Người Phật tử nên chân thành tự xét lỗi mình, phải tế nhị gạn lọc phiền não ở nội tâm, thực hành đúng hai chữ “Tảo Tuệ” của đức Phật đã dạy ngài Châu-lợi-bàn-đặc, chắc chắn không bao lâu viên ngọc hạnh phúc sẽ cầm được trong tay.

Động cơ chính yếu của sự tu hành là gạn lọc tự tâm, hay ngự trị tự tâm. Thế mà, có người cả đời không khi nào chịu khó quán xét tự tâm, cứ để nó mặc tình buông lung phúng túng gây tạo trăm ngàn tội ác, để sau này vì nó phải luân chuyển trong tam đồ ác đạo.

Như ông Trưởng giả xưa kia:

Ngày xưa có ông Trưởng giả có đến bốn bà vợ.

Bà vợ chánh xinh đẹp dịu dàng, ông yếu quý chăm sóc không rời một phút giây. Bà vừa đói, ông đã dành sẵn thức ăn. Y trang vừa cũ đã có lớp mới thay thế. Nào hương xông xạ ướp, nào trang điểm châu báu ngọc ngà, hao tốn cực nhọc bao nhiêu ông cũng không nệ.

Bà thứ hai thì sắc xảo điêu ngoa, khiến ông luôn luôn lo sợ bà sẽ bỏ trốn bỏ ông. Ông xoay trái, ngó mặt nơm nớp nhắc nhở ngó chừng, chỉ sợ bà trốn mất. Ông lo bảo vệ gìn giữ từ giờ thức đến giấc ngủ.

Bà thứ ba thì lịch thiệp đon đả. Khi có việc vui buồn thì ông đem kể lể cho nghe để chia sớt với ông.

Bà thứ tư thì ông lơ là không mấy khi để ý đến. Bà có ở hay đi ông cũng không cần biết tới.

Một hôm bệnh ngặt, biết mình sắp chết, ông gọi bà vợ chánh đến yêu cầu: “Trọn đời ta yêu dấu chăm nom nàng hết dạ. Giờ đây ta sắp chết, nàng hãy sửa soạn cùng chết với ta !”.

– Đâu được ! Ông là ông mà tôi là tôi. Mỗi người chúng ta đi mỗi ngã, tại sao ông bảo tôi phải theo ông ?

Ông lại gọi bà thứ hai. Bà này chua ngoa bạc bẻo ra mặt:

– Ông vì tham dục sợ mất tôi nên chăm nom gìn giữ, chớ nào phải ân tình gì mà đem ra kể lể ?

Đến bà thứ ba, xem chừng bà cũng cảm động trước giờ ly biệt. Nhưng bà cũng khéo léo khước từ:

– Kể ra từ hồi nào đến giờ chúng ta đã cùng chia xẻ vui buồn. Ông tốt với tôi lắm. Nhưng thật ra ông chết, tôi chỉ đưa ông đến mộ là cùng, chớ làm sao chết theo ông được ?

Ông thất vọng, chán nản nhưng cũng muộn rồi ! Ông vừa xoay qua bà thứ tư, như đã sắp đặt tự bao giờ, bà này sẵn sàng chịu chết theo ông, trong khi ông chưa kịp ngỏ lời!

Ông Trưởng giả trong câu chuyện này là ví dụ chúng ta. Bà vợ thứ nhất dụ sắc thân này. Lúc còn mạnh khỏe không phút giây nào chúng ta quên nó. Nhưng khi chết thì nó ly khai ta. Bà vợ thứ hai dụ tiền của sự nghiệp. Bình nhật chúng ta lo gìn giữ bảo thủ nó, đến lúc chết ta không mang theo được gì cả. Bà vợ thứ ba dụ gia quyến thân tộc. Lúc sống có việc vui buồn cùng tâm sự san sớt nhau. Khi chết thân tộc chỉ đưa ra tiễn đến mộ là cùng. Bà vợ thứ tư dụ tâm ý chúng ta. Bình thường chúng ta hững hờ quên nó, nhưng khi chết nó lại trung thành theo ta.

Thường nhật chúng ta không mấy khi chịu quán xét tâm ý mình, để mặc tình nó tung hoành, sai lạc, xấu xa. Nó ẩn tàng, lén lúc bỏ ta đi tận đâu đâu.. Chúng ta quên mất nó, bỏ bê nó, không ngó ngàn để ý đến nó, nhưng khổ thay chính nó là cội gốc! Khi sống nó âm thầm chi phối đời ta, đến ngày ta chết nó trung thành chịu mọi khổ vui mà ta đã gây tạo.

Đã lâu rồi, viên ngọc như ý nằm im trong lớp áo trần lao, chúng ta chỉ cần có thức tỉnh mở mắt nhìn nó và chịu khó lau chùi bụi bặm thì sẽ thấy nó hiện ánh sáng huyền diệu lung linh…Chỉ biết lo hướng ngoại, che dấu lỗi lầm tội ác của mình bằng mọi phương cách, không can đảm hồi quang phản tỉnh thì càng đi chùa càng tụng kinh, tội nghiệp lại càng sâu dày!

Người Phật tử nên chân thành tự xét lỗi mình, phải tế nhị gạn lọc phiền não ở nội tâm, thực hành đúng hai chữ “Tảo Tuệ” của đức Phật đã dạy ngài Châu-lợi-bàn-đặc, chắc chắn không bao lâu viên ngọc hạnh phúc sẽ cầm được trong tay.

