Sáng ngày 2-7 đã diễn ra khai mạc Hội thảo nghi lễ Phật giáo toàn quốc năm 2022 do Ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội kết hợp với Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự GHPGVN TP. Hải Phòng tổ chức.

Hội thảo mang chủ đề “Kế thừa, bảo tồn và phát huy truyền thống Nghi lễ Phật giáo trong thời kỳ hội nhập”..

Chứng minh có: Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Dục, Uỷ viên TT HĐCM; Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; Hoà thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch TT HĐTS, Trưởng Ban Tăng sự Trung ương; Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Hoà thượng Thích Khế Chơn, Hoà thượng Thích Quảng Hà, đồng Phó Chủ tịch HĐTS; Hoà thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP.Hải Phòng; Hoà thượng Thích Thanh Đạt, Uỷ viên Thư ký HĐTS.

4141894f-huy_1834

Chủ toạ: Hoà thượng Thích Huệ Minh, Uỷ viên TT HĐTS, Trưởng Ban Nghi lễ Trung ương; Hoà thượng Thích Giác Liêm, Uỷ viên TT HĐTS, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Nghi lễ Trung ương; Hoà thượng Thích Thanh Giác, Uỷ viên HĐTS, Phó Ban Nghi lễ Trung ương; Phó Trưởng Ban TT Ban Trị sự GHPGVN TP. Hải Phòng; cùng chư Tôn đức HĐTS, Phó Ban Nghi lễ Trung ương.

df60b5ee-huy_1846

Tham dự có: đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Chính quyền các cấp TP.Hải Phòng; cùng thành viên Ban Nghi lễ Trung ương, đại diện các Ban, Ngành Trung ương Giáo hội, Ban Nghi lễ Phật giáo các tỉnh, thành; các nhà nghiên cứu, học giả, thiện hữu trí thức và đại biểu Phật tử các giới.

a4e99504-huy_1875

Phát biểu khai mạc, Hoà thượng Thích Huệ Minh nhấn mạnh “Hội thảo Nghi lễ Phật giáo toàn quốc lần này, là một việc làm hết sức cần thiết để đề ra giải pháp, một hướng đi thích hợp chung cho mọi người trong xã hội, đó là: “Vật chất phát triển nhưng yếu tố tâm linh vẫn phải được coi trọng, đạo đức và văn hóa dân tộc luôn được giữ gìn và phát huy”.

Hoà thượng tin tưởng rằng những ý kiến đóng góp, phát biểu, tham luận của chư Tôn đức, chư vị Khách quý tại Hội thảo lần nầy sẽ góp phần cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Nghi lễ Trung ương để Ban Nghi lễ Phật giáo đẩy mạnh công tác và phát huy theo hướng: “Kế thừa, bảo tồn và phát huy truyền thống Nghi lễ Phật giáo trong thời kỳ hội nhập” như chủ đề chính Hội thảo đã nêu.

67c7ce3b-huy_1887

Báo cáo đề dẫn, Hoà thượng Thích Giác Liêm, Uỷ viên TT HĐTS, Phó Thường trực Ban Nghi lễ Trung ương cho biết; Hội thảo Nghi lễ Phật giáo toàn quốc có kế hoạch tổ chức từ năm 2020 nhưng do đại dịch Covid-19 nên tạm dừng.

Nhờ sự quyết tâm của toàn thể Ban Nghi lễ, Hội thảo đã chính thức được diễn ra tại TP. Hoa Phượng Đỏ với chủ đề: “Kế thừa, bảo tồn và phát huy truyền thống Nghi lễ Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” với 09 chuyên đề thảo luận, được chư Tôn đức Giáo phẩm, các nhà Khoa học, các nhà Nghiên cứu đã có 57 tham luận:…., bài viết rất sâu sắc, mang tinh nghiên cứu khoa học thực tiễn, để định hướng cho Ban Nghi lễ Trung uơng tiếp tục hoàn thành trọng trách trong công tác Phật sự về nghi lễ, góp một phần để phát triển ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hiện tại và tương lai, với tinh thần hộ quốc an dân, Phật giáo đồng hành cùng dân tộc.

