Mục lục bài viết:
Toggle1. Nguyên văn
伏以
慈雲普覆、遍沙界以嚴莊、法雨霑週、洗大千而清 淨。拜疏為越南國…省…縣(郡)…社…村、家居 (本寺)奉
佛修香献供開經懺悔祈安保命迎祥集福事。今弟 子…等、維日焚一篆之心香、禮
三身之寶相。願舒蓮眼、俯鑒葵心。言念、弟子等生 逢盛世、幸遇良緣、荷乾坤覆載之恩、感
佛聖炤臨之德。茲者肅陳素惘、披瀝丹心、稽首投 誠、翹勤懺悔、諷誦…加持…諸品神呪。頂禮
三身寶相、萬德金容、集此善因祈增福壽。今則謹具 疏文、和南拜白。
南無十方常住三寶作大證明。
南無道場教主本師釋迦牟尼佛作大證明。
南無消災增延壽藥師琉璃光王佛作大證明。
南無大慈悲救苦難靈感觀世音菩薩。恭奉、遍法界諸 尊菩薩摩訶薩、道場會上無量聖賢、共降威光、同垂加 護。伏願、神通感應、微妙威靈、洒枝頭之甘露、普霑 世界之清涼、留福海之恩波、永切存亡利樂。仰賴
佛恩証明。謹疏。
佛曆… 歲次…年… 月…日時、弟子眾等和南上 疏。
(疏) 奉 白佛金章弟子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phục dĩ
Từ vân phố phú, biến sa giới1 dĩ nghiêm trang, pháp vũ triêm châu, tẩy Đại Thiên2 nhi thanh tịnh.
Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh, … Huyện (Quận), Xã, Thôn, gia cư (bổn tự) phụng Phật tu hương hiến cúng khai kinh kỳ an bảo mạng nghinh tường tập phước sự. Kim đệ tử … đẳng; duy nhật phần nhất triện chi tâm hương, lễ Tam Thân chi bảo tướng; nguyện thư Liên Nhãn, phủ giám quỳ tâm3.
Ngôn niệm: Đệ tử đẳng sanh phùng thạnh thế, hạnh ngộ lương duyên; hà càn khôn phú tải chi ân, cảm Phật thánh chiếu lâm chỉ đức. Tư giả túc trần tố khổn, phi lịch đơn tâm, khể thủ đầu thành, kiều cần sám hối; phúng tụng gia trì … chư phẩm thần chú. Đảnh lễ Tam Thân bảo tướng, vạn đức kim dung; tập thử thiện nhân, kỳ tăng phước thọ. Kim tắc cấn cụ sở văn, hòa nam bái bạch.
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo tác đại chứng minh.
Nam Mô Đạo Tràng Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh
Nam Mô Tiêu Tai Tăng Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật tác đại chứng minh.
Nam Mô Đại Từ Bi Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
Cung phụng: Biến pháp giới chư tôn Bồ Tát Ma Ha Tát, đạo tràng hội thượng vô lượng thánh hiền, cọng giáng oai quang, đồng thùy gia hộ.
Phục nguyện: Thần thông cảm ứng, vi diệu uy linh; sái chi đầu chi Cam Lồ, phổ triêm thế giới chỉ thanh lương; lưu phước hải chi ân ba, vĩnh kiếp tồn vong lợi lạc. Ngưỡng lại Phật ân chứng minh. Cần sớ.
Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Mây từ phủ khắp, biến cõi Phật thêm trang nghiêm, mưa pháp rưới cùng, rửa thế gian được thanh tịnh.
Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) …. Tỉnh, nước Việt Nam; có gia đình (chùa) thờ Phật, dâng hương hiến cúng khai kinh sám hối, cầu an bảo mạng, nghinh lành tập phước. Đệ tử … hôm nay, đốt lên một nén tâm hương, lạy khắp Ba Thân tướng báu; nguyện ban từ nhãn, chứng tấc lòng thành.
Nép nghĩ: Đệ tử chúng con, sanh đời vượng thịnh, may gặp duyên lành; nặng mang ơn sâu càn khôn chở che, cảm Phật thánh chiếu lâm đức lớn. Con nay khẩn thiết bộc bạch, phơi bày chân tâm; muôn lạy cúi đầu, chí thành sảm hối, trì tụng …, gia trì các phẩm thần chú; đành lễ Ba Thân tưởng báu, muôn đức dung vàng; lấy nhân tốt này, cầu thêm phước thọ. Nay xin dâng trọn sớ văn, kính thành thưa thỉnh:
Kính lạy Ba Ngôi Báu Thường Trú Trong Mười Phương chứng giám cho. Kính lạy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, giáo chủ đạo tràng chứng giám cho.
Kính lạy Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, tiêu trừ tai họa tăng tuổi thọ, chứng giám cho.
Kính lạy Quan Thế Âm Bồ Tát, có từ bi lớn, cứu khổ nạn, linh cảm ứng, chứng giám cho.
Cùng xin các vị Bồ Tát Ma Ha Tát khắp pháp giới, vô lượng thánh hiền trong đạo tràng, cùng giảng oai quang, xót thương gia hộ.
Lại nguyện: Thần thông cảm ứng, vi diệu oai linh; rưới nước cành dương Cam Lồ, thẩm khắp thế giới thảy mát trong; lưu biển phước ngập sóng ơn, muôn kiếp mất còn lợi lạc. Ngưỡng mong ơn Phật chứng minh
Kính dâng sớ.
Phật lịch… Ngày … tháng … năm
Đệ tử chúng con kinh thành dâng sớ.
4. Chú thích
- Sa giới (沙界): hằng hà sa số thế giới, tức vô lượng vố số thế giới của Phật nhiều như cát sông Hằng (s, p: Gangā, 恆河) ở Ấn Độ. Kim Cang Bát Nhã Kinh (金剛 般若經) có đoạn rằng: “Chư Hằng Hà sở hữu sa số Phật thế giới, như thị ninh vi đa phủ (諸恆河所有沙數佛世界、如是寧為多不, vô số các thế giới Phật có ở sông Hằng, như vậy liệu có nhiều chăng ?).” Câu “Từ vân phổ phú, biển sa giới dĩ trang nghiêm (慈雲普覆、遍沙界以嚴莊)” ở trên có nghĩa là đám mây từ bi trùm khắp mọi nơi, làm cho hằng hà sa số cõi Phật được trang nghiêm.
- Đại Thiên (大千): tức Đại Thiên Thế Giới (s: mahāsāhasra-lokadhātu, p: mahāsahassa-lokadhātu, 大千世界), hay Đại Thiên Giới (大千界), là vũ trụ quan của Ấn Độ cổ đại. Người Ấn Độ xưa lấy 4 châu lớn và mặt trời, mặt trăng làm một thế giới nhỏ; hợp 1.000 thế giới nhỏ lại thì trở thành Tiểu Thiên Thế Giới (小千世 界); rồi kết hợp 1.000 Tiểu Thiên Thế Giới lại thành Trung Thiên Thế Giới (中千 世界); và kết hợp 1.000 Trung Thiên Thế Giới thì hình thành nên Đại Thiên Thế Giới. Từ đó, nếu kết hợp cả Tiểu Thiên Thế Giới, Trung Thiên Thế Giới và Đại Thiên Thế Giới thì có Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Người thống trị Đại Thiên Thế Giới là Đại Phạm Thiên Vương (大梵天王) của cõi Sắc Cứu Cánh Thiên (s: Akanistha,色究竟天). Một Đại Thiên Thế Giới đầu có một vị Đại Phạm Thiên Vương và Đại Thiên Thế Giới thì vô lượng vô số; trong khi đó, Đại Phạm Thiên Vương cũng không thể tính hết được. Đại Thiên Thế Giới của chúng ta được gọi là thế giới Ta Bà (s, p: sahā, 娑婆); mỗi Đại Thiên Thế Giới đều có một đức Phật hóa độ, cho nên đức Phật Thích Ca (s: Śākya, p: Sakya, 釋迦) là giáo chủ của cõi Ta Bà. Câu “Pháp vũ triêm châu, tẩy Đại Thiên nhi thanh tịnh (法雨霑週、洗大 千而清淨)” có nghĩa là mưa pháp thấm cùng khắp, làm rửa sạch cả đại thiên thế giới (cõi Ta Bà) được trong sạch.
- Quỳ tâm (葵心): tấm lòng trong sạch hướng về ánh sáng mặt trời, tâm tận trung và cung kính đối với nhà vua hay người bề trên. Quỳ (葵) là một loại rau hướng về bốn phương mà nở hoa; như Sở Quỳ (楚葵) là loại rau cần, Phù Quỳ (鳧葵) là rau nhút, Nhật Hướng Quỳ (日向葵) là hoa hướng dương, v.v… Cho nên quỳ tâm còn có nghĩa là tâm chí thành, chí kính hướng về đấng tối cao. Trong bài thơ Hữu Tửu (有酒) của Nguyên Chẩn (元積,779-831) nhà Đường có câu: “Quỳ tâm khuynh hể hà hướng, tùng ảnh trực nhi thục minh (葵心傾兮何向、松影直而孰明, lòng thành nghiêng chừ nào hướng, tùng bỏng thẳng mà sáng đâu ?).” Hay trong bài Phụng Hòa Trần Hiền Lương (奉和陳賢良) của Tô Thức (蘇軾, 1037-1101) nhà Tổng cũng có câu: “Vọng cùng hải biểu thiên hoàn viễn, khuynh tận quỳ tâm nhật du cao, thân ngoại phù danh hưu tỏa tỏa, mộng trung quy tư dĩ thao thao (望 窮海表天還遠、傾盡葵心日愈高、身外浮名休瑣瑣、夢中歸思已滔滔, trông cùng biển cả trời xa thẳm, nghiêng tận lòng thành trời lên cao, thân thoát huyễn danh thôi bôn tẩu, mộng trong về ngẫm thôi lao đao).” Hoặc trong bài Đào Hoa Phiến (桃花扇) của Khổng Thượng Nhiệm (孔尚任,1648-1718) nhà Thanh có câu: “Bổ kiểm hà tu thức, quỳ tâm vị khẳng sai (蒲劍何須試、葵心未肯差, kiếm có làm sao thử, lòng thành đâu biết sai).” Câu “nguyện thư Liên Nhãn, phủ giám quỳ tâm (願舒蓮眼、俯鑒葵心)”ở trên có nghĩa là cúi mong quý Ngài hãy mở mắt sen từ bì, thương xót nhìn xuống chứng giám cho lòng chí thành, chí kính của con.