Pháp bảo đàn kinh giải của Hương Hải Thiền sư, là một tác phẩm diễn Nôm có giá trị về nhiều mặt. Qua khảo sát sơ bộ văn bản tại Linh Quang tự có thể thấy đây là một bản dịch từ Hán sang chữ Nôm theo thể văn xuôi.

Tóm tắt:

Trong quá trình sưu tầm, chính lý tư liệu Phật giáo tại Hải Phòng, Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam may mắn tìm được tác phẩm Pháp bảo đàn kinh (giải) do Thiền sư Minh Châu Hương Hải giải từ chữ Hán sang chữ Nôm. Đây là tác phẩm nằm trong rất nhiều tác phẩm giải của Thiền sư. Nhận thấy, đây là tác phẩm quan trọng của Thiền sư trong việc giải kinh điển của Phật giáo từ sang chữ Nôm của người Việt. Nghiên cứu khảo sát tác phẩm này, giúp chúng ta có thêm những kết luận về những tác phẩm của Hương Hải Thiền sư đã giải, bên cạnh đó góp văn bản còn có khối lượng chữ Nôm rất lớn có thể đóng góp vào kho từ vựng chữ Nôm. Tác phẩm không những có giá trị đối với Phật giáo mà còn có giá trị văn học, ngôn ngữ.

Từ khóa: Thiền sư Hương Hải, Pháp bảo đàn kinh, Hòa thượng Như Nguyệt, chùa Linh Quang Điều Hạ.

I. Giới thiệu văn bản 

Tác phẩm Pháp bảo đàn kinh (giải) gồm có 5 quyển, đóng thành 2 tập.

Kết cấu của sách gồm: 

1. Tờ bìa ghi tên Pháp bảo đàn kinh法寶壇經, hai bên ghi câu đối:

祖印重光炳炳蓮芳續㷔

Tổ ấn trùng quang bỉnh bỉnh liên phương tục diễm

禅宗益振綿綿曇現昭彰

Thiền tông ích chấn miên miên đàm hiện chiêu chương

2. Tờ 2 khắc hình ảnh 第六祖 法逹đệ Lục Tổ Pháp Đạt

Bản này có thêm tờ thông tin:  Thiệu Trị tam niên mạnh đông nguyệt cát nhật cẩn tự:  紹治三年孟冬月吉日謹序 (Ngày tốt tháng đầu đông năm Thiệu Trị thứ 3 kính cẩn làm bài tựa)

Bản lưu tại An Dương huyện Điều Yêu Hạ xã Linh Quang tự dĩ minh hậu ấn: 板留在安陽縣條夭下社灵光寺以明後印 (Bản lưu tại chùa Linh Quang, xã Điều Yêu Hạ, huyện An Dương để làm sáng tỏ cho đời sau in).

Hồng Liễu xã sử thọ san 紅蓼社使壽刊 (Xã sử Hồng Lục in)

Tiếp đến là tờ ghi môn đồ hộ kinh門徒護經

比丘戒寂和, 寂質, 寂忍, 寂典, 寂晴, 寂照, 寂耀, 寂海, 寂慈, 寂蓮,寂性, 寂佳, 寂利, 寂年, 寂通, 寂宴,寂惠, 寂䋘, 寂盛, 照理, 照珠, 照傳.
比丘戒寂啟, 寂妙, 寂璟, 寂憲, 寂玥, 寂筆, 寂炬, 照林, 照寡, 照平.

比丘戒寂顯, 寂鑒,寂振,寂蓮, 寂持,寂秀.

比丘戒寂諠,寂通, 寂談, 寂錠, 照雲, 照覺.

比丘戒寂成, 寂和, 寂章, 寂亨, 寂雲.

Tỉ khâu giới Tịch Hoà, Tịch Chất, Tịch Nhẫn, Tịch Điển, Tịch Tình, Tịch Chiếu, Tịch Diêu, Tịch Hải, Tịch Từ, Tịch Liên, Tịch Tính, Tịch Giai, Tịch Lợi, Tịch Niên, Tịch Thông, Tịch Yến, Tịch Huệ, Tịch Lỗi, Tịch Thịnh, Chiếu Lí, Chiếu Châu, Chiếu Truyền. Tỉ khâu giới Tịch Khải, Tịch Diệu, Tịch Cảnh, Tịch Hiến, Tịch Nguyệt, Tịch Bút, Tịch Cự, Chiếu Lâm, Chiếu Quả, Chiếu Bình. Tỉ khâu giới Tịch Hiển, Tịch Giám, Tịch Chấn, Tịch Liên, Tịch Trì, Tịch Tú. Tỉ khâu giới Tịch Huyên, Tịch Thông, Tịch Đàm, Tịch Đĩnh, Chiếu Vân, Chiếu Giác. Tỉ khâu giới Tịch Thành, Tịch Hoà, Tịch Chương, Tịch Hanh, Tịch Vân.

