Vợ chồng tự nguyện gắn bó, chung sống với nhau, đó là duyên mà âu cũng là nợ. Người đàn ông nào cũng mong muốn có được người vợ hiền trong đời. Thế nhưng, do nghiệp lực và duyên nợ của mỗi người nên không phải ai cũng tìm được người vợ như ý.

Ảnh minh hoạ

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, trong trú xứ của Anàthapindika có người nói ồn ào, lớn tiếng. Sau khi hỏi nguyên do, được biết có nàng dâu Sujàtà không vâng lời mẹ, cha chồng; không vâng lời chồng…

Rồi Thế Tôn cho gọi Sujàtà: Này Sujàtà, có bảy hạng vợ trên đời, thế nào là bảy?

Vợ như người sát nhân, vợ như người ăn trộm, vợ như người chủ nhân, vợ như người mẹ, vợ như người chị, vợ như người bạn, vợ như người nữ tỳ.

Này Sujàtà, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói: Ai tâm bị uế nhiễm, không từ mẫn thương người, thích thú những người khác, bị mua chuộc bằng tiền, hăng say giết hại người, hạng người vợ như vậy, được gọi vợ sát nhân.

Còn hạng nữ nhân nào, tiêu xài tài sản chồng, do công khó đem lại, do vậy nếu muốn trộm, dầu có ít đi nữa, hạng người vợ như vậy, được gọi vợ ăn trộm. Không ưa thích làm việc, biếng nhác nhưng ăn nhiều, ác khẩu và bạo lực, phát ngôn lời khó chịu, đàn áp và chỉ huy, hạng người vợ như vậy, được gọi vợ chủ nhân.

Ai luôn luôn từ mẫn, có lòng thương xót người, săn sóc giúp đỡ chồng, như mẹ chăm sóc con, tài sản chồng tạo ra, biết hộ trì gìn giữ, hạng người vợ như vậy, được gọi vợ như mẹ. Ai như người em gái, biết cung kính tôn trọng, đối với người chồng mình, với tâm biết tàm quý, tùy thuận phục vụ chồng, hạng người vợ như vậy, được gọi vợ như chị.

Ai ở đời thấy chồng, tâm hoan hỷ vui vẻ, như người bạn tốt lành, đã lâu từ xa về, giữ giới dạ trung thành, hạng người vợ như vậy, được gọi vợ như bạn. Không tức giận an tịnh, không sợ các hình phạt, tâm tư không hiềm hận, nhẫn nhịn đối với chồng, không phẫn nộ tức giận, tùy thuận lời chồng dạy, hạng người vợ như vậy, được gọi vợ nữ tỳ.

Những người vợ thuộc hạng sát nhân, ăn trộm, chủ nhân do không giữ giới, ác khẩu và vô lễ nên khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào địa ngục. Những người vợ thuộc hạng như mẹ, chị, bạn và nữ tỳ do an trú trên giới đức, nên khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, thiên giới.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 7, phẩm Không tuyên bố, phần Các người vợ, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.404)

Suy nghiệm:

Vợ chồng tự nguyện gắn bó, chung sống với nhau, đó là duyên mà âu cũng là nợ. Người đàn ông nào cũng mong muốn có được người vợ hiền trong đời. Thế nhưng, do nghiệp lực và duyên nợ của mỗi người nên không phải ai cũng tìm được người vợ như ý.

Về phía phụ nữ, mang trong mình một sứ mạng và thiên chức cao cả, ai mà không muốn mình trở nên hoàn thiện, là người vợ, người mẹ hiền để xây dựng, vun đắp hạnh phúc gia đình đem lại an vui cho chồng con. Chỉ ngặt nỗi thực tế của cuộc sống thì mấy khi mong muốn bình thường ấy trở thành hiện thực, bởi mỗi người có nghiệp lực riêng và ít ai vượt qua được nghiệp lực của chính mình.

Vì thế, sự kết hợp vợ chồng có tính tự nguyện ấy, nếu không khéo vun bồi, chuyển hóa và khắc phục lỗi lầm thì đôi khi lại là trói buộc và tự làm khổ cho nhau. Theo quan điểm của Thế Tôn thì có bảy hạng vợ ở trên đời.

Tuy nhiên, cách phân loại ấy chỉ có tính biểu trưng, vì rằng trong bất cứ người phụ nữ nào cũng tiềm ẩn và dung chứa tính cách của bảy hạng người ấy. Do vậy, người nữ Phật tử, muốn trở thành người vợ tốt thì hãy vânglời Phật dạy, siêng năng tu tập để chuyển hóa tự thân.

Thường học và hành pháp để chuyển những tâm niệm của các người vợ như sát nhân, ăn trộm, chủ nhân thành tâm niệm của những người vợ như mẹ, chị, bạn và nữ tỳ. Hạnh phúc hôn nhân do chính hai vợ chồng tạo dựng và xây đắp nên.

Hiểu biết nhau để thương yêu nhau thực sự; cùng nhau sẻ chia, cảm thông và tha thứ, bao dung, khắc phục lỗi lầm để vượt qua mọi trở ngại trên cuộc đời nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc là trách nhiệm của những người con Phật.

Quảng Tánh


QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ôm chặt lấy niềm đau hay vượt lên mà vui sống
Lời Phật dạy

Sống trên đời, mỗi người đều có những người thân thương như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Khi xảy ra những mất mát, chia ly ai cũng thương tiếc và khổ đau. Có lẽ niềm đau lớn nhất của con người là cuộc chia tay với những người rất thân yêu, vĩnh viễn ra...

