Cuộc sống bộn bề, nhiều lo toan làm cho con người cảm thấy mệt mỏiMệt mỏi hơn khi phải sống chung với những người, những điều… mình không ưa thích. Trong môi trường sống như vậy, người biết tu tập sẽ có cách làm cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn.

Khi có người làm cho mình phiền giận, nếu biết tu tập, mình sẽ có cách diệt trừ hoặc kiềm chế cơn giận, không để cho giận dữ nổi lên và không nuôi dưỡng sự hờn giận trong lòng. Dưới đây là năm phương pháp diệt trừ phiền giận do Tôn giả Xá-lợi-phất hướng dẫn, được nói trong Trung A-hàm (kinh Thủy dụ, số 25).

Trước hết, nếu sống hay làm việc trong môi trường mà có những người có thân hành không thanh tịnh, không dễ thương; họ luôn có những hành động, những cử chỉ làm cho mình tổn thương, làm cho mình bực bội, nhưng lời nói của họ vẫn còn thanh tịnh, vẫn còn dễ thương thì mình đừng nhìn vào thân hành của người đó mà chỉ chú ý đến lời nói.

Ví như một vị Tỳ-kheo tu tập khổ hạnhthọ trì y phấn tảo, vị ấy thấy tấm vải vất bên đường, dù dơ bẩn nhưng sau khi quán sát thấy còn lành lặn, còn dùng được thì nhặt lấy đem về giặt sạch để may y mà dùng. Với một tấm vải còn lành lặn, còn dùng được, nhưng dơ bẩn, và mình chỉ nhìn vào chỗ dơ bẩn đó thôi rồi vất đi thì thật là uổng phí và thiếu trí tuệ!

Cũng vậy, với một con người có lời nói dễ thương nhưng hành động không dễ thương, nếu mình là người biết tu tập, mình không nên chỉ nhìn vào hành động của người ấy mà hãy để ý đến lời nói dễ thương của họ, sống với những đức tính dễ thương của họ. Thực hành như vậy mình sẽ trừ được sự phiền giận.

Phải thương lấy cuộc đờiphát tâm đem Chánh pháp để dựng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho những người lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể nhìn thấy, chứ không phải khởi tâm giận người, hận đời.

Ngược lại, nếu một người có lời nói không thanh tịnh, không dễ thươnghay nói những lời cay nghiệt, những lời xóc xỉa, mỉa maithô lỗ, cộc cằn… nhưng lại có thân hành thanh tịnh, có nhiều việc làm dễ thương, hay giúp đỡ người khác… thì mình đừng nhìn vào lời nói của người đó mà chỉ chú ý đến thân hành, chú ý đến việc làm của người ấy.

Ví như, cách thôn xóm không xa, có hồ nước rất trong và mát, nhưng bị rêu cỏ phủ kín mặt hồ. Có người bị nóng bứcphiền muộnđói khátmệt mỏi, bị nóng nực bức bách đi đến. Người ấy đến bên hồ, cởi áo để trên bờ rồi nhảy xuống hồ, dùng hai tay vớt rêu ra, tắm rửa thỏa thích, trừ bỏ nóng bứcphiền muộnđói khátmệt mỏi.

Cũng vậy, giả sử có người mà lời nói không dễ thương, nhưng có nhiều hành động dễ thương, nếu mình là người biết tu tập thì chớ quan tâm đến lời nói của người ấy, mà chỉ chú ý đến hành động dễ thương của người ấy thôi. Người biết tu tập như vậy sẽ diệt trừ hết phiền giận. Trong trường hợp phải sống chung với những người mà việc làm và lời nói đều không dễ thương, nhưng tâm ý còn có chút thanh tịnh, tâm ý còn dễ thương thì chớ nên nghĩ đến việc làm và lời nói không thanh tịnh mà chỉ nghĩ đến tâm còn có chút thanh tịnh của người ấy.

Kinh ghi: “Này chư Hiềngiả sử có người mà hành động của thân không dễ thươnglời nói cũng không dễ thương, nhưng tâm ý còn có chút dễ thương; nếu mình là người có trí, có tu tập, sống chung với người ấy mà sinh lòng phiền giận thì phải diệt trừ phiền giận bằng cách nào? Này chư Hiềnví như ở ngã tư đường có vũng nước sạch trong dấu chân trâu, có người bị nóng bứcphiền muộnđói khátmệt mỏi, bị gió nóng bức bách đi đến.

Người ấy nghĩ thế này: ‘Mặc dù nước trong dấu chân trâu ở ngã tư đường này quá ít, nếu ta dùng tay hoặc lấy lá cây múc thì nước sẽ bị khuấy đục, nên không thể trừ bỏ sự nóng bứcphiền muộnđói khát và sự mệt mỏi cho ta. Vậy ta nên quỳ mọp xuống, hai tay và đầu gối áp sát mặt đất, dùng miệng uống nước’. Người ấy liền quỳ mọp xuống, hai tay và đầu gối áp sát mặt đất, dùng miệng uống nước. Nhờ vậy mà người ấy liền trừ được sự nóng bứcphiền muộnđói khátmệt mỏi.

Cũng vậy, này chư Hiền! Giả sử có người mà việc làm của thân không thanh tịnhlời nói cũng không thanh tịnh, nhưng tâm ý còn có chút thanh tịnh thì chớ quan tâm đến việc làm không thanh tịnh của thân, chớ quan tâm đến lời nói không thanh tịnh của người đó, mà chỉ chú ý đến tâm ý còn có chút thanh tịnh của người đó thôi. Này chư Hiền, nếu là người trí, người biết tu tập thì nên diệt trừ phiền giận bằng cách như vậy”.

Nhưng nếu sống chung với một người mà việc làm của thân, lời nói của miệng và tâm ý của họ đều không thanh tịnh, không còn chút gì dễ thương hết thì phải làm sao? Thì phải nghĩ rằng người đó đang sống trong đau khổ, khi mạng chung nhất định bị đọa lạc vào những nơi xấu ác. Nghĩ như vậy rồi mình nên khởi lòng thương xót, khởi niệm từ mẫn với người đó chứ không nên giận hờn.

Kinh ghi: “Này chư Hiềngiả sử có người mà việc làm của thân không thanh tịnhlời nói và tâm ý cũng không thanh tịnh; nếu mình là người có trí, là người biết tu tập thì phải diệt trừ phiền giận bằng cách nào? Này chư Hiền, như có người lữ hành đang đi trên con đường dài xa thẳm, nửa đường lại mắc bệnh, rất mệt mỏi, khốn đốn, vì xung quanh cô quạnh lại không có bạn bè, thôn xóm phía sau càng lúc càng xa, mà thôn xóm phía trước lại chưa đến.

Nếu có người đi đến và đứng bên cạnh, thấy người lữ hành này đang đi trên con đường dài xa thẳm, nửa đường lại mắc bệnh, rất mệt mỏi, khốn đốn, vì xung quanh cô quạnh lại không có không bạn bè, thôn xóm phía sau càng lúc càng xa mà thôn xóm phía trước lại chưa đến.

Người bệnh ấy nếu được người này giúp đỡ thì từ nơi đồng không mông quạnh sẽ dần dần đưa về thôn ấp, rồi cho uống thuốc hay, bồi bổ bằng đồ ăn thức uống thơm ngon và được chăm sóc kỹ lưỡng thì chắc chắn bệnh của người ấy sẽ được thuyên giảm. Đó là do vì người kia có lòng thương xót, có từ tâm với người bệnh này.

Cũng vậy, này chư Hiềngiả sử có người mà việc làm của thân không thanh tịnhlời nói và tâm ý cũng không thanh tịnh, nếu mình là người có trí, có tu tập nhìn thấy thì nên suy nghĩ như vầy: ‘Hiền giả này việc làm không thanh tịnhlời nói và tâm ý cũng không thanh tịnh, đừng để cho hiền giả này vì việc làm của thân không thanh tịnhlời nói và tâm ý cũng không thanh tịnh mà sau khi chết đi bị rơi vào đường xấu, sinh vào địa ngục.

Nếu hiền giả này gặp bậc thiện tri thức, thì sẽ lìa bỏ hành động không thanh tịnh của thân, tu sửa để thân hành động thanh tịnhtừ bỏ lời nói không thanh tịnh, tu sửa để lời nói thanh tịnhtừ bỏ tâm ý không thanh tịnh, tu sửa để tâm ý trở nên thanh tịnh. Nhờ vậy, nên mọi hành động từ thân, từ lời nói và từ tâm ý của hiền giả này trở nên thanh tịnh, sau khi qua đời chắc chắn sanh đến cõi lành, cho đến sanh lên cõi trời’. Đó là do bậc thiện tri thức kia có lòng thương xót, có tâm từ với hiền giả này”.

Như vậy, trong trường hợp mình phải sống chung với những người toàn những điều bất thiệnviệc làmlời nói và tâm ý không có gì thiện lành, hoặc mình sống trong một xã hội còn nhiều bất công thối nát, nếu là người có trí, mình sẽ làm gì?

Ở đây, với tư cách là người học Phật, là người có tu tập, mình phải phát khởi tâm từthương xót cứu giúp những người ấy, đừng để họ phải bị chết và đọa vào ác xứ; phải thương lấy cuộc đờiphát tâm đem Chánh pháp để dựng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho những người lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể nhìn thấy, chứ không phải khởi tâm giận người, hận đời.

Còn nếu một người có thân hành, khẩu hành, ý hành thanh tịnh thì không có lý do gì để mình giận hờn người ấy. Người ấy như hồ nước đã trong lại ngọt, đáy sâu bằng phẳng… tha hồ cho mình tắm mát. Đó là bậc thiện tri thức, hãy thân cận gần gũi để được học hỏi.

Cuộc sống chắc hẳn còn nhiều điều làm cho chúng ta phiền giận, nhưng tựu trung, qua năm phương pháp diệt trừ phiền giận mà Tôn giả Xá-lợi-phất hướng dẫn được nêu trên, chúng ta rút ra bài học thiết thực ấy là hãy nhìn vào mặt tích cực của con người và xã hội. Nhân vô thập toàn, con người không ai là toàn mỹ, trong đó có mình, cho nên hãy chọn lấy những điều tốt đẹp nhất để sống với, sống cùng thì chắc chắn sẽ loại trừ được muộn phiền, có được an vui.

Thích Nguyên Hùng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Lược Khảo Về Tư Tưởng Niệm Phật
Luận, Phật học

Tịnh Độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương; Di đà là tính sáng soi, Mựa phải nhọc nhằn tìm về Cực Lạc.[1] I. DẪN KHỞI “Lúc Ta mới ngồi nơi đạo tràng, dưới cội Bồ-đề, quán sát và đi kinh hành, trong hai mươi mốt ngày, suy nghĩ như vầy: Trí tuệ mà Ta đã đạt được thật là vi diệu đệ nhất. Chúng sanh các căn ám độn, đắm...

Kinh Kiến Chánh – Thích Nguyên Hiền dịch
Kinh, Phật học

NHÂN DUYÊN DỊCH KINH KIẾN CHÁNH Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Từ lúc xuất gia, ngay cả nhiều năm được diễm phúc tiếp xúc với Đại tạng kinh, tôi vẫn chưa bao giờ nghe đến tên kinh Kiến Chánh. Năm Quý Mùi (2003), tôi may mắn được về hầu Thầy nhập thất. Một...

Đại ý Kinh Lăng Già
Kinh, Phật học

108 nghĩa đúng với thực tướng như xa rời thế gian. 39 môn phái ý kiến giải, mà tuyên truyền chính pháp. Hiểu rõ danh và tướng đều là giả trá bởi mê vọng thường ấp ủ, dựa chính trí để hiểu chân như giác ngộ lý duyên khởi mà quy chân lý màu nhiệm....

Bát Nhã Ba La Mật Đa
Kinh, Phật học

Wikipedia: Bát-nhã-ba-la-mật-đa (zh. 般若波羅蜜多, sa. prajñāpāramitā, en. perfection of wisdom/insight, de. Vollkommenheit der Weisheit/Einsicht/Erkenntnis) có nghĩa là sự toàn hảo (sa. pāramitā, en. perfection) của Bát-nhã (sa. prajñā). Cũng được gọi ngắn là Bát-nhã-ba-la-mật. Danh từ nguyên thủy Truyền thống Đại thừa Á Đông thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ (zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia. Tuy không hoàn...

Từ nguyên và hình thức sám hối của người xuất gia
Luật, Phật học

1. GIẢI THÍCH TỪ NGUYÊN: Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ:...

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn
Luật, Phật học

Trong tam tạng kinh điển thì luật tạng (vinaya) có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong Phật giáo. Theo thứ tự sắp xếp thông thường thì tam tạng bao giờ cũng được sắp xếp tuần tự từ kinh, luật và luận. Nhưng theo văn học Pāli, luật tạng được xếp đầu tiên sau đó đến kinh và luận. Điều này cho thấy rằng, luật tạng luôn được đặt trọng tâm trong nếp sống tu học của tứ...