831ce3e1-huy_1958

Ban đạo từ định hướng Hội thảo và phương hướng hoạt động của Ban Nghi lễ Trung ương, Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS cho rằng. Văn hóa Phật giáo Việt Nam là một nền Văn hóa tâm linh đặc thù lấy giáo lý Đức Phật làm trung tâm, kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta đến nay đã hơn 2000 năm, văn hóa Phật giáo đã thắm sâu một cách nhuần nhuyễn vào phong tục tập quán, tâm tư tình cảm, cung cách lễ nghi trong nếp sống người dân Việt và Nghi lễ của Phật giáo Việt Nam cũng gắn liền với văn hóa ấy, chính vì vậy mà cả hình thức lẫn nội dung của Nghi lễ Phật giáo Việt Nam trở nên đa dạng và phong phú.

Trên tinh thần đó, Hoà thượng Chủ tịch chỉ đạo nên thống nhất về mục đích, ý nghĩa của nghi lễ Phật giáo, vì đó là phương tiện gần gũi và dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình để dẫn dắt chúng sanh đến với ngôi nhà giác ngộ giải thoát của đạo Phật.

1fb1773b-huy_1935

Tại Hội thảo, Ban Tổ chức cũng đón nhận phát biểu chúc mừng của Ban Trị sự GHPGVN TP.Hải Phòng, Ban Tôn giáo Chính phủ và Bằng Tuyên dương công đức của Trung ương Giáo hội.

Dịp này, Ban Tổ chức cũng trao tặng quỹ vì người nghèo, quỹ vì biển đảo quê hương, mỗi nơi 100 triệu đồng.

Phiên khai mạc kết thúc vào 9h00, sau đó Chủ toạ Hội thảo tiếp tục làm việc, chư Tôn đức Ban Nghi lễ các tỉnh thành và học giả trình bày tham luận. Được biết, 10 bài tham luận quan trọng nhất được lựa chọn để đọc tại Hội thảo.

cbd74d6c-huy_1972

Đăng Huy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tu Theo Hạnh Đầu Đà Hay Nhập Thế Độ Sanh?
Điểm nhìn

Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi...

Hiện Tượng Thầy Minh Tuệ
Điểm nhìn

Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như...

Về vấn nạn truyền thông nhắm vào Phật giáo
Điểm nhìn

Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng! Một vài năm gần đây những ai thường theo dõi hoặc quan tâm tới truyền thông trên...

Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại
Điểm nhìn, Đời sống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa Quý Vị, Lần này Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious CoExistence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau. Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho...

Quản lý thùng công đức, quản ‘công’ hay quản ‘đức’?
Điểm nhìn

Sẽ lợi hại thế nào khi quản lý thùng công đức, chưa nói thành công hay thất bại về mặt kinh tế, hãy đo nhân tâm của đa số tín đồ, tu sĩ để xem có thể quản ‘công’, chứ làm sao quản được ‘đức’ để mà quản lý ‘công đức’? Không vì chuyện sử...

Khẩu Nghiệp Ở Việt Nam Đang Rất Nặng!
Điểm nhìn

1. Khẩu nghiệp từ đâu ra? Chúng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen. Nếu ta thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, vô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc. Nếu chúng ta thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác...

Việt Nam chính thức đăng cai Đại lễ Vesak LHQ năm 2025 tại TP. Hồ Chí Minh
Tin quốc tế, Tin trong nước, Tin tức

Sáng ngày 23/3/2024, tại hội trường chùa Wat Prayurawongsawat Worawihan, Bangkok, Thái Lan, Uỷ ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) họp hội nghị thường trực để bàn nhiều vấn đề quan trọng. Chủ trì hội nghị lần này là HT. TS. Phra Brahmapundit – Chủ tịch ICDV. Về phía Phật giáo...

Đức Phật cần gì ở đại gia?
Điểm nhìn

Thời Phật, trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường Phật cả một khu vườn lát vàng ròng để xây tịnh xá Kỳ Viên, nhưng Phật không nhận cúng dường tịnh xá cho Phật mà Phật chỉ nhận cúng dường cho tăng thân. Vì thế tài sản trở nên ít có ý nghĩa, bởi hàng ngày...

Hãy Đón Nhận Đề-bà-đạt-đa
Điểm nhìn

Devadatta, phiên âm Hán Việt quen thuộc ở nước ta là Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) vốn là anh em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từng gia nhập Tăng đoàn thời Đức Thế Tôn tại thế. Devadatta giữa chúng ta Sau khi trực tiếp yêu cầu Đức Phật giao phó Tăng đoàn cho mình lãnh đạo không thành, ông đã mượn thế lực của vua A-xà-thế để thực hiện âm mưu ám hại Đức Phật bằng cách cử sát thủ...

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
Điểm nhìn, Vấn đáp

HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần...

Xin đừng lên án việc xây chùa
Điểm nhìn

Tất cả chúng ta đều phải nương vào Thế gian trụ trì Tam bảo mới hoằng dương được Phật pháp. Do đó, việc xây chùa, tạc tượng, đúc chuông, độ tăng là đạo sự thiết yếu, phải duy trì. Vì nếu không xây chùa, sẽ không có cơ sở thờ tự, tập hợp lực lượng...

Thị phi cuối năm
Điểm nhìn

Sắp hết một năm… Một năm khá yên với tôi. Không sóng, không gió, ngoài đời cũng như trong đạo. Con đường tôi đi vẫn là thế đó Ngày mỗi mở hơn Cho tầm nhìn hạn hẹp nơi mình thoáng ra. Đâu đó, những hiện tượng không hay vẫn đang diễn ra. Không phải quanh tôi. Thế giới quanh tôi...

Hóa Giải Đối Nghịch
Điểm nhìn

Trong sự hóa giải, chuyển hóa nghịch cảnh và chúng sanh đối nghịch, sự giác ngộ, thành Chánh giác là hiệu quả nhất vì nó đi vào tận nơi thâm sâu nhất của tâm chúng sanh. Thành Phật là thành Chánh giác ngay trong tâm của mỗi chúng sanh, dù chúng sanh đó có “vọng tưởng chấp trước điên đảo” đến thế nào. 1/ Bài học từ Đức Phật trong Kinh Pháp Hoa Trong kiếp Đức Thích Ca thành Phật ở Ấn Độ, người đối nghịch,...

Góc Nhìn Khoa Học Và Phật Giáo Về “linh Hồn” Và Luân Hồi
Điểm nhìn

Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệt là con người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này, không ai có thể tồn tại mãi mãi mà không hề chết, thế nhưng chúng ta vẫn cảm giác như cái chết là điều gì đó rất xa xôi, xa xôi bởi không ai đoán biết được nó sẽ đến...

Phật giáo với quan niệm phù đồ hộ trì
Điểm nhìn

Phật giáo chủ trương: Con người và chỉ có con người mới thực sự là người ban phúc giáng họa cho chính mình. Sự cầu cạnh, van xin ở người khác hoặc nơi thần linh, nếu có được cũng chỉ là phần không đáng kể, chỉ có tâm niệm, hành động hướng thiện mới mang...

Hòa Thượng Tuệ Sỹ Còn Ảnh Hưởng Bao Nhiêu Tới Phật Giáo Và Phật Tử Việt Nam Hiện Nay?
Điểm nhìn

Tin Hòa thượng Tuệ Sỹ viên tịch có vẻ như khép lại một trang sử sôi động, đầy lãng mạn của Phật giáo Việt Nam, kể từ phong trào Chấn hưng Phật giáo, với sự thành lập An Nam Phật học tại miền Trung vào năm 1932, do các nhà sư và các trí thức nho học lẫn “Tây” học, chủ trương, trong đó nổi tiếng nhất là bác sĩ Lê Đình Thám (1897-1969). Với Chấn hưng Phật giáo, Phật...