A. NGUYÊN VĂN

Phồn thể tự

愚人食鹽喻

昔有愚人至於他家,主人與食嫌淡無味。主人聞已更為益鹽。既得鹽美,便自念言:所以美者緣有鹽故。少有尚爾況復多也。

愚人無智便空食鹽。食已口爽返為其患。

譬彼外道聞節飲食可以得道,即便斷食或經七日或十五日,徒自困餓無益於道。如彼愚人以鹽美故而空食之,致令口爽。此亦復爾。

Giản thể tự

愚人食盐喻

昔有愚人至于他家,主人与食嫌淡无味。主人闻已更为益盐。既得盐美,便自念言:所以美者缘有盐故。少有尚尔况复多也。

愚人无智便空食盐。食已口爽返为其患。

譬彼外道闻节饮食可以得道,即便断食或经七日或十五日,徒自困饿无益于道。如彼愚人以盐美故而空食之,致令口爽。此亦复尔。

B. PHIÊN ÂM

Ngu nhân thực diêm dụ

Tích hữu ngu nhân chí vu tha gia. Chủ nhân dữ thực hiềm đạm vô vị. Chủ nhân văn dĩ tiện vi ích diêm. Kí đắc diêm mỹ. Tiện tự niệm ngôn: Sở dĩ mỹ giả duyên hữu diêm cố. Thiểu hữu thượng nhĩ huống phục đa dã.

Ngu nhân vô trí tiện không thực diêm. Thực dĩ khẩu sảng phản vi kỳ hoạn.

Thí bỉ ngoại đạo văn tiết ẩm thực khả dĩ đắc đạo. Tức tiện đoạn thực hoặc kinh thất nhật hoặc thập ngũ nhật, đồ tự khốn ngạ vô ích ư  (vu) đạo. Như bỉ ngu nhân dĩ diêm mỹ cố nhi không thực chi, trí linh khẩu sảng. Thử diệc phục nhĩ. 

C. DỊCH NGHĨA

Thuở xưa có một kẻ ngu đến thăm nhà của một người bạn. Khi chủ nhà đã dọn những món ăn để tiếp đãi, anh ta phàn nàn là quá lạt nên chủ nhà thêm một chút muối. Kẻ ngu ăn tiếp thì cảm thấy thức ăn ngon hơn.

Thế là hắn tự nghĩ thầm:

“Sở dĩ được ngon như thế là nhờ có muối. Mới nếm một tí thôi mà ngon thế này, huống nữa là nếu ăn càng nhiều hơn.”

Nghĩ vậy, kẻ ngu vô trí liền chỉ ăn toàn muối. Khi ăn xong, hắn chuốc cái họa bị phỏng miệng.

Đây cũng như có hàng ngoại đạo, khi nghe rằng bỏ ăn bỏ uống thì sẽ có thể đắc Đạo, nên liền tuyệt thực đến 7 ngày hoặc 15 ngày. Họ chỉ tự làm mình đói khát khốn khổ mà không có lợi gì đối với việc tu Đạo. Hàng ngoại đạo đó thì cũng như kẻ ngu kia, do bởi ham vị mặn mà chỉ ăn toàn muối. Kết quả là bị phỏng miệng vậy.

D. Ý NGHĨA

Kính thưa các vị! Mỗi người ở thế gian đều có trí thức của riêng mình, trí thức cũng có sâu cạn chẳng đồng; nó là vũ khí cải tạo mình và làm lợi ích cho người khác. Nếu như chúng ta dùng trí thức không thích hợp thì có thể tự hại mình và nguy hiểm cho xã hội, còn như biết dung hòa thì mới có thể phát huy hiệu lực và tác dụng; giống như thuốc hay mà uống không đúng bệnh thì biến thành thuốc độc.

Thí dụ này muốn nói đến người luôn thích ăn ngon và người keo kiệt không dám ăn, cả hai đều ăn uống không điều độ; chủ nghĩa hưởng thụ quá mức và khổ hạnh đều không cân bằng cuộc sống. Muôn sự ở thế gian cần phải ở mức độ vừa phải; nếu quá mức hoặc quá thấp thì có thể làm hỏng sự việc. Ví dụ, những người làm việc thiếu trách nhiệm có thể đời này họ không làm nên được gì; nhưng nếu có người chạy theo danh lợi không biết chán thì cũng gây nên sự tranh chấp, tính toán mà tạo thành ác nghiệp; hoặc có người cả đời bôn ba xuôi ngược luôn bị phiền não trói buộc, cho đến nhiều đời nhiều kiếp trôi lăn trong luân hồi không dứt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

An Cư Kiết Hạ Theo “Tứ Phần Luật”
Luật, Phật học

An cư là chế định quan trọng trong đời sống tu tập của Tăng đoàn Phật giáo, giúp tăng sĩ ổn định tinh thần và thân thể để chuyên tâm tu học. Trong Tứ phần luật và các bộ luật Phật giáo nguyên thủy, an cư thể hiện sự quy củ, thanh tịnh của tăng...

Giới luật cư sĩ trong kinh điển Pali
Luật, Phật học

Giới luật dành cho người cư sĩ trong kinh điển Pāli, đặc biệt được làm rõ trong kinh Sigālovāda và được soi sáng bởi các nguyên lý như trung đạo, tâm từ, nghiệp và tinh tấn, không chỉ đơn thuần là những quy tắc đạo đức khô khan. Tóm tắt: Bài viết này khảo sát nền...

Sáu điểm tương đồng và hai điểm khác biệt trong ba bộ Kinh Tịnh Độ
Kinh, Phật học

Ba bộ Kinh Tịnh Độ là những bản kinh nền tảng của Tịnh Độ tông, một pháp môn Phật giáo quan trọng được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên thuyết, với mục đích duy nhất là dẫn dắt chúng sinh phát nguyện vãng sinh về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà...

Từ tín ngưỡng đến bất hoại tín
Kinh, Phật học

Trong xã hội công nghệ hiện đại ngày nay, trước làn sóng thông tin đa chiều, với vô số tin tức, hình ảnh báo chí thật hư lẫn lộn, nhiều kẻ lừa đảo, mượn đạo tạo đời, tự đánh bóng mình bằng các chiêu trò lừa bịp tinh vi, nhắm vào tâm lí ủy mị,...

Vay Trả Trả Vay (Tâm Lý Học Siêu Hình Của Phật Giáo)
Luận, Phật học

“Vay trả, trả vay” là công năng, hoạt dụng và địa vị của thức (năng-hoạt-vị thức) biến chuyển khiến vòng saṃsāra (luân hồi) luôn tiếp diễn. Có lẽ chúng ta chẳng ngỡ ngàng gì với nghi vấn: “Sau khi chết là hết?” hay “sau khi chết, con người sẽ đi về đâu?”, mà nó đã quá xa xưa và cổ hủ đối với người phương Đông nói chung...

Phương pháp quán chiếu duyên khởi
Luận, Phật học

Đối với pháp Mười hai duyên khởi, Kinh và Luận dạy ta thực hành hai pháp quán. Một là lưu chuyển và hai là hoàn diệt. Quán chiếu lưu chuyển Thực tập phương pháp quán chiếu này là để thấy rõ nguyên lý duyên khởi: “Cái này sinh, thì cái kia sinh”. Nghĩa là “vô...

Kinh Quán Niệm Hơi Thở | Thích Nhất Hạnh dịch
Kinh, Phật học, Sách PDF

KINH QUÁN NIỆM HƠI THỞ Thích Nhất Hạnh dịch Tôi nghe như sau: Hồi đó, Bụt còn ở tại nước Xá Vệ, cư trú trong vườn Kỳ Thọ với nhiều vị đại đệ tử nổi tiếng như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Diếp, Ca Chiên Diên, Câu Thi La, A Nậu Lâu Đà, Ưu Bà Đa, A Nan Đà, v.v… Trong cọng đồng các vị khất sĩ, những vị trưởng thượng lo...

Nhập Trung Quán Luận
Luận, Phật học

NHẬP TRUNG QUÁN LUẬN Nguyệt Xứng (Candrakīrti, 560-640) TÀI LIỆU GIÁO KHOA TU HỌC Huynh Trưởng bậc Lực Gia Đình Phật Tử Việt Nam THÍCH NHUẬN CHÂU biên dịch LỜI DẪN Nhập Trung quán, là đi vào tinh thần Trung đạo, siêu việt các cực đoan có, không, như trong bài kệ Bát bất của...

Luận Thích Du Già Sư Địa
Luận, Phật học

Luận Thích Du Già Sư Địa Tối Thắng Tử Đẳng tạo, Đường Huyền Tráng dịch Bản Việt dịch của Thích Tâm Châu Kính lễ Thiên Nhân Ðại-Giác-Tôn,[4] Phúc-đức, trí-tuệ đều viên mãn. Vô thượng, văn-nghĩa pháp chân-diệu, Thụ học, chính tri Thánh Hiền chúng. Ðỉnh lễ Vô Thắng Ðại Từ-thị, Mong các hữu tình chung lợi...

Luận ngũ uẩn
Luận, Phật học

Luận ngũ uẩn Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) – Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng – Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh Đức Thế Tôn nói về Ngũ uẩn: Sắc uẩn; Thọ uẩn; Tưởng uẩn; Hành uẩn; Thức uẩn. Sắc uẩn là gì? Là bốn đại chủng 1 và những...

Đức Phổ Hiền Bồ-tát với pháp môn Tịnh độ
Phật học

Khi nhắc đến Tịnh Độ, chúng ta đều nghĩ tới hình ảnh Tây phương Tam Thánh, đức Phật A-di-đà, Bồ-tát Quán Thế Âm, và Bồ-tát Đại Thế Chí. Ba vị thánh này ở cõi nước Cực Lạc phương Tây, trong đó đức Phật A-di-đà là vị giáo chủ, còn đức Quán Âm và Thế Chí...

Nghi Thức Truyền Giới Cho Thập Thiện Và Bồ Tát Tại Gia
Luật, Phật học

TỰA Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trì và hoằng dương chánh pháp, song song với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Sở dĩ được như thế, là do tinh thần cùng học cùng tu hòa hợp như nước với sữa. Tinh thần ấy càng được củng cố và phát triển thì giáo...

Một số vấn đề trong A tỳ đàm
Luận, Phật học

Không hài lòng với việc phân loại thực tại (các pháp) thành các uẩn, xứ và giới, các bộ phái ngày càng thấy nhu cầu thảo ra một danh sách tổng thể các pháp, và việc này đã đưa đến một liệt kê khá cụ thể cho các mục tiêu thiền quán về những thành...

Tìm hiểu tổng lược về Bộ kinh Milindapañha
Kinh, Phật học

Bộ kinh phản ánh đầy đủ giáo lý căn bản trong Kinh tạng Pāli của Phật giáo Theraveda, “những vấn đề được đề cập hoàn toàn là tinh yếu của Tam Tạng Pàli văn, ít bị pha tạp tư tưởng và kiến giải của các bộ phái phát triển sau này” I. Tổng lược Kinh Milindapañha...

Giới thiệu kinh ‘Chuyện vua Thập Xa’
Kinh, Phật học

Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu đến quí Phật tử từng mẩu chuyện trong kinh Tạp bảo tạng (雜寶藏經 ‘Saṃyukta-ratna-piṭaka-sūtra’), 10 quyển, do ngài Cát-ca-dạ (Kiṅkara, dịch là Hà sự, người Tây Vực) và Đàm Diệu (Tăng nhân thời Bắc Ngụy, năm sinh, mất và quê quán không rõ) dịch thời Nguyên Ngụy (A.D...

Luật tạng trong tổ chức Tăng đoàn ngày nay tại Việt Nam
Luật, Phật học

Tăng đoàn (Sangha) là những người nguyện sống với đời sống hoà hợp, để hổ trợ cho nhau thực hiện đời sống Giải thoát và Giác ngộ. I.  Luật tạng trong tổ chức tăng đoàn. Định nghĩa về tăng, Thiền sư Nhất Hạnh viết: “Tăng là đoàn thể đẹp Cùng đi trên đường vui Tu...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.