Khái quát chung

Đạo Phật du nhập vào Việt Nam đã trải qua nhiều thế kỉ, giáo lí vi diệu của Phật đã ăn sâu, tiềm tàng, hội nhập vào các mặt sinh hoạt trong đời sống của nhân dân, từ tư tưởng văn hoá đến chính trị xã hội. Giáo lí đó như một dòng suối nhiệm mầu, êm đềm nhẹ nhàng lan dần và ngày càng thấm sâu vào tư tưởng người dân Việt và trong mạch sống của dân tộc.

Ninh Bình là nơi xuất phát một triều đại phong kiến Việt Nam đầu tiên, đó là nhà Đinh – Tiền Lê. Mặc dù đây là giai đoạn sơ khai của một nhà nước phong kiến chuyên chế, nó cũng đã mở ra một thời đại độc lập tự chủ mới của một dân tộc anh hùng. Dù không kéo dài, thời kì này đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng, làm tiền đề và là nền tảng cho sự phát triển đất nước nói chung và lịch sử Phật giáo nói riêng.

Sự phát triển cao cả của tinh thần dân tộc ở đây vừa là nhân vừa là quả. Phật giáo một bông sen đẹp nở từ sự kết tụ của tinh hoa dân tộc và hương thơm của hoa sen toả khắp thấm đượm tâm hồn dân tộc. ở thời Đinh – Tiền Lê, Phật giáo và dân tộc, đạo và đời có sự hài hoà tuyệt Thích Minh Tuệ(*) diệu. Phật giáo đã phản ánh thái độ con người trước cộng đồng, những rung cảm, tư duy trước cuộc sống.

Phật giáo là sự kết tinh của tinh thần vô ngã, vô trụ, vô chấp của những thiền sư liễu đạo. Bằng những giáo lí vô ngã, không hề lụy trói buộc, Phật giáo đã hoà nhập trong đời, thông qua các bậc chân tu qua các giáo lí nhiệm mầu. Các ngài đã đến và đi như những nhân cách tâm hồn trong sách hiền thiện và những lời dạy vàng ngọc đó là vượt ra khỏi không gian và thời gian sinh diệt và sẽ sống mãi trong mỗi chúng ta.

Phật giáo cùng với vận mệnh đất nước đã trải qua bao hưng suy, thăng trầm của lịch sử. Các thiền phái của Phật giáo đều bắt nguồn và hình thành nên những giai đoạn lịch sử huy hoàng, và đã xây dựng nền tảng vững chắc cho Phật giáo phát triển sau này. Tại Ninh Bình, mảnh đất có bề dày lịch sử, trong thời đại này đã xuất hiện những danh tăng nổi tiếng xây dựng đạo pháp và củng cố chính trị đất nước như: Ngô Chân Lưu, Trương Ma Ni, Đặng Huyền Quang. Đó là những tấm gương sáng, góp phần tạo nên lịch sử. Đặc biệt trong những giai đoạn mà chế độ phong kiến của Việt Nam trong thời kì tan rã, chuyển giao quyền lực cho một thể chế mới, nơi đây cũng đã xuất hiện những bậc long tượng từng làm trách nhiệm của sứ giả Như Lai, duy trì nếp sống tông phong, truyền bá chính pháp để nêu cao ngọn đèn trí tuệ, làm cho Phật giáo Ninh Bình hưng thịnh một thời.

Bên cạnh đó, vào những thập niên đầu thế kỉ XX, các thế hệ tiền bối đã dành nhiều tâm huyết để thống nhất Phật giáo cả nước thành Giáo hội Phật giáo thống nhất, một giáo hội với đủ các tổ chức hệ phái Phật giáo tham gia, cùng nhau thực hiện các Phật sự để xương minh chính pháp. Từ những tâm huyết đó, vào những thập niên 20 đến 1975, đã nhiều lần diễn ra sự thống nhất Giáo hội. Mỗi lần thống nhất, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ mang dấu ấn của một giai đoạn lịch sử và mang tính đặc thù riêng, mang tính kế thừa truyền thống yêu nước, nhưng vẫn chưa một lần nào thực sự là một Giáo hội mang tính thống nhất trọn vẹn thể hiện một cách đầy đủ tiêu chí thống nhất tổ chức và lãnh đạo. Thống nhất ý chí và hành động tất cả chỉ là hoài bão.

