Bài viết ngắn nầy chỉ nhằm phác họa lại sơ lược về sự thành hình và phát triển của Hệ Phái Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam hồi giữa thế kỷ thứ mười chín. Giáo hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam được Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang sáng lập năm 1944. Giáo Hội được sáng lập trong giai đoạn suy đồi của Phật giáo Việt Nam. Đức Tôn Sư đã khéo léo phối hợp giữa hai truyền thống giáo lý Nam và Bắc Tông để làm giáo lý căn bản cho Giáo Hội. Dầu chỉ mới xuất hiện đúng 80 năm, nhưng Hệ Phái Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh vững vàng song hành với một số tông phái lâu đời như Thiền Tông và Tịnh Độ Tông Việt Nam. Về sau nầy, Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, được Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, một bậc Tam Tạng Pháp Sư,  thành lập vào năm 1978 tại Hoa Kỳ, thoát thai từ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam sáng lập bởi Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang vào năm 1944. Hiện tại, hệ phái Tăng Già Khất Sĩ tại Việt Nam được sự lãnh đạo trực tiếp của Hòa Thượng Thích Giác Toàn, trụ sở đặt tại Tịnh Xá Trung Tâm, thuộc địa phận Sài Gòn. Trong khi đó, Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới có rất nhiều tịnh xá khắp nơi trên thế giới từ nước Mỹ, đến Canada, Úc, Pháp, Anh, Bỉ, Nga, vân vân

(A) Tổng Quan Phật Giáo Việt Nam

Do bởi vị trí nằm bên bờ Đông Nam Châu Á và có cùng biên giới với Trung Hoa nên Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi cả hai tông phái Phật giáo Nguyên Thủy từ phía Nam và Đại Thừa từ phía Bắc. Hơn nữa, trong số các quốc gia trong vùng Đông Nam châu Á thì nền văn hóa của Việt Nam gần giống với nền văn hóa của Trung Hoa nên Phật Giáo Việt Nam có khuynh hướng nghiêng hẳn về Phật giáo Đại ThừaTuy nhiên, do hoàn cảnh địa lý và lịch sử phát triển, Phật giáo Nguyên Thủy cũng từ từ bắt rễ trong đời sống hằng ngày của dân chúng. Phật giáo đến Việt Nam từ nhiều nơi, bao gồm Trung Hoa, Phù Nam,  Champa (một vương quốc ở miền Trung Việt Nam đã mất vào khoảng thế kỷ thứ 15), Cao Miên, và từ những nhà sư đi đường biển từ Ấn ĐộPhật giáo có lẽ đã được đưa vào Việt Nam bằng đường biển vào đầu thế kỷ thứ nhất. Vào khoảng thế kỷ thứ hai hay thứ ba trước Tây lịch, có nhiều phái đoàn Phật giáo được hoàng đế A Dục phái ra nước ngoài để truyền bá giáo lý của Đức Phật ở những xứ xa xôi, vượt xa biên giới Ấn Độ như Phi Châu, Tây Á và Trung Á cũng như Đông Nam Á gồm các nước như Mã Lai, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Chàm và Việt Nam, thời bấy giờ có tên là Quận Giao Chỉ (bây giờ là vùng tỉnh Bắc Ninh). Mãi cho đến thế kỷ thứ 10, Việt Nam vẫn còn nằm dưới sự đô hộ của người Trung Hoa, nên ảnh hưởng của Trung Hoa rất mạnh về mọi mặt trong xã hội Việt Nambao gồm luôn việc truyền bá Phật giáoVào khoảng thế kỷ thứ hai thì tại Giao Chỉ đã có những vị Tăng nổi tiếng, điển hình là ngài Khương Tăng Hội. Người ta tin rằng trong ba trung tâm Phật giáo cổ đại ở Đông Á là Lạc DươngBành Thành và Luy Lâu thì trung tâm Luy Lâu ở Giao Chỉ là trung tâm Phật giáo đầu tiên được thành lập dưới triều Hán vào khoảng thế kỷ thứ nhất Tây lịch. Thời đó Luy Lâu là thủ phủ của Giao Chỉ, lúc bấy giờ là thuộc địa của Trung Hoa. Vì Luy Lâu nằm giữa con đường giao thương Ấn Hoa, nên thời đó các nhà sư tiền phong Ấn Độ trước khi đến Trung Hoa họ đều ghé lại Luy Lâu. Vì thế mà Luy Lâu đã trở thành một điểm thuận tiện và hưng thịnh cho các đoàn truyền giáo tiên phong từ Ấn Độ đến lưu trú, truyền bá giáo lý nhà Phật trước khi các vị tiếp tục cuộc hành trình đi về phương Bắc. Cũng chính vì thế mà Tăng Đoàn Luy Lâu được thành lập trước cả Lạc Dương và Bành Thành. Vào thời đó trung tâm Luy Lâu có trên 20 ngôi chùa và 500 Tăng sĩ. Được biết Kinh Tứ Thập Nhị Chương xuất hiện đầu tiên tại Luy Lâu vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch.

Như trên đã nói, Phật giáo có lẽ đã được đưa vào Việt Nam bằng đường biển vào đầu thế kỷ thứ nhất. Vào khoảng thế kỷ thứ hai thì tại Giao Chỉ đã có những vị Tăng nổi tiếng, điển hình là ngài Khương Tăng HộiTuy nhiênPhật giáo Việt Nam chưa được phát triển mạnh cho mãi đến năm 580 khi Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, một vị sư Ấn Độ, là đệ tử của Tam Tổ Tăng Xán, trước khi dòng Thiền Trung Hoa bị chia làm hai, Bắc và Nam tông, đã đến Việt Nam và sáng lập dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Tổ truyền của dòng Thiền đầu tiên nầy chấm dứt sau khi tổ thứ 28 của nó thị tịch vào năm 1216. Tuy nhiênảnh hưởng của nó còn rất mạnh ở phía Bắc. Dòng Thiền thứ hai tại Việt Nam được phát khởi bởi một nhà sư Trung Hoa tên là Vô Ngôn Thông, một đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải. Tổ truyền của dòng Thiền nầy chấm dứt vào thế kỷ thứ 13, dù dòng Thiền nầy vẫn tồn tại. Mặc dù hai dòng Thiền nầy không còn tồn tại như những dòng truyền thừa, nhưng chính hai dòng Thiền nầy  đã đặt nền móng vững chắc cho Phật giáo Việt Nam. Dưới thời nhà Đinh (969-981), vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt ra Tăng Già Việt Nam được nhà vua bảo trợ và bổ nhiệm những vị sư nổi tiếng vào các chức vụ trong triều, những chức vụ mà trước kia đều do các học giả Khổng Nho đảm nhiệm. Dưới thời nhà Tiền Lê (981-1009), bộ Đại Tạng bằng Hán văn đầu tiên đã được thỉnh về từ Trung Quốc, làm căn bản giáo điển cho Phật giáo Việt Nam. Thời nhà Lý là thời hoàng kim của nền tự chủ Việt Nam. Năm 1069, vua Lý Thánh Tôn phát động chiến dịch Nam tiến chống lại Chiêm Thành, trong chiến dịch nầy trong số hàng trăm ngàn tù binh bắt được, có một tù binh rất đặc biệt được đưa về kinh đô Thăng Long, một nhà sư Trung Hoa tên Thảo Đường. Với sự hổ trợ mạnh mẽ của vua Lý Thánh Tôn, dòng Thiền Thảo Đường đã được khai sáng. Về sau nầy tông phái Tịnh Độ cũng được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc chiếm vị thế khá mạnh và tồn tại cho đến ngày nay. Ngoài ra, hầu hết những tông phái Phật giáo Trung Hoa đều được truyền bá và tồn tại tại Việt Nam.

