Xung đột và chiến tranh luôn hiện hữu trong lịch sử tồn sinh của nhân loại, và gần như nó không hề giảm thiểu nếu không muốn nói là ngày càng tăng thêm trong bối cảnh thế giới hiện nay. Chắc chắn một điều là nước nào có đầy đủ sức mạnh, toàn diện về các phương diện vật chất và tinh thần thì sẽ vững vàngan ổn hơn trong các đối trọng giữa tương quan khu vực và toàn cầu.

Trường Bộ kinh (Kinh Đại Bát Niết Bàn) có ghi lại chuyện Đức Phật ở tại Ràjagaha, nước Magadha, bấy giờ vua Ajàtasattu thống trị một quốc gia hùng mạnh, có ý định thôn tính nước lân bang Vajjì, liền sai đại thần Vassakara đến thỉnh ý Thế Tôn.

Vua Ajàtasattu nói với đại thần Vassakara như sau: “Này Bà la môn, hãy đi đến Thế Tôn, và nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Ngài: “Bạch Thế Tôn, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, vấn an Ngài có thiểu bệnh, thiểu nãokhinh an, lạc trú”. Và khanh hãy bạch tiếp: “Bạch Thế Tôn, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha muốn chinh phục dân Vajjì, vua tự nói: Ta quyết chinh phạt dân Vajjì này dầu chúng có uy quyền, có hùng mạnh, ta quyết làm cỏ dân Vajjì, ta sẽ tiêu diệt dân Vajjì, ta sẽ làm cho dân Vajjì bị hoại vong”. Thế Tôn trả lời khanh thế nào, hãy ghi nhớ kỹ và nói lại ta biết. Các bậc Thế Tôn không bao giờ nói lời hư vọng”.

Tất nhiên vua Ajàtasattu đã họp hành, bàn bạc kỹ lưỡng với hội đồng an ninh quốc gia Magadha nhưng ông vẫn muốn thỉnh ý Đức Phật. Có lẽ Ajàtasattu đang cân nhắc về việc khởi động một cuộc chiến tranh, dù dưới bất cứ lý do nào thì thương vong, chết chóc hàng triệu sanh mạng sẽ xảy ra và chưa hẳn cuộc chinh phạt sẽ thành công, hoặc nếu thành công chăng nữa cũng không lấy gì đảm bảo rằng sẽ mang lại quốc thái dân an. Vì thế, thỉnh ý bậc minh triết toàn thiện toàn tri hiện đang ngự trong quốc gia của mình, theo ông là cần thiết.

Trước vấn đề tuyệt mật và cực kỳ hệ trọng của quốc gia Magadha, nghe đại thần Vassakara thưa xong, Thế Tôn không biểu lộ ý kiến gì với sứ thần nhà vua mà chỉ nói với Tôn giả Ananda:

“Này Ananda, ngươi có nghe dân Vajjì thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau không?

Bạch Thế Tôn, con có nghe.

Này Ananda, khi nào dân Vajjì thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, ngươi có nghe dân Vajjì tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết không?

Bạch Thế Tôn, con có nghe.

Này Ananda, khi nào nghe dân Vajjì tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, ngươi có nghe dân Vajjì không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjì như đã ban hành thời xưa không?

Bạch Thế Tôn, con có nghe.

Này Ananda, khi nào dân Vajjì, không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjì như đã ban hành thuở xưa thời, này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, ngươi có nghe dân Vajjì tôn sùngkính trọngđảnh lễcúng dường các bậc trưởng lão Vajjì và nghe theo lời dạy của những vị này không?

Bạch Thế Tôn, con có nghe.

Này Ananda, khi nào dân Vajjì tôn sùngkính trọngđảnh lễcúng dường các bậc trưởng lão Vajjì và nghe theo lời dạy của những vị này, thời dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, ngươi có nghe dân Vajjì không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ Vajjì phải sống với mình không?

Bạch Thế Tôn, con có nghe.

Này Ananda, khi nào dân Vajjì không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ Vajjì phải sống với mình thời, này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, ngươi có nghe dân Vajjì tôn sùngkính trọngđảnh lễcúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp không?

Bạch Thế Tôn, con có nghe.

Này Ananda, khi nào dân Vajjì tôn sùngkính trọngđảnh lễcúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, ngươi có nghe dân Vajjì bảo hộche chởủng hộ đúng pháp các vị A la hán ở tại Vajjì khiến các vị A la hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A la hán đã đến được sống an lạc không?

Bạch Thế Tôn, con có nghe.