Sau ngày hoà bình lập lại, chư tôn đức của các tổ chức giáo hội, hệ phái một lần nữa tiếp nối hoài bão của các tiền nhân bằng tất cả tấm lòng, mọi dị đồng của từng giáo hội hệ phái được xem là thứ yếu và cùng nhau ngồi hoạch định lại việc thống nhất Phật giáo Việt Nam, thành lập tổ chức Giáo hội duy nhất trong bối cảnh đất nước đã thống nhất và giành được độc lập dân tộc. Thời cơ đã đến nhưng những thách thức phía trước không phải không có. Do đó, chúng ta thấy vận động các tổ chức giáo hội duy nhất để cùng chung lưng đấu cật xây dựng ngôi nhà Phật giáo Việt Nam, tạo ra bước ngoặt và một trang lịch sử mới của Phật giáo Việt Nam thể hiện một sự quyết tâm rất lớn của tất cả chư tôn đức lúc đó. Việc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam là cả một quá trình đầy cam go và thử thách, trong đó chư tôn đức và tăng ni các tỉnh thành hội Phật giáo đã góp phần rất quan trọng. Trong đó phải kể đến Ninh Bình, trong bối cảnh chung của ngôi nhà Giáo hội, các bậc tôn đức và tăng ni trong tỉnh cũng đã hoạt động một cách thiết thực để xây dựng tổ chức Phật giáo ở địa phương nhằm thúc đẩy phong trào chấn hưng chung của Phật giáo Việt Nam lên một bước phát triển mới.

Trong bài viết này, tác giả muốn tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của Phật giáo tỉnh Ninh Bình cũng như sự truyền thừa của Thiền phái Lâm Tế nơi đây. Phải chăng đây chính là một vấn đề cần thiết mang tính lịch sử trong bối cảnh “Phật giáo trở về nguồn” và đất nước chúng ta đang trên đà phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình

1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình

Trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử, Phật giáo Việt Nam nói chung cũng như Phật giáo Ninh Bình nói riêng, với tinh thần “Phật pháp tại thế gian bất li thế gian giác”, vẫn tiếp tục con đường truyền thừa trong đó người truyền bá giáo lí đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Ninh Bình vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, được vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm nơi định đô ở xã Trường Yên ngày nay, với một chế độ phong kiến đầu tiên ở Việt Nam lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Ông là người xưng đế đầu tiên ở Việt Nam. Nơi đây đã từng diễn ra nhiều cuộc chiến để giữ lại bờ cõi cho Đại Việt. Phật giáo thời kì này cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hoạch định đường lối chính trị, tiêu biểu với đóng góp của các vị thiền sư như: Ngô Chân Lưu, Sùng Chấn Uy Nghi, Vạn Hạnh, v.v… Họ đều là những danh tăng, là long tượng cho sự phát triển của Phật giáo đương thời. Với sự vận hành thịnh suy của lịch sử trải qua các triều đại Lý, Trần, Phật giáo vẫn đồng hành và phát triển cùng dân tộc.

Sang cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, đất nước rơi vào tình trạng Trịnh – Nguyễn phân tranh. Tuy nhiên, đối với Phật giáo, dù ở hoàn cảnh nào thì giáo lí tuỳ duyên phương tiện vẫn được áp dụng một cách hài hoà. Vào thời kì này, Thiền phái Lâm Tế đã được truyền từ Trung Quốc qua Đàng Trong, sau đó Thiền sư Chuyết Chuyết đã đem thiền phái này ra Đàng Ngoài và truyền bá sâu rộng tại những chùa lớn như Bút Tháp, Bạch Mai, v.v…

Xét về mặt lịch sử thì Phật giáo Ninh Bình đã được hình thành từ rất sớm. Sự phát triển của Phật giáo nơi đây thể hiện qua sự hiện diện một số cơ sở tự viện mang tính lịch sử, gắn liền với sự tồn tại của Thiền phái Lâm Tế.

Nhìn chung các cơ sở tự viện đều mang dấu ấn riêng biệt về kiến trúc, địa thế, v.v… nhưng quan trọng nhất địa thế vì nó có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và truyền bá của thiền phái sau này. Mỗi chùa đều nằm trên một địa thế khác nhau song đều đem lại mục đích chung là làm thuận lợi cho sự phát triển của Phật giáo. Chẳng hạn như chùa Phượng Ban (huyện Yên Mô) nằm ở trung tâm và giữ vai trò quan trọng cho sự truyền thừa phái thiền đầu tiên vào đây và toả đi các nơi khác. Bên cạnh đó, còn có các chùa nhận truyền thừa của thiền phái này như: chùa Đồng Đắc (huyện Kim Sơn); chùa Vệ; chùa Bòng; chùa Đọ (huyện Yên Khánh); chùa Cổ Loan (huyện Hoa Lư). Các ngôi chùa này đều nằm rải rác ở các huyện để thuận tiện cho việc hoằng truyền Phật pháp và giáo lí của Thiền phái Lâm Tế.

2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểu

Những sử liệu quan trọng đã xác chứng rằng Thiền phái Lâm Tế đã được truyền bá tại Ninh Bình từ rất sớm. Nó là khởi nguyên của hàng loạt các vấn đề quan trọng về sự tồn tại và phát triển của tông phái sau này. Dưới đây tác giả xin giới thiệu một số ngôi chùa tiêu biểu mà nhờ đó thiền phái được hoằng truyền rộng rãi.

a. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)

Chùa Phượng Ban được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 2. Nằm trên địa phận thôn Yên Liêu trước kia là tổng Yên Liêu (nay là xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình). Đây là chốn tổ có từ lâu đời và Thiền phái Lâm Tế đã được truyền vào đây đầu tiên, sau đó mới lan ra các vùng lân cận.

Tài liệu cho biết năm Minh Mạng thứ 10, thiền sư khai sáng của chùa đã đắc pháp với Thiền sư Thông Vinh đời pháp thứ 44 của tông Lâm Tế. Trong bản phái tông quy còn giữ tại chùa Cổ Loan có chép: “Thiền sư Thông Vinh sau khi hoằng truyền Lâm Tế, đạo đức vang xa, hàng đệ tử cầu đạo rất đông trong đó thiền sư trụ trì chùa Phượng Ban thế danh là Nguyễn Đình Trị pháp hiệu là Đạo Tuân là người đầu tiên truyền tông Lâm Tế tại Ninh Bình”.

Một chứng cứ khác có tính khẳng định là:

“Năm Minh Mạng thứ 16 tháng 10 ngày mồng 1, Vua đã sắc ban giới đao độ điệp cho thiền sư pháp danh Đạo Tuân, thế danh Nguyễn Đình Trị, quê ở xã Phù Kim, tổng Duyên Hưng, huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định, là người đệ nhất phái thiền Lâm Tế ở Ninh Bình, làm trụ trì ở chùa Phượng Ban”.

Trải qua các đời tổ sư, phái thiền Lâm Tế nơi đây đã được truyền bá rộng lớn. Một nhân vật tiêu biểu cần nhắc đến là Hoà thượng Phổ Tế. Sau khi Thiền sư Đạo Tuân viên tịch, đệ tử là Hoà thượng Phổ Tế đã đắc pháp nơi ngài. Để hoằng truyền mạng mạch của Đức Như Lai cũng như làm cho giáo lí và sự kế thừa của “Lâm Tế chính tông” thấm nhuần trong tư tưởng của tăng ni, tổ sư Phổ Tế đã tiếp chúng độ nhân để duy trì Phật pháp. Điều đó đã thể hiện qua sự hiện diện hàng loạt các bậc chân tăng đạo hạnh uyên thâm và tiếng tăm lừng lẫy khiến cho Phật pháp hưng thịnh ở đất này.

Năm 1882 hai vị đệ tử ưu tú của Tổ sư là Hoà thượng Thanh Khiết và Thanh Nhu đã thay Ngài hoằng truyền chính pháp cũng như tư tưởng của tông Lâm Tế rộng rãi trong và ngoài tỉnh.

Thời kì này, chùa Phượng Ban đã trở thành nơi đào tạo các bậc danh tăng và đi hoằng đạo các nơi, trong đó có chùa Đồng Đắc (Kim Liên tự) huyện Kim Sơn và chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự) xã Ninh Tiến, huyện Hoa Lư. Chùa Phúc Nhạc (Già Lê tự) xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh sau này cũng là chốn tổ lớn, các bậc tổ sư đều là những người giới hạnh uyên thâm có ảnh hưởng rất lớn đến giới tăng ni trong và ngoài tỉnh.

Ngày nay, tại văn bia của chùa Đồng Đắc, người ta vẫn có thể đọc được những dòng chữ như sau:

Kim Sơn hữu huyện thuỷ Ư Minh Mạng Thập niên, Kỉ Sửu, thành ư Doanh điền Nguyễn Công. Ngã tổ sư Lê Hậu, nguyên Lâm Tế chính tông Phượng Ban tự, trụ trì ư Phúc Nhạc” (huyện Kim Sơn có vào thời Minh Mạng thứ 10, năm Kỉ Sửu, do Nguyễn Công Trứ lập thành. Vị tổ sư của chùa ta họ Lê vốn dòng Lâm Tế ở chùa Phượng Ban về trụ trì chùa Phúc Nhạc).

Sự ảnh hưởng của những trung tâm như chùa Phượng Ban thể hiện ở sự xuất hiện nhiều tổ sư đã đắc đạo và được hàng tứ chúng quy ngưàng như: Tổ sư chùa Đồng Đắc; chùa Hàm Ân đã được vua Minh Mạng ban “Giới đao độ điệp” và Tổ Yên Bình (Thái Bình tự) được vua ban thẻ ngà voi làm tin vật.

Hoà Thượng Thích Thanh Nhu là đệ tử của Tổ Phổ Tế đã được sư tổ giao cho trụ trì chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự) phủ Yên Khánh nay thuộc xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Năm 1870 khi sự học đã được viên mãn hai vị Tổ sư đã cung thỉnh Thiền gia pháp chủ Thích Thanh Hanh về đất Ninh Bình để giảng dạy Phật pháp cho tăng ni, tại những địa điểm khác nhau như ở chùa Phượng Ban, chùa Hoàng Kim, chùa Phúc Chỉnh. Thiền gia Thích Thanh Hanh đã làm chủ hạ và hoằng truyền giáo lí Phật đà ở những ngôi chùa như thế. Lúc này thấy Phật pháp Ninh Bình thịnh hành, đã xuất hiện nhiều danh tăng có thể làm rường cột cho Phật pháp, Tổ sư Thanh Hanh đã quyết định giao cho Tổ sư Thanh Khiết lúc đó trụ trì chùa Phượng Ban độ tăng và Tổ sư Thích Thanh Nhu trụ trì chùa Cổ Loan độ ni. Từ đây, Phật giáo Ninh Bình đã có sự truyền thừa rộng rãi. Riêng Tổ sư Thanh Nhu, người được truyền thừa Lâm Tế chính tông nơi Tổ sư Phổ Tế, còn vào Thanh Hoá để phát triển tông phái này.

b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)

Chùa Yên Vệ thuộc thôn Yên Vệ xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Năm Minh Mạng thứ 12, Tổ sư Thích Từ Long khai sáng chùa Yên Vệ đắc pháp nơi Tổ sư Từ Hoà thuộc chốn Tổ Đồng Đội (Nam Định). Đây cũng là một phái Lâm Tế lớn ở Nam Định được truyền bá vào Ninh Bình.

Sau khi về trụ trì chùa Yên Vệ, sư tổ Từ Long đã truyền độ tăng chúng và khai hoá các chùa nhằm mở rộng Phật pháp trong nhân gian. Sau khi Tổ sư Từ Long viên tịch, trong số các hàng đệ tử có Tổ sư Thông Quang là người xuất chúng, đạo đức vang xa, được hàng tứ chúng khắp nơi về tham học. Năm Tự Đức thứ 2, Tổ sư được sắc phong giới giao độ điệp làm quỹ phạm cho Phật giáo Ninh Bình.

Trải qua các đời tổ sư, Thiền phái Lâm Tế được toả sáng bằng hệ thống truyền thừa và hàng loạt các chùa được khai sáng với những đệ tử tiêu biểu như: Hoà thượng Kiều Đại (Thanh Hoá), Hoà thượng Quảng Thọ (Thanh Hoá), Hoà thượng Từ Lạc (chùa Yên Vệ – Ninh Bình). Các ngôi chùa tiêu biểu theo thiền phái này có thể kể đến như: chùa Bòng, chùa Đọ, chùa Khang Giang, chùa Kiên ốc, chùa Duyên Mậu, v.v…

c. Chùa Bòng

Chùa được xây dựng vào năm 1820 dưới triều Nguyễn. Chùa do Tổ sư Thích Thanh Chân trụ trì. Nơi đây cũng là một chốn tổ lớn của phái thiền Lâm Tế. Sau khi được ấn chứng nơi Tổ sư Thích Từ Long (Phúc Hào tự), Tổ sư Thanh Chân đã hết lòng hoằng truyền Phật pháp và giáo lí của tông Lâm Tế. Năm Minh Mạng thứ 10, Tổ sư Thanh Chân được sắc phong “Tăng cương Hoà Thượng” làm Luật chủ cho tăng ni Ninh Bình. Đức hạnh của Ngài đã được hàng tứ chúng quy phục và Ngài luôn được thỉnh làm đàn đầu cho các giới đàn độ chúng xuất gia như: giới đàn chùa Đọ, chùa Yên Vệ, chùa Cổ Loan, v.v… Đối với hàng đệ tử, Ngài đã đào tạo được những người tài giỏi để hoằng truyền chính pháp như Tổ Thanh Tác (chùa Đọ), Tổ Thanh Kình (chùa Duyên Mậu), Tổ Thanh Túc (chùa Kiến ốc), Tổ Thanh Nguyện (chùa Thôn Năm), v.v…

Hiện nay, chùa Bòng là một chốn tổ lớn, nổi tiếng của phái thiền Lâm Tế và có sự ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống truyền thừa của phái này. Trong suốt quá trình phát triển, chùa Bòng đã trở thành “Bảo sở” tu tập cho tăng chúng.

d. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)

Trước kia chùa tọa lạc tại phủ Yên Khánh, huyện Gia Khánh (nay thuộc thôn Cổ Loan, xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Chùa được xây dựng vào những năm cuối thời Hậu Lê (Lê Huyền Tông), lúc đó chùa chưa có sư trụ trì nhân dân giao cho hai cư sĩ là Tống Huyền Thày và Tống Huyền Thợ (hai anh em) cùng với nhân dân trông coi lúc đó chùa chỉ có ba gian nhỏ hẹp bằng cỏ tranh.

Năm 1810, lúc này Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình đã phát triển ở nhiều chốn tổ lớn. Nhân dân địa phương và hai em em họ Tống xuống chốn tổ Phượng Ban là nơi khai sinh phái thiền Lâm Tế thỉnh Tổ sư Phổ Tế (tức Thông Trạch) về trụ trì. Ngài đã nhận lời thỉnh cầu và cho đệ tử là Tổ Thanh Nhu về chính thức trụ trì, xây dựng lại ngôi Tam Bảo và hoằng truyền pháp nơi đây. Lúc này tuần phủ Ninh Bình là Nguyễn Duy Ninh đã đắc lực hộ trì và cúng dàng tiền tài và vật lực để xây dựng chùa.

Với tài năng và đức độ của Tổ sư Thích Thanh Nhu, hàng tăng ni đã tìm về tham học rất đông. Đặc biệt là sau năm 1810, sau khi được nhận lĩnh giáo độ ni chúng thì đây lại trở thành một nơi cho ni bộ về học hỏi và thỉnh giáo Phật pháp.

3. Ảnh hưởng của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình

Về tư tưởng

Phái thiền Lâm Tế được truyền vào Ninh Bình vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Đây là một phái thiền có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự tu tập cũng như hành đạo của tăng chúng ở Ninh Bình.

Thiền phái này mang tư tưởng đốn ngộ song hành và phương pháp “Tham công án” và “Yết bổng” (đánh và hét) của vị Thiền sư đã truyền tông Lâm Tế đầu tiên vào Việt Nam. Tuy nhiên, đối với phái Lâm Tế ở Ninh Bình những phương pháp trên chỉ được thực hiện khi có những người truyền thừa mang “Chính pháp nhãn tạng”. Ngoài ra, do có sự hiện hữu của Mật tông, Tịnh Độ tông, trong sự truyền bá của phái Lâm Tế ở Ninh Bình cũng đã có sự ảnh hưởng đáng kể của các tông trên trong nghi thức tụng niệm và đàn chay. Tổ Thông Quang tại Phúc Hào tự đã từng vua nhà Nguyễn thỉnh vào cung để làm lễ cầu mưa.

Năm 1875, tuần phủ Ninh Bình đã thỉnh Tổ sư Thanh Nhu (chùa Cổ Loan) làm chủ lễ trai đàn trong 7 đêm ngày để cầu nguyện cho các oan hồn trong tỉnh.

Cho đến ngày nay những tư tưởng đó vẫn được áp dụng hầu hết ở các chốn Tổ lớn và các chùa trong tỉnh, lấy đó làm phương tiện để hoá độ chúng sinh duy trì chính pháp.

Một điều rất quan trọng cần chú ý là khi tông Lâm Tế được truyền bá vào Ninh Bình, nó mang nhiều tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm. Các bậc tổ sư hoằng truyền tông Lâm Tế tại Ninh Bình đã bị ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng đó. Có thể thấy điều này qua hai bài “Thiên gia phú” và “Thiểu thất phú” hiện còn lưu giữ tại chùa Cổ Loan, xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, nơi Tổ sư Thích Thanh Nhu khai sáng. Hai bài phú mang rất nhiều tư tưởng của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử về cuộc sống tu hành và hành đạo của tăng chúng.

Chẳng hạn, bài “Thiểu thất phú” có ghi: “Vui thay miền thiểu thất, vui thay miền thiểu thất, che chở đã trời nâng sẵn đát trùm ba gian nhà cơ lơ thơ, treo mấy cánh rèm buông phi phất.

Đất sét đắp cao ba thước

Khoang cửa mành nghênh ngọn gió Nam thâu

… Tay phong phanh quạt lá đan tròn

Đi thềm hè bách bộ tiêu cơm

Chân lộp cộp dép mo đóng chặt…”

Ngoài ra tại chùa Phượng Ban và chùa Cổ Loan còn lưu giữ được rất nhiều những bài kệ cũng như thơ của các bậc tổ sư khi huấn thị đồ chúng và truyền lại tư tưởng của phái thiền Lâm Tế, hàm chứa trong đó những tư tưởng giải thoát, phá chấp để đạt đến chân lí giải thoát.

Bên cạnh phương pháp tu tập và truyền bá giáo tông, các thiền sư thuộc tông Lâm Tế tại Ninh Bình còn rất nhiều những bài thơ mang tư tưởng thiền và hàm chứa trong đó tình yêu thiên nhiên, vạn vật, như trong các bài thơ của Tổ sư Phổ Tế. Ngoài ra còn một số bài khuyên các Phật tử tại gia tu tập theo giáo lí của Phật Đà sớm cầu độ thoát khỏi cõi Sa Bà mà tiêu biểu là bài “Khuyên quy y Phật” của Thiền sư Thanh Nhu.

Nhìn chung, dù có ảnh hưởng nhất định từ bên ngoài, tư tưởng của Thiền phái Lâm Tế tại Ninh Bình mang một sắc thái riêng biệt, thể hiện tinh thần nhập thế độ sinh của các bậc tổ sư uy đức. Sự tu hành của các Ngài vẫn còn mãi là những tấm gương, những khuôn vàng thước ngọc cho hàng tứ chúng sau này học tập.

Về kiến trúc – nghệ thuật

Dòng thiền Lâm Tế ở Ninh Bình thịnh hành nhất là vào thời đầu nhà Nguyễn cho nên những nét kiến trúc không mấy đặc sắc, tuy thế vẫn có những nét đặc thù riêng như kiểu kiến trúc chữ “Đinh” hoặc “nội Công ngoại Quốc”.

Về mặt nghệ thuật, tiêu biểu nhất là phong cách chơi chữ, nói đúng hơn là cách sắp đặt chữ trong khuôn viên của chùa, nhà tổ, nhà khách của các tổ sư. Phong cách này đã tạo ra một không khí trang nghiêm cho những người khi có dịp đến chiêm bái. Hiện nay, tại nhà thờ tổ và nhà khách chùa Phượng Ban và nhà thờ tổ chùa Cổ Loan vẫn còn giữ được một số bài thơ tiêu biểu cho phong cách này.

Về tín ngưỡng Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình có sự ảnh hưởng từ hai phái chính khác là Tịnh Độ Tông và Mật Tông. Đây cũng là lí do mà sự ảnh hưởng của các thiền sư trong quảng đại quần chúng thể hiện rõ qua việc làm đàn chay tế độ cô hồn, tụng kinh cầu siêu, đảo vũ.

Kết Luận

Nhìn chung, Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình đã mang lại một luồng khí mới cho sự phát triển chung của Phật giáo đương đại. Các vị thiền sư mảnh đất này đã đóng góp rất nhiều trong việc tạo dựng môi trường sống yên lặng, bình dị. Những ngôi chùa, phương pháp tu tập và sự truyền thừa tông Lâm Tế đã mang lại cho hàng tứ chúng và nhân dân nơi đây sự nương tựa rất có ý nghĩa về tinh thần. Thiền phái Lâm Tế đã để lại nhiều điều quý giá, từ sự phụng đạo đến việc truyền thừa tông phái của các tổ sư cho đến việc phục vụ chúng sinh. Tất cả đã tạo nên một nét văn hoá riêng cho Phật giáo Ninh Bình, đánh dấu sự hình thành về nếp sống tâm linh, đời sống văn hoá của người dân trong tỉnh, trong đó có đội ngũ tăng ni đang tu học hiện nay./.

Tác giả bài viết: THÍCH MINH TUỆ
(*Tì Kheo, chùa Cổ Loan, xã Ninh Tiến, Tp. Ninh Bình)

Nguồn: Nghiên cứu Tôn giáo; Số 5 – 2008

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt
Lịch sử, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Chính quyền Chúa Nguyễn với các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Đi tìm cơ sở truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam qua thư tịch Hán cổ
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Chủ nghĩa Platon và giáo lý đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Chấn hưng Phật giáo – Con đường truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Bước đầu khảo cứu mộc bản kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Quá trình phát triển giáo dục Phật giáo miền Nam 1954-1981
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Bồ-tát Quán Thế Âm Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Người Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Thuyết tái sinh góp phần xây dựng giá trị đạo đức xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Hòa thượng Tâm An phụng sự Đạo pháp và Dân tộc
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Những đóng góp của triều đại nhà Trần đối với Phật giáo Việt Nam về văn hoá, tư tưởng
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtKhái quát chungThiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình1. Một số cơ sở tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình2. Sự truyền thừa tại các ngôi chùa tiêu biểua. Chùa Phượng Ban (Phượng Ban tự)b. Chùa Yên Vệ (Phúc Hào tự)c. Chùa Bòngd. Chùa Cổ Loan (Phúc Hưng tự)3....

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.