười là một món quà nhiệm màu mà cuộc sống ban tặng cho mỗi chúng ta. Là người Phật tử, tôi luôn tin rằng, một nụ cười chân thành có thể hóa giải những nỗi khổ đau, làm nhẹ đi gánh nặng của kiếp người, và mang lại sự an lạc ngay trong chính tâm...

Khi ta mong cầu, ta đã đặt một cái “ngã” lên trên mọi sự
Đời sống

Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, chúng ta thường bị cuốn vào những khát khao và mong cầu. Đôi khi, ta cố gắng nắm bắt điều gì đó một thành công, một tình yêu, hay thậm chí là một cảm giác an lạc tạm thời với hy vọng rằng điều đó sẽ mang...

Cái gì rồi cũng đến, đến rồi qua, qua rồi mất
Đời sống

Biết mộng rồi thức luôn hay biết mộng rồi nằm dài ngủ nữa? Đó là câu hỏi tôi đặt ra cho quí vị. Nếu chúng ta thật tình là người biết không muốn mộng nữa, thì phải gan dạ trỗi dậy, thắp đèn lên, mộng sẽ không còn cơ hội tiếp diễn nữa. Như thế...

Ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hôn nhân
Đời sống

Thông qua lời Phật dạy, với những giá trị về từ bi, trí tuệ và chân thật, mang đến những bài học quý giá giúp các cặp vợ chồng nhìn nhận, đối diện và vượt qua khó khăn trong hôn nhân một cách dễ dàng hơn. Hôn nhân không chỉ là sự gắn kết giữa...

Năm tháng dần trôi
Đời sống

Đời người sống vài mươi năm, thật quá ngắn ngủi so với vòng luân hồi vô tận. Mỗi một hành nghiệp của chúng ta, dù tốt hay xấu, đều ẩn tàng lý nhân quả ở đó. Cuộc đời là một hành trình luôn đưa ta về phía trước, không giậm chân tại chỗ, không lùi...

Sống cẩn thận không bao giờ là thừa
Đời sống

Sống cẩn thận là một triết lý sống quan trọng, giúp chúng ta tránh được nhiều rủi ro và sai lầm không đáng có. Dưới đây là một số gợi ý để sống cẩn thận hơn: 1. Cẩn thận khi đánh giá người khác. Bạn gặp một người được mấy lần? Bạn cảm giác về họ...

Hãy xem mình là khách viễn du
Đời sống

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau. Khoảng chừng 50 năm nữa thì tôi, Tenzin Gyatso, một tu...

Chuyển hoá nhận thức, sống đời an lạc
Đời sống

Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau. Trong cuộc sống đầy rẫy biến động...

Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”
Đời sống

Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã “Xem thường bảo vật trong tay” như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ… Để rồi “Dày đạp lên trên hạnh phúc” mà đi, thật xót xa...

Vipassana và kinh doanh
Đời sống

Vipassana (Thiền Minh sát) là một môn khoa học vĩ đại, môn khoa học tâm thức để hiểu biết về hiện tượng vật chất. Đây là một quá trình thanh tịnh tâm thức, không bị bó buộc bởi môn phái, giai cấp hay tín ngưỡng. Vipassana (Thiền Minh sát) là một môn khoa học vĩ đại,...

Huy hoàng nhất của đời người là gì, bạn có biết không?
Đời sống

Chỉ cần có những khoảng lặng, tâm yên tĩnh, dạ bình an, bạn sẽ chinh phục được những bão giông đang gào thét trong lòng. Bạn sẽ nhận ra rằng, những nỗi khổ tâm kia, những vết trầy xước kia, cũng chỉ là một trong những khoảnh khắc bất như ý bên đời… Nhân sinh...

Chuyển hóa cảm xúc tiêu cực
Đời sống

Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm. Nhận thức đúng sẽ giúp chúng ta đạt được sự giải thoát sâu sắc này. Mở đầu: Xã hội phát triển nhanh, nhu cầu về đời sống của con người...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.