Đức Phật khai thị cho Bồ Tát Phổ Quảng rằng: “Này Phổ Quảng! Như có kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào vẽ hình tượng của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát rồi chừng một lần chiêm ngưỡng, một lần đỉnh lễ, người đó sẽ được sinh lên cõi trời Ðao Lợi một trăm lần, không còn phải bị sa đọa vào ác đạo nữa.

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm thứ hai có một đoạn kệ dạy về công đức họa vẽ hình tượng Phật dù vô tình hay hữu ý như sau:

“Vẽ tượng Phật rực rỡ

Trăm tướng phước trang nghiêm

Tự làm hoặc bảo người

Đều đã thành Phật đạo.

Nhẫn đến trẻ em chơi

Dùng cỏ cây hoặc bút

Hoặc lấy móng tay mình

Mà vẽ nên tượng Phật

Những hạng người như thế

Lần lần chứa công đức

Đầy đủ tâm đại bi

Đều đã thành Phật đạo

Giáo hóa các Bồ Tát

Độ thoát vô lượng chúng”.

Lược giảng:

Mặc dầu đoạn Kinh văn ở trên nói dùng keo sơn vải để tạo tượng Phật, nhưng ở trong giới luật không đề xướng dùng vải sơn keo để tạo tượng Phật vì sơn keo có mùi hôi. Giới luật cũng nói, nếu là tượng Phật đứng thì chúng ta người học Phật không thể ngồi ở trước tượng Phật đứng. Nếu là tượng Phật ngồi, thì chúng ta không thể nằm ở trước tượng Phật ngồi.

“Thuở xưa, tại Tứ Xuyên có một người chuyên tụng Kinh Kim Cang, và khi tụng thì dùng tay viết Kinh Kim Cang trong hư không. Mỗi ngày ông ta đều đứng cùng một chỗ và dùng tay viết ra trong hư không. Về sau, mỗi khi trời mưa, xung quanh chỗ ông ta viết Kinh Kim Cang không có mưa rơi xuống đất, điều này xảy ra thường xuyên như vậy.

Những người đã khai mở Phật nhãn mới thấy được rằng tuy ông ta dùng tay viết Kinh Kim Cang ở trong hư không, nhưng Thiên Long Bát Bộ cũng đều đến đó bảo hộ bộ Kinh này, làm cho nước mưa chẳng rơi vào khoảng không nơi ông vẽ. Về sau, một ngôi chùa được xây dựng lên tại chỗ này.

Do đó, bạn có thế thấy rằng người đàn ông chỉ dùng tay viết trong hư không mà có cảm ứng to lớn như thế thì công đức họa vẽ hình tượng Phật thật không thể nghĩ bàn”.

Câu chuyện này được ghi lại trong sách “Kim Cang Kinh Linh Dị Ký”.

Bởi lẽ đó, lời kệ trong Kinh mới dạy những hạng người họa vẽ hoặc tạo tượng Phật như vậy lần lần tích lũy công đức, đầy đủ tâm đại bi, đều đã giác ngộ vô thượng thành Phật.

Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Đức Phật khai thị cho Bồ Tát Phổ Quảng rằng:

“Này Phổ Quảng! Như có kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào vẽ hình tượng của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát rồi chừng một lần chiêm ngưỡng, một lần đỉnh lễ, người đó sẽ được sinh lên cõi trời Ðao Lợi một trăm lần, không còn phải bị sa đọa vào ác đạo nữa. Người thiện nam, thiện nữ nào tự mình hoặc bảo người đắp vẽ hình tượng của Bồ tát, người đó khi thọ quả báo chắc đặng nhiều lợi lớn”.

MƯỜI CÔNG ĐỨC HỌA VẼ, TÔN TẠO HÌNH TƯỢNG PHẬT. 

1. Đời đời kiếp kiếp có đôi mắt sáng suốt thấy rõ.

2. Vĩnh viễn không sinh vào nơi đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nếu sinh làm người thì bạn bè và láng giềng đều là người tốt, không gặp người ác hay thú dữ.

3. Luôn sinh vào nhà giàu sang, được tôn kính.

4. Thành tựu thân kim sắc.

5. Đời sống giàu sang phú quý.

6. Tái sinh vào nhà hiền lành, đức độ.

7. Có thể được sinh làm vua.

8. Được tái sinh thành một vị Chuyển luân Thánh vương.

9. Có thể sinh về cõi trời Phạm thiên và sống lâu đến một kiếp.

10. Đời đời kiếp kiếp vị lai đều tôn kính Tam Bảo, quy y Tam Bảo, chẳng phải đọa lạc.

                                                                                                     Lược giảng: H.T Tuyên Hoá

Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức

Lục hòa là 6 phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần từ lời nói đến việc làm. Hòa ở đây với mục đích tích cực tiến tới sự cao đẹp, chứ không phải hoà một cách thụ động, ai nói phải cũng gật, nói quấy cũng ừ....

Ý nghĩa tên các “bộ” trong kinh tạng Nikaya
Kiến thức

Theo truyền thống Phật giáo ghi nhận trong hệ thống kinh điển Phật giáo sơ kỳ, kinh tạng mang nội dung là những lời dạy của chính đức Phật Thích ca Mâu ni trong suốt cuộc đời truyền bá giáo pháp của Ngài Từ Nikaya được dịch theo nghĩa đen là “tập hợp”, “nhóm”. Khi nhắc tới...