3. Bài Tựa 重刋寳壇經序trùng san Pháp bảo đàn kinh (3 tờ)

Bài tựa do Quốc tứ Linh Quang Nguyệt Đường tự Thiền tông phụng thị trai tăng chính pháp sự Chính Tông Hòa thượng Như Nguyệt chứng san soạn tựa.

Phiên dịch quốc ngữ do: Tổ sư Huyền Cơ Thiện Giác pháp tự Minh Châu Hương Hải Thiền sư

4. Ngự chế Lục Tổ Đàn kinh pháp bảo tựa (8 trang)

5. Quyển 1: 32 tờ

6. Quyển 2: (26 tờ)

Cuối quyển 2 có ghi phương danh những cá nhân công đức ván khắc

阮氏????号妙淨一板; 陳氏表号妙直一板; 阮氏受半板; 阮氏貪二卩; 阮氏求半板, 阮氏免一本.
北寧省順安府嘉臨縣吳州社阮德進供一板; 阮增号妙順供半板; 阮氏職号妙爵半板.
興安省天施縣仰梂社范德大字群生二板
平江府唐安縣下巨社阮氏駢号妙徧供一板

Nguyễn Thị Sư hiệu Diệu Tịnh nhất bản; Trần Thị Biểu hiệu Diệu Trực nhất bản; Nguyễn Thị Thụ bán bản; Nguyễn Thị Tham nhị; Nguyễn Thị Cầu bán bản, Nguyễn Thị Miễn nhất bản. Bắc Ninh tỉnh Thuận An phủ Gia Lâm huyện Ngô Châu xã Nguyễn Đức Tiến cung nhất bản; Nguyễn Tăng hiệu Diệu Thuận cung bán bản; Nguyễn Thị Chức hiệu Diệu Tước bán bản. Hưng Yên tỉnh Thiên Thi huyện Ngưỡng Cầu xã Phạm Đức Đại tự Quần Sinh nhị bản

Bình Giang phủ Đường An huyện Hạ Cự xã Nguyễn Thị Biền hiệu Diệu Biến cung nhất bản.

7. Quyển 3: 24 (tờ)

8. Quyển 4: 15 (tờ)

9. Quyển 5: 19 (tờ)

Cuối quyển 5 ghi thiền đồ trợ công禪徒助功 bao gồm các cá nhân có tên dưới đây:

福勝, 海義, 海忠, 海軟, 海麝, 海丹, 海俊, 海璠, 海昍, 海名, 海竹, 海知, 海徹, 海底, 海碧, 海南, 貴輮, 海全. Phúc Thắng, Hải Nghĩa, Hải Trung, Hải Nhuyễn, Hải Xạ, Hải Đan, Hải Tuấn, Hải Phan, Hải Huyên, Hải Danh, Hải Trúc, Hải Tri, Hải Triệt, Hải Để, Hải Bích, Hải Nam, Quý Nhu, Hải Toàn.

II. Giới thiệu bài tựa trùng san Pháp bảo đàn kinh

Nguyên văn chữ Hán

盖聞:

漕溪正沠大鑑禅師得五祖之真傳,的禪宗之根本。

敬惟:肉身菩薩,以度生方俊宏。開實闡教之頓悟。一生說法,結集寳壇,自命之題當成十品。故云:自序品第一,般若品第二,决疑品第三,定<4a>慧品第四,妙行品第五,懴悔品第六,機縁品第七,頓漸品第八,護法品第九,付嘱品第十。

夫大法????興,必有由致。如升堂得序,入室可臻,故置為第一品也。既得其序,必入其奥。般若玄㫖道之奥歟,故次之以般。若性德本具無????,但明昧分岐,中道難致,匪憑决擇,誤墮邪途,故次之以决疑。<4b> 疑情既决,自性圓明静乱齊平,止觀雙運故,次以之定慧。定慧均等,理事圓融,動靜不移,方為大定,故次之妙行。妙行内秘,理障未除,夙習現流,事障難遣,二障現前,果難克證。故次之以懴悔,因懴入實達罪性空,空性圓明,當下解脫。得解脫者,方名真僧,故次之以機縁,機縁偶合,全在夙根,根有利鈍,故悟有易????,<5a> 故次之以頓漸。頓漸既分,道脩在己,施功不易,弘之在人,上賴王臣為法,外護故之。以護法,護法得人,付授當噐,續㷔傳燈,流芳終古。故以付嘱終焉。