Vào hậu bán thế kỷ thứ 19, Phật giáo vẫn còn phổ cập trong dân chúng, nhưng phải chịu thụt hậu trong thời thực dân Pháp thống trị Việt Nam, họ ủng hộ Thiên Chúa giáo và đàn áp Phật giáo một cách dã man. Người Pháp bị đánh đuổi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam vào thế kỷ 20. Vào năm 1917, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc sáng lập Cao Đài giáotôn giáo bao gồm cả ba niềm tin của Phật, Lão, và Cơ Đốc giáo. Cao-Đài chấp nhận vũ trụ luận của Phật giáo Tịnh Độ và Lão giáo; tuy vậy, một số Phật tử không đồng ý sắp đặt Cao Đài như là một trường phái của Phật giáo. Vào giữa thế kỷ thứ 20, Việt Nam có khoảng trên 80 phần trăm dân chúng theo Phật giáotuy nhiên, phần lớn những người được gọi là Phật tử có một ý nghĩ rất mơ hồ về ý nghĩa thật sự của Phật giáo. Trong thập thập niên 1920s, có một cuộc phục hưng Phật giáo tại Việt Nam, và bắt đầu năm 1931 một số các tổ chức Phật giáo ra đời trên toàn quốc. Từ năm 1931 đến 1934, Hòa Thượng Khánh Hòa lãnh đạo nhiều hội Phật Học khắp Bắc, Trung, Nam và Phật giáo đã dần dần phục hưng. Vào năm 1948, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập ở Hà Nội. Nhiều tạp chí và dịch bản sách báo Phật giáo được phát hành. Tại Huế, Hòa Thượng Thích Giác Nhiên và cư sĩ Minh Tâm Lê Đình Thám đã đóng góp tích cực vào phong trào chấn hưng Phật giáo bằng cách thuyết pháp bằng tiếng Việt, thành lập nhiều tổ chức thanh niên Phật tử và dịch Kinh Lăng Nghiêm sang Việt ngữ. Vào năm 1951 một hội nghị Phật giáo toàn quốc họp tại Huế nhằm thống nhất các tổ chức Phật giáo và hoạt động của Tăng GiàHội nghị đã chấp thuận cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam gia nhập Hội Phật Tử Thân Hữu Thế Giới được thành lập tại Colombo Tích Lan vào năm 1950. Tháng 9, năm 1952, hội nghị Phật Giáo thế Giới kỳ 2 tại Đông Kinh, Nhật BảnPhái đoàn Tích Lan, trên đường tới Đông Kinh,  đã ghé lại Sài Gòn trên tàu “La Marseillaise” với xá lợi của Đức Phật. Nhân cơ hội nầy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất đã biểu dương thực lực của mình sau lễ cung nghênh xá lợi Phật của hơn 50.000 Phật tử trong 6 ngày liên tục. Sau năm 1954, Việt Nam bị chia đôi, miền Bắc Cộng Sản dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và miền Nam Cộng Hòa dưới sự lãnh đạo của Ngô Đình Diệm. Do tình hình chính trị xáo trộn trên cả hai miền Nam Bắc nên Phật giáo Việt Nam không được phát triển như Phật giáo tại những quốc gia khác trong vùng. Phật giáo bị đàn áp dưới cả hai chế độ, miền Bắc Cộng Sản và miền Nam của Ngô Đình Diệm, một tín đồ Thiên Chúa Giáo. Sau năm 1963, Phật giáo miền Nam phục hồi với sự thành hình của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, nhưng Phật giáo miền Bắc vẫn âm thầm với những sinh hoạt giới hạn dưới chế độ Cộng Sản. Sau năm 1975, Cộng Sản chiếm toàn bộ Việt NamPhật giáo Việt Nam bị phân tán. Nhiều Tăng Ni và hàng trăm ngàn Phật tử đã vượt thoát đến các quốc gia khác trên thế giới và Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại được hưng thịnh trên những vùng đất mới nầy. Năm 1980 chánh quyền Cộng Sản cho thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Từ đó nơi quốc nội, Phật Giáo Việt Nam có hai giáo hội hoạt động song hành cho đến ngày nay. Dù sao đi nữa, Phật giáo luôn được sự ủng hộ và bắt rễ sâu xa trong quần chúng.