Này Ananda, khi nào dân Vajjì bảo hộche chởủng hộ đúng pháp các vị A la hán ở tại Vajjì khiến các vị A la hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A la hán đã đến được sống an lạc, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm”.

Dù không hề đả động gì đến lời thỉnh cầu của đại thần nước Magadha, nhưng qua cuộc hội thoại của Thế Tôn với Tôn giả Ananda, đại thần Vassakara đã nhận thức được rằng: “Tôn giả Gotama, nếu dân Vajjì chỉ hội đủ một pháp bất thối này, thời dân Vajjì nhất định được cường thịnh, không bị suy giảm, huống nữa là đủ cả bảy pháp bất thốiTôn giả Gotama, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha không thể đánh bại dân Vajjì ở chiến trận”.

Tiễn khách, Thế Tôn chỉ ân cần khuyên đại thần Vassakara: “Người hãy làm những gì người nghĩ là hợp thời”.

Rõ ràngThế Tôn muốn nhắn gởi đến quốc vương Magadha một cách gián tiếp rằng không nên tiến hành cuộc chiến với dân Vajjì vì chắc chắn sẽ thất bại. Vajjì tuy không phải là một cường quốc nhưng họ đã làm được tất cả những gì cần thiết để giữ vững bờ cõi, dù nằm cạnh một láng giềng hiếu chiến, đầy tham vọng bành trướng.

Như vậy, “Cái đáng sợ không phải là thế giặc mạnh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”. Muốn dân theo thì phải an dân (Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Nguyễn Trãi). Dân có an thì nước mới thái bìnhthịnh trị, ngoại bang không dám lăm le xâm lược và nếu cứ hung hăng bành trướng thì chắc chắn “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” (Lý Thường Kiệt). Thế Tôn từ xưa đã khẳng định điều này, chứng minh rõ ràng qua “bảy pháp bất thối” mà dân Vajjì đã thực thi để tự cường, giữ yên bờ cõi bằng nội lực quốc gia. Đó là sức mạnh được tạo ra từ sự đoàn kết, hòa hợpdân chủcông bằng và văn minh đích thực chứ không phải chỉ hô hào, khẩu hiệu.

Trang sử Việt hào hùng với lịch sử chiến thắng ngoại xâm, từ xưa đến nay từng đánh bại những đế quốc hùng mạnh nhất thế giới đều nhờ sự đoàn kết toàn dân. Hơn 2.000 năm đồng hành cùng dân tộc, “Trang sử Phật/Đồng thời là trang sử Việt” (Hồ Dzếnh) nên “bảy pháp bất thối” của dân Vajjì là giải pháp cần yếu, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nội lực dân tộc, giữ vững biên cương Tổ quốc.

Quảng Tánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Cung kính bậc phạm hạnh nền tảng của giải thoát
Lời Phật dạy

Nếu không xác định đúng về giá trị của người tu sẽ đưa đến nhận thức sai lầm, hành xử thiếu tôn kính đối với những bậc đáng kính. Đức Phật đã khuyến cáo những ai không cung kính các bậc phạm hạnh thì khó tiến tu trên đường đạo. “Một thời, Phật du hóa...

Người học Phật cần chia sẻ thông tin có lợi ích cho mình và người
Lời Phật dạy

Thông tin là một nhu cầu quan trọng trong đời sống của con người. Mỗi người thường quan tâm đến những thể loại thông tin khác nhau, nếu thiếu thì xem như bị đói thông tin. Nhưng ngoài nhu cầu về những thông tin cần thiết thì đa phần, con người thích buôn chuyện. Một...

Ái sinh thì buồn khổ sinh
Lời Phật dạy

Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông. Khi đã yêu thích cái gì rồi thì tâm ngày đêm tưởng nhớ, tìm mọi cách để sở hữu. Nếu đủ phước duyên sở hữu được thứ mình thích thì hạnh phúc dâng tràn, cuộc sống đẹp đẽ...

Cách nhận biết Thầy hiền, bạn tốt theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Những ai gặp được bạn hiền, hội đủ những tố chất tốt đẹp như dưới đây là một phước báo lớn, cần nương tựa suốt đời để noi gương, học hỏi. Khoan nói đến việc bạn chỉ bảo cho ta điều gì mà chỉ cần được gần gũi, thân cận, thân thiết với người tốt...

