1. Nguyên văn

伏以

孝情念念、寔無終始之殊、報本拳拳、豈有存亡之 異、孝乎有盡、感也必通。拜疏為越南國…省…縣[ 郡]…社…村、家居奉

佛修香設供諱日之辰、報答深恩為冥陽祈福事。今弟 子…內外等、惟日香焚戒定、花献曼陀、仰干

大覺之尊、俯鑒徵誠之懇、求薦

奉為…之香靈。

元命生於…年…月…日、享陽(壽)…、大限 于…年…月…日…牌命終。全承

佛法以弘深、全賴經文而解脫。竊念、皎皎天心、父 母也無私之大道、微微性命、子孫兮難答於深恩、感激 常懷、曷勝慨想。兹者本月是日、適臨諱禮、弟子虔 誠、和南拜奏 南無十方常住三寶一切諸佛作大證明。

南無接引導師阿彌陀佛作大證明。

南無大悲靈感應觀世音菩薩作大證明。

南無大悲大願地藏王菩薩作大證明。筵奉、護法諸

天、護教善神、一切真宰、仝垂憐憫、共接往生。伏願 三寶證明、萬靈印可、接香靈高登極樂之邦、扶陽眷 共享久長之福。仰賴

佛恩證明之不可思議也。謹疏。

謹請司命竈君、土公尊神、以事上奏。

佛曆…歲次…年… 月… 日時、弟子眾等和南上疏

(疏) 奉 白佛金章 弟子眾等和南上疏

2. Phiên âm

Phục dĩ

Hiếu tình niệm niệm, thật vô chung thủy chi thù; báo bổn quyền quyền, khởi hữu tồn vong chi dị; hiếu hồ hữu tận, cảm dã tất thông.

Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tinh … Huyện (Quận) … Xã … Thôn, gia cư phụng Phật tu hương thiết cúng Húy Nhật chi thần, báo đáp thâm ân, vi minh dương kỳ phước sự. Kim đệ tử … nội ngoại đẳng, duy nhật hương phần giới định, hoa hiến Mạn Đà, ngưỡng can Đại Giác chi Tôn, phủ giám vi thành chi khẩn, cầu tiến:

Phụng vị … chi hương linh.

Nguyên mạng sanh ư … niên … nguyệt … nhật. Hưởng dương (thọ) … Đại hạn vu … niên … nguyệt … nhật … bài mạng chung.

Đồng thừa Phật pháp dĩ hoằng thâm, toàn lại kinh văn nhi giải thoát.

Thiết niệm: Kiểu kiểu thiên tâm, phụ mẫu dã vô tư chi đại đạo; vi vi tánh mạng, tử tôn hề nan đáp ư thâm ân; cảm kích thường hoài, hạt thắng khái tưởng. Tư giả bổn nguyệt thị nhật, thích lâm húy lễ, đệ tử kiền thành, hòa nam bái tấu:

Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo Nhất Thiết Chư Phật tác đại chứng minh.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật tác đại chứng minh.

Nam Mô Đại Bi Linh Cảm Ứng Quan Thế Âm Bồ Tát tác đại chứng minh.

Nam Mô Đại Bi Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát tác đại chứng minh.

Diên phụng: Hộ pháp chư thiên, hộ giáo thiện thần, nhất thiết chơn tể, đồng thùy lân mẫn, cọng tiếp vãng sanh.

Phục nguyện: Tam Bảo chứng minh, vạn linh ấn khả; tiếp hương linh cao đăng Cực Lạc chi bang, phò dương quyến cọng hưởng cửu trường chỉ phước.

Ngưỡng lại Phật ân chứng minh chi bất khả tư nghì dã. Cần sớ.

Cẩn thỉnh Ty Mạng Táo Quân1, Thổ Công2 Tôn Thần, dĩ sự thượng tấu. 

Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.

Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.

3. Dịch nghĩa

Cúi nghĩ:

Hiếu tình mỗi niệm, thật ra nào khác trước sau; canh cánh báo ơn, sao có khác nhau sống mất; tận cùng báo hiếu, tất được cảm thông.

Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận)…, Tỉnh, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh, nhân dịp tuần chay Đại Tường, báo đáp ơn sâu, cầu nguyện siêu độ. Đệ tử … con cháu nội ngoại hôm nay, dâng hương giới định, hoa cúng Mạn Đà, ngưỡng mong Thế Tôn giác ngộ, xót thương chứng giám, lòng thành khẩn thiết. Cầu nguyện:

Hương linh (thân phụ, thân mẫu, v.v…) …

Sanh lúc … giờ, ngày … tháng … năm tuổi. hưởng thọ (hướng dương)

Tạ thế lúc … giờ, ngày … tháng … năm

Nép nghĩ: Sáng sủa lòng trời, mẹ cha cũng vô tư trong đạo lớn; nhỏ nhoi tánh mạng, cháu con chừ khó đáp ấy ơn sâu; cảm kích thường mang, xót xa nhớ nghĩ. Hôm nay vào ngày tháng này, gặp đúng Húy Nhật; đệ tử một lòng, kính thành tâu lạy:

Kính lạy Mười Phương Thường Trú Tam Bảo, hết thảy các đức Phật, chứng giám cho.

Kính lạy Phật A Di Đà, vị thầy tiếp dẫn, chứng giám cho.

Kính lạy Bồ Tát Quan Thế Âm, Đại Bi Linh Cảm ứng, chứng giám cho.

Kính lạy Bồ Tát Địa Tạng Vương, Đại Bi Đại Nguyện, chứng giám cho.

Cùng xin: Hộ pháp các trời, hộ giáo thiện thần, hết thảy chơn tể, rũ lòng thương xót, cùng tiếp vãng sanh.

Lại nguyện: Tam Bảo chứng minh, mọi loài hứa khả; tiếp hương lình lên miền Cực Lạc an vui, giúp gia quyền cùng hưởng dài lâu phước thọ. Ngưỡng lạy ơn Phật chứng minh, không thể nghĩ bàn. Kính dâng sớ.

Cúi xin Ty Mạng Táo Quân, Thổ Công Tôn Thần, đem việc này tâu lên.

Phật lịch … Ngày … tháng … năm

Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ.

4. Chú thích

  1. Táo Quân (灶君,君): vị thần của nhà bếp, chuyên giám sát mọi việc trong nhà và báo cáo lên Thiên Đình. Trong truyền thuyết thần thoại cổ đại Trung Quốc, Táo Quân hay Táo Thần (灶神) là vị thần trông coi việc ăn uống, sau thời nhà Tấn thì được liệt vào vị thần chuyên giám sát việc thiện ác của con người. Từ khi nhân loại thoát ly khỏi thời kỳ ăn lông, uống máu, phát minh ra lửa để nấu ăn, tùy theo sự phát triển sinh sản của xã hội, Táo Quân có mối quan hệ rất mật thiết với sinh hoạt của nhân loại. Vào thời cổ đại, Trung Quốc đã có việc tế tự Táo Thần rồi; từ thời nhà Ngụy, Tấn về sau, Táo Thần đã có tên họ. Trong Ngọc Chúc Bảo Điển (玉燭寶典) của Đỗ Vương Khanh (杜王卿) nhà Tùy, có nêu phần Táo Thư (灶書) và cho biết rằng: “Táo Thần, tánh Tô, danh Cát Lợi, phụ danh Bác Giáp (灶神、 姓蘇、名吉利、婦名搏頰, Tháo Thần, họ Tô, tên Cát Lợi; vợ tên Bác Giáp).” Theo Tạp Ngũ Hành Thư (雜五行書) do Lý Hiền (李賢,654-684) nhà Đường chú dẫn, có giải thích rằng: “Táo Thần danh Thiền, tự Tử Quách, y hoàng y, phi phát, tùng táo trung xuất (灶神名禪、字子郭、衣黄衣、披髮、從灶中出, Táo Thần tên Thiền, tự là Tử Quách, mặc áo vàng, đội tóc, từ trong bếp ra).” Ban đầu, Táo Quân là nữ thần, nên được gọi là lão bà, có khi là mỹ nữ, v.v…, có nhiều thuyết khác nhau. Sau này, trong Kính Táo Toàn Thư (警灶全書), thư tịch xuất hiện khoảng thời nhà Thanh, có giải thích là Táo Thần được gọi là Táo Quân (灶君), họ Trương (張), tên Đơn (單), tự là Tử Quách, thuộc nam thần. Hiện tại trong dân gian vẫn thờ phụng Đông Trù Ty Mạng Định Phước Táo Quân (東廚司命定福灶 君), là hình vẽ hai lão già phu phụ, hay hình một nam hai nữ, tức là Táo Quân và phu nhân. Táo Thần gọi cho đủ là Đông Trù Ty Mạng Cửu Linh Nguyên Vương Định Phước Thần Quân(東廚司命九靈元王定福神君); thế gian thường gọi là Táo Quân, Táo Quân Công (灶君公), Táo Vương Gia (灶王爺), Ty Mạng Chơn Quân (司命眞君), Ty Mạng Đế Quân (司命帝君), Cửu Thiên Đông Trù Yên Chủ (九天東廚煙主), Hộ Trạch Tôn Thiên (護宅尊天), Táo Vương (灶王). Đặc biệt, phái nữ tôn kính ông như là vị thần của nhà bếp. Nguồn gốc về Táo Quân có từ rất sớm, từ khi nhà Thương khai sáng cơ đồ, người dân đã bắt đầu thờ phụng vị thần này rồi; trước thời nhà Tần, Hán, ông được liệt vào 5 vị thần thờ phụng chủ yếu, cùng với Thần Cửa, Thần Giếng, Thần Nhà Xí, Thần Phòng Ốc, chịu trách nhiệm trông coi trong gia đình; cho nên, ông thường được mọi người ái kính và biết ơn. Ngoại trừ chưởng quản việc ẩm thực, đem lại mọi sự tiện lợi về mặt sinh hoạt, chức trách của Táo Quân còn được Ngọc Hoàng Thượng Đế phái xuống giám sát việc thiện ác trong gia đình. Về hình tượng của Táo Quân, hai bên ông có hai vị thần đứng hầu, một vị cầm cái “lọ thiện” và vị kia “lọ ác”; tất cả hành vi của gia đình trong năm đều được ghi vào trong hai lọ này, đến cuối năm thì tổng kết lại và đem báo cáo cho Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hằng năm vào ngày 23 tháng 12 âm lịch là ngày Táo Quân rời dương gian về chầu Trời, cho nên mới có tục Đưa Ông Táo Về Trời. Có khá nhiều truyền thuyết khác nhau về vị thần nhà bếp này. Trước hết, có thuyết cho rằng ông là đế vương hay hậu duệ nhà vua thời Thượng Cổ. Tác phẩm Sự Vật Nguyên Hội (事物原會) cho rằng Hoàng Đế làm ra bếp, chết đi thành Thần Bếp. Hoài Nam Tử (淮男子), phần Phiếm Vật Luận (氾物論) có đoạn: “Viêm Để tác hỏa nhi tử vi Táo (炎帝作火而死為灶,Viêm Đế chế ra lửa, nên khi chết làm Táo)”; nhân dây Cao Dụ (高誘) chú giải rằng vua Viêm Đế lấy đức của lửa để quản lý thiên hạ, nên sau khi chết thì lấy thân phận Táo Thần để được tế tự. Chu Lễ Thuyết (周禮說) lại cho rằng dòng họ Chuyên Húc (顓頊) có người con tên Lê (黎), tức Chúc Dung (祝融) được thờ làm Táo Thần. Trong Lã Thị Xuân Thu (呂氏春秋), phần Mạnh Thu (孟秋) có câu: “Kỳ thần Chúc Dung (其神祝融, Thần đó là Chúc Dung)”; Cao Dụ chú giải rằng “Chúc Dung là hậu duệ của dòng họ Chuyên Húc, con của Lão Đồng, sau khi chết làm Thần Hỏa Quan.” Hơn nữa, lại có thuyết cho rằng Táo Quân là quỷ thần. Lễ Ký (禮記) có đoạn: “Áo giả, lão phụ chỉ tế dã (奥者、老婦之祭也,Bên trong thờ bà lão).” Trịnh Huyền (鄭玄,127-200) chú rằng: “Lão phụ, Tiên Xuy giả dã (老婦、先炊 者也, Lão bà chính là Tiên Xuy)”; Không Dĩnh Đạt (孔穎達,574-648) lại giải thích thêm rằng “Ở đây cúng Tiên Xuy, không phải cúng Thần Lửa”. Theo đó, Táo Quân cũng chẳng phải là Thần Lửa, cũng không phải là người phát minh ra nhà bếp. Trong Văn Hiến Thông Khảo (文献通考), phần Giao Xã (郊社) 19 có nêu danh hiệu của Táo Thần là Ty Mạng (司命); từ đó có tên là Đông Trù Ty Mạng Định Phước Táo Quân. Cũng có thuyết cho rằng ông là Sao Táo Thần; vì người dân cho việc ăn uống là Trời, muốn có ăn thì nhà bếp phải đầy khói; cho nên cúng tế Thần Bếp là nhằm ngày 23 tháng chạp, ngưỡng vọng ông lên trời cáo trình những việc tốt, rồi xuống trần gian ban cho điều tốt lành, khiến cho gia đình mỗi năm được bình an. Thời gian cúng tế vị thần này cũng có khác nhau, đa số các nơi đều cúng vào ngày 24 tháng chạp, nhưng cũng có nơi thuộc thiểu số lại cúng vào ngày 23; do vì có thuyết là “quan tam dân tứ (官三民四)”, tức là đối với quan thần thì cúng vào ngày 23, còn dân thường là ngày 24. Ngoài ra, Táo Quân còn được xem như là Bồ Tát giữ gìn cho bá tánh được “ngũ cốc phong nhiêu, tài nguyên vượng tấn(五穀豐饒、財源旺進,ngũ cốc phong phú, tài nguyên thịnh vượng).” Ngày sinh nhật của ông là mồng 3 tháng 8. Tuy nhiên, hiện tại ở Trung Hoa người ta thường cúng ông vào ngày ông đi báo cáo hơn là ngày sinh nhật. Về nội dung báo cáo, từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 9, nội dung ấy chỉ tập trung vào những việc làm không tốt, xấu ác của gia đình. Thế nhưng, gần đây nội dung ấy không phải nhắm vào các thành viên trong gia đình, mà chủ yếu là những lời nói việc làm của bà chủ nhà. Có điều, đối với tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân có nguồn gốc từ 3 vị thần: Thổ Công (土公), Thổ Địa (土地) và Địa Kỳ(地祇), nhưng được Việt hóa thành huyền tích “hai ông một bà”, gồm Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp. Trên cơ sở của thuyết Tam Vị Nhất Thể (三位一體, ba ngôi vị cùng một thể), dân gian vẫn gọi chung là Táo Quân hay Ông Táo. Theo Wikipedia Tiếng Việt, trang Táo Quân có tóm tắt về nội dung chính sự tích của vị Thần Bếp này là: “Trọng Cao có vợ là Thị Nhi, ăn ở với nhau đã lâu mà không có con, nên sinh ra buồn phiền, hai người hay cãi cọ với nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi, sau đó gặp và bằng lòng làm vợ người thợ săn tên Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Trong lúc đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi đến xin nhà Thị Nhi, hai bên nhận ra nhau. Hai bên hàn huyên chuyện cũ và Thị Nhi tỏ ra ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Khi Phạm Lang trở về, Thị Nhi giấu chồng cũ mình vào trong đống rơm ngoài vườn để tránh hiểu nhẩm. Vừa về đến nhà, anh thợ săn liền ra đốt rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra, nên bị chết thiêu trong đống rơm. Người vợ chạy ra thấy người chồng cũ đã chết thui thê thảm, nên liều mình nhảy vào để chết theo. Phạm Lang thấy vậy cũng nhảy vào cứu vợ, cuối cùng cả ba đều tử mạng. Quá thương tâm trước tình cảnh như vậy, Thượng Đế sắc phong cho làm Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc, Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc nhà bếp, hiệu là Đông Trù Ty Mạng Táo Phủ Thần Quân(東廚司命灶府神君); Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa, hiệu là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần (土地龍 脉尊神); Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa, hiệu là Ngũ Thổ Phước Đức Chánh Thần (五土福德正神)” Ở Việt Nam, phong tục thờ Táo Quân cũng rất thịnh hành từ xưa cho đến nay với cùng ý nghĩa như trên. Hơn thế nữa, người ta còn cho rằng vị thần này có trách nhiệm chăm sóc những em bé sơ sinh, vì vậy khi đứa bé bị cảm mạo, đau bụng, v.v…, gia đình thường cầu Táo Quân gia hộ cho chóng lành bệnh. Đó là lý do vì sao ngay nơi nhà bếp người ta thường thiết bàn thờ Táo Quân, bất kể tín đồ Phật Giáo hay không. Tại Trung Quốc, người ta thờ Táo Quân bằng hình vẽ, nhưng ở Việt Nam thì thờ bằng thôi đất nung, có hình 3 trụ đứng. Sau khi cúng tiễn đưa Ông Táo về Trời xong vào ngày 23, người dân thường đem Ông Táo ra bỏ ở các gốc cây đa đầu làng, và thay vào Ông Táo mới. Tương truyền ngày mồng 3 tháng Giêng đầu năm là ngày Ông Táo từ Thiên Đình trở về, nên vào ngày này người ta cũng tổ chức lễ rước Ông Táo.
  2. Thổ Công (土公): tên gọi khác của Phước Đức Chánh Thần (福德正神), Thổ Chánh (土正), Xã Thần (社神), Xã Công (社公), Thổ Địa (土地), Thổ Bá(土伯), Thổ Địa Công (土地公). Vị này nguyên lai là Địa Thần, cũng là một loại thần tự nhiên. Từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã có thờ Thần Đất rồi. Con người thường cho rằng đất đai có tài nguyên phong phú, sinh trưởng ngũ cốc, ngũ cốc lại có khả năng nuôi sống nhân loại, cho nên thường tâm niệm cám ơn đất đai, từ đó tôn sùng đất đai như là vị Thần. Trung Quốc cũng như Việt Nam đều phát triển nhờ nền văn minh lúa nước, làm nông, vì vậy ai ai cũng đều tôn trọng Thần Thổ Địa. Trong Lễ Ký (禮記), phần Giao Đặc Tánh (郊特性), có đoạn rằng: “Gia chủ Trung Lựu nhi quốc chủ xã (家主中富而國主社, Chủ nhà Trung Lựu là thần chủ của nước)”; sở giải thích: “Trung Lựu vì Thổ Thần (中雷爲土神, Trung Lựu là Thổ Thần).” Kế đến, Lã Thị Xuân Thu (呂氏春秋), phần Mạnh Đông Ký (孟冬 記) ghi rằng: “Thị nguyệt dã, từ ư công xã cập môn lư, hưởng tiên tổ ngủ tự (是月 也、祠於公社及門間、響先祖五祀, Tháng này thờ nơi công xã và cổng làng, nhà, dâng cúng năm nơi thờ tự của tiên tổ).” Cao Dụ (高誘) chú thích rằng: “Ngũ tự, Mộc chánh Củ Mang kỳ tự Hộ, Hỏa chánh Chúc Dung kỳ tự Táo, Thổ chánh Hậu Thổ kỳ tự Trung Lựu, Hậu Thổ vì xã, Kim chánh Nhục Thâu kỳ tự Môn, Thủy chánh Huyền Mình kỳ tự Tỉnh (五祀、木正句芒其祀戶、火正祝融其祀窟、土 正后土其祀中雷、后土局社、金正蓐收其祀門、水正玄冥其祀井,Năm nơi thờ tự gồm Mộc là Củ Mang thờ Thần Nhà, Hỏa là Chúc Dung thờ Thần Bếp, Thổ là Hậu Thổ thờ Trung Lựu, Hậu Thổ là thần, Kim là Nhục Thâu thờ Thần Cửa, Thủy là Huyền Minh thờ – Thần Giếng).” Sách Bạch Hổ Thông (白虎通) cho rằng: “Xã, Thổ Địa chỉ thần dã (社、土地之神也, Xã là thần Thổ Địa).” và giải thích thêm: “Nhân phi thổ bất lập, phi cốc bất thực, cố phong thổ vì xã, thị hữu Thổ Địa dã (人非土不立、非穀不食、故封土局社、示有土地也,Con người không có đất thì không thể đứng được, không có lúa thóc thì không thể ăn được, cho nên phong đất làm thần, từ đó có Thổ Địa).” Từ ngàn xưa, người Trung Quốc đã có nghi thức cùng tế Thổ Địa, như trong Lễ Ký có trích dẫn cho biết rằng: “Thiên tử xã tắc đều có chuồng nuôi lớn, chư hầu xã tắc thì có chuồng nuôi nhỏ, Xã là Thổ Thần, Tắc là Cốc Thần; Thiên tử tế Địa Thần thì lấy ba vật cúng trâu, dê, lợn làm chuồng lớn, còn chư hầu tế Địa Thần thì lấy hai vật cúng dê, lợn làm chuồng nhỏ.” Như vậy từ vị thần tự nhiên, Thổ Công đã được tôn vinh thành thần nhân cách, thậm chí được phong chức quan. Ông có thể cai quản một địa phương nhỏ, một khu, một dặm, hay một làng, nên được gọi là Tiểu Thần (thần nhỏ). Thế nhưng, cũng không nên khinh thường ông, như dân gian có tục ngữ rằng: “Đắc tội Thổ Địa Công, tự vô kê (得罪土地公、飼無雞, đắc tội với Ông Thổ Địa thì không nuôi gà được).” Bên cạnh vai trò làm cho người dân được ấm no, Thổ Thần còn giúp cho họ thêm giàu có; nên ông được xem như là Thần Tài (財神). Bằng chứng là những người làm nghề nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp đều tôn thờ vị thần này. Ngoài ra, vị này còn được xem như là thần giữ mộ, nên có tên là Hậu Thổ (后土). Tương truyền rằng những người làm việc tốt, quân tử, sau khi chết sẽ được Thành Hoàng cử đi làm Thổ Địa tại các địa phương. Trong Đạo Giáo, Thái Xã Thần (太社神), Thái Tắc Thần (太稷神), Thổ Ông Thần (土翁 神), Thổ Mẫu Thần (土母神) đều là những vị thần có trách nhiệm quản lý đất đai. Tuy nhiên, trong thánh điển Phật Giáo không đề cập đến tên mấy vị này. Về việc Thổ Thần được tôn xưng là Phước Đức Chánh Thần, có câu chuyện như sau. Dưới thời nhà Chu, có Trương Phước Đức (張福德), là gia bộc của Thượng Đại Phu (上 大夫) trong một gia đình nọ. Khi chủ nhân đi nhậm quan phương xa, trong nhà chỉ còn lại người con gái nhỏ, thường thương nhớ cha, muốn đi tìm thăm. Thấy vậy, Trương Phước Đức bèn dẫn cô bé đi ngàn dặm tìm cha, giữa đường gặp gió tuyết bão bùng, bé gái bị lạnh cóng sắp chết; khi ấy, Trương Phước Đức cởi áo mình ra để che lấy thân em bé, nên tánh mạng em nhỏ được cứu sống; còn ông thì bị chết cóng. Khi lâm chung, trên không trung hiện ra 7 chữ “Nam Thiên Môn Đại Tiên Phước Đức Thần (南天門大仙福德神)”, như để phong cho tấm lòng trung nghĩa của người nô bộc như ông. Cảm niệm sự trung thành ấy, Thượng Đại Phu cho lập miếu để thờ Trương Phước Đức. Chu Võ Vương (周武王) tặng cho hiệu là Hậu Thổ (后土); từ đó Thổ Thần cũng có tên gọi là Thần Phước Đức. Lại có truyền thuyết Ông Thổ Địa hạ phàm nhậm chức, hy vọng mọi người trên thế gian đều có tiền của, ai ai cũng đều sống an vui. Hay câu chuyện Minh Thái Tổ Chu Hồng Võ (明太祖周洪武) cũng khá lý thú. Nhà vua thường giả dạng thường dân ra ngoài dân dã tuần du. Có hôm nọ, vua chợt gặp một gã thư sinh, cả hai cùng vào quán rượu bên đường đối ẩm; nhưng lúc ấy quán đầy ắp người, cả hai đành phải đứng chờ. Chợt nhìn phía sau, thấy có bàn thờ Phước Đức Chánh Thần, nhà vua bèn bưng bỏ xuống dưới đất sát vách tường và bảo rằng: “Ta tạm mượn chỗ ngồi của nhà ngươi chút nhé!” Rồi hai người ngồi xuống bàn uống rượu, một lúc sau nhà vua hỏi: “Ngươi quê ở làng nào ?” Thư sinh đáp: “Trùng Khánh (重慶)”. Nhân đó, nhà vua cử ngay một câu đối rằng: “Thiên lí vi trùng, trùng thủy trùng sơn Trùng Khánh Phủ (千里為重、重水重山重慶府,Ngàn dặm muôn trùng, trùng nước trùng non Trùng Khánh Phủ).” Chàng thư sinh kia đáp ngay: “Nhất nhân thành đại, đại bang đại quốc đại minh quân(一人成大、大邦大國大明君, Một người thành lớn, lớn bang lớn nước lớn minh quân).” Cả hai hứng chí nhìn nhau cười thỏa thích, tận hứng mới trở về và quên không đặt bàn thờ Thổ Địa lại vị trí cũ. Đêm hôm đó, nhà vua mộng thấy Ông Thổ Địa về thưa rằng: “Hoàng Đế đã ra lệnh cho thần ngồi dưới đất, ngài không cần phải dời thần lên bàn nữa.” Qua câu chuyện này, chúng ta thấy rằng Ông Thổ Địa có cá tánh nhu hòa, bất kể giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, già trẻ, nơi nào có cầu thì nơi đó ông ứng thân ngay. Có lẽ cũng vì lý do này, hiện tại chúng ta thấy bàn thờ Thổ Địa thường được đặt dưới đất. Có thuyết cho rằng nơi miếu thờ Thổ Địa có Ông Cọp, là con vật do Ông Thổ Địa cỡi lên. Vị này cũng có công dụng trấn hộ miếu đường và xua đuổi các dịch bệnh. Nếu trẻ nhỏ bị sốt nóng, viêm nhiệt, có thể dùng giấy tiền xoa vào dưới cổ Ông Cọp, rồi đem dán lên chỗ bị đau thì sẽ hết bệnh. Dân gian Việt Nam có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”; cho nên mỗi khi đào đất xây nhà, đào giếng, đào huyệt, v.v…, đụng đến đất đai, người dân Việt Nam thường phải khấn vái vị thần này. Đặc biệt, vào dịp lễ Trung Thu hằng năm, trong các đoàn múa lân, chúng ta vẫn thấy có người đóng vai trò Ông Địa đi theo đoàn lân, cầm cây quạt phe phẩy với cái bụng bự như Thần Tài. Mặc dầu được gọi là Ông Địa, nhưng có thể theo thuyết của người Trung Hoa cho ông là Thần Tài, hơn nữa, tục lệ người Việt cho rằng lân vào nhà là đem tài lộc đến, nên ông cũng là hiện thân của Thần Tài trong dịp Trung Thu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Điệp Thỉnh Linh Phục Hồn II (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp triệu thỉnh sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương thiết cúng phục hồn an vị, báo đức thù ân, kỳ tiến vãng sanh sự. Kim cô (ai) tử ... đẳng, duy nhật hương nhiên Ngũ Phận, tăng trượng Lục Hòa, ngưỡng can Đại Giác chi tôn, chửng tế u minh chi lộ; cầu tiến vu: Phục vị cố phụ ... phủ quân chi linh cữu.

Điệp Thỉnh Linh Phục Hồn I (Tư Minh Siêu Độ)
Sớ điệp Công Văn

TƯ MINH SIÊU ĐỘ Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương trí quan sự thành thiết cúng phúng kinh thỉnh linh an vị phục hồn chi lễ, báo đức thù ân, kỳ tiến vãng sanh sự. Kim cô (ai) tử ... đẳng, duy nhật cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm phỉ lễ chi nghi trí thỉnh vu:

Điệp Thỉnh Linh An Vị (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp triệu thỉnh sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiết cúng triệu linh an vị, báo đức thù ân, kỳ tiến vãng sanh sự. Kim cô (ai)1 tử ... đẳng, duy nhật hương nhiên Ngũ Phận, quy mạng Tam Tôn; nguyện thư kim thủ chi quang, chửng tế tuyền đài chi lộ; đầu xưng:

Trạng Cúng Đảo Bệnh (Thiết Cúng Đảo Bệnh Kỳ An)
Sớ điệp Công Văn

Thiết Cúng Đảo Bệnh Kỳ An Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thiết cúng đảo bệnh kỳ an tăng long phước thọ sự. Kim tín chủ ... đẳng, quyên thủ bổn nguyệt cát nhật, cẩn dĩ kim ngân trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Trạng Cúng Quan Thánh II (Kỳ Phước Bảo An Pháp Đàn)
Sớ điệp Công Văn

Kỳ Phước Bảo An Pháp Đàn Bổn đàn vị thiết lễ hiến cúng an thuyên nghênh tường thỉnh phước sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thiết cúng đảo bệnh kỳ an tăng long phước thọ sự. Kim tín chủ ... đẳng, quyên thủ bổn nguyệt cát nhật, cẩn dĩ kim ngân trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Trạng Cúng Quan Thánh I (Kỳ Phước Bảo An Pháp Đàn)
Sớ điệp Công Văn

Kỳ Phước Bảo An Pháp Đàn Bổn đàn vị thiết lễ hiến cúng an thuyên nghênh tường thỉnh phước sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thiết cúng đảo bệnh kỳ an tăng long phước thọ sự. Kim tín chủ ... đẳng, quyên thủ bổn nguyệt cát nhật, cẩn dĩ kim ngân trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Trạng Cúng Tiên Sư II (Khải Kiến Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng sám tạ Tiên Sư kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim ... Ngôn niệm: Thần đương ... tiết, cát nhật lương thần; tải trần bạc lễ, sám tạ tiên sư; nguyện bảo bình an, diên trường phước thọ; cẩn dĩ hương hoa trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Sớ Khai Kinh Nhập Đàn (Giác Đạo Nguy Nguy)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Giác đạo nguy nguy, sa giới ngưỡng vô biên chỉ thắng phước; trai đàn tế tế, pháp môn khai Bất Nhị chỉ huyền văn; phần hương nhất chú lô trung, phủ đàn tố khổn; khể thủ thiên hoa đài thượng, ngưỡng đạt hồng từ.

Sớ Cúng Đại Tường Và Tiểu Tường (Kim Thân Sắc Tướng)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Kim thân sắc tướng, danh hiệu Di Đà; sát trần biến tam thiên, độ vong đăng Cửu Phẩm.

Trạng Cúng Tiên Sư I (Khải Kiến Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

Khải Kiến Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng sám tạ Tiên Sư kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim ...

Trạng Cúng Thánh Mẫu (Sám Tạ Kỳ An Pháp Đàn)
Sớ điệp Công Văn

Sám Tạ Kỳ An Pháp Đàn Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng Thánh Mẫu kỳ an bảo mạng nghênh tường tập phước sự. Kim ... thị nhật thành tâm, bạc lễ cụ trần, khất bảo bình an, cẩn dĩ hương hoa trai bàn thanh cước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Trạng Cúng Thù Nguyện Tạ Bệnh (Hiến Cúng Thù Nguyện Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

Hiến Cúng Thù Nguyện Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Kim cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng thù nguyện tạ bệnh bảo an sự. Kim tín chủ ... đẳng kỳ nguyện bệnh nhân ... pháp danh ... nguyên sanh ... duy nhật cẩn dĩ kim ngân hóa hạng thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Sớ Cúng Đúc Chuông (Đào Dung Khí Vật)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Đào dung khí vật, tất tu giả thủ ư nhân thủ; hà luyện thể tỉnh, chỉ tại do tâm ư tạo hóa; Hồng Chung phương chú, trì giá phương minh.

Điệp Tổng Đàn Bạt Độ – Điệp Cúng Chết Cạn (Tư Độ Đạo Tràng Trai Đàn)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ ĐẠO TRÀNG TRAI ĐÀN Bổn đàn. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tinh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh ... sự. Kim ... Thiết niệm: Tiền du dương cảnh, hồng trần vị toại ư Tam Sanh; dạ mộng Nam Kha, hương khí hà tiêu ư Lục Cực; Địa Ngục thường vân trọng trược, dục giải chi tất miễn hành nhân; Thiên Đường mỗi viết khinh thanh, khủng sanh giả vị hoàn cửu đức; đàn kiến thân sơ sám hối, phục cầu tích bạt vu Phong Đô; khoa chương cổ hậu tổ huyền, kiền trượng túc đăng vu Tịnh Vức.

Điệp Cúng Tuần II (Tư Minh Siêu Độ)
Sớ điệp Công Văn

TƯ MINH SIÊU ĐỘ Vị điệp thỉnh sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... xã, ... thôn, gia cư phụng Phật thiết cúng phúng kinh ... thất chỉ trai tuần, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Điệp Cúng Tuần I (Tư Độ Vãng Sanh)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ VÃNG SANH Vị điệp tiến sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh chi trai tuần, kỳ siêu độ sự.

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.