(B) Tôn Sư Minh Đăng QuangHệ Phái Khất Sĩ Việt Nam

I. Thân Thế Và Hành Trạng Của Tôn Sư Minh Đăng Quang:

Minh Đăng Quang là một Đại Tăng quan trọng của Phật giáo Việt Nam vào tiền bán thế kỷ 20. Ngài sanh vào năm 1923 và vắng bóng vào năm 1954. Ngài là một trong những nhà sư cải cách Phật giáo chủ yếu trong lúc luân lý và đạo đức Phật giáo đang cơn nghiêng ngửa, và là người sáng lập ra Giáo Hội Phật giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam. Ngài đã khéo léo phối hợp giữa hai truyền thống giáo lý Bắc và Nam tông để làm thành giáo lý căn bản cho giáo hội. Không bao lâu sau khi thành lập, hàng triệu tín đồ đã theo Ngài tu tập. Vào giữa thập niên 70s, một đệ tử lớn của Ngài là Hòa Thượng Thích Giác Nhiên đã thành lập Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới với số tín đồ khắp nơi trên thế giớiTôn sư Minh Đăng Quang sanh ra và lớn lên trong một gia đình theo truyền thống Khổng Mạnh. Chính vì thế nên dù sau này làu thông Tam Tạng kinh điển, Ngài vẫn tôn trọng nề nếp Khổng Mạnh đã ăn sâu trong lòng dân tộc. Ngài thấm nhuần triết lý Khổng Mạnh ngay từ khi Ngài còn rất nhỏ đến nỗi Ngài luôn tôn trọng giáo lý Khổng Mạnh mặc dù hoàn toàn thông suốt kinh điển. Dù thời gian hoằng pháp của Tôn sư chỉ vỏn vẹn có mười năm, nhưng Ngài đã đóng góp thật nhiều cho Phật giáo Việt Nam nói riêng và cho Phật giáo nói chung. Tôn sư Minh Đăng Quang đã đến và đã đi. Đã 70 năm trôi qua từ khi công cuộc Hoằng Pháp đầy ý nghĩa của Ngài đã điểm tô cho bối cảnh lịch sử Việt Nam vào thời đó, đặc biệt là các vùng ở miền đất phương Nam. Từ một chiếc bóng đơn lẻ trong thời buổi cực kỳ ly loạn của lịch sử Việt Nam, Ngài đã mở ra một kỷ nguyên mới cho Phật giáo Việt Nam, kỷ nguyên của đạo Phật thật sự, đạo Phật chính thốngđạo Phật thật sự ngấm sâu vào lòng dân Việt sau nhiều năm oằn oại dưới chánh sách hủy diệt tôn giáo của thực dân Pháp. Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, thế mà cuộc đời và sự nghiệp tu hành của Ngài chẳng bao giờ mất ảnh hưởng, chẳng những đối với hàng đệ tử mà còn đối với tất cả những ai có cơ hội biết đến Ngài. Kỳ thật, thời gian dường như không có ảnh hưởng gì hết với những ký ức về Ngài, và định luật vô thường dường như cũng không chịu in dấu tang thương trên danh tiếng vĩ đại của vị thầy vĩ đại này. Tác phong sáng ngời và đức tánh siêu nhiên của Ngài, thêm vào ý chí kiên quyết đã giúp Ngài có khả năng khai mở một truyền thống Phật giáo nổi tiếng tại Việt Nam. Ngài bắt đầu sứ mạng của mình ngay từ khi hãy còn rất trẻ. Sự nhiệt thành hăng hái của Ngài để tìm kiếm và truyền bá Phật pháp lúc nào cũng khiến hàng hậu bối chúng ta kính phục và luôn khuyến tấn chúng ta tiếp tục đi theo bước chân cũng như tấm gương rạng ngời của Ngài để phục vụ Chánh Pháp.

II. Tôn Sư Minh Đăng Quang và Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam:

Giáo hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam được Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang sáng lập năm 1944. Giáo Hội được sáng lập trong giai đoạn suy đồi của Phật giáo Việt Nam. Đức Tôn Sư đã khéo léo phối hợp giữa hai truyền thống giáo lý Nam và Bắc Tông để làm giáo lý căn bản cho Giáo Hội. Không bao lâu sau ngày được Đức Ngài thành lập, hàng triệu tín đồ đã theo Ngài tu tập. Tiếng Đức Ngài vang vọng, tuy nhiên Đức Ngài thình lình vắng bóng vào năm 1954, từ năm đó Giáo Hội chính thức tưởng niệm ngày Đức Ngài vắng bóng. Sau khi Đức Ngài vắng bóng Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam đã phát triển nhanh hơn trên một bình diện rộng hơn từ khắp các miền Nam Việt ra tận Bắc Trung Việt với hàng triệu triệu tín đồ. Các Giáo đoàn thuộc Giáo hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt NamHiện tại có 6 giáo đoàn Tăng và 3 giáo đoàn Ni trên toàn quốc: Giáo đoàn Tăng: Giáo đoàn Tăng thứ Nhất do Trưởng Lão Giác Chánh lãnh đạo, lấy Tịnh Xá Ngọc Viên trong tỉnh Vĩnh Long làm trụ sở chánh. Giáo đoàn thứ hai do Trưởng Lão Giác Tánh lãnh đạo, lấy Tịnh Xá Ngọc Trang trong tỉnh Nha Trang làm trụ sở chánh. Giáo đoàn thứ ba do Trưởng Lão Giác An lãnh đạo, lấy Tịnh Xá Ngọc Tòng trong tỉnh Nha Trang làm trụ sở chánh. Giáo đoàn thứ tư do Pháp Sư Giác Nhiên lãnh đạo, lấy Pháp Viện Minh Đăng Quang trong tỉnh Biên Hòa làm trụ sở chánh. Giáo đoàn thứ năm do Trưởng Lão Giác Lý lãnh đạo, lấy Tịnh Xá Trung Tâm ở Sài Gòn làm trụ sở chánh. Giáo đoàn thứ sáu do Trưởng Lão Giác Huệ lãnh đạo, lấy Giảng Đường Lộc Uyển ở Sài Gòn làm trụ sở chánh. Giáo đoàn Ni: Giáo đoàn Ni thứ Nhất do Ni Trưởng Huỳnh Liên lãnh đạo, lấy Tịnh Xá Ngọc Phương ở Sài Gòn  làm trụ sở chánh. Giáo đoàn thứ hai do Ni Trưởng Lão Ngân Liên lãnh đạo, lấy Tịnh Xá Ngọc Tiên tại Hà Tiên, trong tỉnh Rạch Giá  làm trụ sở chánh. Giáo đoàn thứ ba do Ni Trưởng Trí Liên lãnh đạo, lấy Tịnh Xá Ngọc Hiệp trong tỉnh Mỹ Tho làm trụ sở chánh. Những nhà lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt NamGiáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tôn Sư Minh Đăng Quang từ năm 1946 đến 1954. Từ năm 1954 đến 1975 do Trưởng Lão Giác Chánh lãnh đạo. Sau năm 1975, tại quốc nội, Trưởng Lão Giác Chánh tiếp tục lãnh đạo. Trong khi đó Pháp Sư Giác Nhiên, trưởng Giáo đoàn 4 xuất ngoại và thành lập Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế GiớiTrưởng Lão Giác Chánh thị tịch năm 2004. Hiện Giáo Hội Khất Sĩ trong và ngoài nước được sự lãnh đạo tinh thần của Hòa Thượng Thích Giác Nhiên. Tuy nhiênGiáo Hội trong nước được sự lãnh đạo trực tiếp của Hòa Thượng Thích Giác Toàn, trụ sở đặt tại Tịnh Xá Trung Tâm, thuộc địa phận Sài Gòn.

