1. Nguyên văn
伏以
慈心無量、廣開方便之玄門、悲願宏深、盡攝生靈於彼 岸、至誠一念、感應十方。拜疏為越南國…省…縣( 郡)…社…村、家居(本寺)奉
佛修香諷經献供懺悔祈安迎祥集福事。今弟子…等、維日 焚一篆之心香、禮
三身之寶相、願舒蓮眼、俯鑒葵心。竊念、弟子等自達真 性、枉入迷流、沈浮於煩惱之中、妄生顛倒、出沒於幻緣之 內、不覺苦輪、惡因旣種、今生惡果難逃於永劫、不憑福智 莊嚴、曷得身心清淨、由是皈依梵宇、虔仗僧伽、披歷一 心、傾誠懺悔。仰啟
佛慈哀憐攝受、諷誦法寶經文、加持消災吉祥神咒、仗此 妙因、均霑勝益。今則謹具疏文、和南拜白。
南無十方常住三寶作大證明。
南無道場教主本師釋迦牟尼佛作大證明。
南無消災增延壽藥師琉璃光王佛作大證明。
南無大慈悲救苦難靈感觀世音菩薩。恭奉、遍法界諸尊菩 薩摩訶薩、道場會上無量聖賢、共降威光、同垂加護。伏 願、回光一念、功德無邊、祈累生業障以冰消、一切善根而 成就、念念菩提果結、生生般若花開、常居四序之中、必獲 萬全之福、法界怨親、全霑利樂。仰賴
佛恩之不可思議也、謹疏。
佛曆…歲次…年…月…日時、弟子眾等和南上疏
(疏) 奉 白佛金章 弟子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phục dĩ
Từ tâm vô lượng, quáng khai phương tiện1 chi huyền môn, bi nguyện hoằng thâm, tận nhiếp sanh linh ư bỉ ngạn2; chí thành nhất niệm, cảm ứng thập phương.
Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh,… Huyện (Quận), Xã, … Thôn, gia cư (bốn tự) phụng3 Phật tu hương phúng kinh hiến cúng kỳ an nghỉnh tường tập phước sự. Kim đệ tử … đẳng; duy nhật phần nhất triện chỉ tâm hương, lễ Tam Thân chỉ bảo tướng; nguyện thư Liên Nhãn4, phủ giám quỹ tâm.
Thiết niệm: Đệ tử đẳng tự vì chơn tánh, uống nhập mê lưu5, trầm phù ư phiền não chỉ trung; vọng sanh điên đảo, xuất một ư huyễn duyên chỉ nội; bất giác khổ luân, ác nhân ký chủng; kim sanh ác quả nan đào ư vĩnh kiếp, bất bằng phước trí trang nghiêm, hạt đắc thân tâm thanh tịnh. Do thị quy y Phạm Vũ6, kiền trượng Tăng Già; phi lịch nhất tâm, khuynh thành sám hối; ngưỡng khải Phật từ ai lân nhiếp thọ, phúng tụng pháp bảo kinh văn, gia trì Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú; trượng thử diệu nhân, quân triêm thắng ích. Kim tắc cần cụ sở văn, hòa nam bái bạch:
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo tác đại chứng minh. Nam Mô Đạo Tràng Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.
Nam Mô Tiêu Tai Tăng Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật tác đại chứng minh. Nam Mô Đại Từ Bi Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
Cung phụng: Biến pháp giới chư tôn Bồ Tát Ma Ha Tát, đạo tràng hội thượng vô lượng thánh hiền, cọng giáng oai quang, đồng thùy gia hộ.
Phục nguyện: Hồi quang nhất niệm, công đức vô biên; kỳ lụy sanh nghiệp chướng dĩ băng tiêu, nhất thiết thiện căn nhi thành tựu; niệm niệm Bồ Đề quả kết, sanh sanh Bát Nhã hoa khai; thường cư Tứ Tự chỉ trung, tất hoạch vạn toàn chỉ phước; pháp giới oán thân, đồng triêm lợi lạc. Ngưỡng lại Phật ân chỉ bất khả tư nghì dã. Cẩn sớ.
Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Từ tâm vô lượng, rộng mở khắp phương tiện huyền môn; bi nguyện sâu xa, nhiếp tận sinh linh chốn bỉ ngạn; chí thành một niệm, cảm ứng mười phương.
Sở tâu: Nay tại Thôn Xã …, Huyện (Quận)…, Tỉnh, nước Việt Nam; có gia đình (chùa) thờ Phật, dâng hương tụng kinh, hiến cúng sám hối, cầu an đón lành gom phước. Đệ tử … hôm nay, đốt lên một nén tâm hương, lạy khắp Ba Thân tướng báu; nguyện ban từ nhân, chứng tấc lòng thành.
Nép nghĩ: Đệ tử chúng con, tự sai chơn tánh, lầm nhập dòng mê; trôi lăn trong phiền não dòng xoay, vọng sanh điên đảo; vào ra nơi huyễn duyên trói buộc; chẳng biết khổ trôi, tạo thêm nhân ác; đời nay ác quả khó thoát nơi vĩnh kiếp, chẳng nương phước trí trang nghiêm, sao được thân tâm trong sạch; do nhờ quy y tự viện, cậy chốn Tăng già; phơi bày thành tâm, nghiêng mình sám hối, ngưỡng mong Phật từ xót thương nhiếp thọ; trì tụng pháp bảo kính văn, gia trì Tiêu Tại Cát Tường Thần Chú; nhờ nhân lành này, đều nhuận lợi ích. Nay xin dâng trọn sở văn, kính thành thưa thỉnh:
Kính lạy Ba Ngôi Báu Thường Trú Trong Mười Phương chứng giám cho Kính lạy Bồn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, giáo chủ đạo tràng chứng giám cho.
Kính lạy Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, tiêu trừ tai họa tăng tuổi thọ, chứng giám cho.
Kính lạy Quan Thế Âm Bồ Tát, có từ bi lớn, cứu khổ nạn, linh cảm ứng, chứng giám cho.
Cùng xin các vị Bồ Tát Ma Ha Tát khắp pháp giới, vô lượng thánh hiền trong đạo tràng, cùng giáng oai quang, xót thương gia hộ.
Lại nguyện: Hồi quang một niệm, công đức vô biên, cầu nhiều đời nghiệp chướng tiêu tan, hết thảy thiện căn được thành tựu, từng niệm Bồ Đề trổ quả, đời đời Bát Nhã đơm hoa, bốn mùa vui sống an nhiên, tất đạt vạn toàn phước đức, pháp giới oán thân, thấm nhuần lợi lạc. Ngưỡng mong ơn Phật, chẳng thể nghĩ bàn. Kính dâng sở.
Phật lịch… Ngày … tháng … năm …
Đệ tử chúng con kính thành dâng sớ.
4. Chú thích
Phương tiện (s. p: upaya,方便):âm dịch là Âu Ba Da (灑波耶), một trong 10 Ba La Mật, còn gọi là Thiện Quyền (善楼), Biến Mưu (變謀), chỉ sự uyển chuyển biến đổi tùy theo hoàn cảnh, không gian, thời gian, cũng là một loại phương pháp phát triển hướng thượng. Trong các kinh luận Phật Giáo thường dùng từ này, quy nạp lại thì ý nghĩa của nó có thể phân làm 4 loại: (1) Đối với pháp chân thật mà nói, là pháp môn giả lập ra để dẫn dụ chúng sanh đi vào pháp chân thật, nên được gọi là Quyền Giá Phương Tiện (權假方便), Thiện Xảo Phương Tiện (善巧方便); tức chư Phật, Bồ Tát tùy theo căn cơ của chúng sanh để dùng các loại phương pháp ban cho lợi ích. (2) Đối với Thật Trí (實智) của Bát Nhã mà nói. Theo Văng Sanh Luận Chú (往生論註) quyền hạ của Đảm Loan (曇鸞, 476-7), Bát Nhã là đạt đến tuệ như như, phương tiện là thông trí quyền xảo; nên lấy Quyền Trí (智) để quán chiếu những sai biệt hiện ra trong Bình Đằng Thật Trí (平等實智). (3) Hai trí quyền và thật đều là pháp môn do chư Phật, Bồ Tát thường dùng để hóa độ chúng sanh. (4) Là hạnh gia trì, tu tập để chúng ngộ chân lý. Lại nữa, trong 12 phương tiện của Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章) quyền 15 do Huệ Viễn (慧遠,523- 592) nhà Tùy trước tác, Pháp Hoa Huyền Tán (法華玄讚) của Khuy Cơ (窺基, 632-682), cũng có nêu ra 4 loại phương tiện khác, gồm: (1) Tấn Thú Phương Tiện (進趣方便), giống như 7 phương tiện trước khi ngộ đạo, tức sự chuẩn bị hướng đến Bồ Đề. (2) Quyền Xảo Phương Tiện (權巧方便), như Phương Tiện Trí trong 2 loại trí tuệ, lấy pháp môn của Ba Thừa để tùy theo vật mà quyền hiện. (3) Thí Tạo Phương Tiện (施造方便,hay Thí Vi Phương Tiện [施為方便]), như Phương Tiện Ba La Mật (方便波羅蜜) trong 10 Ba La Mật, tức làm những việc thiện xảo để đạt đến mục đích lý tưởng. (4) Tập Thành Phương Tiện (集成方便), như thuyết về 6 tướng của Thập Địa Kinh Luận (十地經論), các pháp đồng thể nhưng biến tướng hiện thành, nghĩa là bản chất của các pháp đều như nhau; trong một có tất cả, và trong tất cả cũng thành một. Hơn nữa, theo Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) quyền 7 của Đại Sư Trí Khải (智頭,538-397), có nêu ra 3 loại phương tiện là Pháp Dụng (法用), Năng Thông (能通) và Bí Diệu (祕妙); ứng với đối tượng của Tam Giáo là Tạng (藏), Thông(通) và Biệt (別). Tịnh Danh Kinh Sớ (淨名經疏) lại đề cập đến 3 loại phương tiện khác là Tự Hành (自行), Hóa Tha (化他) và Tự Tha (自 他), v.v. Trong chánh điện của Tây Phương Tự (西方寺) ở Hương Cảng (香港, Hongkong) có câu đối rằng: “Tây Thiên hữu quốc Phật hiệu Di Đà thất bảo trang nghiêm phong động thủy lưu giai tuyên Diệu Đế, phương tiện đa môn biệt khai Tịnh Độ Tam Căn phổ bị thượng trí hạ ngu tận chứng vô sanh (西天有國佛號 彌陀七寶莊嚴風動水流皆宜妙諦、方便多門別開淨土三根普被上智下愚盡 證無生,Tây Thiên có nước, Phật hiệu Di Đà, bảy bảu trang nghiêm gió động nước trôi đều tuyên Diệu Đế, phương tiện cửa nhiều, riêng mở Tịnh Độ, Ba Căn trùm khắp trên trí dưới ngu thảy chứng Vô Sanh).” Câu “Từ tâm vô lượng, quảng khai phương tiện chi huyền môn (慈心無量、廣開方便之玄門)” trong lòng văn sớ trên có nghĩa là với tâm từ bí vô lượng, chư Phật đã mở rộng cánh cửa vì diệu của phương tiện để cứu độ chúng sanh; cho nên hình thức cúng Cầu Siêu, Cầu An cũng là phương tiện trong muôn vàn phương tiện khác của Phật Giáo.
Bỉ ngạn (s: pārimam, tīram, paryavasāna, 彼岸): bờ bên kia, từ đối xứng với thủ ngạn (此岸, bờ bên này), chỉ cảnh giới lý tưởng. Cõi mê muội được xem như là bờ bên này, tức là cảnh giới sanh tử, thế giới giác ngộ là bờ bên kia, cảnh giới Niết Bàn. Vì vậy, sang đến bờ bên kia được gọi là Đáo Bỉ Ngạn (s: pāramitā, 到 彼岸, âm dịch là Ba La Mật Đa [波羅蜜多]). Tại Nhật Bản, có Bỉ Ngạn Hội (彼岸會, Higane), pháp hội tiến hành trong vòng 7 ngày, giữa Xuân phân và Thu phân, tương truyền do Thánh Đức Thái Tử (聖徳太子,Shōtoku Taishí) sáng lập. Từ đầu thời Bình An (平安, Heian), pháp hội này đã được tiến hành long trọng trong triều đình và đến thời Giang Hộ (江戸, Edo) thì trở thành lễ hội trong năm. Trong thời gian 7 ngày này, tín đồ Phật tử cũng đến lễ chùa, thăm viếng mộ phần ông bà tổ tiên. Với ý nghĩa bỉ ngạn là thế giới giác ngộ và thử ngạn là thế giới mê lầm, Bỉ Ngạn Hội được xem như là hành sự của Phật Giáo hướng về thế giới giác ngộ. Hơn nữa, phát xuất từ việc quán tưởng mặt trời trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經); cũng như vào dịp Xuân phân và Thu phân, khi mặt trời lặn về hướng Tây thì quán tưởng cõi Tây Phương Tịnh Độ của đức Phật Di Đà. Pháp hội này biến dung từ việc sùng bái tổ tiên của Nhật Bản, trở thành pháp yếu cúng dường tổ tiên.
Nếu trường hợp gia đình tổ chức lễ Cầu An hay Cầu Siêu tại chùa, phần này có thay đổi là: “Việt Nam quốc … Tỉnh, Huyện (Quận),… Xã,… Thôn, gia cư cung nghệ vu … Tự phụng… (越南國….省…縣[郡]…社….村、家居恭詣于…..寺 奉… có gia đình ở tại Thôn Xã …, Huyện [Quận] …. Tĩnh, nước Việt Nam, thành tâm đến Chùa …, vâng lời…)”. Hoặc có gia đình hiện ở nước ngoài như Mỹ, Pháp, Nhật, Anh, v.v., đến chùa tại Việt Nam xin tổ chức lễ Cầu An hay Cầu Siêu, phần này được ghi là: “Nguyên quân Việt Nam quốc … Tình, … Huyện (Quận), … Xã,… Thôn, hiện trú tại Mỹ quốc …. gia cư cung nghệ vu… Tự phụng… (元貫 越南國…省…縣[郡]…社…村、現住在美國…家居恭詣于…寺奉…., có gia đình nguyên quán ở tại Thôn …, Xã …, Huyện [Quận] …, Tĩnh, nước Việt Nam; hiện trú tại Mỹ quốc…, thành tâm đến Chùa …, vâng lời…).”
Liên Nhân (蓮眼): mắt hoa sen, chỉ con mắt của chư Phật, Bồ Tát, một trong 32 tướng tốt của đức Phật, tức là mắt trong xanh (s: abhinīla-netta,真青眼) như hoa sen xanh (s: utpala, p: uppala, 青蓮, âm dịch là Ưu Bát La [優鉢羅], thanh liên). Các ngài thường có tâm từ bi, nhu hòa, lắng trong, thanh tịnh, nên con mắt của các ngài như hoa sen xanh. Vì vậy từ này thường dùng để chỉ cho Phật nhân hay bản thân đức Phật. Trong Phẩm Phật Quốc (佛國品) của Duy Ma Kinh (s: Vimalakīrti- nidesa, 維摩經) có diễn tả về con mắt của chư Phật, Bồ Tát như sau: “Mục tịnh tu quàng như thanh liên, tâm tịnh đĩ độ chư Thiền định, cửu tích tịnh nghiệp xưng vô lượng, đạo chúng đĩ tịch cổ khế thủ, kí kiến Đại Thánh dĩ thần biển, phố hiện thập phương vô lượng độ (目淨脩廣如青蓮、心淨已度諸禪定、久積淨業稱 無量、導眾以寂故稽首、既見大聖以神變、普現十方無量國度, mắt sạch dài rộng như hoa sen xanh, tâm sạch chứng khắp các Thiền định, tích tập lâu vô lượng các tỉnh nghiệp, dẫn dắt mọi loài giải thoát nên con củi lạy, đã thấy Đại Thánh dùng thần biến, hiện khắp mười phương vô lượng cõi nước).” Trong Tánh Linh Tập (性靈集) quyền 8, Chiều Đề Tự Đát Sấn Văn (招提寺嗹嘅文) có câu: “Nhĩ nãi vạn đức khai từ bị chi Liên Nhân, nhất xa huy trí tuệ chi đao nhận ( 乃萬德開慈悲之蓮眼、一車揮智慧之刀刃, Người lấy vạn đức mở mắt sen từ bị, một xe rung lưỡi đao trí tuệ).” Trong Đại Phương Quáng Phật Hoa Nghiêm Kinh (s: Buddhāvatamsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra,大方廣佛華嚴經,Taishō No. 293) quyển 25 lại có câu: “Phật khai quảng đại thanh Liên Nhân, diệu tướng trang nghiêm công đức thân, nhân thiên cọng tán bất năng lường, thí nhược vạn lưu quy đại hải (佛開廣大青蓮眼、妙相莊嚴功德身、人天共讚不能量、譬 若萬流歸大海, Phật mở mắt sen xanh rộng lớn, tướng mầu trang nghiêm công đức thân, trời người xưng tản không thể lường, giống như muôn dòng về biển cả).” Hay trong Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh (大乘入楞伽經, Taishō No. 672) quyển 7 cũng có câu: “Thế gian đọa nhị biên, chư kiến sở mê hoặc, duy nguyện thanh Liên Nhân, thuyết chư địa thứ đệ (世間墮二邊、諸見所迷惑、惟願青蓮 眼、說諸地次第,thế gian rơi hai bên, chỗ thấy bị mê hoặc, xin nguyện đấng mắt sen, nói cảnh giới giải thoát).”
- Hai câu “tự vi chơn tánh, uống nhập mê lưu (自違眞性、枉入迷流,tự sai chơn tánh, lầm nhập dòng mê)” xuất xứ từ bài Di Sơn Phát Nguyện Văn (怡山發願 文) của Thiền Sư Di Sơn Kiểu Nhiên (怡山皎然,?-?) nhà Đường. Sám văn này thường được dùng để tụng hồi hướng trong các thời khóa sám hối, hay trong thời công phu khuya.
- Phạm vũ (梵字): hay Phạm cung (梵宮), Phạm sát (梵刹), nghĩa là chùa, tự viện Phật Giáo. Phạm hay Phạn (s: brahman, 梵) nghĩa là tịch tỉnh, thanh tịnh, ly dục; cho nên nơi tịch tĩnh dành cho các vị xuất gia tu hành thanh tịnh, ly dục, được gọi là Phạm vũ, Phạm cung hay Phạm sát. Tống Chi Vấn(宋之間, khoảng 656- 712) nhà Đường có làm bài Đăng Thiền Định Tự Các (登禪定寺閣, có tên khác là Đăng Tổng Trì Tự Các [登總持寺閣]) rằng: “Phạm vũ xuất tam thiên, đăng lâm vọng bát xuyên, khai khâm tọa tiêu hán, huy thủ phất vân yên, hàm cốc thanh sơn ngoại, hỗn trì lạc nhật biên, đông kinh dương liễu mạch, thiếu biệt đĩ kinh niên (梵宇出三天、登臨望八川、開襟坐霄漢、揮手拂雲煙、函谷青山外、 昆池落日邊、東京楊柳陌、少別已經年, chùa cổ vút trời xanh, lên lầu ngắm núi sông, vén áo ngồi trời rộng, khua tay vẫy mây vờn, khe thẳm núi xanh vắng, hồ trăng trời lặn buông, kinh đô dương liễu rũ, xa cách đã mấy năm).” Hay như trong Pháp Bảo Đàn Kinh (法寶壇經), Phẩm Cơ Duyên (機緣品) có đoạn: “Thời Bảo Lâm Cổ Tự, tự tùy mạt bình hỏa, đĩ phế, toại ư cổ cơ trùng kiến Phạm vũ (時寶林古寺、自隋末兵火、已廢、遂於故基重建梵字,ngôi chùa cổ Bảo Lâm đương thời, bị nạn bình hỏa cháy rụi từ cuối thời nhà Tùy, nay đã hoang phế, bèn trùng kiến ngôi chùa mới trên nền cũ).” Trong bài Vịnh Hà Trung Tự Thi (詠河 中寺詩) của cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (海外紀事) do Tổ Thạch Liêm (石濂, 1633- 1702, tức Thích Đại Sán [釋大汕]) sáng tác lại có đoạn: “Lục liễu thủy thủy ẩn Phạm cung, chung thanh điều đệ mãn hà phong (綠柳垂垂隱梵宮、鐘聲迢遞 滿河風, nép bóng chùa xưa liễu xanh non, tiếng chuông xa vắng theo gió sông)”; hay tả cảnh Chùa Linh Mụ (靈姥寺) ở cố đô Huế như “Phạm vương cung khuyết Nguyễn vương khai, ngọc điện châu môn sanh lục đài (梵王宮闕阮王開、玉殿 朱門生綠苔, chùa xưa cung gác chúa Nguyễn khai, điện ngọc lầu son phủ rêu dài)”. Ngay tại cổng Sơn Môn của Đài Đồng Tự (壹同寺), Phố Tân Trúc (新竹 市), Đài Loan (臺灣) có hai câu đối như sau: “Sơn khai giác lộ liên hoa xán, môn ánh kinh lâu Phạm vũ tân (山開覺路蓮花燦、門映經樓梵宇新,núi khai nẻo giác hoa sen rực, của rạng lầu kinh mới cảnh chùa).” Trong Tây Sương Kỷ (西 廂記) cũng có câu rằng: “Sinh rằng quán khách lạ lùng, trộm nghe đây lối Phạm cung cảnh mầu.”