
1. Nguyên văn
伏以
佛具仁慈、生物均霑妙利、子行孝道、人天共慶真誠、 親恩至重、從分骨肉以難酬、法力弘深、仗薦修齊而報 答。拜疏為越南國…省…縣[郡]…社…村、家居奉 佛修香設供諱日之辰、報答深恩為冥陽祈福事。今弟 子…內外等、惟日香焚戒定、花献曼陀、仰干
大覺之尊、俯鑒微誠之懇、求薦
奉為…之香靈。
元命生於…年… 月…日、享陽(壽)…、大限 于…年…月…日…牌命終。全承
佛法以弘深、全賴經文而解脫。竊念、叨承資質、感荷 洪恩、天高地厚之包含、祖德尊功之長養。兹者本月是 日、適臨諱禮、弟子虔誠、和南拜奏
南無十方常住三寶一切諸佛作大證明。
南無接引導師阿彌陀佛作大證明。
南無大悲靈感應觀世音菩薩作大證明。
南無大悲大願地藏王菩薩作大證明。筵奉、護法諸天、 護教善神、一切真宰、仝垂憐憫、共接往生。伏願、無明 頓破、脫離火宅之危、有漏全超、安樂清涼之沼、二尊父 母、同登華藏玄門、七代先親、共入毘盧性海。仰賴
佛恩證明之不可思議也。謹疏。
謹請司命竈君、土公尊神、以事上奏。
佛曆…歲次…年…月…日時、弟子眾等和南上疏
(疏) 奉 白佛金章 弟子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phục dĩ:
Phật cụ nhân từ, sinh vật quân triêm diệu lợi, tử hành hiếu đạo, nhân thiên cọng khánh chơn thành; thân ân chí trọng, tùng phân cốt nhục dĩ nan thù: pháp lực hoằng thâm, trượng tiến tu trai nhi báo đáp.
Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh … Huyện (Quận) … Xã … Thôn, gia cư phụng Phật tu hương thiết cúng Húy Nhật chi thần, báo đáp thâm ân, vi minh dương kỳ phước sự. Kim đệ tử … nội ngoại đẳng, duy nhật hương phần giới định, hoa hiến Mạn Đà, ngưỡng can Đại Giác chi Tôn, phủ giám vị thánh chi khẩn, cầu tiến:
Phụng vị … chi hương linh.
Nguyên mạng sanh ư … niên … nguyệt … nhật. Hưởng dương (thọ) … Đại hạn vu … niên … nguyệt … nhật … bài mạng chung.
Đồng thừa Phật pháp dĩ hoằng thâm, toàn lại kinh văn nhi giải thoát,
Thiết niệm1: Thao thừa tư chất, cảm hà hồng ân; thiên cao địa hậu chi bao hàm, tổ đức tôn công chi trưởng dưỡng. Tư giả bồn nguyệt thị nhật, thích lâm húy lễ, đệ tử kiền thành, hòa nam bái tấu:
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo Nhất Thiết Chư Phật tác đại chứng minh.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật tác đại chứng minh.
Nam Mô Đại Bi Linh Cảm Ứng Quan Thế Âm Bồ Tát tác đại chứng minh.
Nam Mô Đại Bi Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát tác đại chứng minh.
Diên phụng: Hộ Pháp chư thiên, hộ giáo thiện thần, nhất thiết chơn tế, đồng thùy lân mẫn, cọng tiếp vãng sanh.
Phục nguyện2: Vô Minh đốn phá, thoát ly hỏa trạch4 chỉ nguy; Hữu Lậu5 toàn siêu, an lạc thanh lương chỉ chiều; nhị tôn phụ mẫu, đồng đăng Hoa Tạng huyễn môn; thất đại tiên thân, cọng nhập Tỳ Lô6 tánh hải. Ngưỡng lại Phật ân chứng minh chi bất khả tư nghì dã. Cần sớ.
Cẩn thỉnh Ty Mạng Táo Quân, Thổ Công Tôn Thần, dĩ sự thượng tấu.
Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Phật đủ nhân từ, mọi loài đều thấm lợi lạc; con hành hiếu đạo, trời người cùng đượm chân thành; ơn người quá nặng, chia lìa xương thịt khó trả đền; pháp lực rộng sâu, nương cúng cỗ chay xin báo đáp.
Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) …, Tỉnh, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh, nhân dịp tuần chay Đại Tường, bảo đáp ơn sâu, cầu nguyện siêu độ. Đệ tử con cháu nội ngoại hôm nay, dâng hương giới định, hoa cúng Mạn Đà, ngưỡng mong Thế Tôn giác ngộ, xót thương chứng giám, lòng thành khẩn thiết. Cầu nguyện:
Hương linh (thân phụ, thân mẫu, v.ν…) …
Sanh lúc … giờ, ngày … tháng năm …, hưởng thọ (hưởng dương) tuổi.
Tạ thế lúc … giờ, ngày … tháng … năm…
Nép nghĩ: Chịu mang tư chất, cảm nặng ơn sâu; trời cao đất rộng thảy bao hàm, tổ đức tôn công luôn nuôi dưỡng. Hôm nay vào ngày tháng này, gặp đúng Húy Nhật; đệ tử một lòng, kính thành tâu lạy:
Kính lạy Mười Phương Thường Trú Tam Bảo, hết thảy các đức Phật, chứng giám cho.
Kính lạy Phật A Di Đà, vị thầy tiếp dẫn, chứng giám cho.
Kính lạy Bồ Tát Quan Thế Âm chứng giám cho.
Kính lạy Bồ Tát Đại Thế Chí chứng giám cho.
Kính lạy Bồ Tát Địa Tạng Vương chứng giám cho.
Cùng xin: Hộ pháp các trời, hộ giáo thiện thần, hết thảy chơn tế, rũ lòng thương xót, cùng tiếp vãng sanh.
Lại nguyện: Vô Minh phá sạch, thoát ly nhà lửa cơn nguy; Hữu Lậu vượt qua, an lạc mát trong hồ nước; hai đấng cha mẹ, cùng lên Hoa Tạng cửa huyền; thân thuộc bảy đời, cùng nhập Tỳ Lô biển tánh. Ngưỡng lạy ơn Phật chứng minh, không thể nghĩ bàn. Kính dâng sớ.
Cúi xin Ty Mạng Táo Quân, Thổ Công Tôn Thần, đem việc này tâu lên.
Phật lịch … Ngày … tháng … năm
Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ.
4 Chú thích
- Lại có lòng văn Thiết Niệm khác như sau: “Tự quy âm giới, vình cách dương quan; hưu cữu hà bằng, thăng trầm võng hiểu, đương thân bảo tiến chỉ ân, thử trợ vãng sanh chỉ lộ (自歸陰界、永隔陽關、休咎何憑、昇沈罔曉、當伸報薦之 恩、庶助往生之路, tự về âm côi, mãi cách dương trần; xấu tốt nương đâu, thăng trầm khó hiểu; nay dâng cúng báo ơn sâu, hầu giúp vãng sanh đường lớn).” Lòng vân này có thể dùng cho người con gái dâng cúng cha mẹ, nên có phần Thiết Niệm khác như “Hoài niệm ngã thân, thập nguyệt cù lao đại đức; dưỡng thành ngã thể, tam niên nhũ bộ thâm công, nhân vi nữ bối, đĩ vô cam chỉ chỉ cung; viễn xuất gia môn, hựu phạp phục cần chỉ nhật, nhị thân khứ thể, hận vô tái kiến chỉ kỳ; nhất niệm hoài tư, viên khải tiến tu chi hội (懷念我身、十月劬勞大德、養成我體、 三年乳哺深功、因為女輩、已無甘旨之供、遠出家門、又乏服勤之日、二 親去世、恨無再見之期、一念懷思、爱啟薦修之會, nghĩ đến thân ta, mười tháng mang nặng đức cả, dưỡng thành thể ta, ba năm bú mớm công sâu, nhân làm thân nữ, chẳng dâng cúng cấp ngọt ngon; rời xa gia môn, lại thiếu chăm sóc ngày tháng; song thân lìa thể, hận chẳng gặp lại hạn kỳ, một niệm nhớ thương, tâm thành cúng dâng pháp hội).”
- Phần Phục Nguyện này có thể thay vào lòng văn khác như sau: “Gia môn cát khánh, tùng tư ngũ phước kiêm toàn; hựu nguyện tổ xưng tiêu dao, tự thị Tam Đồ giải thoát (家門吉慶、從茲五福兼全、又願祖稱逍遙、自是三途解脫, gia đình êm ấm, từ nay năm phước tròn đầy; lại nguyện tiên tổ tiêu dao, nhờ đó Ba Đường giải thoát).”
- Vô Minh (s: avidyā, p: avijjā,無明); không sáng suốt nhận rõ chân lý vì vô trí, không có thể sáng suốt lý giải trạng thái tỉnh thần của sự tướng hay đạo lý, là tên gọi khác của phiền não. Từ này thường khi được dùng để chỉ sự vô trí, ngu muội; đặc biệt chỉ sự không lý giải được đạo lý Phật Giáo. Nó còn là một chỉ trong Thập Nhị Nhân Duyên (s: dvādaśānga-pratītya-samutpāda, p: dvādasanga-pațicca- samuppāda,十二因緣). Theo Câu Xá Luận (俱舍論), Vô Minh là một trong Đại Phiền Não Địa (大煩惱地); trong Duy Thức (唯識), nó là phiền não căn bản. Thiền sư Viên Học (圓學,1053-1116) của Việt Nam có bài thơ liên quan đến Vô Mình rằng: “Lục thức thường hôn chung dạ khổ, vô minh bị phú cửu mê dung, trú dạ văn chung khai giác ngộ, lãn thần tịnh sát đắc thần thông (六識常昏終夜 苦、無明被覆久迷情、晝夜聞鐘開覺悟、懶神淨刹得神通, Sáu Thức thường mê đêm suốt khổ, vô minh che đậy mãi mở tăm, đêm ngày nghe chuông bừng giác ngộ, thần lười dứt sạch chứng thần thông).” Câu “Vô Minh đốn phả, thoát ly hỏa trạch chỉ nguy (無明頓破、脫離火宅之危)” ở trên có nghĩa là một khi phá tan Vô Minh thì sẽ thoát khỏi sự nguy hiểm của nhà lửa đang cháy hừng hực.
- Hỏa trạch (s: ādiptāgāra, 火宅): nhà lửa, tỷ dụ cho Ba Cõi chúng sanh đang cư trú nư là ngôi nhà lửa đang bốc cháy. Lửa vì cho Ngũ Trược (五濁), v.v…; nhà ví cho Ba Cõi. Chúng sanh sống trong Ba Cõi này, đang chịu biết bao cảnh khổ mê hoặc, nhưng lại không biết rằng mình đang bị khổ bức bách nơi thân; cũng giống như nhà đang bốc cháy hừng hực, nhưng những trẻ con trong nhà lại không biết nhà cháy, vẫn tỉnh táo nô đùa. Thí dụ về nhà lửa cũng là thí dụ đầu tiên trong 7 thí dụ nổi tiếng của Phẩm Thí Dụ (譬喻品) thuộc Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma- pundarika-sūtra, 法華經). Có vị trưởng giả giàu có vô lượng, bỗng nhiên một hôm nọ, nhà cửa của ông bị bốc cháy, song mấy đứa con của ông vẫn vui đùa trong ngôi nhà đó, chẳng biết chuyện gì xảy ra cả. Để cứu mấy người con thân yêu của mình ra khỏi nhà lửa, ông trưởng giả bèn dùng phương tiện, bảo là ngoài nhà có xe dê, xe hưu, xe trâu và ông muốn tặng cho các con; đợi khi các con ra khỏi nhà lửa kia, ông tặng cho mỗi người một chiếc xe trâu trắng. Nhân đó, đức Phật dạy rằng: “Xá Lợi Phất! Như bị trưởng giả, tuy phục thân thủ hữu lực nhi bất dụng chi, đản dĩ ân cần phương tiện, miễn tế chư tử hỏa trạch chi nạn, nhiên hậu các dữ trân bảo đại xa; Như Lai diệc phục như thị, tuy hữu lực, vô sở ủy, nhi bất dụng chi, đản dĩ trí tuệ, phương tiện, ư Tam Giới hỏa trạch, bạt tế chúng sanh, vi thuyết Tam Thừa, Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật Thừa (舍利弗、如彼長者、雖復 身手有力而不用之、但以慇勤方便、勉濟諸子火宅之難、然後各與珍寶大 車、如來亦復如是、雖有力、無所畏、而不用之、但以智慧、方便、於三 界火宅、拔濟衆生、為說三乘、聲聞、辟支佛、佛乘, Xá Lợi Phất! Như vị trưởng giả kia, tuy thân tay có sức lực nhưng không dùng được, chỉ lấy phương tiện ân cần, tìm cách cứu các con thoát khỏi nạn nhà lửa, sau đó mới cho chúng xe lớn có của báu; Như Lai cũng giống như vậy, tuy có năng lực, không sợ hãi, nhưng cũng không dùng được; bèn dùng trí tuệ, phương tiện, đối với nhà lửa của Ba Cõi để cứu vớt chúng sanh mà nói Ba Thừa là Thanh Văn, Bích Chi Phật và Phật Thừa).”
- Hữu Lậu (s: sāsrava, p: sāsava, 有漏): đối xứng với Vô Lậu (s: anāsrava, p: anāsava, 無漏). Lậu (s: āsrava, p: āsava, 漏) có nghĩa là chảy rỉ rỏ, thất thoát, là tên gọi khác của phiền não. Do vì những sai lầm sanh ra từ phiền não, khổ quả, con người bị trôi lăn mãi trong thế giới mê vọng, khó thoát ra khỏi biển khổ đau của sống chết; nên được gọi là Hữu Lậu. Nếu đạt đến cảnh giới đoạn tận phiền não, đó là Vô Lậu. Trong Tứ Thánh Đế (s: catur-ārya-satya, p: catu-ariya-sacca, 四諦), Khổ Đế (苦諦), Tập Đế (集諦) thuộc về pháp Hữu Lậu. Có nhiều tên gọi khác nhau về từ này, Câu Xá Luận (俱舍論) có nêu một số tên gọi như Thủ Uẩn (取溫), Hữu Tránh (有諍), Khổ (苦), Tập (集), Kiến Xứ (見處), Tam Hữu (三有), v.v…; ngoài ra, còn có Hữu Nhiễm (有染), Hữu Nhiễm Ô (有染污), Hữu Phú (有 覆), Trần Cấu (塵垢), v.v… Lại nữa, Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận (大乘 阿毘達磨雜集論) có đề cập đến 6 loại Hữu Lậu như: Lậu Tự Tánh (漏自性), Lậu Tướng Thuộc (漏相屬), Lậu Sở Phược (漏所縛), Lậu Sở Tùy (漏所隨), Lậu Tùy Thuận (漏隨順), Lậu Chủng Loại (漏種類).
- Tỳ Lô (毘盧): tức Tỳ Lô Giá Na Phật (s: Vairocana-buddha,毘盧遮那佛), còn gọi là Tỳ Lô Xá Na (毘盧舍那), hay Lô Xá Na (盧舍那); âm dịch là Tỳ Lâu Giá Na (毘樓遮那), Tỳ Lô Chiết Na (毘盧折那), Phệ Lô Giá Na (吠嚧遮那); ý dịch là Biến Nhất Thiết Xứ (遍一切處), Biến Chiếu (遍照), Quang Minh Biến Chiếu (光明遍照), Đại Nhật Biến Chiếu (大日遍照), Tịnh Mãn (淨滿), Quảng Bác Nghiêm Tịnh (廣博嚴淨). Các kinh điển giải thích về đức Phật nầy như Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), Phạm Võng Kinh (梵網經), Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh (觀普賢菩薩行法經), Đại Nhật Kinh (大日經), v.v…, đều khác nhau, và thậm chí các tông phái ở Trung Quốc giải thích về đức Phật nầy cũng có sự khác biệt lẫn nhau. Kinh Hoa Nghiêm thì cho rằng đức Tỳ Lô Giá Na Phật đã từng tu công đức trong vô lượng kiếp, chứng quả chánh giác, trú nơi thế giới Liên Hoa Tạng, phóng ra ánh sáng lớn chiếu khắp mười phương, phóng đám mây hóa thân từ nơi lỗ chân lông để diễn xuất biển vô lượng khế kinh. Theo Phạm Võng Kinh thì cho rằng đức Phật nầy đã tu hành tâm địa trong hàng trăm a tăng kỳ kiếp để thành đẳng chánh giác, trú nơi thế giới Liên Hoa Đài Tạng, chung quanh đài liên hoa ấy có ngàn cánh (ngàn thế giới); đức Tỳ Lô Giá Na Phật biến thành ngàn hóa thân của đức Thích Ca Mâu Ni Phật và trú trong ngàn thế giới nầy. Hơn nữa, trong mỗi thế giới cánh sen ấy có hàng trăm ức núi Tu Di, trăm ức mặt trăng và mặt trời, hàng trăm ức cõi thiên hạ, hàng trăm ức Bồ Tát, Thích Ca đang diễn thuyết pháp môn tâm địa của Bồ Tát. Theo Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh thì cho rằng đức Thích Ca Mâu Ni Phật có tên là Tỳ Lô Giá Na Biến Nhất Thiết Xứ (毘盧遮那遍一切處) và trú nơi Thường Tịch Quang Độ, cảnh giới được hình thành từ Bốn Ba La Mật là Thường Lạc Ngã Tịnh. Trong khi đó, Hoa Nghiêm Kinh và Phạm Võng Kinh thì cho rằng Tỳ Lô Giá Na Phật là Báo Thân Phật; còn Quán Phổ Hiền Kinh thì cho là Pháp Thân Phật. Về phía Thiên Thai Tông và Pháp Tướng Tông thì lập nên Tam Tôn là Tỳ Lô Xá Na, Lô Xá Na và Thích Ca, trong đó họ xem Tỳ Lô Xá Na là Pháp Thân (Tự Tánh Thân), Lô Xá Na là Báo Thân (Thọ Dụng Thân) và Thích Ca là Ứng Thân (Biến Hóa Thân). Trong khi cúng Quá Đường có câu “Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Xá Na Phật, Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật, Thiên Bách Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật”, cũng phát xuất từ giải thích nói trên. Riêng Chơn Ngôn Tông thì lấy thuyết của Đại Nhật Kinh mà chủ trương Tỳ Lô Giá Na Phật là Đại Nhật Pháp Thân với Lý Trí Bất Nhị. Trong bài Phật Tâm Ca (佛心歌) của Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士,1230-1291) có câu “A thùy ư thử tín đắc cập, cao bộ Tỳ Lô đảnh thượng hành (阿誰於此信得 及、高歩毘盧頂上行, ai người theo đây tin được đến, cao bước Tỳ Lô đảnh thượng đi).” Hay như Tuyết Đậu Từ Tông (雪竇嗣宗,1085-1153), vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, có làm bài tụng rằng: “Thiên niên thạch hổ sản kỳ lân, nhất giác thông thân ngũ thái minh, kim tỏa ngọc quan hồn xiết đoạn, Tỳ Lô giới nội cổ yên trần (千年石虎產麒麟、一角通身五彩明、金鎖玉關渾掣斷、 毘盧界內鼓煙塵, ngàn năm hổ đá sanh kỳ lân, năm sắc tươi màu một sừng thân, vòng vàng dây ngọc phá tan thảy, Tỳ Lô cảnh nội dấy phong trần).”