夫以經之有序,如網之有綱,似衣之有領,提綱領則條目隨之。要了内經先觀乎序。蓋此經之妙㫖也。

前後傳至南邦,未有翻譯國語。兹<5b> 祖師玄機善覺嗣明珠香海禅師,會集禪徒,諸知哉等。翻國語於安邦,會威音而刋板故云:“漕溪[永]繼,禅两枝石頭。馬祖生五沠,栽出千條競秀,挺開億夔聮芳,隆盛蕃昌,不勝載足。

上祝國家有永,佛道無穷,並天地以長存,等海出而不老。兹嘉福縣紅蓼社巨灵村巨靈寺住持。<6a> 沙彌尼號妙捨叶????善友沙彌嗣海徹知????。沙彌尼號妙護同興功鋟梓印施十方,使處䖏以廻光,令人人而覺悟。檀那善信般若智以現前,應供隨縁菩提心而早證。九玄七祖共仗經文八難三途同霑法力和南謹序。

國賜靈光月堂寺,禪宗奉侍齋僧正法事,正宗和尚嗣如玥證刋撰序。

Phiên âm:

Cái văn:

Tào Khê chính phái Đại Giám Thiền sư đắc Ngũ tổ chi chân truyền, đích thiền tông chi căn bản.

Kính duy: Nhục thân Bồ tát nãi xuất thế dĩ độ sinh, phương tuấn hoành, khai thực xiển giáo chi đốn ngộ. Nhất sinh thuyết pháp kết tập bảo đàn, tự mệnh chi đề đương thành thập phẩm cố vân: Tự tự phẩm đệ nhất, Bát nhã phẩm đệ nhị, Quyết nghi phẩm đệ tam, Định tuệ phẩm đệ tứ, Diệu hạnh phẩm đệ ngũ, Sám hối phẩm đệ lục, Cơ duyên phẩm đệ thất, Đốn tiệm phẩm đệ bát, Hộ pháp phẩm đệ cửu, Phó chúc phẩm đệ thập. 

Phù đại pháp tương hưng tất hữu do trí, như thăng đường đắc tự nhập thất khả trăn. Cố trí vi đệ nhất phẩm dã, ký đắc kỳ tự tất nhập kỳ áo, Bát nhã huyền chỉ đạo chi áo dư. Cố thứ chi dĩ Bát nhã tính đức bản cụ vô khuy, đãn minh muội phân kỳ trung đạo nan trí, phỉ bằng quyết trạch, ngộ đọa tà đồ, cố thứ chi dĩ quyết nghi. Nghi tình ký quyết, tự tính viên minh, tĩnh loạn tề bình, chỉ quan song vận cố thứ dĩ chi định tuệ. Định tuệ quân đẳng, lý sự viên dung, động tĩnh bất di, phương vi đại định, cố thứ chi Diệu hạnh. Diệu hạnh nội bí, lý chướng vị trừ, túc tập hiện lưu, sự chướng nan khiển, nhị chướng hiện tiền, quả nan khắc chứng. Cố thứ chi dĩ Sám hối, nhân sám nhập thực đạt tội tính không, không tính viên minh, đương hạ giải thoát. Đắc giải thoát giả, phương danh chân tăng, cố thứ chi dĩ cơ duyên, cơ duyên ngẫu hợp, toàn tại túc căn, căn hữu lợi độn, cố ngộ hữu dị nan. Cố thứ chi dĩ đốn tiệm, đốn tiệm ký phân, đạo tu tại kỷ, thí công bất dị, hoằng chi tại nhân, thượng lại vương thần vi pháp, ngoại hộ cố chi. Dĩ hộ pháp, hộ pháp đắc nhân, phó thụ đương khí, tục diễm truyền đăng, lưu phương chung cổ. Cố dĩ Phó chúc chung yên. 

Phù dĩ kinh chi hữu tự, như cương võng chi hữu cương, tự y chi hữu lĩnh, đề cương lĩnh tắc điều mục tùy chi. Yếu liễu nội kinh tiên quan hồ tự. Cái thử kinh chi diệu chỉ dã, tiền hậu truyền chí nam bang, vị hữu phiên dịch quốc ngữ. Tư Tổ sư Huyền cơ Thiện giác, pháp tự Minh Châu Hương Hải thiền sư, hội tập thiền đồ, chư tri tai đẳng. Phiên quốc âm ư an bang, hội uy âm nhi san bản cố vân: “Tào Khê vĩnh kế, thiền lưỡng chi Thạch Đầu. Mã tổ sinh ngũ phái, tài xuất thiên điều cạnh tú, đĩnh khai ức quỳ liên phương, long thịnh phiền xương, bất thăng tải túc. Thượng chúc Quốc gia hữu vĩnh, Phật đạo vô cùng, tịnh thiên địa dĩ trường tồn, đẳng hải xuất nhi bất lão. Tư Gia Phúc huyện Hồng Lục xã Cự Linh thôn Cự Linh tự trụ trì. Sa di ni hiệu Diệu Xả diệp hưng thiện hữu Sa di tự Hải Triệt Tri Thức. Sa di ni hiệu Diệu Hộ đồng hưng công tẩm tử ấn thí thập phương, sử xứ xứ dĩ hồi quang; lệnh nhân nhân nhi giác ngộ. Đàn na thiện tín Bát nhã trí dĩ hiện tiền, ứng cúng tùy duyên bồ đề tâm nhi tảo chứng. Cửu huyền thất tổ cộng trượng kinh văn bát nạn tam đồ đồng triêm pháp lực hòa nam cẩn tự.