(C) Hòa Thượng Thích Giác Nhiên & Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới

I. Pháp Sư Giác Nhiên (1923 – 2015):

Pháp Sư Thích Giác Nhiên, thế danh Nguyễn Thành Được, là con trai út trong một gia đình có năm anh em. Cụ thân sinh của ngài là Nguyễn Hữu Huờn, và thân mẫu là cụ bà Ngô thị Sang. Ngài là một trong những cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam, một bậc Tam Tạng Pháp Sư. Ngài sanh năm 1923 tại Cần Thơ, Nam Việt Namxuất gia làm chú tiểu từ nhỏ. Thoạt đầu ngài thọ giáo với Đức Tôn Sư Minh Trí với Pháp danh Minh Châu. Năm 1939, ngài thọ giới với Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Phụng với pháp danh là Thích Minh Tâmpháp hiệu Tánh Chơn. Năm 1944, sau khi Đại Lão Hòa Thượng Minh Phụng viên tịch, ngài tiếp tục tu hành cho đến năm 1951, ngài gặp Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang (vị sáng lập ra Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam). Ngài được Tổ Sư Minh Đăng Quang ban cho pháp danh Thích Giác Nhiên và đã trở thành một trong những đại đệ tử xuất sắc của Đức Tôn Sư Minh Đang Quang. Năm 1954, sau khi Tôn Sư Minh Đăng Quang vắng bóng một cách bí mật thì ngài làm trưởng Giáo Đoàn 4, một trong sáu giáo đoàn của hệ phái Khất Sĩ Việt Namchu du khắp từ Nam ra Trung hoằng trì giáo pháp Khất Sĩ. Năm 1958, ngài lãnh trách nhiệm Trị Sự Trưởng kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp, dẫn đoàn du Tăng đi khắp nơi từ Nam ra Trung, xây dựng trên 30 ngôi tịnh xá. Năm 1960, ngài được bổ nhiệm vào chức vụ tổng trị sự trưởng, tổng vụ trưởng tổng vụ Tăng sự, tổng vụ trưởng tổng vụ hoằng pháp, và tổng vụ trưởng tổng vụ xã hội của Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam. Năm 1964, ngài kiêm nhiệm chức vụ Viện Trưởng Viện Hành Đạo. Năm 1965, ngài mở Viện Truyền Giáo đào tạo chư Tăng Ni cho giáo hội. Từ khi Tổ Sư vắng bóng đến năm 1975, ngài vừa hoằng pháp vừa biên soạn rất nhiều kinh sách. Chính ngài đã sưu tập và in lại 69 quyển Chơn Lý của Tổ Sư Minh Đăng Quang. Ngài sang Mỹ năm 1978 và định cư tại California, cùng năm đó ngài sáng lập ra Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới tại California, Mỹ Quốc.  Sau khi nhị tổ Giác Chánh viên tịch năm 2004, ngài trở thành  tam tổ của hệ phái Tăng Già Khất SĩTrong suốt hơn bảy thập niên hành đạo, ngài đã thu nạp hàng triệu tín đồ và xây hàng trăm ngôi tịnh xá từ trong Việt Nam ra đến hải ngoại. Ngày nay ở tuổi 86 thế mà ngài vẫn còn chu du khắp nơi trên thế giới thuyết giáo từ khắp nơi trên nước Mỹ, đến Canada, Úc, Pháp, Anh, Bỉ, Nga, vân vân.

II. Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới:

Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, được Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, một bậc Tam Tạng Pháp Sư,  thành lập vào năm 1978 tại Hoa Kỳ, thoát thai từ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam sáng lập bởi Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang vào năm 1944. Hòa Thượng Thích Giác Nhiên là một trong những cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam, một bậc Tam Tạng Pháp Sư. Ngài sanh năm 1923 tại Cần Thơ, Nam Việt Namxuất gia làm chú tiểu từ năm 8 tuổi. Năm 1944, ngài gặp và làm đệ tử Tôn Sư Minh Đăng Quang (vị sáng lập ra Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam). Năm 1954, sau khi Tôn Sư Minh Đăng Quang vắng bóng một cách bí mật thì ngài làm trưởng Giáo Đoàn 4, một trong sáu giáo đoàn của hệ phái Khất Sĩ Việt Namchu du khắp từ Nam ra Trung hoằng trì giáo pháp Khất Sĩ. Ngài sang Mỹ năm 1978 và định cư tại California, cùng năm đó ngài sáng lập ra Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới tại California, Mỹ Quốc. Sau khi nhị tổ Giác Chánh viên tịch năm 2004, ngài trở thành  tam tổ của hệ phái Tăng Già Khất SĩTrong suốt hơn bảy thập niên hành đạo, ngài đã thu nạp hàng triệu tín đồ và xây hàng trăm ngôi tịnh xá từ trong Việt Nam ra đến hải ngoại. Lúc tuổi 86 thế mà ngài vẫn còn chu du khắp nơi trên thế giới thuyết giáo từ khắp nơi trên nước Mỹ, đến Canada, Úc, Pháp, Anh, Bỉ, Nga, vân vân. Ngài thị tịch vào ngày 3 tháng 8 năm 2015, thọ 93 tuổi.

 Thiện Phúc


THE VIETNAMESE SANGHA BHIKSHU BUDDHIST SECT

Written by Thiện Phúc

This short text is only a brief sketch on the formation and  development of the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Sect in the middle of the twentieth century. Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Association, founded in 1944 by the Late Most Honourabled One Minh Đăng Quang. The school was established during declined period of the Vietnamese Buddhism. Most Honourabled One Minh Đăng Quang cleverly combined both doctrines from Theravada (Hinayana) and Mahayana to make the doctrine for the Vietnamese Sangha Buddhism. Even though the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Sect appeared just 80 years, it has firmly developed,  strengthened, and walked together with other old time sects such as the Vietnamese Zen Sects and the Vietnamese Pure Land Sect. Later, the International Sangha Bhikshu Buddhist Association, founded in 1978 in the United States by  Most Venrable Thích Giác Nhiên, a Tripitaka teacher of dharma. ISBBA was originated from the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Association whose founder was  late Great Venerable Minh Đăng Quang in 1944. At the present time, the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Association in Vietnam is directly led by Most Venerable Thich Giac Toan, and its headquarters is Central Monastery in Saigon. Meanwhile, the International Sangha Bhikshu Buddhist Association has so many monasteries in all over the world, from the U.S.A., Canada, Australia, France, England, Belgium, Russia, Vietnam, etc.

