Con… Khi gặp những khó khăn bối rối trên đường đời mà tự mình không giải quyết được con có quyền nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng hoặc các bậc Thầy tổ để con có thể yên tâm giữ vững niềm tin hầu con có đủ sức mạnh kham nhẫn, sáng suốt, bình tĩnh và ổn định.

Trong trường hợp đó, đức tin ở tha lực có thể giúp con lấy lại niềm tin ở chính mình. Nhưng nếu đức tin chỉ để cầu nguyện van xin thì không những con đánh mất tự tin mà còn phát triển thêm lòng tham ái. Đó là chưa kể con có thể rơi vào con đường tà kiến do những kẻ lợi dụng lòng mê tín của con người để mưu cầu mục đích cá nhân.

Chính vì thế, con thấy, trong Bát Chánh Đạo, Đức Phật không hề đề cập đến đức tin. Đức tin đã biến mất trong Chánh Kiến, nghĩa là trong trí tuệ thấy biết như thực. Còn ở trong Ngũ Căn, Ngũ Lực thì Tín chỉ có nghĩa là tự tin chứ không còn là tín ngưỡng. Ngay cả khi tin ở Tam Bảo, người Phật tử chơn chánh cũng chỉ tin ở 3 đức tính sáng suốt, định tĩnh, trong lành biểu hiện cho Tam Bảo nơi chính mình. Bởi vì nếu tin mà không tự mình thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát thì muôn đời vẫn đắm chìm trong bể khổ trầm luân.

Khi gặp những khó khăn bối rối trong cuộc sống mà tự mình không giải quyết được, Phật tử có quyền nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng.

Vậy con có quyền tin nhưng phải biết đặt niềm tin cho đúng chỗ mới thật sự lợi ích trên đường tu học.

Con thương mến,

Con nói đúng, giữa quyền lợi và bổn phận, nhiều khi ta phải chọn bổn phận. Giữa nhàn hạ với trách nhiệm ta phải nhận lấy trách nhiệm. Giữa hạnh phúc và khổ đau, ta phải gánh chịu đau khổ. Giữa tự do và giới luật ta phải chấp nhận giới luật. Nếu ai không ngại thiệt thòi mà sẵn sàng vui lòng chấp nhận, người ấy hóa ra lại có nhiều quyền lợi trên tất cả quyền lợi, có nhiều tự do hạnh phúc hơn tất cả hạnh phúc ở đời.

Nhiều người tu hành có khuynh hướng vô vi theo nghĩa tiêu cực, suốt ngày chỉ lo kinh kệ, niệm Phật, cốt sao cho được an ổn thanh nhàn, nên họ gác bỏ mọi sự qua một bên. Tu như vậy có vẻ cầu an hơn là dấn thân vào con đường giác ngộ. Đức Phật cũng dạy thiểu sự (appakicco) nhưng có nghĩa là không để sinh sự sự sinh đa đoan phức tạp chứ không phải là nhàn cư vô trách nhiệm.

Do đó con cứ bình thản mà làm tròn bổn phận ở đời và sáng suốt mà học bài học giác ngộ trong đó. Con đường giác ngộ là thấy tánh ngay trong sự tướng, thấy tự do ngay trong ràng buộc, diệt khổ bằng cách thấy rõ bản chất của khổ đau, thoát khỏi lo toan bằng cách an nhiên gánh vác trách nhiệm. Bởi vì đạo không có đến và đi cho nên có giải thoát giác ngộ là giải thoát giác ngộ ngay trong hoàn cảnh hiện tiền, chứ không thể có thái độ nắm – bỏ – nhị – nguyên (phân hai và chấp lấy một).

Khi Thầy nói chọn bổn phận, nhiệm vụ, khổ đau, ràng buộc không phải là Thầy chủ trương khắc kỷ khổ hạnh hay vị tha quên mình gì cả, đó cũng là phân biệt nhị nguyên, nhưng phải có một tâm hồn không phân biệt, một tâm hồn bao dung cởi mở mới có thể chọn lấy thiệt thòi mà không hề thấy thiệt thòi. Thực ra, người có trí tuệ chấp nhận như vậy một cách tự nhiên chứ không phải là chọn lựa. Cho nên Đức Phật cũng như Lão Tử đều lấy tánh nước ví cho tâm đạo. Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy… xử chúng nhân chi sở ố cố cơ ư đạo”, nghĩa là bậc thượng thiện giống như nước… ở chỗ mọi người không ưa (chỗ thấp) nên gần với đạo.

Người ta thường có tâm lý hễ lên xe là lo giành lấy chỗ tốt mà ngồi, người có trình độ khá hơn thì ngồi đâu cũng được, còn người khá nhất thì nhường chỗ tốt cho những người già, bệnh tật, trẻ em…và chịu ngồi ở chỗ xấu nhất, chính người ấy là người không chọn lựa, không phân biệt. Người không phân biệt chủ quan vị kỷ là người phân biệt minh bạch nhất.

Thầy ngưng bút, chúc con mạnh khỏe.

Hoà thượng Viên Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống
Kiến thức

Tứ nhiếp pháp gồm: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, giúp mọi người sống an lạc và hạnh phúc, phù hợp cho cả người xuất gia và tại gia. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn này.  Tứ nhiếp pháp là gì Tứ nhiếp pháp...

Những lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Kiến thức

Trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện  mang lại nhiều lợi ích như tăng cường phước báo, tiêu trừ nghiệp chướng, bảo vệ bình an và phát triển trí tuệ. Kinh này giúp người hành trì vượt qua khó khăn và đạt được an lạc trong cuộc sống. Trong Kinh Địa Tạng Bồ...

Ý Nghĩa Cầu Nguyện
Kiến thức

Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục. Đến khi phước hết, họa đến, thân bại danh liệt, thì than trời oán đất. Bấy giờ mới nghĩ đến chuyện cầu nguyện, khấn vái thần linh, cầu xin Bồ Tát, chư Phật gia hộ, ban cho phước báo, hy vọng thay đổi vận mệnh tốt hơn. Đối với cá nhân,...

17 điều không nên làm khi đi chùa mà 80% người không biết
Kiến thức

Người Việt Nam thường chọn đi chùa lễ Phật đầu năm hay vào những ngày mồng 1, ngày 15 và ngày lễ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những điều không lên thực hiện khi đi chùa để thể hiện lòng tôn kính đến bề trên. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn? và ý nghĩa của chữ Vạn như thế nào? Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công đức của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái...

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?
Kiến thức

Lễ Phật không phải là chạy tìm cầu ở bên ngoài, mà là hướng nội phát huy tự tâm. Do đó, phải cúi đầu chiếu soi lại mình. Cúi đầu trong ý nghĩa thâm sâu về phương diện Phật pháp là biểu thị một sự tôn trọng, kính lễ đối với Phật, cũng như nói...

Hiểu đúng bản chất của chú Đại Bi
Kiến thức

Tụng chú Đại Bi hàng ngày sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình. Điều này có đúng không? Chú Đại Bi là gì? Chú Đại Bi là bài thần chú thuộc Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni của Phật Quan Thế Âm bao gồm có 84 câu và 415...

Sự tích và ý nghĩa về Tôn giả Mục Kiền Liên
Kiến thức

Mục Kiền Liên là một vị Tôn giả nổi tiếng trong Phật giáo. Hình tượng cứu mẹ của Ngài chính là cảm hứng ra đời cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu ngày nay. Tôn giả Mục Kiền Liên là ai? Tôn giả Mục Kiền Liên Trong lịch sử Phật giáo ghi chép lại rất...

Hiểu rõ về Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật
Kiến thức

Tứ Chánh Cần là một thuật ngữ quen thuộc đối với người Phật tử. Pháp này nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế. Ngoài ra còn được gọi là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn,…nhưng vẫn quen gọi là Tứ Chánh Cần. Trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta đều luôn...

Nên tụng kinh gì trong tháng bảy âm lịch?
Kiến thức

Tháng bảy âm lịch hằng năm chúng ta lại nô nức đón mừng mùa Vu Lan hiếu hạnh, không chỉ đối với những người Phật tử, mà hầu như tất cả người dân của dân tộc Việt Nam đều biết về dịp lễ Vu Lan, hay dân gian thường gọi là rằm tháng bảy. Tháng...

Ý nghĩa hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm
Kiến thức

Thờ tượng Bồ-tát Quán Thế Âm có những gì cao siêu kỳ đặc, mà tôi gọi đó là một đặc điểm của Phật giáo Việt Nam? Khi chúng ta thờ một đức Phật, một vị Bồ-tát cần phải thâm hiểu ý nghĩa hình tượng các ngài. Bây giờ quí Phật tử hình dung tượng đức...

Lễ Vu lan là ngày gì?
Kiến thức

Lễ Vu lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Tại sao lại có ngày lễ Vu lan?  Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày...

Động cơ chính yếu của sự tu hành là gì?
Kiến thức

Người Phật tử nên chân thành tự xét lỗi mình, phải tế nhị gạn lọc phiền não ở nội tâm, thực hành đúng hai chữ “Tảo Tuệ” của đức Phật đã dạy ngài Châu-lợi-bàn-đặc, chắc chắn không bao lâu viên ngọc hạnh phúc sẽ cầm được trong tay. Động cơ chính yếu của sự tu...

Mười công đức to lớn của việc họa vẽ, tôn tạo hình tượng Phật
Kiến thức

Đức Phật khai thị cho Bồ Tát Phổ Quảng rằng: “Này Phổ Quảng! Như có kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào vẽ hình tượng của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát rồi chừng một lần chiêm ngưỡng, một lần đỉnh lễ, người đó sẽ được sinh lên cõi trời Ðao Lợi một trăm lần,...

6 điều mà người trí sống và thực hành theo Phật Pháp?
Kiến thức

Dành thời gian hàng ngày học hiểu và thực hành Phật pháp là cách làm của người trí. Phật pháp là phương pháp giải trừ, chuyển hóa khổ đau hữu hiệu, là khắc tinh của phiền lo khổ não. Những điều đức Phật đã dạy dù một bài kệ, một câu kinh đơn giản cũng...

Chấp niệm là gì? 3 loại chấp niệm phổ biến và cách buông bỏ
Kiến thức

Chấp niệm thường được sử dụng trong hoàn cảnh không buông bỏ và có những suy nghĩ không đúng đắn. Vậy chấp niệm là gì? Có những loại nào và cách buông bỏ như thế nào? Bạn đọc hãy đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.  Chấp niệm là gì? ...