Quốc tứ Linh Quang Nguyệt Đường tự, thiền tông phụng thị trai tăng chính pháp sự, Chính tông Hòa thượng tự Như Nguyệt chứng san soạn tự.

Dịch nghĩa

Bài tựa trùng san Bảo đàn kinh

Trộm nghe:

Chính phái Tào Khê là Thiền sư Đại Giám được Ngũ tổ chân truyền tâm ấn, chính là căn bản của thiền tông vậy. 

Kính nghĩ: Bậc nhục thân Bồ tát, mới xuất hiện nơi đời để hóa độ quần sinh. Mở rộng phương tiện thật là xiển dương giáo pháp đốn ngộ. Một đời thuyết pháp, kết tập thành Pháp bảo đàn kinh, tự mình đặt tên, tạo nên mười phẩm. Đó là: Từ phẩm tựa thứ nhất; phẩm Bát nhã thứ hai, phẩm Quyết nghi thứ ba, phẩm Định tuệ thứ tư, phẩm Diệu hạnh thứ năm, phẩm Sám hối thứ sáu, phẩm Cơ duyên thứ bảy, phẩm Đốn tiệm thứ tám, phẩm Hộ pháp thứ chín, phẩm Phó chúc thứ mười.

Xét thấy: Đại pháp sắp hưng thịnh, ắt có nguyên do dẫn đến. Như thăng đường có đầu mối, nhập thất có chỗ đến, cho nên đặt làm phẩm thứ nhất vậy. Đã được đầu mối đó, ắt thâm nhập sự huyền áo của nó. Huyền chỉ Bát nhã chỉ dẫn vào chỗ thâm áo, cho nên lấy Bát nhã làm phẩm thứ hai. Tính đức vốn đủ không khuyết, chỉ phân ra mê ngộ khác đường, trung đạo khó đến, chẳng bằng lựa chọn, nhầm lẫn sẽ rơi vào đường tà, cho nên kế tiếp lấy Quyết nghi làm phẩm thứ ba. Lòng nghi đã đoạn, tự tính tròn sáng, động tĩnh đều quân bình, chỉ quán cũng vận hành, cho nên kế tiếp lấy Định tuệ làm phẩm thứ tư. Định tuệ đã quân bình, sự lý được viên dung, động tĩnh chẳng đổi thay, mới là đại định, cho nên kế tiếp lấy Diệu hạnh làm phẩm thứ năm. Trong chứa diệu hạnh, lý chướng chưa trừ, nghiệp chướng nhiều đời hiện ra, sự chướng khó bỏ. Hai chướng hiện tiền, quả vị khó mà chứng được. Cho nên kế tiếp lấy Sám hối làm phẩm thứ sáu. Nhờ sám hối thâm nhập thật tướng, đạt tới tính không. Tính không tròn sáng, ngay đó giải thoát. Người được giải thoát mới gọi là Vị Tăng chân chính. Cho nên kế tiếp lấy Cơ duyên làm phẩm thứ bảy. Cơ duyên ngẫu nhiên hội ngộ, hoàn toàn nhờ vào căn cơ đời trước. Căn cơ có lợi căn, độn căn, cho nên ngộ đạo có dễ có khó. Cho nên kế tiếp lấy Đốn tiệm làm phẩm thứ tám. Đốn tiệm đã phân rõ, đường tu là ở chính mình, công phu chẳng dễ, hoằng đạo ở người. Dựa vào vua quan làm ngoại hộ Phật pháp. Cho nên lấy Hộ pháp làm phẩm thứ chín. Được người trợ pháp, giao phó cho bậc pháp khí, nối đều tiếp sáng, tiếng thơm lưu truyền muôn thuở. Cho nên lấy Phó chúc là phẩm kết thúc vậy.

Lại thấy: Kinh có phần tựa, giống như lưới có mép lưới, tựa như áo có cổ vậy. Nắm được cương lĩnh thì điều mục theo đó là tỏ bày. Muốn biết rõ nội dung trong kinh, trước xem xét kỹ phần tựa. Bởi đó là diệu chỉ của kinh này vậy. 