(A) An Overview of Vietnamese Buddhism

Because of its location at the edge of Southeast Asia and bodering on China, Vietnam has been influenced by both Theravada from the South and Mahayana from the North. Furthermore, among the Southeast Asian countries, Vietnamese culture had been more closely akin to that of Chinese, so Vietnamese Buddhism tends to lean more to the Mahayana Buddhism. However, owing to her geographical location and historical development, Theravada Buddhism gradually rooted into the daily lives of the people. Buddhism came to Vietnam from a variety of quarters, including China, Funan, Cambodia, Champa (a lost kingdom in Central Vietnam in the 15th century), and form monks who traveled directly from India by sea. Buddhism may have been introduced to Vietnam by sea as early as the first century. In around the second and the third century B.C., when numerous Buddhist missions were sent abroad by Emperor Asoka to disseminate the Buddha’s Teachings in such distant countries beyond the borders of India as those in Africa, West and Central Asia as well as South East Asia including Malaysia, Burma, Thailand, Laos, Cambodia, Champa and Vietnam which was then known as Tongkin or Giao Chỉ District (now Bac Ninh province). Until the 10th century, Vietnam was still under Chinese control, so Chinese influence was so strong on Vietnamese society in all aspects, including the spread of Buddhism. By the second century, Tongkin already had several famous monks, especially Sanghapala. It is believed that among the three ancient Buddhist centers in East Asia, Lo-Yang, Peng-Ch’eng, and Luy-Lau, Luy Lau center in Giao Chi (Tongkin) was then the first to be founded under the Han Dynasty, around the early first century A.D. Luy Lau at that time was the capital of Giao Chi, which was then a Chinese colony, was on the main trade route between India and China, so before landing in China, most pioneer Indian monks landed in Tongkin. Therefore, Luy Lau became a favorable and prosperous resort for Indian pioneer missionaries to stay and preach the Buddha’s Teachings before continuing their journey to the North. And therefore, the Order Buddhism of Luy Lau was founded even before the ones in Lo-Yang and Peng-Ch’eng. According to the document recorded in an Anthology of the Most Talented Figures in Ch’an Park, our most ancient Buddhist literary collection, Master K’ang Seng Hui, a monk of Sogdian origin, was the first Buddhist Master at Luy Lau Center. He was born in Tongkin, where he was received into the Order of monks afterwards. He became the most famous monk who translated a large number of Buddhist Canonical books into Chinese and later he visited Nan-King, where he built the first temple and preached the Dharma. At that time, Luy Lau had more than 20 temples and 500 monks. It is known that the Sutra of the forty-Two Sections appeared at Luy Lau in the second century.

As mentioned above, Buddhism may have been introduced to Vietnam by sea as early as the first century. By the second century, Tongkin already had several famous monks, especially Sanghapala. However, Vietnamese Buddhism had not developed until 580 when Vinitaruci, an Indian monk, a disciple of the Third Patriarch Seng-Ts’an, long before its split into northern and southern schools. The first lineage of Vietnamese Zen Masters ended with the death of its twenty-eighth patriarch in 1216, however, its influence continued to be prominent in the north. The second Zen lineage in Vietnam was initiated by the Chinese monk named Wu-Yun-T’ung, a disciple of Pai-Zhang. This lineage of Zen Masters also died out in the thirteenth century, though the school itself survives. Although the first two lineages of Zen did not survive as lineages, they did lay the solid foundations for future Vietnamese Buddhism. In the Đinh dynasty (969-981), king Đinh Tiên Hoàng established a State-sponsored Vietnamese Sangha and initiated the pactice of appointing eminent monks to advisory positions at court, offices formerly filled exclusively by Confucian scholars. In the Early Le dynasty (981-1009), the first complete Chinese Tripitaka was imported from China, establishing the scriptural basis of Vietnamese Buddhism. The Ly dynasty spanned the golden age of Vietnamese independence. In 1069, the Ly dynasty’s campaign of southward expansion against Champa reached its farthest extent, the seventeenth parallel. In the course of this campaign, a very significant prisoner of war was brought to Thang Long Capital from captured Champa territory. This prisoner was the Chinese monk Ts’ao-Tang. With the strong support of king Lý Thánh Tôn (1054-1072), Ts’ao-Tang established the Ts’ao-Tang Zen lineage.  Later, the Pure Land sect (from China) also gradually became prominent in  Vietnam and it maintains to the present day. Besides, most of Chinese Buddhist sects were propagated and survived in Vietnam.

In the second half of the nineteenth century, though Buddhism remained popular among the masses, but encountered a setback during the age of French colonists’ domination over Vietnam, they supported Catholicism and cruely suppressed Buddhism. The French were only expelled in the twentieth century. In 1917, Dharma Protector Pham Cong Tac founded a new religion called “Cao-Dai” which embraces Buddhism, Taoism and Christianity. Cao-Dai has adopted the cosmological view of Buddhist Pureland School and Taoism; however, some Buddhists do not agree to classify it under Buddhism as a school. By the mid-twentieth century, there were more than eighty percent of Vietnamese population were Buddhists; however, the majority of the so called Buddhist had very vague ideas of true Buddhism. In the 1920s, there was a Buddhist revival in Vietnam, and beginning in 1931 a number of new Buddhist organizations were founded throughout the country. From 1931 to 1934, Most Venerable Khanh Hoa headed many Vietnamese Buddhist Learning Centers and he tried to gradually restore Vietnamese Buddhism. In 1948 the United Vietnamese Buddhist Association was established in Hanoi. Many Buddhist magazines and translations were issued. In Hue, Most Venerable Thich Giac Nhien and Upasaka Minh Tam Le Dinh Tham have tried their best to contribute to the Buddhist restoration by preaching the Buddha’s Teachings in Vietnamese, founding several Buddhist youth organizations and translating the Surangama Sutra into Vietnamese. In 1951, a National Buddhist Conference was held in Hue, aimed at unifying all Buddhist associations and reorganizing the Sangha’s activities. It approved the participation of Vietnamese Buddhist in the World Fellowship of Buddhists which was founded in Colombo, Ceylon in 1950. In September 1952, the Second Buddhist World Congress was held in Tokyo, Japan. The Singhalese Delegation to this congress was taking a relic of the Buddha to Japan on a French steamer named “La Marseillaise”, which had stopped for a day in Saigon. The Unified Vietnamese Buddhism proved to the world its auspicious strength with 50,000 Buddhists assembled to accord a devout reception to this relic in 6 days. After 1954, Vietnam was divided into two parts, the Communist North Vietnam, under Ho Chi Minh; and the Republic of South Vietnam, under Ngo Dinh Diem. Because of the political turmoils in both North and South Vietnam, Buddhism could not been developed as it has been in some other countries in the region. Vietnamese Buddhism was oppressed in both North and South Vietnam, the North was under the Communist regime, the South was under Ngo Dinh Diem, a Catholic. After 1963, Buddhism in the South restored with the formation of the United Buddhist Order, but Buddhism in the North was still quiet with limited activities under the Communist regime. After 1975, the Communist Regime dominated the whole country, Buddhism in Vietnam had been disintegrated. Many Buddhist monks and nuns and several hundred thousands of Buddhists had escaped to other countries in the world and Oversea Vietnamese Buddhism prospers in its new homes. In 1980, the government founded another Vietnamese Buddhist Congregation. Since then, there exist two Buddhist Congregations in Vietnam. No matter what happens, Buddhism always has public support and remains deeply rooted in Vietnam.

