Mỗi bộ phái đều có luận thư riêng tuỳ theo từng giai đoạn, thời kỳ, văn hoá của từng quốc gia, cả ba bộ phái đều tập trung diễn giải làm sáng tỏ những lời Phật dạy trong Kinh tạng và Luật tạng, để giúp cho người đọc, người hành trì có thể tiếp thu và thực hành hướng đến giải thoát, niết bàn.

Đặt vấn đề

Phật giáo trải qua ba thời kỳ Nguyên thuỷ, Bộ phái, Đại thừa, mỗi thời kỳ có hệ thống tư tưởng riêng biệt. Phật giáo Nguyên thuỷ sống với tinh thần hoà hợp, lấy sự giác ngộ làm mục đích giải thoát, không bàn về vấn đề triết học siêu hình. Đến thời kỳ Phật giáo Bộ phái, những tư tưởng Phật học bắt đầu chia thành nhiều nhánh, những vấn đề triết học siêu hình mà trước đây đức Phật giữ thái độ im lặng, điều này được ghi lại trong kinh, một hôm có một du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đến chỗ đức Phật, bạch rằng: “Thưa Tôn giả Gotama, thần ngã có không?” Đức Phật im lặng, không trả lời. “Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, thần ngã không có chăng?”[1]. Đức Phật vẫn giữ im lặng.

Ở thời đức Phật, những du sĩ ngoại đạo giống như Vacchagotta không phải là ít, lúc họ cùng nhau bàn luận thường đưa ra những vấn đề huyền học để tranh luận. Những vấn đề tranh luận thường xoay quanh các chủ đề như liên quan đến vũ trụ, vấn đề tâm lý học và liên quan đến sự giác ngộ của đức Phật, nhưng đức Phật không trả lời cho những câu hỏi vô bổ đó mà chỉ quan tâm đến vấn đề làm sao cho chúng sinh thấy khổ và thoát được khổ, vấn đề này về sau được các bộ phái đem ra tranh luận. Đây cũng là yếu tố hình thành nên Phật giáo Đại thừa sau này.

Đời sống sinh hoạt thay đổi, giới luật thay đổi, dẫn đến sự lý giải khác nhau về giáo pháp của Phật, khác biệt về tư tưởng cũng theo đó mà xuất hiện. Luận tạng là một trong tam tạng Thánh điển quý giá của Phật giáo. Hình thái đầu tiên của luận được đan xen trong kinh và luật, các bộ phái sau khi xuất hiện, mỗi một bộ phái Phật giáo đều có tam tạng thánh điển riêng của bộ phái mình, qua các kỳ kết tập kinh điển, Luận thư bắt đầu hình thành một cách có hệ thống và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, bất cứ sự vật nào hiện hữu trên thế gian này cũng không thắng nổi với sự biến thiên của lịch sử cọng với thăng trầm của kiếp sống nhân sinh, tam tạng thánh điển của các bộ phái cũng như thế trải qua thời gian lâu dài cũng bị thất lạc khá nhiều.

Cho đến nay chỉ còn ba bộ phái là Thượng Toạ Bộ, Nhất Thiết Hữu Bộ và Phật giáo Đại thừa vẫn còn giữ được thánh điển của bộ phái mình khá đầy đủ. Sự tiếp biến Phật giáo về mặt không gian và thời gian, có thể xem là yếu tố quan trọng góp phần thách thức Phật giáo trước con người và thời đại. Với sự phát triển đa chiều, đa bình diện, Phật giáo vẫn tồn tại, đứng trước những thăng trầm, biến cố của lịch sử.

Sự phân phái cũng chỉ là phong trào canh tân tư tưởng không phải là dập tắt, thui chột hệ luận nhân sinh, vũ trụ quan Phật giáo. Cứ theo tác phẩm The Extant Abhidharma-Literature học giả U.T Kragh đã nhận định rằng các bộ luận đã hình thành triết học và nhiều quan điểm khác nhau của các bộ phái Phật giáo. Từ đây có thể thấy tuy các bộ phái đều có thánh điển riêng của mình góp phần làm phong phú, đa dạng thêm cho kho tàng giáo pháp nhưng cũng từ đây mà phát sinh ra nhiều sự tranh cãi bất đồng giữa các bộ phái. Thiết nghĩ, việc tìm hiểu, nhận định, đánh giá luận thư của ba bộ phái là một nhu cầu cấp thiết, vừa giúp chúng ta hiểu rõ hơn những lời dạy quý báu của đức Thế Tôn cũng như các Luận sư lỗi lạc; đồng thời cung cấp cho chúng ta một góc nhìn toàn diện hơn về các bộ phái và sự phát triển của Phật giáo.

1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Luận tạng

1.1. Khái niệm và Kết cấu của Luận tạng

Khái niệm

Luận tiếng Sanskrit: Abhidharma, Pāli: Abhidhamma. Trung Hoa Cựu dịch là A-tỳ-đàm (阿毘曇), Tân dịch là A-tỳ-đạt-ma (阿毘達磨) (theo lối dịch âm) có nghĩa là: Đại pháp, Thắng pháp, Vô tỷ pháp, Thích pháp, Đối pháp, Hướng pháp, tức là Pháp có khả năng vi diệu nói rõ bốn chân lý và đoạn trừ các phiền não, pháp đem lại trí tuệ.