Trước sau truyền đến nước Nam ta, chưa có phiên dịch ra quốc ngữ. Nay Tổ sư là Huyền Cơ Thiện Giác, pháp tự Minh Châu Hương Hải, thiền sư tập hợp thiền đồ, cùng các Thiện tri thức phiên dịch ra quốc ngữ để an bang, hội Uy âm mà khắc ván. Cho nên nói: Dòng thiền Tào Khê mãi mãi nối truyền bởi hai chi Thạch Đầu và Mã Tổ, mà sinh ra năm phái, vun trồng sinh ra ngàn nhánh tranh tươi, nảy ra ức lá ngát hương. Hưng thịnh phồn vinh, chẳng thể chép hết.

Trên chúc cho quốc gia mãi mãi, Phật đạo vô cùng. Cùng trường tồn với trời đất, cùng không già với núi sông. Nay có vị Sa di ni hiệu Thập trụ trì chùa Cự Linh, thôn Cự Linh, xã Hồng Lục, huyện Gia Phúc, cùng với thiện hữu là Sa di tự Hải Triệt, tri thức Sa di ni hiệu Diệu Hộ, cùng hưng công khắc ván, in ấn cúng dàng thập phương, khiến nơi nơi được hồi quang, cho người người được giác ngộ. Đàn na thiện tín trí Bát nhã được hiện tiền, người tùy duyên cúng dàng, tâm Bồ đề sớm chứng ngộ. Cửu huyền thất tổ cùng được nhờ kinh văn. Tám nạn ba đường cùng chiêm pháp lực. Cúi đầu kính cẩn viết tựa. 

Sắc tứ linh quang nguyệt đường tự, thiền tông phụng thị trai tăng, Chính pháp sự, Chính tông Hòa thượng tự Như Nguyệt chứng minh việc khắc ván và lời tựa. 

III. Giới thiệu bài tựa Ngự chế Pháp bảo đàn kinh dịch Nôm

Bài tựa được dịch ra chữ Nôm

Để thuận tiện cho việc đối chiếu nội dung của phần chữ Hán, chúng tôi vẫn để nguyên văn chữ Hán, phần này được in đậm.

御製六祖壇經法寳序

Ngự chế Lục tổ đàn kinh pháp bảo tự

朕聞:“佛西方聖人也。些????:“佛於方西羅聖人丕。

Trẫm văn: “Phật Tây phương thánh nhân dã. Trẫm nghe: “Phật ở phương Tây là Thánh nhân vậy.

爲善不倦博濟無窮”。㩜苓拯痗????渚無穷”。

Vi thiện bất quyện bác tế vô cùng.” Làm lành chẳng mỏi rộng chứa vô cùng”.

又曰:“佛弼也。吏浪:“佛羅立丕。

Hựu viết: “Phật bật dã. Lại rằng: “Phật là lập vậy.

其能弼世教而降大行者也。所咍????執代麻盛????教化丕。

Kỳ năng bật thế giáo nhi long đại hành giả dã. Thửa hay dạy giúp đời mà thịnh mở giáo hóa vậy.

故周頌曰:爲丕????周盘浪:

Cố Chu tụng viết: Vì vậy lời Chu bàn rằng:

佛時仔肩,爲我顯德

Phật thời tử kiên, vị ngã hiển đức

<7a>行,‘佛欺舉用,爲些顕德行’,

hạnh’, Phật khi tay cất dùng vì ta hiển đức hạnh,

是知佛爲弼訓,無餘藴矣。實咍佛羅執????,五藴空丕。

thị tri Phật vi bật huấn, vô dư uẩn hỹ. thật hay Phật là giúp dạy, ngũ uẩn không vậy.

昔逹麽遠歸東圡,初逹麽於西天賖郎東圡,

Tích Đạt Ma viễn quy Đông độ, Xưa Đạt Ma ở Tây Thiên xa sang Đông Độ,

不立文字,拯用文字,

bất lập văn tự, chẳng dùng văn tự,

直指人心,見性成佛。倘引????㝵,体性????佛。

trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật. Thẳng dẫn lòng người, thấy tính nên Phật.

夫,性天人一也。係????共㝵共蔑性丕。

Phù, tính thiên nhân nhất dã. Hễ trời cùng người cùng một tính vậy.

文字爲心之????,文字羅㩜記????,

Văn tự vi tâm chi hoạ, Văn tự là làm ghi lòng,

而性融焉。麻性容丕。

nhi tính dung yên. Mà tính dung vậy.