Kim Cang Hộ Pháp là ai? Công đức và hình tướng của Ngài
Kiến thức

Đối với Phật tử Việt Nam, hình ảnh Kim Cang Hộ Pháp rất quen thuộc, thường xuất hiện tại các ngôi chùa. Vậy bạn có thực sự biết Ngài Kim Cang Hộ Pháp là ai, tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé. Kim Cang Hộ Pháp là ai? Tại các ngôi chùa Phật giáo,...

Tam độc là gì và phương pháp diệt trừ Tam độc?
Kiến thức

Tam độc là ba thứ ác độc mang đau khổ đến cho con người, phá hoại mọi hạnh phúc an vui của con người. Theo thứ tự thông thường của nó là Tham, Sân, Si; song đặt đúng trật tự từ gốc ra ngọn phải nói Si, Tham, Sân. Tam độc là gì Si: Si...

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Kiến thức

Kinh cầu an là những bộ kinh được soạn ra nhằm cầu nguyện cho mọi chúng sinh được bình an, hạnh phúc, và tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời. Kinh cầu an là gì? Kinh cầu an là những bộ kinh được...

Các vị Phật và Bồ tát phổ biến trong Phật giáo
Kiến thức

Trong nhà Phật, có rất nhiều chư vi Phật và chư vị Bồ Tát. Bạn có biết hết những vị này là ai không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. Trong đạo Phật, quan niệm về Phật và Bồ Tát không chỉ dừng lại ở một cá thể duy nhất,...

Khái lược các tông phái chính trong Phật giáo
Kiến thức

Hiện nay Phật giáo có ba tông phái chính bao gồm Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) và Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayāna Buddhism) Hiện nay Phật giáo có ba tông phái chính bao gồm Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) và Phật giáo...

16 Vương Quốc Lớn Thời Phật
Kiến thức

Trong thời đức Phật tại thế, bán đảo Ấn-độ gồm có hàng trăm quốc gia, trong đó, 16 quốc gia được coi là lớn nhất (kể cả mọi mặt: đất đai rộng lớn, văn hóa phát triển, tôn giáo hưng thịnh, kinh tế phồn vinh, chính trị và quân lực hùng mạnh), gồm có: 1....

Phật Giáo Ấn Độ Suy Tàn Như Thế Nào ?
Kiến thức

Người ta thường lấy điểm mốc Phật giáo Ấn Độ suy tàn là vào khoảng thế kỷ thứ XII khi Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ. Nhưng Phật giáo Ấn Độ bắt đầu suy tàn thì phải kể là từ thế kỷ thứ VII, khi Phật giáo dần dần biến chất do Mật Giáo xen...

Sự Khác Biệt Của Đạo Phật So Với Các Tôn Giáo Khác
Kiến thức

Nếu nói rằng mọi tôn giáo (trừ các tà giáo) trên thế giới đều hướng về điều thiện, điều tốt đẹp. Vậy giá trị của Đạo Phật nằm ở đâu? Tại sao cần khai sinh thêm Đạo Phật làm gì nữa? Sự khác biệt của Đạo Phật là gì? Mời quý vị tìm hiểu bài...

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống
Kiến thức

Chánh ngữ là lời nói đúng đắn, không gây nghiệp xấu mà ngược lại, tạo nghiệp lành. Cùng tìm hiểu khái niệm này ngay tại bài viết dưới đây. Chánh ngữ là gì? Tôn giáo nào cũng đều dạy con người nói lời chân thật và tránh sự dối trá. Những lời nói nhẹ nhàng,...

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật
Kiến thức

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca sau khi Ngài đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu hành khổ hạnh. Hiểu rõ hơn về bài kinh này mời quý vị và khán giả cùng đón xem bài viết dưới...

Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?
Kiến thức

Lúc lễ Phật là lúc tự soi xét mình, điều phục thân tâm, hết sức điều tiết thân tâm khiến thân tâm tự tại, rất thong dong, chẳng còn bị khẩn trương, chướng ngại rất oan uổng nữa! Nói đại lược, Nghiệp là hành vi, Chướng là chướng ngại. Do các hành vi trong quá...

Hiểu đúng về nghiệp
Kiến thức

Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp. Nói về nghiệp, mọi người đều cho đó là chủ trương của đạo Phật. Thực chất, Đức Phật tuy có dạy về nhân quả – nghiệp báo nhưng Ngài không hề nói rằng tất cả những gì chúng ta gặp phải trong đời sống hiện tại đều do tác động hay ảnh hưởng của...

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống
Kiến thức

Tứ nhiếp pháp gồm: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, giúp mọi người sống an lạc và hạnh phúc, phù hợp cho cả người xuất gia và tại gia. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn này.  Tứ nhiếp pháp là gì Tứ nhiếp pháp...

Những lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Kiến thức

Trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện  mang lại nhiều lợi ích như tăng cường phước báo, tiêu trừ nghiệp chướng, bảo vệ bình an và phát triển trí tuệ. Kinh này giúp người hành trì vượt qua khó khăn và đạt được an lạc trong cuộc sống. Trong Kinh Địa Tạng Bồ...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.