Kết cấu của Luận

Nói về kết cấu luận của ba bộ phái được cấu thành như sau:

Các luận thư của Thượng toạ bộ thường đề cập đến các nội dung chính như: 1. Tâm, 2. Tâm sở <52 loại>, 3. Sắc <28 loại>, 4. Vô vi, 5. Niết bàn (pháp không có điều kiện nhân duyên).

Các luận thư của Nhất thiết hữu bộ cũng có 5 nội dung như trên chỉ có thêm: 6. Tâm bất tương ưng hành.

Các luận thư của Phật giáo Đại thừa thì ngoài 6 nội dung đề cập ở trên nhưng có thêm: 7. A-lại-da thức, 8. Chủng tử.

1.2. Quá trình hình thành của Luận tạng

Nói về nguồn gốc của của các Luận thư thì nó đã manh nha xuất hiện từ thời đức Phật còn tại thế, xen kẽ trong các bài kinh được đức Phật thuyết giảng. Mỗi bộ phái Phật giáo khi bàn về sự hình thành luận thư lại có quan điểm khác nhau. Theo truyền thống Thượng Toạ bộ, chính đức Phật là người thuyết A tỳ đàm và truyền cho tôn giả Xá Lợi Phất ở cõi trời thứ 33 (Tam thập tam thiên). Mặt khác, theo Nhất thiết hữu bộ và Phật giáo Đại thừa thì các bộ Luận đều do chư vị Tổ sư trước tác.

Phần lớn các trường phái A-tỳ-đàm có thể bắt đầu hệ thống hóa vào thế kỷ thứ III TTL, sau Đại hội kiết tập Thánh điển lần thứ ba. Cuộc kiết tập diễn ra khoảng năm 236 TTL, tại Pāṭaliputra dưới sự ủng hộ vua A-Dục.

1.3. Quá trình phát triển của Luận tạng

Trên phương diện phát triển nội dung Luận thư, theo học giả Kimura Taiken (1881-1930), quá trình phát triển Luận thư được chia ra làm 4 thời kỳ:

Thời kỳ 1: Luận thư còn giữ hình thức khế kinh. Trong thời kỳ 100 năm sau Phật Niết-bàn, chưa chia kinh luận nhưng trong đó có những kinh mang nhiều sắc thái như luận, như kinh Tăng Nhất, Tạp A-hàm, kinh Thế Ký trong Trường A-hàm và Phân Biệt Bộ trong Trung Bộ, kinh Chúng Tập trong Trường Bộ.

Thời kỳ 2: Luận thư giải thích nghĩa kinh. Lấy kinh làm bối cảnh rồi định nghĩa, phân loại, phân biệt, giải thích những điều đã nói trong kinh chứ chưa phát huy vấn đề gì đặc sắc độc lập, như Vô Ngại Đạo Luận của Phật Âm, Ma-ha-ni-luật-sa, Cưu-lạp-ni-luật-sa trong Tiểu Bộ hay như Hán dịch Pháp Uẩn Túc Luận, Tập Dị Môn Túc Luận.

Thời kỳ 3: Luận thư tiến tới độc lập. Thời kỳ này Luận thư không còn bàn giải nghĩa kinh mà lấy tất cả đề mục của các kinh tập hợp lại rồi phân loại một cách tường tận và theo mọi tiêu chuẩn để phân biệt tính chất các đề mục ấy, nội dung dần dần bao hàm các vấn đề sự thật độc lập hẳn với kinh luật. Đó là thời kỳ xuất hiện bảy bộ luận của Phật giáo Nam phương và Đại Tỳ-bà-sa luận của Hữu bộ, Thành Thật luận của Kinh bộ.

Thời kỳ 4: Là thời kỳ Luận thư cương yếu. Các luận thư A-tỳ-đạt-ma phát huy giáo nghĩa của các bộ phái khi đã phát triển thì mắc phải cái nạn quá nhiều, khó học hỏi nổi, nên đòi hỏi phải có các luận thư toát yếu. Bộ luận thư toát yếu ra đời đầu tiên là bộ A-tỳ-đàm Tâm Luận của Pháp Thắng (Đạt-ma-thi-la), đến Tạp A-tỳ-đàm Tâm Luận của Pháp Cứu, học trò Pháp Thắng, rồi đến Câu-xá luận của ngài Thế Thân, Thanh Tịnh Đạo luận của ngài Phật Âm, luận A-tỳ-đạt-ma Nghĩa Tập của ngài A-nậu-lâu-đà. Hai bộ sau này thuộc Thượng tọa bộ Tích Lan.

Tóm lại, phương pháp xử lý vấn đề của các A-tỳ-đạt-ma là trước hết nó hoàn toàn phụ thuộc vào kinh, chỉ có kinh là có quyền chứng tuyệt đối. Rồi dần dần từ việc giải thích từng mỗi câu kinh tiến lên thuyết minh toàn thể tư tưởng được gói ghém trong các câu kinh. Lúc đầu A-tỳ-đạt-ma chỉ luận cứu những đề mục đặc thù như thiền định, trí tuệ… Nhưng trong quá trình tiến bộ liên tục nó đã lấy việc thuyết minh các đề mục đó một cách hệ thống làm nhiệm vụ và để tránh khó khăn, nó lại chia các vấn đề đó ra từng bộ môn (chư môn phân biệt). Do đó mới có nhiều luận thư, và sau cùng để tiện việc học hỏi lại có các luận thư cương yếu ra đời.[2]

Trên phương diện phân chia theo giai đoạn phát triển của Phật giáo, theo Kogen Mizuno (Encyclopaedia of Buddhism, “Abhidharma Literature”. Vol. I, 1961, 64 ff) Luận thư phát triển qua 3 giai đoạn:

1) Giai đoạn từ thời đức Phật đến Nguyên thủy Phật giáo

2) Giai đoạn luận thư phát triển độc lập, bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ III TTL đến đầu kỷ nguyên TL.

3) Giai đoạn ra đời các bản chú sớ về luận, bắt đầu từ đầu kỷ nguyên Tây lịch cho đến thế kỷ thứ V.

2. Tổng quan các bộ luận thuộc ba bộ phái Thượng tọa bộ, Nhất thiết hữu bộ và Đại thừa

2.1. Luận tạng của Thượng toạ bộ

Thượng tọa bộ là một trong những trường phái còn bảo lưu Thánh điển tương đối đầy đủ. Các tác phẩm Luận của Thượng tọa bộ được biên tập trong khoảng thời gian từ năm 247 TTL đến năm 50 TTL. Các tác phẩm Luận tạng Pāli không xếp theo thứ tự thời gian chúng được biên soạn mà chúng được ngài Phật Âm (Buddhaghoṣa) sắp xếp như sau:

1) Pháp Tập luận (Dhammasaṇgaṇi 法集論): Đạo đức tâm lý Phật giáo. Bộ pháp tụ là bộ đầu tiên chứa đựng tất cả những tinh túy của toàn bộ pháp của luận tạng.

2) Phân Biệt luận (Vibhaṇga 分別論): Phân tích các pháp, phân tích: 1) Uẩn, 2) Xứ, 3) Giới, 4) Tứ đế, 5) Hai mươi hai căn, 6) Duyên khởi…

3) Giới luận (Dhātukathā 界論): Luận bàn về pháp chứa đựng trong Pháp tập luận, bàn về các khái niệm căn bản của Phật giáo: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 4 niệm trụ, 4 đế, 4 thiền định, 5 lực.

4) Nhân Thi Thiết luận (Puggalapaññati 人施設論): Luận định rõ, phân tích, giải thích vấn đề: uẩn, xứ, giới, đế, quyền, người. Nhiều loại chúng sinh bản tính khác nhau, về mặt tâm lý, có các trạng thái tâm lý khác nhau, như: vô tàm, vô quý.

5) Luận sự (Kathāvatthu 論事): Tác giả bộ luận này là Mục-kiền-liên-tử Đế-tu (Maudgaliputra Tiśya, P. Moggaliputta-Tissa, H.目犍連子帝須) (ca. 319 TTL – 239 TTL). Chính ngài là chủ tọa cuộc kiết tập Thánh điển lần thứ ba tại Pāṭaliputra vào năm 246 TTL và bộ luận này được đưa và Luận tạng.

6) Song luận (Yamaka 雙論): Song tức một cặp, tên gọi dựa vào cách giải quyết vấn đề. Vấn đề được vấn xuôi và vấn ngược. Luận có 10 chương cũng là 10 đề tài.

7) Phát Thú luận (Paṭṭhāna 發趣論): Bộ này còn gọi là Đại phát thú, đại là thậm thâm, cao siêu, vi diệu. Bộ này là đỉnh cao của trí tuệ, nhất thiết chủng trí của Phật. Bộ Phát thú giải quyến vấn đề quan hệ duyên khởi. Luận phân tích chi tiết 24 loại duyên khởi, ngoài niết-bàn ra tất cả hiện tượng đều duyên sinh, tương đối. Có 24 loại duyên hệ=24 duyên.

Các bộ luận trên được viết bằng tiếng Pāli. Trong bảy bộ luận trên thì có sáu bộ là do đức Phật thuyết, riêng bộ thứ 5 (Luận sự) là do Mục-kiền-liên-tử Đế-tu, vị chủ toạ trong cuộc kiết tập Thánh điển lần thứ ba tại Pāṭaliputra vào năm 246 TTL, biên soạn. Thượng Tọa bộ chủ trương tuân thủ theo nguyên bản những lời đức Phật chỉ dạy, lấy Kinh tạng làm bản vị. Chư Tăng trong bộ nầy cho rằng, Luật vì y theo người nên có sự bất định về các điều khai, giá (mở rộng, nghiêm cấm); còn Luận tuy giải thích Kinh, nhưng lại hay đi xa với nghĩa căn bản của Kinh. Vì thế, họ lấy Kinh làm tiêu chuẩn, mà không mấy trọng Luật, Luận.

2.2. Luận tạng của Nhất thiết hữu bộ

Nhất thiết hữu bộ là một bộ phái tách riêng ra từ Thượng Toạ bộ. Vào thời kỳ Đức Thế Tôn diệt độ sau 300 năm, ngài Ca Đa Diễn Ni Tử (Ca Chiên Diên Tử), chủ trương lấy Luận tạng làm bản vị, để đối lập với Thượng Tọa bộ lấy Kinh tạng làm bản vị. Ngài Ca Đa Diễn Ni Tử tự sáng tác ra bộ A Tỳ Đạt Ma Phát Trí Luận (Abhidharma Jnànaprasthàna Sàstra, 20 quyển), để làm nền tảng giáo lý của Hữu bộ. Giáo lý căn bản của Hữu bộ là Phát Trí Luận. Ngoài Phát Trí Luận ra, bộ phái này còn có sáu bộ luận khác gọi là Lục Túc Luận. Nhất thiết hữu bộ có đóng góp to lớn trong sự phát triển A-tỳ-đàm, ngay cả Đại thừa cũng ảnh hưởng tư tưởng bộ phái này.

Luận của Nhất thiết hữu bộ bao gồm có 7 bảy tác phẩm và phần nhiều đều đã được dịch ra bằng chữ Hán, đó là:

1) A-tỳ-đàm Bát-kiền-độ luận (Jñānaprasthāna-śastra 阿毘曇八犍度論): Bộ luận do ngài Ca-chiên-diên-tử = Ca-đa-diễn-ni tử (Kātyāyanīputra) biên soạn. Luận sư sinh sau Phật Niết-bàn 300 năm. Trong bảy bộ luận căn bản của Nhất thiết hữu bộ, bộ luận này văn nghĩa đầy đủ nên gọi là Thân luận, sáu bộ kia gọi là Túc luận.

2) A-tỳ-đạt-ma Tập dị môn túc luận (Saṇgītiparyāya 阿毘達磨集異門足論): Luận do ngài Xá-lợi-tử thuyết (S. Śāriputra, P. Sāriputta, H. 舍 利 子), theo tài liệu tiếng Hán, còn theo Yaśomitra và Buston thì của ngài Phú-lâu-na tạo (S. Mahā Kauṣṭhila, P. Mahā Koṭṭhita). Tập dị môn túc luận có cách sắp các hạng mục theo dạng tăng dần các chi. Kết cấu bộ luận này giống với Nhân thi thiết luận (Puggalapaññattipāḷi) của Theravāda.

3) A-tỳ-đạt-ma Pháp uẩn túc luận (Dharmaskandha-pāda-śastra 阿毘達磨 法蘊足論): Luận thư của ngài Mục-kiền-liên (S. Maudgalyāyana, P. Moggallāna, H. 大 目 乾 連), theo Yaśomitra và Buston là của ngài Xá-lợi-phất. Luận thư giải quyết tất cả những điểm giáo lý quan trọng của Nhất thiết hữu bộ. Luận có 21 phẩm.

4) A-tỳ-đạt-ma Thi thiết luận (Prajñaptipāda-śastra 施設論=般若燈論): Đại chính tạng không nêu tên tác giả, theo Yaśomitra và Buston là của ngài Mục-kiền-liên. Luận có 14 phẩm.

5) A-tỳ-đạt-ma Thức thân túc luận (Jñānakāya-pāda-śastra 阿毘達磨識身 足論): Luận thư của ngài Đề-bà-thiết-ma (Devaśarman or Devakṣema 提 婆 設 摩). Luận có 12 chương.

6) A-tỳ-đạt-ma Giới thân túc luận (Dhātukāyapāda-śastra 阿毘達磨界足論): Theo Yaśomitra và Buston bộ luận này của ngài Pūrṇa, còn tài liệu tiếng Hán thì của ngài Thế Hữu (Vasumitra, 尊者世友). có 16 chương.

7) A-tỳ-đạt-ma Phẩm loại túc luận (Prakaraṇa-pāda-śastra 阿毘達磨品類 足論): Luận thư của ngài Thế Hữu (Vasumitra, 尊者世友), có 18 chương.

– Các bộ luận trên được viết bằng tiếng Sanskrit

– Phát Trí luận gọi là Thân luận, chứa đựng nghĩa lý rộng

– 6 bộ luận kia gọi là Túc luận, chỗ dựa cho luận Phát Trí, tuy nghĩa lýchứa đựng trong đó không bằng luận Phát Trí.

Ngài Ca Đa Diễn Ni Tử chủ trương lấy Luận tạng làm bản vị, vì hai lý do, một là để đối kháng với tân thuyết của Đại chúng bộ, hai là để đả phá hai học phái Thắng Luận và Số Luận của ngoại đạo, đang phục hưng lúc đương thời, thường thường hay bài xích Phật giáo. Vì mục đích đó, nên Ngài chủ trương môn lý luận của Phật giáo cần phải được tổ chức cho vững chắc, trong khi biện luận, thường lấy nghĩa lý của Thắng Luận và Số Luận để dẫn chứng, nên giáo nghĩa của Hữu bộ, có vết tích ảnh hưởng về Thắng Luận. Đến nay, Luận thư của Nhất thiết hữu bộ được lưu giữ bằng tiếng Hán và Tây Tạng, riêng bản Sanskrit đã thất truyền.

2.3. Luận tạng của Đại thừa Phật giáo

Đại thừa Phật giáo được biết đến khoảng năm 150 TTL và 100 TL. Phong trào Đại thừa bao gồm nhiều trường phái, Yogācāra là một trong những trường phái thuộc Đại thừa. Kinh Giải thâm mật (S. Saṃdhinirmocana-sūtra, H. 解深密經) được xem là kinh trọng yếu của trường phái này.

Hệ thống tư tưởng luận thư hoàn thiện của một trong các trường phái thuộc Đại thừa là luận thư của Yogācāra. phần lớn bắt nguồn từ truyền thống luận Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda Abhidharma).

Các luận sư Đại thừa lỗi lạc như: Asaṅga, Vasubandhu, Sthiramati, Dharmapāla, Śīlabhadra, Huyền Trang, Vinītadeva đã trước tác các bộ luận nổi tiếng.

Các bộ luận chính của Yogācāra, gồm:

1) Du-già sư địa luận (Yogācārabhūmi-śāstra 瑜 伽 師 地 論): Di-lặc Bồ-tát giảng và ngài Asaṅga ghi. Bộ luận toát yếu về triết học và thiền định Phật giáo, ảnh hưởng nhiều từ Sarvāstivāda Abhidharma

2) A-tỳ-đạt-ma Tập luận (Abhidharma-samuccaya, 阿 毘 達 磨 集 論) của ngài Asaṅga, chính yếu bàn luận về các khái niệm A-tỳ-đàm truyền thống, có thêm một số yếu tố Đại thừa vào.

3) Nhiếp Đại thừa luận (Mahāyānasaṃgraha śāstra 攝 大 乘 論) của ngài Asaṅga. Nguồn chính của bộ luận này là của Abhidharmamahāyānasūtra, và the Yogācārabhūmi

4) Thành duy thức luận (Vijñapti-mātratā-siddhi 成 唯 識 論), của Hộ Pháp, bàn về sự hoàn thiện của Duy thức Yogācāra đã phát triển một hệ thống văn chương trong truyền thống Đại thừa.

Ngoài ra còn có các luận thư không thuộc ba truyền thống trên, như: Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm (Śariputrābhidharmaśāstra, 舍 利 弗 阿 毘 曇 論 T28n1548), có thể thuộc Pháp tạng bộ (Dharmaguptaka, 法藏部).

Khác với hai bộ phái ở trên, nếu như Thượng toạ bộ chỉ chú trọng về Kinh, Nhất thiết hữu bộ chú trọng về Luận, thì Đại thừa ra đời kế thừa được những tinh hoa của các bộ phái đi trước mà chú trọng cả Kinh và Luận.

3. Một số đánh giá quá trình phát triển Luận thư của ba bộ phái Thượng tọa bộ, Nhất thiết hữu bộ và Đại thừa

3.1. Những đóng góp tích cực

Giáo lý của đức Phật được truyền bá một cách rộng rãi, điều này được E. Frauwaller nhận định “truyền thống Phật giáo thời kì đầu được biết đến một cuộc vận động truyền giáo vĩ đại hướng đến nhiều quốc gia, nhiều địa phương hoằng hoá, chính là sứ mệnh truyền giáo thời kỳ Asoka cao cả”.[3] Đây được ví như là một bước ngoặt lớn trong lịch sử Phật giáo, mỗi bộ phái đều có luận thư riêng tuỳ theo từng giai đoạn, thời kỳ, văn hoá của từng quốc gia, cả ba bộ phái đều tập trung diễn giải làm sáng tỏ những lời Phật dạy trong Kinh tạng và Luật tạng, để giúp cho người đọc, người hành trì có thể tiếp thu và thực hành hướng đến giải thoát, niết bàn.

Luận thư của ba bộ phái đều bao hàm những giáo lý căn bản của Phật giáo như Tứ Đế, Duyên khởi, thế giới quan, Nhân quả, Niết bàn…

Kinh được chú giải một cách chi tiết. Ví dụ như Tập dị môn (S. sangitiparyaya) là luận thư sớ giải bài kinh Chúng tập trong Trường A-hàm. Kinh Chúng tập[4] trình bày từ chương một pháp đến mười pháp, Tập dị môn[5] giải thích từ một pháp đến mười pháp. Sự chú thích này giúp cho người học hiểu rõ tâm lý của mình và của người, thuận tiện hơn trong việc tu tập tự lợi và lợi tha.

Sự thích ứng với văn hoá và phù hợp với xã hội. Tinh thần của Phật giáo là tinh thần nhập thế, do đó, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày một nâng cao thì Phật giáo buộc phải chuyển mình để phù hợp với thời đại, những hình thức sinh hoạt, tư tưởng giáo lý của Thượng toạ bộ và Nhất thiết hữu bộ đã không còn thích ứng với xã hội lúc bấy giờ. Như học giả Kimura Taiken: “Bộ phái Phật giáo vì quá chú trọng về vấn đề chuyên môn hóa, nên đã biến thành chủ nghĩa xuất gia, còn đối với quảng đại quân chúng tại gia, Bộ phái Phật giáo đã không thể tiếp xúc trực tiếp để duy trì và hướng đạo họ, điều này cũng lại là một sự thực hiển nhiên. Cũng vì thế mà đối với những xu hướng tiến bộ và tinh thần hoạt động không ngừng của thời đại, Phật giáo đã không có được sự thích ứng thỏa đáng, nên tinh thần của đức Phật đối với xã hội cũng đã suy giảm nhiều”[6]. Sự xuất hiện luận thư của Phật giáo Đại thừa, như là sự kết tinh những tư tưởng tinh hoa của hai bộ phái Thượng toạ bộ và Nhất thiết hữu bộ, đáp ứng được nhu cầu của con người và thời đại.

3.2. Một số vấn đề gây tranh cãi

Mỗi bộ phái đều có hệ thống luận thư riêng, tính vị kỷ bộ phái là điều tất yếu. Bộ phái nào cũng đều cho rằng luận thư của mình là chính từ lời dạy của đức Phật. Đại thừa để chứng minh luận thư của mình là do đức Phật dạy, đã có một vài luận sư đưa ra lập luận. Vô Trước lý lẽ rằng: “nếu thật sự đại thừa không do đức Phật giảng dạy và được tạo ra bởi một số người trong một thời gian về sau, như vậy đại thừa trở thành một nguy cơ cho chính pháp. Nếu vậy đại thừa lẽ ra phải được đức Phật báo trước như là một trong những nguy cơ mà tôn giáo của ngài có thể mắc phải trong tương lai.”[7]

Luận thư của các bộ phái Phật giáo tuy giúp cho người học có một cách tiếp cận khác về giáo pháp của đức Phật nhưng bên cạnh đó, những luận thư của các bộ phái cũng làm cho lời Phật dạy thêm phức tạp, chi li và khó hiểu. ví dụ như Phật, trong phẩm chất của Đức Phật thường được tìm thấy trong kinh Pāli rõ ràng là sùng kính, cũng như được phản ánh trong những thán từ sử dụng cao quý nhất dành cho Đức Phật. “Ở đây, này các Tỷ kheo, một đệ tử cao quý được xác nhận về Đức Phật như vậy: “Như Lai là một bậc A-la-hán Chính Đẳng Chính Giác. Thành tựu trọn vẹn về đức hạnh và trí tuệ. Như Lai Thế Tôn, người biết rõ về thế giới, đấng Điều ngự trượng phu, bậc Thầy của nhân thiên, đấng giác ngộ toàn vẹn, là Thế Tôn.”[8]. Trong khi đó khái niệm khá đặc thù của Phật giáo Đại thừa khi lý giải về Đức Phật đó là tam thân. Tam thân (trikāya) là một thuật ngữ được dùng để chỉ ba loại thân của một vị Phật. Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật-như một nhân vật đã xuất hiện trên thế gian để hoằng hoá, tiếp độ chúng sinh-chính là biểu hiện của cái Tuyệt đối, của Chân như và Phật có khi hiện thân thành nhiều hình tướng khác nhau chỉ vì lợi ích của chúng sinh. Quan niệm Tam thân Phật được nêu ra nhằm nói lên quan điểm đó.

Mỗi bộ phái đều muốn bảo vệ luận thư của mình chính vì vậy, trong quá trình truyền giáo và phát triển có thể các bộ phái đã có sự thêm thắt vào trong giáo lý để làm nổi bật giáo lý của bộ phái mình, từ đó tạo ra sự khác biệt về giáo lý và luận thư của các bộ phái. Frauwaller cho rằng: “trước tiên tài liệu của các bộ phái ghi chép đều xuất hiện sau này, không chắc chắn, lại mâu thuẫn không thể dựa vào một cách mù quáng. Nhưng trên hết chúng ta phải cân nhắc chứ trọng lại những điểm sau đây: như được phản ánh trong các tư liệu ký tải, chính sự gia tăng hưng khởi của các bộ phái, dẫn đến sự khác biệt vầ giáo lý.”[9] Chính từ những sự khác biệt này giữa các bộ phái mà đôi khi đã có xảy ra những cuộc tranh chấp về giáo lý, hay sự đả phá lẫn nhau giữa các bộ phái.

Không thể phủ nhận rằng, sự phát triển của các bộ luận là một bước tiến khiến cho Phật giáo được lan tỏa rộng khắp. Tuy nhiên, trong sự tiến bộ đó nó lại nảy sinh ra thái độ phê phán tư tưởng trong kinh, cho đến khi không còn bị kinh chi phối, thậm chí không tôn trọng kinh bằng luận. Luận Đại Tỳ-bà-sa cuốn 5 nói: “Nếu cứ khư khư chấp chặt từng câu kinh mà không đạt quan chân lý của nó thì người ấy là “Trước văn Sa-môn”. Đó là thái độ của Hữu bộ lấy A-tỳ-đạt-ma làm trung tâm. Và theo ngài Chân Đế thì Kê dẫn bộ còn cho rằng: “Kinh luật chẳng qua chỉ là phương tiện, còn đệ nhất nghĩa đế chính thật nằm trong A-tỳ-đạt-ma”. Như vậy A-tỳ-đạt-ma đã có chỗ đặc sắc không giống khế kinh. Chẳng hạn, ở khế kinh chú trọng giá trị tu chứng thực tiễn theo chủ trương “chuyển mê khai ngộ” cho nên những điều gì không thiết thực giúp cho việc chuyển mê khai ngộ thì đức Phật bỏ qua không nói đến. Trong những Pháp môn Ngài dạy để chuyển mê khai ngộ, Ngài chỉ dạy những điều vừa đủ hiểu để tu hành, nhưng đến A-tỳ-đạt-ma thì chuyển sang chú trọng nghiên cứu vấn đề sự thật. Thay vì xử lý các vấn đề tu dưỡng trước, thì A-tỳ-đạt-ma lại lo thuyết minh một cách tinh tế về sự thật liên quan đến nhân sinh vũ trụ trước rồi sau mới đề cập vấn đề tu dưỡng. Chủ ý các luận sư A-tỳ-đạt-ma tuy không coi thường vấn đề tu dưỡng nhưng muốn xác lập lý tưởng tu dưỡng thì trước phải xác định sự thật. Sau hết, nhìn vào phạm vi phân chia các vấn đề cứu xét sự bất đồng giữa mới và cũ.

Nhận định và Kết luận

Từ những đánh giá trên, chúng ta có thể thấy rằng, luận thư ra đời là một nhu cầu thiết yếu, phù hợp với sự phát triển của Phật giáo.

Các bộ phái chuyên về luận vào thời phát triển thịnh có riêng tạng Luận của bộ phái. Luận thư của mỗi bộ phái có những nét riêng. Các nhóm chủ đề thật sự có trong các kinh, nên có những kinh có hình thức là luận. Thông qua luận lời kinh được rõ nghĩa hơn cũng như giúp cho người học, người nghiên cứu sáng tỏ nhiều vấn đề.

Phật giáo phân phái về phương diện tích cực đã tạo nên cho đạo Phật một về rừng luận thư, làm phong phú kho tàng triết lý nhà Phật. Song song đó, cũng cần nhìn nhận về phương diện tiêu cực của việc phân phái, đã làm cho Phật giáo yếu đi, tầng lớp Tăng sĩ chỉ tập trung nghiên cứu, ca ngợi cho những giáo lý, tư tưởng của bộ phái mình, cho ra đời luận thư, triết thuyết cao siêu, việc này đã bỏ quên tầng lớp tín đồ Phật tử, điều này đã làm Phật giáo biến mất trên đất nước Ấn Độ suốt nhiều thế kỉ. Vì vậy, cần phải đánh giá lại thái độ và phương pháp giữ gìn lời Phật dạy của những người xuất gia đương thời. Lịch sử đã đi qua là những kinh nghiệm thực tế giúp hàng hậu học nhận rõ giá trị và hướng đi của mình như thế nào để làm lợi ích cho mình cho tất cả mọi người, đồng hướng về chân thiện mỹ.

Thông qua đây, chúng ta có cơ hội nhìn lại giá trị về đời sống tu tập của chính mình, nhận hiểu được nhiệm vụ và hành động của mình trong tiêu chí hoằng pháp lợi sinh. Nhận được cái tinh hoa và đóng góp của tiền nhân. Ta hiểu và tìm ra con đường để làm thịnh vượng hơn cho Phật pháp tại thế gian, cần bảo tồn và phát huy giá trị cần thiết của Phật giáo giúp trong sạch thân tâm lành mạnh đời sống tu tập của mình để trở thành một trong những thành viên Tăng đoàn tiếp nối nhau, sẽ là những con người mẫu mực, là những vị thầy cần thiết cho xã hội. Mô hình Tăng đoàn với hai đức tính thanh tịnh và hòa hợp, đời sống Tăng đoàn giản dị và thanh cao việc làm của Tăng đoàn thể hiện từ bi và bình đẳng, nội tâm hành sử với phương thức vô ngã vị tha, mục tiêu hướng đến là trí tuệ giải thoát, xứng đáng là những tấm gương sáng mang đạo vào đời làm việc lợi sinh, giúp mọi người trên thế gian có được đời sống an lạc trong ánh hào quang của Phật pháp.

Thích Nữ Liên Hoàn
Học viên Cao học khoá II – Học viện PGVN tại Huế

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Phật học


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kimura Teiken, Thích Quảng Độ dịch (1969), Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Nxb Viện Đại học Vạn Hạnh.
2. Thích Minh Châu dịch (2001), Tương ưng bộ kinh, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
3. Nalinaksha. Dutt, Thích Minh Châu dịch (1999), Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu Thừa, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
4. Thích Minh Châu (2020), Kinh Trung Bộ, số 72, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
5. E. Frauwaller, Thích Tâm Nhãn dịch và chú (2023), Khởi nguyên văn hiến Phật giáo và luật tạng bộ phái, Nxb Đà Nẵng.
6. Thích Tuệ Sỹ dịch và chú (2021), Trường A-hàm kinh, Nxb Phương Đông.
7. Thích Tuệ Sỹ, Thích Nguyên An dịch (2020), A-tỳ-đạt-ma tập dị môn túc luận, Nxb Hồng Đức.
8. Thích Thiện Siêu (1999), Đại cương luận Câu xá http://tuvien.com/luan_giai/index.php?id=22cauxa, cập nhật ngày: 01/08/2002.

CHÚ THÍCH:
[1] Thích Minh Châu (2020), Kinh Trung Bộ, số 72, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 250.
[2] Thích Thiện Siêu (1999), Đại cương luận Câu xá, http://tuvien.com/luan_giai/index.php?id=22cauxa, cập nhật ngày 01/08/2002.
[3] E. Frauwaller, Thích Tâm Nhãn dịch và chú (2023), Khởi nguyên văn hiến Phật giáo và luật tạng bộ phái, Nxb Đà Nẵng. tr. 30.
[4] Thích Tuệ Sỹ dịch và chú (2021), Trường A-hàm kinh,Nxb Phương Đông, tr.324-350
[5] Thích Tuệ Sỹ, Thích Nguyên An dịch (2020), A-tỳ-đạt-ma tập dị môn túc luận, Nxb Hồng Đức, tr 79.
[6] Kimura Teiken, Thích Quảng Độ dịch (1969), Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Nxb Viện Đại Học Vạn Hạnh, tr.200.
[7] Nalinaksha. Dutt, Thích Minh Châu dịch, (1999), Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu Thừa, Nxb TP Hồ Chí Minh, tr.80.
[8] Thích Minh Châu dịch (2001), Tương ưng bộ kinh, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr230.
[9] E. Frauwaller, Thích Tâm Nhãn dịch và chú (2023), Khởi nguyên văn hiến Phật giáo và luật tạng bộ phái, tr. 20.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu
Luật, Phật học

LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Tư
Luật, Phật học

I– Thuyết thứ nhất Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Ba
Luật, Phật học

Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ . Vua...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Hai
Luật, Phật học

Sau khi Phật Niết bàn độ 100 năm, các Tỳ kheo Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly đề ra 10 điều phi pháp như sau: 1/ Tỳ kheo ăn muối gừng để dành qua đêm vẫn hợp pháp, 2/ Tỳ kheo ăn xong, nhận được thức ăn khác, dùng hai ngón tay cầm thức ăn để ăn vẫn hợp pháp, 3/ Tỳ kheo ăn xong, rời khỏi chỗ, rồi ngồi ăn lại vẫn hợp pháp, 4/ Tỳ kheo ăn xong, đi sang nơi...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Nhất
Luật, Phật học

Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan. Bấy giờ, tôn giả Đại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo:...

Tu tập tịnh giới và pháp môn Tịnh Độ
Luận, Phật học

Thầy Thích Thái Hòa giảng tại trường Hạ chùa Vạn-đức, Thủ-đức, Phật lịch 2564  I. Im lặng 1- Pháp môn Tịnh độ được thiết lập trên nền tảng của Tịnh giới Chúng ta muốn công cụ Tịnh độ thành công nên phải đặt nền tảng của Tịnh giới. Bởi vì, thế giới Tịnh độ của Phật...

Căn Bản Giới Bồ Tát Của Phật Giáo Tây Tạng
Luật, Phật học

CĂN BẢN GIỚI BỒ TÁT CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG Nguyên tác: Root Bodhisattva Vows modified, March 2002, from Berzin, Alexander. Taking the Kalachakra Initiation Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – Thursday, March 05, 2015 Giới Thiệu Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi “một hành...

Phổ Hiền nguyện qua cái nhìn Phật tử sơ cơ
Phật học

Phật tử tu học theo truyền thống Bắc tông thường tụng niệm mười Phổ Hiền hạnh nguyện trong mỗi khoá lễ. Hầu như ai cũng thuộc lòng, tụng như cháo chảy nhưng nhiều khi chỉ là đọc tụng theo quán tính, theo trí nhớ chứ ít khi tìm hiểu thấu đáo, hoặc là thật sự...

Hạnh nguyện của Đức Bồ tát Quán Thế Âm
Luận, Phật học

Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên...

Tánh Khởi Luận: Lý thuyết phân phối trật tự trong Hoa Nghiêm Tông
Luận, Phật học

(I) Sự thành tựu tối thượng mà những vị đang đi trên con đường độc nhất tiến tới giác ngộ, là khả năng thành tựu tất cả từ hư vô. Họ khởi đầu bằng nỗ lực nghe và thấu hiểu mọi lời được nói ra. Họ nỗ lực để thấy hiểu mọi chiều hướng tác...

Bài Kinh Dài Về Tánh Không
Kinh, Phật học

BÀI KINH DÀI VỀ TÁNH KHÔNG Kinh Mahasunnata-sutta-sutta (dựa theo các bản tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna và tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu) Bản dịch Việt: Hoang Phong Tôi từng được nghe như thế này: Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha). Vào buổi...

Quy Sơn Cảnh Sách Văn
Luật, Phật học

溈山大圓禪師警策文 Quy Sơn Cảnh Sách Văn (Bài Văn Cảnh Sách Của Ngài Quy Sơn) (Đề này còn viết “Qui sơn Đại viên thiền sư cảnh sách”, nghĩa: Bài văn Cảnh sách của Đại viên thiền sư ở núi Quy sơn.) (1) 夫業繫受身。未免形累。禀父母之遺體。假衆緣而共成。雖乃四大扶持。常相違背。 Phù nghiệp hệ thọ thân, vị miễn hình lụy. Bẩm phụ mẫu chi di thể, giả chúng duyên nhi cọng thành. Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vị...

Chánh niệm phát huy khả năng nhận thức, điều tiết cảm xúc và làm chủ hành vi
Luận, Phật học

Chánh niệm viết đầy đủ trong tiếng Pali là “sammā-sati”, nghĩa là sự tâm niệm đúng đắn. Nó có nguồn gốc xuất phát từ tuyền thống thiền quán phương Đông, cụ thể là từ Phật giáo Nguyên thủy (Hart, 1987). Có mặt hơn 25 thế kỷ, thế nhưng chánh niệm mới được tiếp cận và...

Bài kinh về sự Chú Tâm Tỉnh Giác
Kinh, Phật học

BÀI KINH VỀ SỰ CHÚ TÂM TỈNH GIÁC Satipatthana Sutta (Majjhima Nikaya 10) HOANG PHONG chuyển ngữ Lời giới thiệu của người dịch Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana, nghĩa từ chương là “Sự quán thấy chuyên biệt” hay “sâu sắc”, kinh sách Hán ngữ gọi là “Minh Tuệ” hay...

Tứ diệu đế với vấn đề giáo dục đạo đức toàn cầu
Luận, Phật học, Văn hóa

TÓM TẮT Tứ diệu đế hay là bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo chính là cốt tủy cơ bản để hợp thành học thuyết nhân sinh cứu đời. Đó là kết quả suy ngẫm và trải nghiệm thông qua thực tiễn cuộc sống của chính Phật tổ và sự tổng kết những suy...

Thông Điệp Thành Đạo Của Đức Phật
Phật học, Sự kiện

Vậy là hai mươi sáu thế kỷ đã trôi qua, kể từ một đêm khu rừng hoang vắng bên bờ sông Ni-liên-thuyền (Nairanjama), ánh trăng chiếu lờ mờ bàng bạc trong không gian hoàn toàn im ắng, cô tịch. Khu rừng chìm trong màn đêm huyền ảo, thỉnh thoảng có âm vang những tiếng muông thú kêu trong đêm trường nghe rờn rợn, tiếng côn trùng...