有善<7b>有惡,有邪,有正。固苓,固與,固邪,固正。

Hữu thiện, hữu ác, hữu tà, hữu chính. Có lành, có dữ, có tà, có chính.

得其正則性善而言順;特所正軋性苓卞????順;

Đắc kỳ chính tắc tính thiện nhi ngôn thuận; Được thửa chính ắt tính lành bèn lời thuận;

得其邪則性惡而言乖。特所邪軋性與卞????逆。

đắc kỳ tà tắc tính ác nhi ngôn quai. Được thửa tà ắt tính dữ bèn lời nghịch.

子思曰:“自誠明謂之性,子思浪:“命實别噲羅性,

Tử Tư viết: “Tự thành minh vị chi tính, Tử Tư rằng: “Mình thực biết gọi là tính,

不誠無物。”拯實閍事調空”。

bất thành vô vật”. Chẳng thật muôn sự đều không”.

苟能於性上,油咍徵自性????,

Cẩu năng ư tính thượng, Dẫu hay chưng tự tính trước,

究其眞宗,辨其善惡,察所眞宗,

cứu kỳ chân tông, biện kỳ thiện ác, xét thửa chân tông,

<8a> 別徵苓與,

biết chưng lành dữ,

則聖賢地位,何患不至耶?軋地位聖賢,芾卢之拯典?

tắc thánh hiền địa vị, hà hoạn bất chí da? ắt địa vị Thánh hiền, nào lo chi chẳng đến?

故佛樂於爲善,心無邪見,爲丕佛????徵㩜苓,????拯固邪見,

Cố Phật lạc ư vi thiện, tâm vô tà kiến, Vì vậy Phật vui chưng làm lành, lòng chẳng có tà kiến,

性體圓明,虛靈澹泊。性體調通,自然????創。

tính thể viên minh, hư linh đạm bạc. tính thể đều thông, tự nhiên [thiêng ] sáng.

於空而不着空,於相而離諸相。徵尼空麻拯執空,徵尼相麻拯塊每相。

Ư không nhi bất trước không, ư tướng nhi bất ly chư tướng. Chưng nơi không mà chẳng chấp không, chưng nơi tướng mà chẳng khỏi mọi tướng.

所以成道果而降朕治道也。所意????佛

Sở dĩ thành đạo quả nhi giáng Trẫm trị đạo dã. Thửa ấy nên Phật

<8b> 果卞執些盛治道丕。

quả bèn giúp ta thịnh trị đạo vậy.

若謂崇供養,而求福田利己,朕所不取焉。油浪重供養麻求福田利命,些所拯用丕。

Nhược vị sùng cúng dường, nhi cầu phúc điền lợi kỷ, Trẫm sở bất thủ yên. Dẫu rằng chuộng cúng dường mà cầu phúc điền lợi mình, ta thửa chẳng dùng vậy.

越之南有禪和者,越嶺南固禅和尚丕,

Việt chi nam hữu thiền hòa giả, Việt Lĩnh Nam có thiền hòa thượng vậy,

盧惠能乃新州人也,户盧名惠能㝵坥新州丕,

Lư Huệ Năng nãi Tân Châu nhân dã, họ Lư danh Huệ Năng người đất Tân Châu vậy,

師於黃梅得衣鉢之傳,柴於黃梅特傳朱衣鉢,

sư ư Hoàng Mai đắc y bát chi truyền, thầy ở Hoàng Mai được truyền cho y bát,

究性宗之學,卞學詳徵性宗,

cứu tính tông chi học, bèn học tường chưng tính tông,

隠於漕溪,

ẩn ư Tào Khê,

<9a>耨徵漕溪,

náu chưng Tào Khê,

没後其徒,會其言傳,爲壇經法寳。????入滅,徒弟會所????傳鄧㩜法寳壇經 。

một hậu kỳ đồ, hội kỳ ngôn truyền, vi Đàn kinh pháp bảo. sau nhập diệt đồ đệ, hội thửa lời truyền đặng làm Pháp bảo đàn kinh.

其言正,其性善,所????正,所性苓,

Kỳ ngôn chính, kỳ tính thiện, Thửa lời chính, thửa tính lành,

大槩欲人循諸善道,????????悶㝵蹺徵道苓,

đại khái dục nhân tuần chư thiện đạo, rộng mở muốn người theo chưng đạo lành,

離諸惡趣,塊徵准與,

ly chư ác thú, khỏi chưng chốn dữ,

與吾儒窮理盡性,貝儒些窮理盡性,

dữ ngô Nho cùng lý tận tính, bui Nho ta cùng lý tận tính,

自誠入聖之理而無殊矣。卞實????徵理聖麻拯恪丕。

tự thành nhập Thánh chi lý nhi vô thù hỹ. Bèn thật vào chưng lý Thánh mà chẳng khác vậy.