Tuy sống giữa lớp sóng đời sôi động, nhưng tâm hồn chúng ta sáng sủa, trầm lặng thì phiền não bụi hồng đâu còn thao túng hoành hành làm chủ được ta?

Trích Vài vấn đề Phật Pháp.- HT. Thích Thanh Từ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

6 loại pháp khí Mật tông
Kiến thức

Pháp khí hay còn gọi là Phật khí, Phật cụ, pháp cụ là những dụng cụ dùng để thực hành các loại pháp sự, dâng cúng lên chư Phật, trang nghiêm đạo tràng, hay làm dụng cụ trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Pháp khí hay còn gọi là Phật khí, Phật cụ, pháp...

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này...

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức

Nhờ trí tuệ thấu rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo, thấm nhuần giáo lý Trung đạo, phát khởi tâm Bồ đề… Bằng trí tuệ thấu suốt bản chất của khổ đau và thực hành kiên trì Bát chính đạo, người tu học thấm nhuần giáo lý Trung đạo và khởi phát tâm...

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình. Đức Phật là bậc đại từ, đại bi thương hết thảy chúng sinh, không phân biệt màu da hay tôn giáo. Ngài xót thương nhân...

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức

Lục hòa là 6 phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần từ lời nói đến việc làm. Hòa ở đây với mục đích tích cực tiến tới sự cao đẹp, chứ không phải hoà một cách thụ động, ai nói phải cũng gật, nói quấy cũng ừ....

Ý nghĩa tên các “bộ” trong kinh tạng Nikaya
Kiến thức

Theo truyền thống Phật giáo ghi nhận trong hệ thống kinh điển Phật giáo sơ kỳ, kinh tạng mang nội dung là những lời dạy của chính đức Phật Thích ca Mâu ni trong suốt cuộc đời truyền bá giáo pháp của Ngài Từ Nikaya được dịch theo nghĩa đen là “tập hợp”, “nhóm”. Khi nhắc tới...

Kim Cang Hộ Pháp là ai? Công đức và hình tướng của Ngài
Kiến thức

Đối với Phật tử Việt Nam, hình ảnh Kim Cang Hộ Pháp rất quen thuộc, thường xuất hiện tại các ngôi chùa. Vậy bạn có thực sự biết Ngài Kim Cang Hộ Pháp là ai, tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé. Kim Cang Hộ Pháp là ai? Tại các ngôi chùa Phật giáo,...

Tam độc là gì và phương pháp diệt trừ Tam độc?
Kiến thức

Tam độc là ba thứ ác độc mang đau khổ đến cho con người, phá hoại mọi hạnh phúc an vui của con người. Theo thứ tự thông thường của nó là Tham, Sân, Si; song đặt đúng trật tự từ gốc ra ngọn phải nói Si, Tham, Sân. Tam độc là gì Si: Si...

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Kiến thức

Kinh cầu an là những bộ kinh được soạn ra nhằm cầu nguyện cho mọi chúng sinh được bình an, hạnh phúc, và tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời. Kinh cầu an là gì? Kinh cầu an là những bộ kinh được...

Các vị Phật và Bồ tát phổ biến trong Phật giáo
Kiến thức

Trong nhà Phật, có rất nhiều chư vi Phật và chư vị Bồ Tát. Bạn có biết hết những vị này là ai không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. Trong đạo Phật, quan niệm về Phật và Bồ Tát không chỉ dừng lại ở một cá thể duy nhất,...

Khái lược các tông phái chính trong Phật giáo
Kiến thức

Hiện nay Phật giáo có ba tông phái chính bao gồm Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) và Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayāna Buddhism) Hiện nay Phật giáo có ba tông phái chính bao gồm Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) và Phật giáo...

16 Vương Quốc Lớn Thời Phật
Kiến thức

Trong thời đức Phật tại thế, bán đảo Ấn-độ gồm có hàng trăm quốc gia, trong đó, 16 quốc gia được coi là lớn nhất (kể cả mọi mặt: đất đai rộng lớn, văn hóa phát triển, tôn giáo hưng thịnh, kinh tế phồn vinh, chính trị và quân lực hùng mạnh), gồm có: 1....

Phật Giáo Ấn Độ Suy Tàn Như Thế Nào ?
Kiến thức

Người ta thường lấy điểm mốc Phật giáo Ấn Độ suy tàn là vào khoảng thế kỷ thứ XII khi Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ. Nhưng Phật giáo Ấn Độ bắt đầu suy tàn thì phải kể là từ thế kỷ thứ VII, khi Phật giáo dần dần biến chất do Mật Giáo xen...

Sự Khác Biệt Của Đạo Phật So Với Các Tôn Giáo Khác
Kiến thức

Nếu nói rằng mọi tôn giáo (trừ các tà giáo) trên thế giới đều hướng về điều thiện, điều tốt đẹp. Vậy giá trị của Đạo Phật nằm ở đâu? Tại sao cần khai sinh thêm Đạo Phật làm gì nữa? Sự khác biệt của Đạo Phật là gì? Mời quý vị tìm hiểu bài...

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống
Kiến thức

Chánh ngữ là lời nói đúng đắn, không gây nghiệp xấu mà ngược lại, tạo nghiệp lành. Cùng tìm hiểu khái niệm này ngay tại bài viết dưới đây. Chánh ngữ là gì? Tôn giáo nào cũng đều dạy con người nói lời chân thật và tránh sự dối trá. Những lời nói nhẹ nhàng,...

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật
Kiến thức

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca sau khi Ngài đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu hành khổ hạnh. Hiểu rõ hơn về bài kinh này mời quý vị và khán giả cùng đón xem bài viết dưới...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.