Lục hòa là 6 phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần từ lời nói đến việc làm. Hòa ở đây với mục đích tích cực tiến tới sự cao đẹp, chứ không phải hoà một cách thụ động, ai nói phải cũng gật, nói quấy cũng ừ. Hòa mang thông điệp “tự lợi và lợi tha” không so đo hơn thua, thắng bại.

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Pháp lục hoà (六 和) được đức Phật dạy trong các kinh Kosabiya (Trung bộ 1), kinh Sáu pháp, kinh Giáo giới La hầu la…là những phương pháp, nguyên tắc căn bản mà mọi người cần học thuộc lòng và thực hành trong đời sống hàng ngày để xây dựng đời sống an lạc thăng tiến khi sống chung.

Phật giáo là một trong những tổ chức cộng đồng ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Một cộng đồng được xây dựng trên nguyên tắc trí tuệ từ bi hòa hợp, hướng đến mục đích giải thoát giác ngộ và làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, con người.

Hoà (和) là một từ rất quan trọng trong minh triết sống phương Đông, là kim chỉ nam thiết lập các mối quan hệ xã hội. Một số gia đình viết: “hoà khí sanh tài” hay “gia hoà vạn sự hưng” treo phòng khách trong nhà để nhắc nhở con cháu.

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Lục là 6; hòa là hòa thuận, vui vẻ với nhau, cùng giúp đỡ sách tấn nhau tinh tấn tu học.

Hòa ở đây là hoà hợp chân thật, xuất phát từ sự yêu thương, hiểu biết với mục đích cao đẹp giác ngộ giải thoát và làm lợi ích cho chúng sanh.

(Chứ không phải hoà hợp trước mặt, trong tâm ý nghĩ khác, cũng không phải dùng sự khôn lanh, khéo léo để âm thầm giành phần tốt, phần hơn về mình.)

Sáu pháp đó là:

– Thân hòa đồng trụ (thân hòa cùng ở chung)

Nghĩa là cùng ăn, cùng ở chung với nhau dưới một mái chùa, trong một phạm vi, một tổ chức, thật lòng sống hoà thuận, thương yêu đùm bọc giúp đỡ và san sẻ cho nhau, để tu tập tốt và làm tròn trách nhiệm được phân công.

Khi đã sống chung và làm Phật sự trong một mái chùa thì phải hòa thuận vui vẻ với nhau, không dùng sư khôn khéo uy quyền thế lực hay sức mạnh để lấn lướt làm tổn thương cho nhau.

– Khẩu hoà vô tránh (lời nói hòa hợp không tranh cãi):

Sống chánh niệm, ít nói và nói lời đúng pháp, không tranh cãi hơn thua với nhau nhưng có tinh thần góp ý xây dựng với tinh thần hòa hợp cùng nhau học hỏi, không nói với nhau những lời gây chia rẽ bất hòa mà cần phải nói với nhau những lời ái ngữ.

dùng lời nói ôn tồn, hòa nhã mà trao đổi với nhau.

– Ý hoà đồng duyệt (ý hòa cùng vui):

Tâm ý luôn hoan hỷ vui vẻ với nhau, suy nghĩ điều thiện, đúng pháp, biết thông cảm với những suy nghĩ của người khác, không sanh tâm đố kỵ, kiêu ngạo, chỉ trích và phê phán, ghét bỏ nhau.

– Giới hoà đồng tu (giới hòa cùng tu tập):

Cùng nhau sống tu tập dưới một mái chùa, chúng ta phải biết tôn trọng và thực hành những giới pháp đã thọ và nghiêm túc tuân thủ quy củ nhà thiền.

– Kiến hoà đồng giải (hiểu biết chia sẻ cho nhau hiểu):

Cùng chia sẻ hiểu biết Phật pháp, pháp tu đúng thời cho nhau, cùng nhau góp ý xây dựng về, cách nghĩ, cách làm phù hợp với Phật pháp.

Tất cả đều đặt trên cơ sở và nền tảng vì lợi ích chung của Phật pháp, của đại chúng, của chúng sanh, mọi người. Tuyệt đối không sự ích kỷ cá nhân riêng tư.

– Lợi hoà đồng quân (lợi dưỡng cùng chia đều):

Cùng sống tu tập chung với nhau dưới một mái chùa phải chia đều cho nhau về vật dụng, thức ăn, đồ dùng….theo thứ lớp, không được lạm dụng, phung phí của Tam Bảo, của đại chúng để làm của riêng cho mình.

Hoà thật từ xuất phát từ nội tâm tu hành từ bi hỷ xả mới là bền vững. Khi tâm còn chất chứa tham lam, ích kỷ và đố kỵ chưa chuyển hóa được, thì khó có hòa hợp chân thật.

Tăng Ni, cư sĩ Phật tử tín đồ Phật giáo tu học theo pháp lục hoà thì Phật pháp hưng thịnh, lợi lạc chúng sanh. Các thành viên trong gia đình hoà thuận thì gia môn hưng vượng; Đại chúng trong một ngôi chùa tu tập pháp lục hoà thì thiền môn hưng thịnh, người người ấy an ổn tu hành.

Các cá nhân trong một tập thể tu tốt pháp lục hoà thì bản thân sẽ tu tập thăng tiến, góp phần làm cho đại chúng bình an, chùa chiền hưng thịnh, góp phần hoằng dương chánh Pháp, cứu giúp chúng sanh vượt thoát khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.