因萬幾之暇製為序. 因耒閍事卞分㩜序.

Nhân vạn cơ chi hạ chế vi tự, nhân rỗi muôn việc bèn phân làm tựa.

命廷臣趙玉芝, 遣官內院羅趙玉芝

Mệnh đình thần Triệu Ngọc chi, khiển quan nội viện là Triệu Ngọc Chi,

重加編錄 鋟梓以傳, 吏添編剳割板底傳

Trùng gia biên lục tẩm tử dĩ truyền, lại thêm biên chép, cắt ván để truyền.

銘讚:

六祖應前身, 德施四方人
苦行群蒙利, 編簡五卷文
六合清寧, 七政順序
雨暘時????,萬物阜豐
億兆康和,九幽融朗
化行俗????,泰道咸亨
凡厥有生,俱成佛果
序終

Lục tổ ứng tiền thân, đức thi tứ phương nhân

Khổ hạnh quần mông lợi, biên giản ngũ quyển văn

Lục hợp thanh ninh, thất chính thuận tự

Vũ dương thời nhược, vạn vật phụ phong

Ức triệu khang hòa, cửu u dung minh

Hóa hành tục mĩ, thái đạo hàm hanh

Phàm quyết hữu sinh, cụ thành Phật quả.

Tự chung.

Lục tổ ứng với thân kiếp trước, đức ngài thi hàng khắp bốn phương

Ngài khổ hạnh mong quần sinh được lợi, biên được năm quyển kinh văn

Trên dưới bốn phía yên ổn, nhật nguyệt và năm sao đều thuận hành

Mưa nắng có thời, vạn vật tốt tươi

Trăm họ an khang hòa mục, cõi trời cõi đất dung thông sáng tỏ

Giáo hóa thi hành thuần phong mĩ tục, đạo lớn đều hanh thông

Mọi vật có sinh tồn, đều dẫn đến Phật quả.

Kết thúc bài tựa.

IV. Kết luận

Pháp bảo đàn kinh giải của Hương Hải Thiền sư, là một tác phẩm diễn Nôm có giá trị về nhiều mặt. Qua khảo sát sơ bộ văn bản tại Linh Quang tự có thể thấy đây là một bản dịch từ Hán sang chữ Nôm theo thể văn xuôi.

Nó vừa là một bản dịch nôm có giá trị rất lớn trong nghiên cứu chư Nôm –  tiếng Việt của văn học Phật giáo nói riêng và Văn học Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó còn có giá trị rất lớn trong việc nghiên cứu và tìm hiểu tư tưởng của Lục tổ. Tác phẩm này cần được nghiên cứu và dịch thuật, từ đó đối chiếu với các bản dịch Hán trước đó.

Những tư tưởng giáo lý Phật giáo, cách học, hiểu giáo lý đương thời đó của Thiền sư , cho chúng ta nhiều góc nhìn về Phật giáo đương thời mà Thiền sư đã dịch thuật. Vì vậy, cần sớm tổ chức dịch thuật nhằm khai thác giá trị  của tác phẩm. Đặc biệt là khai thác việc tu học, nghiên cứu tìm hiểu về Lục tổ dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Thượng tọa Thích Tiến Đạt
Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam
Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 9/2024


Tài liệu tham khảo

1. Pháp bảo đàn kinh, bản chữ Hán-Nôm, lưu tại chùa Đại Từ Ân
2. Pháp bảo đàn kinh, bản chữ Hán-Nôm, lưu tại chùa Dư Hàng, Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Vai trò của vua Trần Thái Tông trong việc thiết lập nền tảng cho sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Bên cạnh vai trò là một vị vua hiền về mặt trị quốc, Trần Thái Tông còn được biết đến với tư cách là người đã có vai trò quan trọng trong việc tiếp nối, duy trì và phát triển Thiền tông Việt Nam trong giai đoạn chuyển giao quyền lực Lý –...

Sự thành lập Giáo đoàn Ni Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Hơn hai nghìn năm Giáo đoàn Ni có mặt trên thế gian này, dù trải qua bao biến cố trong những giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhưng những nữ tu sĩ Phật giáo vẫn luôn thể hiện khả năng xuất sắc của giới nữ trong tu tập, hộ quốc an dân và phát...

Đóng góp và giá trị của Tạp chí Viên Âm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Hoạt động hoằng pháp của tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo… Hoạt động hoằng pháp của Tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt...

Vài nét về âm nhạc Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa

Âm nhạc là lĩnh vực không được nói đến nhiều trong Phật giáo, càng không phải lĩnh vực được đề cao và khuyến khích, ít nhất là trong Phật giáo thời kỳ đầu. Điều này không có gì lạ, vì theo truyền thống Phật giáo, âm nhạc là thứ đức Phật khuyên dạy những đệ...