(B) Venerable Master Minh Dang Quang & The Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Sect

I.    The Life & Acts of Honorable Master Minh Dang Quang:

Venerable Master Minh Dang Quang was an important Vietnamese Monk in the first half of the twentieth century. He was born in 1923 and considered missing on the way to preach  in 1954. When moral and traditions of Vietnamese Buddhism were in rapid decline, he was one of the key monks in the revival and reformation of Vietnamese Buddhism during that time; he was also the founder of the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist school. Most Honorable One Minh Đăng Quang cleverly combined both doctrines from Mahayana and Theravada (Hinayana) to make the doctrine for the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Sect. Not long after the day he founded the school, millions of followers followed him to practice. In mid 70s, one of his great disciples, Most Venerable Thích Giác Nhiên, founded the International Sangha Bhikshu Buddhist Association in the United States of which followers are all over the world nowadays. Venerable Master Minh Dang Quang was born and raised in a family with Confucian tradition. He was much imbued with the lofty principles of Confucianism since he was very young so that He was always sincerely respect the main principles of Confucius-Mencius although he deeply devoted to the Triple Gem. Even though his time of propagation of the Dharma was only ten years, he had contributed so much to Vietnamese Buddhism and to Buddhism in general. Venerable Master Minh Dang Quang had come and gone. Seventy years had elapsed since his magnificient propagation of the Buddha-dharma adorned the historical background of Vietnam at that time, especially the Southern parts. From a lonely shadow of his during the most chaotic time of Vietnamese history, he opened a new era for Buddhism in Vietnam, an era of a real Buddhism, an era of an orthodox Buddhism, a Buddhism that indeed deeply infiltrated Vietnamese people after years of suffer under the policy of religious destruction implemented by the French colonists. More than half a century had passed, Venerable Master Minh Dang Quang, his life and his religious works never lose their powerful impact upon not only his disciples, but also those who come across them. As a matter of fact, time seems to have no impact on his memory and the law of impermanence also seems to refuse to imprint its miserable seal on the great fame of this outstanding master. His shining personality and supernatural character, in addition to his determined will to carry out his noble mission had helped his ability to found a famous Buddhist tradition in Vietnam. He started his mission even when he was very young. His vigor and his unceasing search for and propagation of the Buddha-dharma always inspire our respect and encourage us to continue to follow his footsteps and his gorgeous example to serve the Correct Dharma.

II.   Honorable Master Minh Dang Quang and the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Sect:

Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Association, founded in 1944 by the Late Most Honourabled One Minh Đăng Quang. The school was established during declined period of the Vietnamese Buddhism. Most Honourabled One Minh Đăng Quang cleverly combined both doctrines from Theravada (Hinayana) and Mahayana to make the doctrine for the Vietnamese Sangha Buddhism. Not long after he founded The Vietnamese Sangha Buddhism, millions of followers followed him to practise. He was so famous; however, he suddenly disappeared in 1954. He was officially considered missing in 1954. After he disappeared, the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhism developed more quickly on a larger scale from all over the South Vietnam to North of Central Vietnam with millions more followers. Missionaries of Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist AssociationAt this time, in Vietnam, there are six Missionaries of Monks and three  Missionaries of Nuns: Missionaries of Monks: The first Missionary of Monks led by Most Venerable Giac Chanh and its headquarters is Ngoc Vien Monastery in Vinh Long Province. The second Missionary of Monks led by Most Venerable Giac Tanh and its headquarters is Ngoc Trang Monastery in Nha Trang Province. The third Missionary of Monks led by Most Venerable Giac An and its headquarters is Ngoc Tong Monastery in Nha Trang Province. The fourth Missionary of Monks led by Dharma Master, Most Venerable Giac Nhiên and its headquarters is Minh Dang Quang Dharma Institute in Bien Hoa Province. The fifth Missionary of Monks led by Most Venerable Giac Ly and its headquarters is Central Monastery in Saigon. The sixth Missionary of Monks led by Most Venerable Giac Hue and its headquarters is Loc Uyen Dharma Hall in Saigon. Missionaries of Nuns: The first Missionary of Nuns led by Venerable Nun Huynh Lien and its headquarters is Ngoc Phuong Monastery in Saigon. The second Missionary of Nuns led by Venerable Nun Ngan Lien and its headquarters is Ngoc Tien in Ha Tien, Rach Gia Province. The third Missionary of Nuns led by Venerable Nun Tri Lien and its headquarters is Ngoc Hiep Monastery in My Tho Province. Leaders of Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Association: Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Association led by Most Honorable One Minh Dang Quang from 1946 till 1954. From 1954 to 1975, led Most Venerable Giac Chanh. After 1975, Most Venerable Giac Chánh continued to lead the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Association in Vietnam. Meanwhile, Dharma Master Thich Giac Nhien, leader of the fourth Missionary of Monks went oversea and established the International Sangha Bhikshu Buddhist Association in California, the United States of America. Most Venerable Giac Chanh passed away in 2004. At this time, Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Association and International Sangha Bhikshu Buddhist Association led by Dharma Master, Most Venerable Thich Giac Nhien. However, Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Association in Vietnam is directly led by ost Venerable Thich Giac Toan, and its headquarters is Central Monastery in Saigon.

(C) Most Venerable Thich Giac Nhien & The International  Sangha Bhikshu Buddhist Order

I.    Dharma Master Thich Giac Nhien:

Dharma Master Giac Nhien, given name Nguyen Thanh Duoc. He is the little son in a family of five brothers and sisters. His father named Nguyen Huu Huon and mother Ngo Thi Sang. He is one of the most famous monks of Vietnamese Buddhism, a Tripitaka teacher of dharma. He was born in Cantho, South Vietnam in 1923, left home and became a novice at the age his young age. First, he received his Buddha name Minh Chau and studied with Master Minh Tri. In 1939, he was ordained by Great Master Thich Minh Phung with another Buddha name Thich Minh Tam and title Tanh Chon. In 1944, Great Master Minh Phung passed away, he continued to cultivate until he met Honorable Great Master Minh Dang Quang in 1951, he then became one of the most imminent disciples of Most Venerable Master Minh Dang Quang (Founder of the Vietnamese Mendicant Order). Honorable Great Master Minh Dang Quang granted him another Buddhist name Thich Giac Nhien. In 1954, after the secret absence of Master Minh Dang Quang, he headed the Fourth Mendicant Missionary, one of the six main missionaries of Vietnamese Mendicant Order. In 1958, he was the director of affairs and director of propagation of the  Dharma for the Vietnamese Mendicant Order. He guided monks in the Order to travel all over the South and central Vietnam to expand the doctrines of the school and to build over 30 monasteries. In 1960, he was assigned to the general director of affairs, general director of monk affairs, general director of propagation of the Dharma, and general director of social welfare for the Vietnamese Mendicant Order. In 1964, he was also responsible for the Head of the Central Institute of the Vietnamese Mendicant Order. In 1965, he opened the Institute of propagation of the  Dharma to train new monks and nuns for the Order. From the time of the absence of the Great Master Minh Dang Quang until 1975, he wandered all over the South and Central Vietnam to propagate the Dharma and to compose a lot of Buddhist books. He was the one who collected and printed 69 books titled “The True Principles” of Great Master Minh Dang Quang. He came to the United States of America in 1978, there he founded the International Sangha Bhikshu Buddhist Order in the same year (ISBBA). After the passing away of the second patriarch Giac Chanh in 2004, he became the Third Patriarch of the Vietnamese Mendicant Buddhist Order. During more than seven decades of propagation of the Buddha-dharma, he admitted more than a million of followers, and he also built hundreds of monasteries from all over Vietnam and all over the world. To this day, at the age of 86, he is still traveling all over the world (all over the U.S.A., Canada, Australia, France, England, Belgium, Russia, Vietnam, etc.) to preach the dharma.

II.   The International Sangha Bhikshu Buddhist Association:

The International Sangha Bhikshu Buddhist Association, founded in 1978 in the United States by  Most Venrable Thích Giác Nhiên, a Tripitaka teacher of dharma. ISBBA was originated from the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Association whose founder was  late Great Venerable Minh Đăng Quang in 1944. Most Venerable Thich Giac Nhien was one of the most famous monks of Vietnamese Buddhism, a Tripitaka teacher of dharma. He was born in Cantho, South Vietnam in 1923, left home and became a novice at the age of 8. In 1944 he met and became of of the most imminent disciples of Most Venerable Master Minh Dang Quang (Founder of the Vietnamese Mendicant Order). In 1954, after the secret absence of Master Minh Dang Quang, he headed the Fourth Mendicant Missionary, one of the six main missionaries of Vietnamese Mendicant Order to travel all over the South and central Vietnam to expand the doctrines of the school. He came to the United States of America in 1978, there he founded the International Sangha Bhikshu Buddhist Order in the same year (ISBBA). After the passing away of the second patriarch Giac Chanh in 2004, he became the Third Patriarch of the Vietnamese Mendicant Buddhist Order. During more than seven decades of propagation of the Buddha-dharma, he admitted more than a million of followers, and he also built hundreds of monasteries from all over Vietnam and all over the world. At the age of 86, he was still traveling all over the world (all over the U.S.A., Canada, Australia, France, England, Belgium, Russia, Vietnam, etc.) to preach the dharma. He passed away on August 3, 2015, at the age of 93.


Tài Liệu Tham Khảo/References

1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Vol. I, Vol. II, Vol. III, Lê Văn Hưu, Dịch Giả Cao Huy Giu, NXBKHXH, V.N., 2004.
2. The History of Buddhism in Vietnam, mnay authors: Dinh Minh Chi, Ly Kim Hoa, Ha Thuc Minh, Ha Van Tan, and Nguyen Tai Thu, Institute of Philosophy, Vietnamese Academy of Social Sciences. The Council for Research in Values and Philosophy, U.S.A., 2008.
3. A History of Vietnam From Hong Bang To Tu Duc, Oscar Chapuis, Greenwood Publishing Group, CT, U.S.A., 1995.
4. History of Viet Nam, Pham Tran Anh, Published by Amazon, U.S.A., 2015.
5. Lịch Sử Thiền Học, Ibuki Atsushi, dịch giả Tàn Mộng Tử, NXB Phương Đông, VN, 2001.
6. Phật Pháp Căn Bản (Việt-Anh)—Basic Buddhist Doctrines, 08 volumes, Thiện Phúc, USA, 2009.
7. Tăng Già Việt NamHòa Thượng Thích Trí Quang, Phật Lịch 2515.
8. Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Thích Như Tịnh, Illinois, U.S.A., 2006.
9. Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ 20, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, 1991.
10. Trí Không, Vĩnh Long Phật Giáo Sử Lược, NXB Tổng Hợp TP HCM, 2012.
11. Trích trong Phật Pháp Căn Bản, Thiện Phúc, California, U.S.A., 2009, Quyển 8, Chương 188—Extracted from Basic Buddhist Doctrines, Thien Phuc, California, U.S.A., 2009, Volume 8, Chapter 188.
12. Từ Điển Phật Học Anh-Việt—English-Vietnamese Buddhist Dictionary, 10 volumes, Thiện Phúc, USA, 2007.
13. Từ Điển Phật Học Việt-Anh—Vietnamese-English Buddhist Dictionary, 6 volumes, Thiện Phúc, USA, 2005.
14. Từ Điển Thiền & Thuật Ngữ Phật Giáo—Dictionary of Zen & Buddhist Terns, 12 volumes, Thiện Phúc, USA, 216.
15. Từ Điển Thiền Tông Hán Việt, Hân Mẫn & Thông Thiền, NXB TPHCM, 2002. 
16. Từ Điển Thiền Tông Hán Ngữ, Hồ Bắc Nhân Dân Xuất Bản Xã, Trung Quốc, 1994.
17. Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Hòa Thượng Thích Mật Thể, 1943.
18. Theo lời kể của nhị vị Hòa Thượng Thích Giác Chánh & Thích Giác Nhiên của Hệ Phái Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Vai trò của vua Trần Thái Tông trong việc thiết lập nền tảng cho sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Bên cạnh vai trò là một vị vua hiền về mặt trị quốc, Trần Thái Tông còn được biết đến với tư cách là người đã có vai trò quan trọng trong việc tiếp nối, duy trì và phát triển Thiền tông Việt Nam trong giai đoạn chuyển giao quyền lực Lý –...

