Đức Thế Tôn đưa tới lộ trình nhận thấy rõ quá trình pháp bất thiện chưa hiện khởi, khởi lên, và đoạn diệt, sống với nội tâm không bị phiền trược, tuệ tri chứ không dạy chúng sinh tranh cãi về những lý luận siêu thực, vượt qua khả năng thực chứng. 

I. Duyên khởi

Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tịnh xá của ông Cấp Cô Độc. Tôn giả Malunkyaputta, sau khi độc trú tịnh cư, từ thiền tịnh đứng dậy đến chỗ Thế Tôn để xin được giải đáp vài suy tư. Tôn giả nghĩ nếu Thế Tôn không giải đáp cho mình, thì ông sẽ bỏ học pháp và hoàn tục.

II. Nội dung

1. Suy tư siêu thực của Malunkyaputta

(1). Thế giới này thường còn, hay vô thường; thế giới vô biên hay thế giới này hữu biên?

(2). Sinh mạng này và thân này là một, hay sinh mạng này và thân này là khác?

(3). Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?

2. Thế Tôn giải đáp

Thế Tôn không nói rằng hãy đến và sống phạm hạnh, để nhờ phạm hạnh mà Thế Tôn dạy về thế giới thường còn, hay vô thường; thế giới vô biên hay thế giới này hữu biên; sinh mạng này và thân này là một, hay sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết.

Thế Tôn nói rằng đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt, đây là bất thiện, nếu làm sẽ dẫn tới thọ lạc khổ đau, đây là thiện, nếu làm sẽ có quả an lạc, Thế Tôn không kêu gọi sống phạm hạnh để lý luận siêu thực, tranh cãi những vẫn đề mọi người không thể thực chứng.

Ví như, luận điểm thân thể và sinh mạng là một hay khác, là vấn đề đa phần không thể thực chứng, với 2 người có 2 góc nhìn tư tưởng khác nhau, sẽ trở thành sự tranh cãi lý luận không hồi kết, gây nên xung đột. Nhưng ví dụ với trộm cắp, ai cũng có thể thực chứng đó là xấu, là bất thiện dẫn tới hậu quả tồi tệ thì không cần phải tranh cãi.

Một người cố gắng suy tư về những vấn đề siêu thực, giống như một thanh niên bị trúng 1 mũi tên độc

Chàng thanh niên này sau khi bị trúng mũi tên độc thì không chịu để y sĩ rút mũi tên ra và điều trị. Chàng thanh niên yêu cầu được biết ai bắn mũi tên đó, chất độc đó là gì, được điều chế ra sao.

Nỗi khổ đau và sự nguy kịch gây ra bởi mũi tên độc – Đại diện cho tham, sân, si, bất thiện.

Việc cần làm là rút mũi tên ra và điều trị vết thương – Đại diện cho sự thực hành giới, phát triển trí tuệ, chữa trị tâm để đoạn trừ tham, sân, si.

Chàng thanh niên chỉ tập trung vào những câu hỏi không nhằm mục đích cứu mình, mà chỉ khoả lấp cái tôi sân hận, thèm muốn “kiến thức” nuôi bản ngã,… – Đại diện cho một người chỉ suy tư về những thứ không giúp ích gì cho mục đích phát triển tuệ tri, nhận biết thân tâm, duy trì chính niệm, đoạn diệt phiền não. Những suy tư này chỉ phục vụ thoả mãn bản ngã cá nhân, dù biết cũng không cắt đứt được tham, sân, si.

Người biết những câu trả lời mang tính siêu thực, cũng sẽ già – bệnh – chết theo quy luật, vẫn sẽ chất chứa đầy nỗi khổ, đau. Nhưng một người biết tu tập, đoạn trừ phiền não, thì dù không biết câu trả lời cho suy tư đó vẫn có thể cảm nhận an lạc. Đời sống an lạc phụ thuộc vào đời sống phạm hạnh, đời sống phạm hạnh thì không liên quan gì tới suy tư thế giới là thường còn, hay vô thường,… (và các phần còn lại của câu hỏi). Dù có quan điểm nào, thời nay vẫn tồn tại sầu, bi, khổ, ưu, đức Phật chỉ giảng dạy sự cắt đứt khổ ưu ngay trong hiện tại.

Mục đích lời dạy và câu trả lời của đức Phật chỉ hướng tới xây dựng căn bản của phạm hạnh, đưa đến sự yểm ly (xa lìa), ly tham đắm, đoạn diệt, an tịnh, tuệ tri, giác ngộ (chính là Tứ Diệu đế, Bát Chính đạo và những giải thích đời sống liên quan).

Lời kết

Đức Thế Tôn đưa tới lộ trình nhận thấy rõ quá trình pháp bất thiện chưa hiện khởi, khởi lên, và đoạn diệt, sống với nội tâm không bị phiền trược, tuệ tri chứ không dạy chúng sinh tranh cãi về những lý luận siêu thực, vượt qua khả năng thực chứng.

Cư sĩ Phúc Quang tóm lược


Tài liệu tham khảo:

Đại Tạng kinh Việt Nam - Trung Bộ kinh (Majjhima Nikaya) - “Tiểu kinh Màlunkyà (Cula Màlunkyà sutta)”, Dịch giả: HT. Thích Minh Châu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Học hạnh không kiêu ngạo và nói ít
Lời Phật dạy

Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên. Một thời Phật du hóa tại thành Vương Xá, trong rừng Trúc Lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ Tỳ-kheo Cù-ni-sư vì có chút...

Người con Phật phải luôn hướng đến Chánh tư duy
Lời Phật dạy

Cần phải nhớ rằng những điều thầm kín trong tâm ý của mình, chư Phật, Bồ tát, chư Thiên, Hộ pháp và ma quỷ đều biết rõ. Do đó, để nhận được sự hộ niệm của chư vị, người tu cần phải tịnh hóa tư duy của mình bằng sự hổ thẹn, tự trách và...

Phước đức hao mòn
Lời Phật dạy

Phước đức là nền tảng của mọi điều thành tựu ở thế gian. Sức khỏe, tài sản, trí tuệ, danh tiếng, sắc đẹp cùng bình an, vui vẻ mà chúng ta có được đều do phước đức. Phước đức do mỗi người tạo ra, là thành quả của những nghiệp lành. Nếu biết tích lũy...

Người Phật tử cần làm giàu với năm mục đích cao thượng
Lời Phật dạy

Đề cập đến Phật giáo, xưa nay đa phần đều nghĩ về khuynh hướng ly dục, muốn ít và thanh bần. Ít ai ngờ rằng, Thế Tôn từng khuyến khích hàng đệ tử phải cố gắng làm giàu. Hãy gầy dựng tài sản, làm giàu với năm mục đích cao thượng. Một thời, Thế Tôn...

Đức Thế tôn giảng như thế nào về việc “vái tứ phương” Đông, Tây, Nam, Bắc và hai hướng Trời, Đất
Lời Phật dạy

Thế Tôn giảng thuyết những lời phương tiện để làm sáng tỏ ý nghĩa vái lạy 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và 2 hướng trên dưới (Trời, Đất) theo tinh thần thực hành Chính pháp trong đời sống con người.  Nội dung được trích dẫn từ kinh Giáo thọ Thi – ca – la –...

Du Hành Nhiều Bị Phật Quở
Lời Phật dạy

Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa. Đức Phật cũng tán thán hạnh du hành, không khuyến khích các Tỳ-kheo sống quá lâu tại một nơi. Tuy vậy, nếu Tỳ-kheo du hành trường kỳ lại bị Ngài quở trách. Kiểu tu hành mà cứ đi mải miết, ngày đi đêm nghỉ rồi lại đi...

Có Pháp Đốt Cháy Và Pháp Không Đốt Cháy
Lời Phật dạy

Ngọn lửa bốc cháy thiêu rụi củi rác là hình ảnh thân thuộc của đời sống thôn dã. Ngọn lửa này đã được Thế Tôn dùng làm ảnh dụ trong rất nhiều pháp thoại của Ngài. Pháp thoại dưới dây, ngọn lửa dữ đã thiêu đốt thân tâm, đốt cháy thiện căn công đức của người thường tạo ba nghiệp thân khẩu ý bất thiện Nhân quả – nghiệp báo luôn chính xác và công bằng. Nghiệp do mình tạo ra...

Phật Tán Dương Hạnh Đầu-đà
Lời Phật dạy

Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo. Tuy vậy, những ai kham nhẫn được với sự thanh bần, thực hành hạnh đầu-đà đến trọn đời vẫn được Thế Tôn ca ngợi. Trong hàng đệ tử Phật, Tôn giả Đại Ca-diếp đã trọn đời giữ hạnh đầu-đà. Dù rằng, lúc tuổi...

Phật dạy chúng ta không được có tâm oán hận, báo thù
Lời Phật dạy

Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Vì ngay đời này bạn báo thù họ, đời sau họ lại báo thù lại bạn, đời đời kiếp kiếp báo tới báo lui không hề ngừng dứt, hơn nữa oán...

Ôm chặt lấy niềm đau hay vượt lên mà vui sống
Lời Phật dạy

Sống trên đời, mỗi người đều có những người thân thương như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Khi xảy ra những mất mát, chia ly ai cũng thương tiếc và khổ đau. Có lẽ niềm đau lớn nhất của con người là cuộc chia tay với những người rất thân yêu, vĩnh viễn ra...

Tôn giả Xá-lợi-phất giáo hóa bệnh Cấp Cô Độc
Lời Phật dạy

Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thường đi thăm bệnh các Tỳ-kheo và một số gia đình Phật tử thân tín. Các vị đệ tử lớn như Tôn giả Xá-lợi-phất, A-nan cũng thường thay mặt Thế Tôn đi thăm bệnh. Nhất là lúc bệnh nặng sắp mất, sự có mặt của các Tỳ-kheo an...

Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng
Lời Phật dạy

Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời...

Vì sao người giàu mà ta nghèo?
Lời Phật dạy

Giàu sang cũng không nên quá tự hào và ỷ lại, mà nghèo khó cũng không nên quá tự ti và làm quấy làm càn. Hãy chiêm nghiệm lời dạy của Thế Tôn về sự giàu nghèo để tìm ra hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. Quan sát cuộc sống xung quanh chúng...

Như Lai là bậc “Nói gì thì làm vậy, làm gì thời nói vậy”
Lời Phật dạy

“Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy” thoạt nhìn như đơn giản, bình thường nhưng thật sự phi thường. Nói ra sự thấy biết bằng trải nghiệm, những gì đã kinh qua đồng thời làm được, sống trọn vẹn với những gì mình nói. Như Lai (Tathàgata) là một trong những danh...

Người vợ lý tưởng theo quan điểm Phật giáo
Lời Phật dạy

Vợ chồng tự nguyện gắn bó, chung sống với nhau, đó là duyên mà âu cũng là nợ. Người đàn ông nào cũng mong muốn có được người vợ hiền trong đời. Thế nhưng, do nghiệp lực và duyên nợ của mỗi người nên không phải ai cũng tìm được người vợ như ý. Một...

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Mở lòng yêu thương, mong mọi người thành công từ trong suy nghĩ cho đến lời nói và việc làm. Được vậy thì tâm đố kỵ tan biến, bản thân mình an vui và mọi người cũng an vui. Đố kỵ là tâm lượng hẹp hòi, khó chịu, bực bội, ganh ghét những ai có...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.