Tìm hiểu Thành Thật Luận
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Đức Phật Thích ca Mâu ni, ngay khi còn thị hiện là Thái tử Tất đạt đa đã vì cảm thấu nỗi thống khổ miên trường của kiếp nhân sinh mà xuất gia. Sau khi thành đạo, Ngài đi khắp nơi trong cõi Ấn độ mà thuyết kinh giảng pháp, khai hóa...

Luận khơi dậy đức tin Đại thừa
Luận, Phật học

LUẬN KHƠI DẬY ĐỨC TIN ĐẠI THỪA Nguyên tác: Bồ-tát Mã Minh Hán dịch: Tam tạng pháp sư Chân Đế, người Tây Ấn Độ, dịch vào đời nhà Lương Việt dịch: Sa-môn Nguyên Hùng LỜI BẠT  I. Tác giả Mã Minh (Aśvaghosa, 馬鳴, 100-160), người Trung thiên trúc, vốn xuất thân trong một gia đình Bà-la-môn, ở thành Sa-chi-đa, nước Xá-vệ. Thời đại...

Nghĩ về tánh Không
Luận, Phật học

Shikantaza(1) là thực hành hay hiện thực hóa tánh Không. Mặc dù bạn có thể đã có một sự hiểu biết sơ sài nào đó về tánh Không qua tư duy, nhưng bạn nên hiểu tánh Không qua trải nghiệm của mình. Bạn có một ý tưởng về vô và một ý tưởng về hữu và bạn nghĩ rằng hữu và vô là hai ý tưởng đối lập nhau. Nhưng trong Phật giáo, cả hai đều...

Tâm Lý Học Phật Giáo
Luận, Phật học

TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO Thích Chơn Thiện A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT I. Về tâm lý học phương Tây 1. Các định nghĩa: Các dịnh nghĩa tâm lý học trước thế kỷ XX (tiêu biểu): a. Wilhelm Wundt (1832 – 1920), người Đức: Wundt là nhà sáng lập phòng thực nghiệm về tâm lý đầu tiên gọi là Psychological laboratory (1879), định nghĩa: “Tôi thiết...

Nghiệp Và Các Loại Nghiệp | U Silannanda – Khánh Hỷ dịch
Luận, Phật học

Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo; bởi vì luật Nghiệp Báo đã giải thích cho họ thấy rõ lý do của sự bất đồng của các cá nhân trong xã hội con người, đồng thời cũng giải thích cho họ biết tại sao những người rất tốt trên cõi đời này lại...

Quá trình hình thành giới luật
Luật, Phật học

Những quy tắc đạo đức có một vị trí rất quan trọng trong hầu hết các tôn giáo. Pháp luật hay các quy ước là điều cần thiết đối với bất cứ thành viên nào trong xã hội.Trong mỗi gia đình nếu không có quy tắc, gia đình đó sẽ xảy ra bất đồng; một quốc gia, nếu không có phép nước, thì quốc gia đó sẽ nổi loạn. Trong Phật giáo cũng vậy, giới luật đóng một vai trò vô cùng đặc biệt. Giới được xem...

Nhiếp phục sợ hãi
Phật học

Thông thường sống trên cuộc đời, có bốn việc mà ai cũng sợ gặp phải. Trước nhất con người hiện hữu trên cuộc đời, có cuộc sống thì thường sợ nghèo đói và kế tiếp sợ bạn bè xem thường, rồi sợ già, sợ bệnh và sợ chết, mà Đức Phật gọi bốn thứ này...

Du Già Bồ Tát Giới Bổn – Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết
Luật, Phật học

Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: “Đây là chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm”. Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, cần phải siêng năng tu tập, lại phải chú ý lắng nghe tạng Tố đát lãm, và tạng Ma đát...

Nhân sinh quan theo quan niệm Phật giáo
Luận, Phật học

Trước khi bắt đầu, tôi xin hướng về thành phần Phật tử trong cử tọa hôm nay để nhắc nhở một điều quan trọng, đó là thái độ cần có khi nghe giảng Phật pháp. Quí vị cần ngồi nghe với tâm nguyện thật trong sáng. Lý do chúng ta ngồi đây hôm nay, trao...

Người xuất gia lý tưởng theo kinh Trung A-hàm
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Xuất gia theo đạo Phật là một việc cao cả và không nhiều người làm được, tuy nhiên, một người đã phát bồ-đề tâm quyết chí xuất trần, nếu không gặp thuận duyên từ môi trường sống, cộng đồng Tăng lữ, hay không có vị bổn sư co khả năng hướng dẫn...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.