Tóm lại, lục hòa là pháp tạo ra sự hoà hợp gắn kết con người xích lại gần với nhau, biết thông cảm yêu thương sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau từ trong gia đình, đoàn thể, cộng đồng, tổ chức, đất nước cho đến nhân loại toàn cầu. Pháp lục hòa của đức Phật nếu được học hỏi thực hành, thực hiện trên bình diện rộng sẽ góp phần xây dựng một thế giới bình an, văn minh và hạnh phúc.

Sống an lạc

Theo lục hoà

Về thân, khẩu, ý

Giới, kiến và lợi

Hoà từ tâm.

TS. Thích Hạnh Tuệ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt. Sát na là gì? Sát na là đơn vị thời...

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức

Sống có phúc, có đức là chìa khóa để hạnh phúc bền lâu. Nhưng làm sao để tạo phước đức vững bền? Những suy nghĩ, lời nói và hành vi việc làm tốt đẹp lương thiện, mang lại giá trị chân thật cho con người, vạn vật, thiên nhiên sẽ góp phần vun bồi phước...

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức

37 phẩm trợ đạo là những yếu tố giúp hành giả tu tập đạt đến con đường giác ngộ và giải thoát. Đạo Phật, với giáo lý tinh tấn và hướng về sự giác ngộ và giải thoát, đã truyền bá 37 phẩm trợ đạo – một hệ thống chỉ dẫn để giúp chúng sinh...

Ý nghĩa của 6 chữ: Nam Mô A Di Đà Phật
Kiến thức

Niệm A Di Đà là một cách tu, nhanh chóng, dễ dàng, dựa vào tha lực, và đại nguyện của đức Phật A Di Đà, bằng cách nhất tâm niệm danh hiệu của Ngài để trau dồi đức hạnh và xoa dịu những khổ đau cho mình và những người chung quanh… Namo (नमो) Amitàbha...

6 loại pháp khí Mật tông
Kiến thức

Pháp khí hay còn gọi là Phật khí, Phật cụ, pháp cụ là những dụng cụ dùng để thực hành các loại pháp sự, dâng cúng lên chư Phật, trang nghiêm đạo tràng, hay làm dụng cụ trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Pháp khí hay còn gọi là Phật khí, Phật cụ, pháp...

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này...

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức

Nhờ trí tuệ thấu rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo, thấm nhuần giáo lý Trung đạo, phát khởi tâm Bồ đề… Bằng trí tuệ thấu suốt bản chất của khổ đau và thực hành kiên trì Bát chính đạo, người tu học thấm nhuần giáo lý Trung đạo và khởi phát tâm...

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình. Đức Phật là bậc đại từ, đại bi thương hết thảy chúng sinh, không phân biệt màu da hay tôn giáo. Ngài xót thương nhân...

Ý nghĩa tên các “bộ” trong kinh tạng Nikaya
Kiến thức

Theo truyền thống Phật giáo ghi nhận trong hệ thống kinh điển Phật giáo sơ kỳ, kinh tạng mang nội dung là những lời dạy của chính đức Phật Thích ca Mâu ni trong suốt cuộc đời truyền bá giáo pháp của Ngài Từ Nikaya được dịch theo nghĩa đen là “tập hợp”, “nhóm”. Khi nhắc tới...

Kim Cang Hộ Pháp là ai? Công đức và hình tướng của Ngài
Kiến thức

Đối với Phật tử Việt Nam, hình ảnh Kim Cang Hộ Pháp rất quen thuộc, thường xuất hiện tại các ngôi chùa. Vậy bạn có thực sự biết Ngài Kim Cang Hộ Pháp là ai, tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé. Kim Cang Hộ Pháp là ai? Tại các ngôi chùa Phật giáo,...

Tam độc là gì và phương pháp diệt trừ Tam độc?
Kiến thức

Tam độc là ba thứ ác độc mang đau khổ đến cho con người, phá hoại mọi hạnh phúc an vui của con người. Theo thứ tự thông thường của nó là Tham, Sân, Si; song đặt đúng trật tự từ gốc ra ngọn phải nói Si, Tham, Sân. Tam độc là gì Si: Si...

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Kiến thức

Kinh cầu an là những bộ kinh được soạn ra nhằm cầu nguyện cho mọi chúng sinh được bình an, hạnh phúc, và tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời. Kinh cầu an là gì? Kinh cầu an là những bộ kinh được...

Các vị Phật và Bồ tát phổ biến trong Phật giáo
Kiến thức

Trong nhà Phật, có rất nhiều chư vi Phật và chư vị Bồ Tát. Bạn có biết hết những vị này là ai không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. Trong đạo Phật, quan niệm về Phật và Bồ Tát không chỉ dừng lại ở một cá thể duy nhất,...

Khái lược các tông phái chính trong Phật giáo
Kiến thức

Hiện nay Phật giáo có ba tông phái chính bao gồm Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) và Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayāna Buddhism) Hiện nay Phật giáo có ba tông phái chính bao gồm Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) và Phật giáo...

16 Vương Quốc Lớn Thời Phật
Kiến thức

Trong thời đức Phật tại thế, bán đảo Ấn-độ gồm có hàng trăm quốc gia, trong đó, 16 quốc gia được coi là lớn nhất (kể cả mọi mặt: đất đai rộng lớn, văn hóa phát triển, tôn giáo hưng thịnh, kinh tế phồn vinh, chính trị và quân lực hùng mạnh), gồm có: 1....

Phật Giáo Ấn Độ Suy Tàn Như Thế Nào ?
Kiến thức

Người ta thường lấy điểm mốc Phật giáo Ấn Độ suy tàn là vào khoảng thế kỷ thứ XII khi Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ. Nhưng Phật giáo Ấn Độ bắt đầu suy tàn thì phải kể là từ thế kỷ thứ VII, khi Phật giáo dần dần biến chất do Mật Giáo xen...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.