Tôn giả Xá-lợi-phất giáo hóa bệnh Cấp Cô Độc
Lời Phật dạy

Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thường đi thăm bệnh các Tỳ-kheo và một số gia đình Phật tử thân tín. Các vị đệ tử lớn như Tôn giả Xá-lợi-phất, A-nan cũng thường thay mặt Thế Tôn đi thăm bệnh. Nhất là lúc bệnh nặng sắp mất, sự có mặt của các Tỳ-kheo an...

Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng
Lời Phật dạy

Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời...

Vì sao người giàu mà ta nghèo?
Lời Phật dạy

Giàu sang cũng không nên quá tự hào và ỷ lại, mà nghèo khó cũng không nên quá tự ti và làm quấy làm càn. Hãy chiêm nghiệm lời dạy của Thế Tôn về sự giàu nghèo để tìm ra hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. Quan sát cuộc sống xung quanh chúng...

Như Lai là bậc “Nói gì thì làm vậy, làm gì thời nói vậy”
Lời Phật dạy

“Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy” thoạt nhìn như đơn giản, bình thường nhưng thật sự phi thường. Nói ra sự thấy biết bằng trải nghiệm, những gì đã kinh qua đồng thời làm được, sống trọn vẹn với những gì mình nói. Như Lai (Tathàgata) là một trong những danh...

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Mở lòng yêu thương, mong mọi người thành công từ trong suy nghĩ cho đến lời nói và việc làm. Được vậy thì tâm đố kỵ tan biến, bản thân mình an vui và mọi người cũng an vui. Đố kỵ là tâm lượng hẹp hòi, khó chịu, bực bội, ganh ghét những ai có...

Thực hành cúng bái tổ tiên theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Cúng bái tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc bà con thân quyến là một trong những lễ tiết quan trọng của đời sống tinh thần, tâm linh có truyền thống lâu đời, nhằm thể hiện sự tri ân, báo ân, lòng thương kính đối với người đã chết. Một thời, Thế Tôn ở tại...

Vượt thoát sợ hãi sinh già bệnh chết
Lời Phật dạy

Người thường ưu tư về thân phận luôn ám ảnh bởi câu hỏi ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Hầu như chẳng ai có ký ức lúc chào đời, chỉ nghe người thân kể lại rồi tha hồ tưởng tượng. Nhưng hình dung về cái chết của mình thì ai cũng có,...

Ở trong chúng Như Lai mà lại phỉ báng Như Lai
Lời Phật dạy

Những người ngoài dù có phỉ báng Như Lai đến mấy thì vẫn không hề hấn gì đến đạo pháp. Nhưng chính những thành viên trong hội chúng của Như Lai lại tiềm ẩn nguy cơ phỉ báng Ngài vì giảng nói sai Chánh pháp, và có thể tổn hại đạo pháp nghiêm trọng. Thời...

Nhân Duyên Khởi Ra Chánh Kiến
Lời Phật dạy

Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạo là nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn. Trong đó, Chánh kiến tức nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp là chi phần quan yếu, có vị trí đứng đầu (Chánh kiến, …, Chánh định). Nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp sẽ quyết định sự nghiệp tu hành luôn đúng với lời Phật dạy, không bị thiên lệch, thẳng đến giải thoát Niết-bàn. Thời Thế Tôn còn tại thế, vẫn có một số ít Tỳ-kheo nhận thức sai Chánh pháp. May...

Nguyên nhân Phật dạy pháp Vu lan bồn
Lời Phật dạy

Vu Lan bồn, người Trung Hoa dịch là “giả đảo huyền”, nghĩa đen là cởi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược. Nguyên nhân Phật dạy Pháp Vu Lan Bồn. Ngài Đại hiếu Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chứng...

Bậc thượng nhân
Lời Phật dạy

Thượng nhân có nghĩa thường là người bậc trên, vị bề trên. Như thế nào gọi là trên? Vấn đề này tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người và một nhóm người. Trong Phật pháp, thượng nhân chỉ cho những bậc hơn người, là những bậc chân tu, thiện trí thực hành phạm hạnh...

Nuôi dưỡng tâm niệm về thâm ân dưỡng dục, tâm hiếu được hình thành
Lời Phật dạy

Hiếu thảo là một trong những bổn phận quan trọng của đạo làm con được hình thành từ tình thương yêu và sự giáo dưỡng của cha mẹ. Hiếu dưỡng sẽ tròn đầy như nhiên khi các bậc cha mẹ thực sự gương mẫu, trọn vẹn với đạo làm cha mẹ thì con cái sẽ...

Cung kính bậc phạm hạnh nền tảng của giải thoát
Lời Phật dạy

Nếu không xác định đúng về giá trị của người tu sẽ đưa đến nhận thức sai lầm, hành xử thiếu tôn kính đối với những bậc đáng kính. Đức Phật đã khuyến cáo những ai không cung kính các bậc phạm hạnh thì khó tiến tu trên đường đạo. “Một thời, Phật du hóa...

Người học Phật cần chia sẻ thông tin có lợi ích cho mình và người
Lời Phật dạy

Thông tin là một nhu cầu quan trọng trong đời sống của con người. Mỗi người thường quan tâm đến những thể loại thông tin khác nhau, nếu thiếu thì xem như bị đói thông tin. Nhưng ngoài nhu cầu về những thông tin cần thiết thì đa phần, con người thích buôn chuyện. Một...

Ái sinh thì buồn khổ sinh
Lời Phật dạy

Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông. Khi đã yêu thích cái gì rồi thì tâm ngày đêm tưởng nhớ, tìm mọi cách để sở hữu. Nếu đủ phước duyên sở hữu được thứ mình thích thì hạnh phúc dâng tràn, cuộc sống đẹp đẽ...