Sự thành lập Giáo đoàn Ni Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Hơn hai nghìn năm Giáo đoàn Ni có mặt trên thế gian này, dù trải qua bao biến cố trong những giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhưng những nữ tu sĩ Phật giáo vẫn luôn thể hiện khả năng xuất sắc của giới nữ trong tu tập, hộ quốc an dân và phát...

Đóng góp và giá trị của Tạp chí Viên Âm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Hoạt động hoằng pháp của tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo… Hoạt động hoằng pháp của Tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt...

Vài nét về âm nhạc Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa

Âm nhạc là lĩnh vực không được nói đến nhiều trong Phật giáo, càng không phải lĩnh vực được đề cao và khuyến khích, ít nhất là trong Phật giáo thời kỳ đầu. Điều này không có gì lạ, vì theo truyền thống Phật giáo, âm nhạc là thứ đức Phật khuyên dạy những đệ...

Về tên gọi Thượng Tọa và Thượng Tọa Bộ trong các nguồn tư liệu Phật giáo Trung Hoa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

VỀ TÊN GỌI THƯỢNG TOẠ (STHĀVIRA, THERA) VÀ THƯỢNG TOẠ BỘ (STHĀVIRAVĀDA) TRONG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU PHẬT GIÁO TRUNG HOA (Sthavira, Thera and ‘*Sthaviravāda’ in Chinese Buddhist Sources)  của Max Deeg THÍCH NHUẬN CHÂU dịch Lời người dịch Bhikkhu Sujato, vị tỉ-khưu uyên bác người Úc châu, đã dịch bốn bộ Nikāya từ tiếng Pāli sang tiếng Anh. Bhikkhu...

Văn bản Giải Địa Tạng Kinh của Hương Hải Thiền sư
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt Địa Tạng kinh giải thích Hoa ngôn đây là một trong 20 tác phẩm dịch Nôm lớn của Hương Hải thiền sư, được nhắc tới trong Hương Hải Ngữ Lục và trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn với tên gọi là Giải Địa Tạng kinh. Đây là tác phẩm dịch...

Khảo sát “Pháp Bảo Đàn Kinh giải” ở chùa Linh Quang Điều Hạ, Hải Phòng
Nghiên cứu

Pháp bảo đàn kinh giải của Hương Hải Thiền sư, là một tác phẩm diễn Nôm có giá trị về nhiều mặt. Qua khảo sát sơ bộ văn bản tại Linh Quang tự có thể thấy đây là một bản dịch từ Hán sang chữ Nôm theo thể văn xuôi. Tóm tắt: Trong quá trình...

Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng và ý nghĩa biểu tượng cổ – Bát bảo (P.1)
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Phật giáo tại Tây Tạng có sức chú trọng vào các nghi lễ, thực hành thần bí cùng các biểu tượng cát tường có sức mạnh siêu linh. Đối riêng với nghệ thuật biểu tượng học Phật giáo, nổi bật hơn cả với đại chúng là tại Tây Tạng. Phần I. Bát bảo nói chung...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Lịch sử, Nghiên cứu

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô dịch văn hóa của thế lực phương bắc ngay từ những thế kỷ đầu. Tóm tắt Phật giáo thời Lê sơ (1428 – 1527) tuy ít được triều đình...

Sự hình thành Đại thừa
Lịch sử, Nghiên cứu

Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau nầy được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN, là kết quả tích tụ của nhiều phát triển vốn có từ trước. Nguồn gốc của nó không liên hệ...

Chúa Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) với đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Việc Nguyễn Hoàng cho xây dựng và tu sửa những ngôi chùa trên đất Thuận Quảng đã làm cho Phật giáo ngày càng lan rộng ảnh hưởng trong đời sống xã hội, từ chốn cung nội ra khắp dân gian. Chúa Nguyễn Hoàng sinh ngày 28/8/1525, còn gọi là Chúa Tiên, vị chúa Nguyễn đầu...

Khảo cứu Nghi lễ Vu Lan trong không gian văn hóa Phật giáo Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu, Văn hóa

Nghi lễ Vu Lan Bồn còn là một pháp hội thù thắng và có tính phổ cập nhất trong Phật Giáo Việt Nam và có sự ảnh hưởng rất lớn về văn hóa sống, đạo đức làm người trong xã hội Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Phật giáo du nhập và phát...

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Phật giáo thời Lý
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, tư tưởng từ bi, vị tha của Phật giáo nhanh chóng được cư dân bản địa tiếp thu và trở thành tâm thức của người Việt, đa phần người dân Việt Nam điều tôn sùng Phật giáo. Thời Lý là một trong những thời...

Chúa Nguyễn Phúc Chu và hai bảo vật quốc gia chùa Thiên Mụ
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu là hiện vật gốc độc bản – một trong số những di vật hiếm hoi thời chúa Nguyễn còn giữ được gần như nguyên vẹn, có nhiều giá trị về mặt mỹ thuật. Chúa Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa) (1691-1725) là vị chúa thứ...

Biểu tượng hoa sen trong trang trí chùa ở Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

PHẦN MỞ ĐẦU Đã là công dân nước Việt thì dù có ở đâu đi chăng nữa mà khi nghe ai đó nhắc nhắc đến sông Hương, núi Ngự thì mỗi người con đất Việt đều nghĩ ngay đến một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng và hoài cổ. Nơi mảnh đất thần...

“Bản Sắc Hóa” Pháp Phục Phật Giáo Việt Nam
Nghiên cứu, Văn hóa

I. Y PHỤC LÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn...