Trên thế giới về cách tán, tụng có ba trường phái :

Bắc tông, hay Đại thừa gồm có Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Kinh văn bằng tiếng Phạn (Sanskrit) để nguyên tiếng Phạn, phiên âm ra bằng tiếng Trung Quốc, đọc theo cách phát âm của người Trung Quốc, thì gần giống âm tiếng Phạn, nhưng khi đọc chữ phiên âm theo cách đọc của mỗi nước Triều Tiên, Nhật Bản hay Việt Nam thì rất xa âm tiếng Phạn, như bài chú Vãng sanh (Nam mô A di đà bà dạ v.v….) Có khi tiếng Phạn dịch ra tiếng Trung Quốc viết lại bằng chữ Hán như A Di Đà kinh, Tâm kinh Bát Nhã v.v…

Nam tông hay Tiểu thừa gồm các nước Sri Lanka (Tích Lan), Thái Lan, Cao Miên (Campuchia), Lào. Kinh chép bằng chữ Pàli đọc theo âm Pàli, không dịch ra tiếng bổn xứ.

Mật tông (Tây Tạng, Mông Cổ) kinh gồm những mật ngôn đọc theo một giọng thật trầm.

Sau khi nghe qua ba cách tụng kinh, chúng ta thấy rằng cách tán, tụng trong truyền thống Việt Nam đứng trong truyền thống Bắc tông.

(Phần minh hoạ bằng các đoạn trích các phong cách tụng của các nước Trung Quốc (danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni), Nhật Bản (kinh A Di Đà), Campuchia, Tây Tạng và miền Nam Việt Nam – NBT).

Sau khi nghe qua cách niệm “Nam mô A Di Đà Phật” trong các nước Đông Á, nghe qua vài bài tụng như chú Lăng Nghiêm, kệ Khai kinh v.v… chúng tôi có những nhận xét sơ bộ sau đây :

  1. Không có một thể nhạc Phật giáo chung cho các nước Đông Á, như cách hát “chant grégorien” chung cho các nước Tây Âu, Pháp, Ý, Tây Ban Nha v.v…. Lời kinh giống nhau nhưng nét nhạc của các tụng, tán tùy mỗi nước, mỗi vùng mà thay đổi.
  2. Mặc dù đạo Phật thành lập từ Ấn Độ, mặc dù một số kinh chuyển từ Trung Quốc sang các nước Đông Á, nét nhạc trong các bài tụng, bài tán trong truyền thống Việt Nam không chịu ảnh hưởng của Ấn Độ hay Trung Quốc.
  3. Trong nước Việt Nam, nét nhạc của các bài tụng, tán thay đổi tùy theo miền, theo vùng. Mà thang âm, điệu thức dùng trong những bài tán, tụng rất gần thang âm điệu thức của tiếng hát ru, những điệu dân ca đặc biệt của mỗi vùng.
  4. Có hai điệu thức chính được dùng : điệu Thiền (như hơi nhạc, hơi hạ trong nhạc tài tử miền Nam) và điệu Ai. Điệu thay đổi tùy theo nội dung của bài tán.

Như bài tán “Dương chi tịnh thủy” ca ngợi Đức Quan Âm không có chi buồn.

Dương chi tịnh thủy 
Biến sái tam thiên 
Tánh không bát đức lợi nhân thiên 
Diệt tội tiêu khiên 
Hỏa diệm hóa hồng liên

Khi nước cam lộ được nhành dương liễu (từ Bồ tát) rải xuống trần, một giọt biến thành ba ngàn giọt rửa sạch tội lỗi oan khiên. Núi lửa hóa thành bông sen hồng. Bài tán đó được tán theo điệu Thiền.

Nhưng khi tán bài tán “Nhất điện” có những câu :

“Thân hình bào ảnh tợ ngân sương. Mạng tợ ngân sương…”

Thân hình chúng ta như hạt sương trắng buổi sáng. Mạng chúng ta cũng mong manh như hạt sương buổi sáng. Nhớ tới cái mong manh của cuộc đời nên bài tán được tán theo điệu Ai.

Điệu thức cũng tùy theo hoàn cảnh mà thay đổi.

Như kệ Khai kinh hay tụng kinh A Di Đà, trong chùa tụng khác, mà trong một đám tang tụng khác.

Từ thực tế trên, có thể kết luận : Cách tán, tụng trong truyền thống Phật giáo Việt Nam rất gần với cách tán, tụng các nước trong phái Bắc tông.

Nhạc Phật giáo Việt Nam bắt nguồn từ nhạc dân tộc Việt Nam, mang hơi điệu nhạc dân gian, nhạc thính phòng, nhạc dân khấu và nhạc lễ trong cung đình Việt Nam.

VÀI ĐẶC TÍNH CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO VIỆT NAM

1. Âm nhạc Phật giáo Việt Nam là một loại lễ nhạc

Nhạc đi đôi với lễ, chỉ được tấu trong khi hành lễ, chớ không phải chỉ để nghe cho vui tai. Mỗi nét nhạc, mỗi bản nhạc đều có liên quan đến một bài kinh, hay một buổi lễ, mục đích để tạo một bầu không khí trang nghiêm, dẫn con người đi sâu vào cuộc sống tâm linh, để hiểu thấu nghĩa sâu xa của những câu kinh và thấm nhuần giáo lý.

Trong đời sống thường nhật tại các chùa, mỗi ngày thường có ba thời kinh : sáng từ 4 giờ đến 5 giờ, trưa cúng ngọ 12 giờ, và tối 6,7 giờ.

Mỗi lần đều có chuông báo chúng gọi Tăng Ni.

Mỗi thời đều có những bài tụng hay tán riêng.

Như trong thời sáng thì có kệ dâng hương, chú Lăng Nghiêm, Thập chú, Bát Nhã Tâm kinh, niệm danh hiệu Phật Thích Ca 108 lần, rồi phát nguyện, hồi hướng.

Trong thời tối, thiên về Tịnh độ, nên sau khi dâng hương, tụng chú Vãng sinh, kinh Hồng danh sám hối, kinh A Di Đà, chú Biến thực biến thủy, Phát nguyện, Tam tự quy v.v…

Trong thời cúng Khai kinh, có bài tán Dương chi tịnh thủy, tán Khể thủ, tụng bài tựa Lăng Nghiêm, trì chú Phổ Am, chú Đại Bi.

Ngoài các thời cúng trong chùa, còn có những lễ khác như Phật Đản (ngày sanh của Đức Phật), Thành đạo (ngày Đức Phật tìm được chân lý dưới gốc cây bồ đề), Vu Lan (muà báo hiếu), chẩn tế cô hồn v.v….

Trong dân gian còn có những lễ táng, thỉnh linh, tiến linh, đề phan, đề vị.

2. Nhạc Phật giáo là một loại thanh nhạc. Khí nhạc chỉ để phụ họa cho lời tán, tụng

Người Nhật có danh từ Shômyo, người Trung Quốc đọc ra Sheng minh, người Việt Nam đọc “Thanh minh”. Thanh là tiếng, minh là sáng, sự trong sáng của tiếng nói. Tiếng Phạn là Saddhavidya.

Trong các nước Đông Á đều có tụng và tán. Người Việt ngoài hai lối tụng, tán cơ bản, còn có niệm, đọc, hô, bạch, tụng, xướng, thỉnh, tán, niệm Phật, niệm hương, đọc sớ, hô kệ, tụng kinh, xướng danh hiệu Phật, thỉnh linh, tán những bài ca ngợi công đức của chư Phật, Bồ tát…

Trong những lễ lớn, khi nhạc mới được dùng đến.

Mở đầu bằng chuông trống Bát nhã. Thường thường, người dự lễ tưởng rằng chuông trống đánh từng hồi. Chính chuông trống đánh theo số chữ trong bài kệ.

Bát nhã hội (3 lần, 3 tiếng trống, 1 tiếng chuông)

Thỉnh Phật thượng đường (4 tiếng trống, 1 tiếng chuông).

Đại chúng đồng văn (4 tiếng trống, 1 tiếng chuông)

Bát nhã âm (3 tiếng trống, 1 tiếng chuông).

Phổ nguyện pháp giới (4 tiếng trống, 1 tiếng chuông).

Đẳng hữu tình (3 tiếng trống, 1 tiếng chuông)

Nhập Bát Nhã (3 tiếng trống, 1 tiếng chuông)

Ba la mật môn (4 tiếng trống, 1 tiếng chuông)

Hồi chuông và trống luôn đến dứt.

Sau trống chuông Bát nhã, dàn đaị nhạc tấu bài Đăng đàn.

Tiểu nhạc tấu bài Long ngâm, hoặc Ngũ đối thượng.

Chuông gia trì, mõ gia trì và tang mở đầu cho bài tán Dương chi tịnh thủy (trong lễ Khai kinh).

Trong lúc tán, nét nhạc theo câu kinh, nhạc công phải thuộc bài tán. Có khi nhạc tấu bài Lưu thủy thầy, tức là bản Lưu thuỷ đờn theo phong cách nhạc lễ.

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA HAI CÁCH TỤNG, TÁN TRONG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

  1. “Tụng” là đọc lớn, lớn hơn “đọc” và “niệm”. “Tán” là ca ngợi, khen tặng. Tiếng “tán” có thể to hơn tiếng “tụng”.
  2. Thanh giọng được hệ thống hóa trong khuôn khổ của một quãng tám, trong bài “tụng” cũng như bài “tán”.
  3. Thang âm của bài tụng, có thể 3,4 hoặc 5 (tam, tứ hoặc ngũ cung). Thang âm trong các bài tán đều là ngũ cung.
  4. Điệu thức Thiền và Ai đều được dùng trong tụng hoặc tán và tùy nội dung bài kinh, theo địa phương, theo bối cảnh.
  5. Nét nhạc trong các bài “tụng” tùy theo thanh giọng của những chữ trong câu kinh và cũng tùy theo người tụng. Nét nhạc trong bài tán thường cố định theo từng bài. Người tán không thể thay đổi nét nhạc.
  6. Mỗi chữ trong câu kinh chỉ được thể hiện theo một âm trong bài tụng (Style syllabique). Trong bài tán, một chữ có thể tán với nhiều âm (Style mélismatique).
  7. Âm vực thâu hẹp trong bài tụng, và mở rộng trong bài tán.
  8. Trong bài tụng nhịp đều trường canh, mỗi chữ trùng với một tiếng mõ…

Trong bài tán, nhịp phức tạp hơn. Chữ quan trọng trong câu kinh, kệ thường được xướng theo nhịp ngoại. Tang, mõ đánh theo chu kỳ (rythme cyclique). Trống đánh theo đối điểm (contrepoint).

Có ba loại : tán rơi, tán xắp, tán trạo. Nhịp theo chu kỳ khác nhau.

Ngoài ra những cách “luyến láy” được qui định rất cẩn thận.

Vì thời gian có hạn, nên chưa đề cập vấn đề nhạc cụ dùng trong các lễ. Bài bản của các dàn nhạc phụ họa cũng chưa kể hết.

KẾT LUẬN

Âm nhạc Phật giáo Việt Nam là một phần của âm nhạc truyền thống Việt Nam, mang tính chất đặc thù của âm nhạc dân gian, âm nhạc thính phòng và âm nhạc lễ Việt Nam.

Nét nhạc, điệu thức, tiết tấu trong âm nhạc Phật giáo Việt Nam rất phong phú và tế nhị.

Nhạc mang tính chất thanh thản, nghiêm trang, đôi khi buồn man mác, mà không bi lụy.

Nhạc gợi một bầu không khí trang nghiêm trầm lặng, giúp cho người tụng kinh và người nghe kinh có thể tập trung tư tưởng vào nghĩa của lời kinh.

Cách tụng, tán trong Phật giáo Việt Nam, ngày nay có xu hướng đi đến chỗ giản dị hóa. Trong khi tại các nước Đông Á khác, như ở Nhật Bản, Triều Tiên, nhạc Phật giáo được truyền tụng trong các chùa, nghiên cứu để viết thành sách đã được trình bày rành mạch trong các cuộc hội thảo khoa học, trong nước Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu rành mạch về nhạc Phật giáo. Tôi rất mong sẽ có những nhà nhạc học để tâm đến nhạc Phật giáo Việt Nam để cho những cách tán, tụng rất độc đáo của Việt Nam được truyền lại cho thế hệ mai sau, mà không bị lớp bụi thời gian che lấp và chôn vùi.

Giáo Sư Trần Văn Khê 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Xu thế biến đổi trong Kiến trúc, cảnh quan chùa Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo Huế với một bề dày lịch sử, gắn liền với thăng trầm vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân xưa, đã hàm chứa, bảo tồn được nét riêng có trên nhiều mặt của yếu tính truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, trong chiều hướng phát triển của xã hội thì trong...

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Nam bộ
Nghiên cứu, Văn hóa

Tượng Long Vương ở Tổ đình Hội Khánh (Bình Dương). LONG VƯƠNG TRONG PHẬT GIÁO Trong Phật giáo, rồng là một trong Bát bộ chúng thủ hộ Phật pháp. Lãnh tụ của Long tộc gọi là Long Vương, có đầy đủ uy lực lớn mạnh, thường theo bảo vệ Phật. Trong các kinh sách Phật...

Vai trò nhập thế qua những biểu hiện, một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm phát huy vai trò của nữ Phật tử
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân loại. Ở phương diện tích cực, chúng phục vụ nhiều nhu cầu, đem lại hiệu suất làm việc cao cho con người. Song ở phương diện tiêu cực, chúng khiến đời sống tinh thần đứng...

Các công chúa triều Trần với đạo Phật và chốn thiền môn
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Khi công chúa Thái Đường mắc lỗi, triều đình tịch thu điền trang của bà sung vào ruộng quốc khố. Bà bèn đi tu ở chùa Nghĩa Xá, gần Lạc Quần (Xuân Trường). Thời nhà Trần, đạo Phật được nhân dân Đại Việt rất coi trọng và tôn sùng. Các vua Trần từ Trần Thái...

Font Điền Thể – Font Triện – Thiết kế ấn triện
Nghi lễ

Font chữ Điền thể là lối chữ mô phỏng theo chữ viết viết Trung Hoa các chữ cái nằm trong một ô vuông hoặc chữ nhật, có cách sắp xếp từ trái qua phải, trên xuống dưới. Chữ Điền thể tiếng Việt được sắp xếp logic, hợp lý giúp dễ đọc, dễ nhận dạng. Nhận thiết kế ấn triện theo...

Đóng góp của gia đình danh y Lê Hữu Trác đối với Phật giáo Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Với việc xây chùa Tượng Sơn, gia đình đại danh y Lê Hữu Trác có những đóng góp nhất định đối với Phật giáo Hà Tĩnh. Tượng Sơn tự cũng là nơi Hải Thượng Lãn Ông dành phần lớn thời gian lưu lại chùa để bốc thuốc, chữa bệnh cứu người và hoàn thành...

Nghiên cứu về một vài ngộ nhận đối với lịch sử phát triển Ni đoàn
Lịch sử, Nghiên cứu

TÓM TẮT Từ khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã cho phái nữ xuất gia thành Tỳ kheo Ni với điều kiện là thọ trì Bát kỉnh pháp. Có Ni giới, hàng xuất gia của Đức Phật được tăng đông lên. Tứ chúng của Đức Phật trở nên đầy đủ. Sự xuất hiện của...

Đức Từ Cung với sự phát triển và chấn hưng Phật giáo xứ Huế từ những năm 30 đến những năm 80 Thế kỷ XX
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Đức Từ Cung hay Đoan Huy Hoàng thái hậu không chỉ quan tâm chăm lo hương khói, cúng tế tổ tiên nhà Nguyễn, mà còn là một tín đồ thuần thành của Phật giáo. Trên cương vị Hoàng Thái hậu triều Nguyễn, bà Từ Cung đã có nhiều đóng góp trong công cuộc chấn...

Nghĩ Về Thịnh Pháp Và Mạt Pháp
Điểm nhìn

Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng người viết không có bất kỳ thẩm quyền nào về...

Hướng dẫn cài bộ gõ Hán Nôm
Nghi lễ

Bộ gõ Hán nôm giúp cải thiện tốc độ gõ chữ Hán – Nôm dành cho quý thầy dành cho việc soạn sớ cũng như trong việc nghiên cứu dịch thuật tài liệu hán cổ. Xin quý thầy liên hệ zalo bên dưới để được cài đặt cho cả hai hệ điều hành Windows và...

Tín tâm và chính ngữ trong thời đại nhiễu loạn thông tin
Điểm nhìn

Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và...

Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục
Điểm nhìn

Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng. Cúng sớt bát hay tổ chức trì bình khất thực nhằm tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn...

Kiến trúc chùa Huế
Chùa Việt, Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Với lối kiến trúc đặc trưng nhưng vẫn nằm trong dòng chảy kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa Việt, chùa Huế thực sự đã tạo ra một dấu ấn đậm nét đối với khách thập phương. Với nét đặc trưng đó những ngôi chùa xứ Huế không chỉ góp phần làm phong phú cho...

Nghi khai chung bản an cư kiết hạ
Nghi lễ

1. An cư khai chung bản nghi Thiết dĩ: Kim chung vận hưởng ư không kiếp chi tiền Ngọc bản thanh truyền ư Oai âm na bạn. Ngô kim yết thị đường tiền, dụng biểu định tuệ viên dung quỹ tắc. Tư đương tam nguyệt an cư, cửu tuần ngự chỉ, truyền đăng tục diệm,...

Nghi thức thỉnh Tam Bảo
Nghi lễ

1. Thỉnh Tam Bảo 1 Giới hương định hương dữ huệ hương Giải thoát giải thoát tri kiến hương Quang minh vân đài biến pháp giới Cúng dường thập phương vô thượng tôn. Nam mô Hương cúng dường bồ tát. Ư kim……..niên……..nguyệt……..nhật Tấu vị Việt Nam quốc, tỉnh……..thành phố………..phường…………..gia cư (gia đường) phụng Phật tu...

Bảo Vệ Sự Truyền Trao Và Tiếp Nhận Giới Luật Trong Phật Giáo
Điểm nhìn

Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn và cộng đồng Phật tử. Quá trình truyền...