Sinh phải có diệt, hợp phải có ly
Lời Phật dạy

Con người có trí tuệ, hiểu được quy trình mặc định của vô thường, thường xuyên quán chiếu vô thường, nghĩ tưởng đến ngày thân xác ta cùng mọi thứ xung quanh sẽ tan biến, không còn gì cả. Nhờ đó tâm bám chấp, tham luyến vào mọi thứ giảm bớt. Thưở xưa, đức Phật...

Những ai không phóng dật, chân thành con đảnh lễ
Lời Phật dạy

Một thời, rất nhiều Tỷ kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự. Rồi một vị thiên trú ở khu rừng ấy, vì lòng thương xót, muốn...

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người
Lời Phật dạy

Thế Tôn, bậc tôn quý nhất, đấng Giác ngộ duy nhất, tối tôn ở đời. Bởi chỉ có thành tựu tuệ giác vô ngã, kết quả của thiền quán mới dẹp tan vô minh, vượt ra khỏi mọi sự kềm tỏa của ác ma, giải thoát hoàn toàn mọi chi phối của phiền não, sanh...

Thấy khổ đau nhiều hơn hạnh phúc để sống nhẹ nhàng hơn
Lời Phật dạy

Đời người như những chuyến xe, ngược xuôi bất tận giữa dòng mưu sinh đầy biến động với vô vàn chia ly và hội ngộ. Trớ trêu là hội ngộ với những điều không đáng hội ngộ, chia ly với những điều không thể chia ly, ấy vậy mà người ta khổ. Một thời, Thế...

Không Giữ Giới Có Năm Điều Suy Hao
Lời Phật dạy

Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức. “Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người… Bấy giờ, Thế Tôn nói với...

Đức Phật ứng xử ra sao trước những lời thô ác, bất thiện và chỉ trích?
Lời Phật dạy

Trước thị phi, Phật xả tâm, buông hết, không hơn thua với thế gian. Sở dĩ Ngài hành xử như vậy vì thấy rõ “người hơn liền thêm oán” và “người thua nằm không yên”. Hơn thua là điều quan trọng với người đời, có khi vì một chút hơn thua mà phải đánh đổi...

Cao niên chưa hẳn là trưởng lão
Lời Phật dạy

Ở đời hay trong đạo, các bậc cao niên luôn được mọi người tôn trọng, cung kính. Nếu ai không tôn kính các bậc trưởng thượng, bô lão cao niên thì chắc chắn nhân cách người ấy có vấn đề. Nên “kính lão đắc thọ”, được thân gần phụng dưỡng và học tập kinh nghiệm của các bậc tiền bối là một phước báo lớn. Như gừng càng già càng...

Chưa qua sông chớ vội bỏ bè
Lời Phật dạy

Ảnh dụ một người dùng chiếc bè để vượt sông, qua sông rồi hãy bỏ bè, vốn rất quen thuộc với người học Phật. Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đức và...

Phật dạy năm nguy hại với việc chỉ tin một người
Lời Phật dạy

Hiện nay tồn tại hiện tượng một số người (có thể chưa hiểu sâu sắc về giáo lý hay do sự hướng dẫn thiên kiến của thầy mình) chỉ tin vào một người duy nhất là thầy của tôi, sư phụ của tôi, chân sư của tôi… và đánh mất niềm tin Tăng già. Theo...

Dục Như Mật Ngọt Dính Trên Lưỡi Dao
Lời Phật dạy

Sinh ra trong cõi Dục nên bản chất của chúng sinh là tham dục. Vì vô minh và ái dục mà chúng sinh mãi trầm luân trong đau khổ. Đức Phật đã răn dạy, muốn giảm bớt khổ đau thì phải hạn chế tham dục, và muốn chấm dứt khổ đau thì phải đoạn tận ái dục và vô minh. Dĩ nhiên người học Phật ai cũng biết rõ điều này. Nhưng để vượt thắng ái dục thì không phải ai cũng làm...

Phật dạy nhìn lại lỗi mình để tiến tu
Lời Phật dạy

Chân lý cuộc đời không thuộc về sự đúng sai, được mất, hơn thua, khen ngợi hay chỉ trích, mà thuộc về những người nào có hiểu biết chân chính, thấy và biết đúng như thật, sống vì mọi người với tinh thần trách nhiệm cao. Người Phật tử chân chính chớ nên dòm ngó...

Không Tranh Chấp Là Pháp Trang Nghiêm
Lời Phật dạy

Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến. “Một thời Phật du hóa giữa những người họ Thích, trú trong một đô ấp của Thích gia tên là Di-lũ-ly. Bấy giờ Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la… đến trước Đức Phật cúi đầu lễ sát chân...