Sẽ lợi hại thế nào khi quản lý thùng công đức, chưa nói thành công hay thất bại về mặt kinh tế, hãy đo nhân tâm của đa số tín đồ, tu sĩ để xem có thể quản ‘công’, chứ làm sao quản được ‘đức’ để mà quản lý ‘công đức’?

Không vì chuyện sử dụng tiền công đức của những thành phần thiếu ý thức, lạm quyền tín ngưỡng mà xem cá mè một lứa, đặt ra vấn đề quản lý tiền công đức của tổ chức tôn giáo. Sẽ lợi hại thế nào khi quản lý thùng công đức, chưa nói thành công hay thất bại về mặt kinh tế, hãy đo nhân tâm của đa số tín đồ, tu sĩ để xem có thể quản “công”, chứ làm sao quản được “đức” để mà quản lý “công đức”?

Nghe đến vấn đề Quản lý thùng công đức, chúng ta cảm thấy thế nào?

Từ thuở có chùa trên đất nước đến nay trên dưới hai ngàn năm, thời cực thịnh đến lúc suy vi, chúng ta chưa bao giờ nghe đến “quản trị chùa và quản lý thùng công đức” bao giờ.

Trong lịch sử, từ thời Bắc thuộc và 100 năm ngoại xâm, Phật giáo luôn ẩn thân trong lòng dân tộc, đồng cam cộng khổ với đồng bào, đi cùng lợi ích dân tộc. 400 năm Phật giáo cực thịnh, đem lại an bình cho đất nước, tăng, ni đóng góp rất nhiều cho xã hội, Phật giáo cũng chưa hề bị quản như công ty xí nghiệp, hay quản trị theo kiểu một tổ chức hành chính.

Suốt thời Pháp thuộc, Kito giáo tràn ngập trong các tỉnh thành, chùa bị trưng thu làm nhà thờ, thế mà Phật giáo vẫn không bị quản lý thùng công đức, tăng, ni vẫn không phải kê khai chi thu như chi thu của một tổ chức kinh doanh!

Ngày nay, đất nước thanh bình, một số tăng, ni giã từ “vũ khí” theo lời kêu gọi của cách mạng trước đó, sau khi đóng góp xong cho xã hội, trở về tiếp tục sống với cuộc sống Thiền môn, phục hồi lại các cơ sở do chiến tranh tàn phá, do cải cách ruộng đất triệt hạ; chung tay với nhân dân phát triển kinh tế để ngày nay kịp thời hội nhập với thế giới trong một xã hội an bình, tự do tôn giáo, dân sinh được cải thiện mọi mặt.

Khi đất nước đổi mới cũng là lúc một số thành phần tha hóa làm thiệt hại kinh tế cho quốc gia, nhà chùa cũng không tránh khỏi những thành phần cơ hội làm ô danh Tam bảo. Đúng, phải thừa nhận là có hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng điều đó không thể đại diện cho Tổ chức để kết tội chung là “thực trạng”, sau đó đưa đến quản lý, trái với tinh thần nhà Phật.

Có thể ý tưởng để xử lý một số hiện tượng tiêu cực là rất tốt, nhưng nếu chưa xử lý được mà có tầm nhìn máy móc để ra lối quản lý theo cơ chế hành chính doanh nghiệp, quên Phật giáo là một tôn giáo, cho dù là một thành viên của Mặt trận. Các Tôn giáo khác thì sao? Chả lẽ Phật giáo toàn là những người dễ sai, dễ bảo, nói sao nghe vậy? Các lãnh đạo Phật giáo Trung ương ngoan ngoãn chấp hành, cho dù thiệt hại nhân cách của một Tôn giáo, miễn là giữ được chiếc ghế?

Chúng ta có ý kiến không chỉ bảo vệ nhân phẩm của Tôn giáo mình mà còn giúp cơ chế nhìn lại sai, đúng để ứng xử một cách khoa học, nhân tình và đúng luật với một tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc trước cái nhìn của thế giới.

Không vì chuyện sử dụng tiền công đức của những thành phần thiếu ý thức, lạm quyền tín ngưỡng mà xem cá mè một lứa. Quý vị hãy nhìn lợi hại thế nào khi quản lý thùng công đức, chưa nói thành công hay thất bại về mặt kinh tế, hãy nhìn tâm lý của đại đa số tín đồ, tu sĩ và đánh giá đúng thực trạng để quyết định một quyết sách.

Khi một sự kiện mang tầm vóc to lớn như thế, không chỉ bằng văn thư như mệnh lệnh hành chính, hãy thể hiện tinh thần “nhà nước và nhân dân cùng làm”, nghĩa là thuận trên thảo dưới mới tránh đợt sóng ngầm không tâm phục, khẩu phục, tạo ra sự xung khắc trong hòa khí xã hội, giữa tôn giáo này và tôn giáo khác.

Thiết nghĩ, Giáo hội cần có tiếng nói đúng pháp lý, đặc trưng Phật giáo và tính chất tôn giáo, thể hiện quyền tự quyết trên tinh thần thượng tôn pháp luật, không chỉ có cúi đầu tuân lệnh, đây là thời kỳ 4.0 không còn trên 50 năm về trước.

Cơ sở tôn giáo nói chung, Thiền môn nói riêng do công sức tín đồ và tu sĩ kiến tạo, không do nguồn kinh phí của của công thì lý gì mà quản lý thùng công đức?

Tháp Tổ Liễu Quan, nơi xương máu tăng tín đồ đổ xuống để bảo vệ Phật giáo, lý gì phải kiểm tra báo cáo chi thu? 17 cơ sở tự viện tại Huế, BTS nói gì khi buộc phải chấp hành kiểm tra chi thu? Quảng Bình, chùa Cảnh Tiên từ nền đất hoang tàn, tái thiết chưa xong cũng bị kiểm tra…

Phải chăng Phật giáo đang có vấn đề gì về tiền bạc, phạm húy để cần phải quản cả khoản “công đức” của thập phương tín đồ? Ba miền đất nước đều trong tình trạng như thế, cấp lãnh đạo Phật giáo đang quan tâm và đang làm gì? Phải chăng, phải chờ “cầm tay chỉ việc”, sai đâu đánh đó, không dám ngẩng đầu nhìn lên?

Với tư cách trưởng BTS PG tỉnh Quảng Bình, tôi xin được nêu những ý kiến đối với Giáo hội và các cấp chính quyền sớm có phương án thích hợp với Phật giáo.

Tác giả: Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp

Chú thích: Bài viết thể hiện góc nhìn, cách hành văn và lập luận riêng của tác giả.

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Phật học (tapchinghiencuuphathoc.vn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sự kiện lịch sử của Phật giáo Việt Nam
Điểm nhìn, Sự kiện

Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, giáo hội, hệ phái có mặt ở nước ta đã cùng một ý...

Giữa Tâm Bão Xã Hội: Phật Giáo và Con Đường Tỉnh Thức
Điểm nhìn

Trong thế giới hiện đại, khi sự ồn ào của mạng xã hội và sự chuyển động không ngừng của truyền thông làm khuấy đảo tâm trí con người, Phật giáo dường như đang bị đẩy vào một vở kịch xã hội đầy rẫy những diễn đàn tranh luận vô nghĩa. Người ta nhìn nhận...

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương: Chỉ còn tháp Sáng chực chờ ngã đổ
Điểm nhìn, Tin tức

Phật viện Đồng Dương, di tích quốc gia đặc biệt ở Quảng Nam, một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Champa, đến nay xuống cấp trầm trọng, gần như là phế tích khiến người dân không khỏi xót xa, chạnh lòng. Trải qua nhiều thế kỷ, khu di tích Phật viện Đồng Dương đã...

Tỉnh thức giữa bão tố truyền thông
Điểm nhìn

Truyền thông về Phật giáo, hiện tượng lan truyền các video cắt xén, bóp méo các bài giảng của tăng, ni đã trở thành một vấn đề đáng báo động, dẫn đến sự hiểu lầm và xuyên tạc giáo lý. Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, truyền thông mạng xã hội đã trở thành một phần...

Siêu bão Milton và góc nhìn đạo Phật
Điểm nhìn

Qua hai cơn bão mạnh nhất gần đây, cơn bão Yagi và siêu bão Milton đang hoạt động tại Mỹ đã cho chúng ta nhìn thấy những giá trị quý báu cần được nâng niu gìn giữ của thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người Siêu bão Milton Sáng ngày 06/10/2024,...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus,...

Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật
Điểm nhìn

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là “kẻ mị dân nguy hiểm” và nhiều lần gọi ông là...

Cẩn trọng khi “sùng bái” hạnh đầu đà
Điểm nhìn

Đầu đà (Sanskrit: Dhūtaguna, Pāli: Dhutanga) là nhóm phương pháp khổ hạnh mang tính chất tự nguyện trong Phật giáo, nhằm dứt trừ sự dính mắc, tham dục, phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu tập của Phật giáo. Thời đức Phật tại thế, hạnh đầu đà được một bộ phận...

Phật tử & những bình luận trên mạng
Điểm nhìn

Không thể phủ nhận, hiện nay mạng xã hội đã và đang tác động tới mọi mặt đời sống. Trên đó, thông tin tích cực khá nhiều nhưng những phản ứng tiêu cực cũng không ít. Tăng Ni, Phật tử cũng hòa vào dòng chảy đó, có nhiều hoạt động, phản biện tích cực, giới...

Năm Thìn và những trận bão lụt khủng khiếp
Điểm nhìn

Rồng (con vật từ trí tưởng tượng của phương Đông) có liên quan mật thiết đến thiên tượng và thời tiết. Vì vậy, trong những năm Thìn thường có bão tố và lũ lụt kèm theo. Do đó trong dân gian có câu “Ông tha mà bà chẳng tha” là vậy. Những trận bão năm...

Báo Lao Động phản ánh chùa Phật Quang nhưng lấy hình Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM để minh họa
Điểm nhìn

Vừa qua, Báo Lao Động đã xuất bản một video Những cơ quan nào bị “xướng tên” khi để chùa của sư Thích Chân Quang xây dựng trái phép, lấn rừng?, đã lấy hình ảnh cơ sở I Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM để minh họa cho phản ánh được cho là các vi phạm...

Nghĩ Về Thịnh Pháp Và Mạt Pháp
Điểm nhìn

Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng người viết không có bất kỳ thẩm quyền nào về...

Tín tâm và chính ngữ trong thời đại nhiễu loạn thông tin
Điểm nhìn

Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và...

Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục
Điểm nhìn

Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng. Cúng sớt bát hay tổ chức trì bình khất thực nhằm tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn...

Bảo Vệ Sự Truyền Trao Và Tiếp Nhận Giới Luật Trong Phật Giáo
Điểm nhìn

Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn và cộng đồng Phật tử. Quá trình truyền...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.