Về tên gọi Thượng Tọa và Thượng Tọa Bộ trong các nguồn tư liệu Phật giáo Trung Hoa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

VỀ TÊN GỌI THƯỢNG TOẠ (STHĀVIRA, THERA) VÀ THƯỢNG TOẠ BỘ (STHĀVIRAVĀDA) TRONG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU PHẬT GIÁO TRUNG HOA (Sthavira, Thera and ‘*Sthaviravāda’ in Chinese Buddhist Sources)  của Max Deeg THÍCH NHUẬN CHÂU dịch Lời người dịch Bhikkhu Sujato, vị tỉ-khưu uyên bác người Úc châu, đã dịch bốn bộ Nikāya từ tiếng Pāli sang tiếng Anh. Bhikkhu...

Văn bản Giải Địa Tạng Kinh của Hương Hải Thiền sư
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt Địa Tạng kinh giải thích Hoa ngôn đây là một trong 20 tác phẩm dịch Nôm lớn của Hương Hải thiền sư, được nhắc tới trong Hương Hải Ngữ Lục và trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn với tên gọi là Giải Địa Tạng kinh. Đây là tác phẩm dịch...

Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng và ý nghĩa biểu tượng cổ – Bát bảo (P.1)
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Phật giáo tại Tây Tạng có sức chú trọng vào các nghi lễ, thực hành thần bí cùng các biểu tượng cát tường có sức mạnh siêu linh. Đối riêng với nghệ thuật biểu tượng học Phật giáo, nổi bật hơn cả với đại chúng là tại Tây Tạng. Phần I. Bát bảo nói chung...

Hệ Phái Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Bài viết ngắn nầy chỉ nhằm phác họa lại sơ lược về sự thành hình và phát triển của Hệ Phái Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam hồi giữa thế kỷ thứ mười chín. Giáo hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam được Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang sáng lập năm 1944. Giáo Hội được sáng lập trong giai đoạn suy đồi của Phật giáo Việt Nam. Đức Tôn Sư đã khéo léo phối hợp giữa hai truyền thống giáo lý Nam...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Lịch sử, Nghiên cứu

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô dịch văn hóa của thế lực phương bắc ngay từ những thế kỷ đầu. Tóm tắt Phật giáo thời Lê sơ (1428 – 1527) tuy ít được triều đình...

Sự hình thành Đại thừa
Lịch sử, Nghiên cứu

Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau nầy được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN, là kết quả tích tụ của nhiều phát triển vốn có từ trước. Nguồn gốc của nó không liên hệ...

Chúa Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) với đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Việc Nguyễn Hoàng cho xây dựng và tu sửa những ngôi chùa trên đất Thuận Quảng đã làm cho Phật giáo ngày càng lan rộng ảnh hưởng trong đời sống xã hội, từ chốn cung nội ra khắp dân gian. Chúa Nguyễn Hoàng sinh ngày 28/8/1525, còn gọi là Chúa Tiên, vị chúa Nguyễn đầu...

Khảo cứu Nghi lễ Vu Lan trong không gian văn hóa Phật giáo Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu, Văn hóa

Nghi lễ Vu Lan Bồn còn là một pháp hội thù thắng và có tính phổ cập nhất trong Phật Giáo Việt Nam và có sự ảnh hưởng rất lớn về văn hóa sống, đạo đức làm người trong xã hội Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Phật giáo du nhập và phát...

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Phật giáo thời Lý
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, tư tưởng từ bi, vị tha của Phật giáo nhanh chóng được cư dân bản địa tiếp thu và trở thành tâm thức của người Việt, đa phần người dân Việt Nam điều tôn sùng Phật giáo. Thời Lý là một trong những thời...

Chúa Nguyễn Phúc Chu và hai bảo vật quốc gia chùa Thiên Mụ
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu là hiện vật gốc độc bản – một trong số những di vật hiếm hoi thời chúa Nguyễn còn giữ được gần như nguyên vẹn, có nhiều giá trị về mặt mỹ thuật. Chúa Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa) (1691-1725) là vị chúa thứ...

Biểu tượng hoa sen trong trang trí chùa ở Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

PHẦN MỞ ĐẦU Đã là công dân nước Việt thì dù có ở đâu đi chăng nữa mà khi nghe ai đó nhắc nhắc đến sông Hương, núi Ngự thì mỗi người con đất Việt đều nghĩ ngay đến một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng và hoài cổ. Nơi mảnh đất thần...

“Bản Sắc Hóa” Pháp Phục Phật Giáo Việt Nam
Nghiên cứu, Văn hóa

I. Y PHỤC LÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn...