Một lần tôi ở một ngôi chùa rừng cách bìa làng chừng nửa dặm. Một tối nọ, dân làng mở hội, ăn uống nhậu nhẹt ầm ĩ trong khi tôi đang đi kinh hành trong rừng. Lúc đó chắc phải hơn 11g đêm rồi, và tôi cảm thấy hơi là lạ trong mình.

Tôi cảm thấy lạ như thế này từ lúc buổi trưa. Tâm tôi rất tĩnh lặng. Hầu như không có một suy nghĩ nào. Tôi cảm thấy rất thư giãn và thoải mái. Tôi đi kinh hành cho đến khi cảm thấy mệt và vào ngồi thiền trong túp lều cỏ của tôi. Khi tôi vừa ngồi xuống, còn chưa kịp bắt chân lên, thì thật kinh ngạc, tâm tôi thể nhập sâu vào một trạng thái vô cùng bình an. Nó tự xảy đến. Khi tôi ngồi xuống, tâm thật sự vô cùng bình an. Vững vàng bất động như đá. Không phải là tôi không nghe thấy tiếng ồn ào xa xa của dân làng đang nhảy múa, ca hát – tôi vẫn có thể nghe – nhưng tôi vẫn có thể hoàn toàn tách rời khỏi tiếng ồn ấy.

Rất kỳ lạ! Khi tôi không chú ý đến tiếng ồn nữa, nó trở nên hoàn toàn yên lặng – tôi không nghe thấy một tiếng gì cả. Nhưng nếu muốn, tôi vẫn có thể nghe được, mà chẳng bị nó quấy rầy. Nó giống như có hai đề mục đang đặt cạnh nhau trong tâm tôi, nhưng không chạm vào nhau. Tôi thấy rõ tâm và đối tượng của chánh niệm hoàn toàn tách biệt nhau, y như cái ống nhổ và ấm nước ở đây vậy. Khi đó tôi hiểu ra rằng: khi đạt nhất tâm trong định, nếu bạn hướng tâm ra bên ngoài, bạn có thể nghe, nhưng nếu bạn hướng vào sự rỗng không của nó, nó sẽ hoàn toàn yên lặng. Khi nghe âm thanh, tôi có thể thấy tâm hay biết và âm thanh hoàn toàn tách biệt nhau. Tôi nghĩ: “Nếu đây không phải là cách nó vận hành, làm sao còn cách nào nữa?”. Đó chính là cách của nó. Hai thứ đó hoàn toàn tách biệt. Tôi tiếp tục tìm hiểu nó như vậy cho đến khi hiểu biết của tôi tiến sâu hơn nữa: “Điều này rất quan trọng. Khi sự liên tục của dòng tiếp nhận các đối tượng bị cắt đứt, kết quả là sự bình an”. Ảo tưởng trước đó về tính liên tục (santati) biến thành sự bình an của tâm (santi). Tôi tiếp tục ngồi, tinh tấn hành thiền. Lúc đó tâm chỉ chú ý toàn bộ vào thiền, không quan tâm đến bất cứ gì khác. Nếu tôi dừng lại vào thời điểm đó, thì chỉ vì một lý do duy nhất là thiền tập của tôi đã hoàn thành. Tôi có thể nghỉ ngơi, nhưng đó hoàn toàn không phải là vì lười biếng, mệt mỏi hay cảm giác khó chịu; tất cả những điều ấy đã vắng bóng trong tâm tôi. Chỉ có sự cân bằng và tâm xả hoàn hảo ở bên trong – vừa đủ, vừa đúng mức.

Cuối cùng tôi cũng nghỉ một lát, nhưng đó chỉ là tư thế ngồi của cơ thể thay đổi. Tâm tôi vẫn miên mật, không lay động, không mệt mỏi. Tôi kéo cái gối lại, định nằm nghỉ. Khi nằm xuống, tâm tôi vẫn giữ nguyên sự tĩnh lặng như trước đó. Rồi khi đó, trước khi đầu tôi chạm xuống gối, chánh niệm trong tâm tôi quay trở lại vào bên trong, tôi không biết nó đi vào đâu, nhưng nó cứ đi sâu dần sâu dần hơn nữa vào bên trong. Nó giống như dòng điện chạy dọc theo dây dẫn đến một cái công tắc. Khi chạm công tắc, thân tôi nổ tung với một tiếng nổ điếc tai. Cái tâm biết lúc đó vô cùng rõ ràng và vi tế. Khi đã đi qua điểm đó, tâm được giải phóng để thể nhập sâu vào bên trong. Nó đi sâu vào đến một điểm mà chẳng có gì ở đó cả. Hoàn toàn không có một thứ gì ở thế giới bên ngoài đến được nơi đó. Không có một thứ gì có thể chạm đến nó. Sau khi đã đi sâu vào bên trong một lúc, tâm rút lui trở lại ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi tôi nói tâm rút lui không có nghĩa là tôi kéo nó trở ra. Tôi chỉ đơn giản là một người quan sát, chỉ hay biết và chứng kiến. Tâm ra ngoài nhiều hơn đến khi trở lại bình thường.

Khi trạng thái tâm trở lại bình thường, một câu hỏi khởi lên: “Cái gì thế nhỉ?”. Câu trả lời đến ngay lập tức: “Những điều này tự đến theo chính nó. Bạn không cần phải tìm lời giải thích”. Câu trả lời đó là đủ để làm tâm tôi thỏa mãn.

Sau một lúc ngắn ngủi, tâm tôi lại bắt đầu chảy vào trong. Tôi không cố gắng hướng tâm mình đi đâu. Tự nó cất cánh. Khi đi sâu hơn nữa vào bên trong, nó lại đập vào cái công tắc đó lần nữa. Lần này, toàn thân tôi tan rã ra thành từng mảnh vụn và hạt nhỏ li ti. Tâm lại được giải phóng và đi sâu vào bên trong chính nó. Hoàn toàn tĩnh lặng. Nó còn tĩnh lặng sâu lắng hơn cả lần thứ nhất. Hoàn toàn không có một thứ gì có thể chạm đến đó. Tâm ở lại đó một lúc, như nó muốn, rồi rút lui ra bên ngoài. Lúc đó nó đi theo quán tính của nó và tất cả tự diễn ra. Tôi không tác động hay định hướng cho tâm mình phải theo bất cứ cái gì, chảy vào trong hay rút lui ra ngoài. Tôi chỉ là người biết và quan sát.

Tâm tôi lại trở lại trạng thái bình thường, và tôi cũng không tự hỏi hay suy đoán về những gì đang diễn ra. Tôi tiếp tục hành thiền và tâm lại quay vào trong lần nữa. Lần thứ ba này, cả vũ trụ tan ra thành từng hạt vụn nhỏ. Trái đất, núi non, ruộng đồng, rừng rậm, cả thế giới, tan rã vào trong hư không giới (ākāsa-dhātu). Con người biến mất. Tất cả mọi thứ đều biến mất. Tất cả mọi thứ không có gì còn lại.

Sau khi đi sâu vào trong, tâm an trú ở đấy một lúc như nó muốn. Tôi không thể nói là tôi hiểu chính xác làm cách nào nó ở lại đó. Rất khó để diễn tả những gì diễn ra. Không có cái gì có thể so sánh được. Không có ví dụ nào thích hợp. Lần này, tâm an trú trong đó lâu hơn lần trước nhiều, sau một lúc nó mới trở ra trạng thái bình thường. Khi tôi nói, nó trở ra không có nghĩa là tôi bắt nó trở ra hay tôi đang kiểm soát những gì đang diễn ra. Tâm tự làm tất cả những việc ấy. Tôi chỉ đơn thuần là người quan sát. Cuối cùng nó cũng trở lại trạng thái tâm bình thường. Làm sao bạn có thể đặt tên cho những gì diễn ra trong 3 lần đó? Ai biết? Bạn dùng thuật ngữ nào để dán nhãn cho nó?

Thiền sư Ajhan Cha

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sống yêu thương nhưng không phụ thuộc…
Đời sống, Tuổi trẻ

Cứ sống tử tế là được, đừng bao giờ cố gắng để khiến bất cứ một ai yêu thích bạn. Khi bạn càng cố gắng để được yêu thương thì bạn càng dễ bị phụ thuộc cảm xúc vào người khác và càng dễ bị thất vọng, đau lòng và mất tự tin vào bản...

Trăm năm nào khác cuộc cờ đổi thay
Đời sống

Đời người sắc sắc không không, tưởng mộng nhưng không phải mộng, ngỡ là chân nhưng nào phải thế. Kỳ thực vạn sự trên đời đến và đi ấy cũng là do duyên nợ an bài. Hoa đến ngày thì hoa phải nở, đò đầy người đò phải sang sông. Đến khi duyên đã hết,...

Hãy cảm ơn những người lừa dối và phản bội
Đời sống

Cảm ơn và tha thứ, con đang giải phóng bản thân khỏi cảm giác bị ràng buộc và tự do tâm hồn để tìm kiếm niềm vui và hạnh phúc từ bên trong. Con không còn là nạn nhân của quá khứ mà là người kiểm soát cuộc sống của mình, điều này mang lại...

Tham ái là nguyên nhân dẫn đến đau khổ
Đời sống

Đức Phật chẳng khác nào một vị thầy thuốc. Vị thầy thuốc bắt mạch, tìm ra bệnh, rồi tìm ra nguồn gốc hay nguyên nhân của căn bệnh. Đức Phật chẩn đoán và tìm ra bệnh của chúng sinh, biết bệnh của chúng sinh là đau khổ, và đau khổ này có nguyên nhân là...

6 kiểu người bạn nên trân quý
Đời sống, Tuổi trẻ

Có 6 kiểu người bạn này thì bạn nên trân quí vì sẽ giúp cho bạn hạnh phúc, tiến bộ và thành công. 1. Người lắng nghe và giữ bí mật cho bạn Người lắng nghe bạn là người bạn tuyệt vời, vì không phải ai cũng thích nghe tâm sự của người khác và...

Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại
Điểm nhìn, Đời sống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa Quý Vị, Lần này Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious CoExistence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau. Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho...

Từ Bi Là Cội Nguồn Của Hạnh Phúc
Đời sống, Tuổi trẻ

Mục tiêu của đời sống là phấn đấu cho hạnh phúc Chúng ta có mặt ở đây; chúng ta hiện hữu và có quyền tồn tại. Ngay cả những loài không phải là chúng sinh hữu tình như bông hoa cũng có quyền tồn tại. Nếu một năng lực tiêu cực tác động lên bông hoa, nó sẽ tự chữa trị bằng phản ứng hóa học để duy trì sự sống. Nhưng [hơn thế nữa] , chúng ta,...

Nhớ ưu điểm của người, dưỡng đạo đức của mình
Đời sống

Có lẽ chúng ta thường hay phạm chung một lỗi: nhận lòng tốt của ai đó đã quen, bỗng một ngày họ có chút sơ suất, mình lập tức quên hết những tốt đẹp còn lại. Thông thường người ta hay nhớ những khiếm khuyết và lỗi lầm của kẻ khác, thích soi sét những...

Hãy chọn cách sống hạnh phúc nhất
Đời sống

Có hai cách có thể sống cuộc đời mình trên thế gian này. Một là cách bình thường, chấp nhận tất cả mọi việc xảy ra cho mình như định mệnh an bài. Hai là, chúng ta nhận biết ân điển của Ngài (Bậc Đại giác) và từ đó chúng ta có thể sống một...

Cuộc sống không bao giờ diễn ra theo kịch bản, đó là điều mà ta cần chấp nhận
Đời sống, Tuổi trẻ

Cuộc sống đầy ắp những việc không như ý, và điều quan trọng không phải là những gì xảy ra, mà là cách chúng ta đối phó và thay đổi góc nhìn. Chúng ta có khả năng chuyển đổi mọi thử thách thành cơ hội và học hỏi từ mọi trải nghiệm. Khi những điều...

Ấm áp nhất chính là “trân trọng”
Đời sống, Tuổi trẻ

Rất nhiều thứ không phải lúc nào cần cũng có sẵn, không phải tất cả đều ở yên chổ cũ để chờ bạn, chờ bạn rảnh, chờ bạn có thời gian, chờ bạn quan tâm đến… Đừng chờ mất đi bạn bè mới hiểu thế nào là cô đơn. Đừng chờ mất đi người thân...

Ta có thật thương người đó không?
Đời sống

Tình thương chân thật phải có khả năng hiến tặng niềm vui và chia sớt nỗi khổ. Tình thương chân thật phải có chất liệu của hiểu biết. Chất liệu hiểu biết của ta về người ta thương càng sâu sắc, thì tình thương của ta dành cho người ấy càng chân thành thành và...

Thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu theo Bồ tát Quán Thế Âm
Đời sống, Sự kiện

Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau, nội kết và thù hận, mang lại an lạc hạnh phúc cho mọi người. Nỗi đau khổ của con người cần phải được xoa dịu bằng tình thương, chỉ...

Đừng vội vàng trách một ai đó 
Đời sống, Tuổi trẻ

Nếu mình đối tốt với ai rồi mong muốn người ta cũng đối lại với mình như thế ấy thì chẳng phải đó là lòng tốt có toan tính hay sao?  Khi cảm thấy thất vọng về ai đó: Đừng vội buồn, đừng vội trách họ vì có thể đó chỉ là điều ta kỳ...

Thầy Thích Minh Niệm: “Luôn tin mình rộng lớn hơn rất nhiều những gì biết về bản thân”
Đời sống, Tuổi trẻ

Thầy Thích Minh Niệm – tác giả cuốn sách nổi tiếng “Hiểu về trái tim”, “ Làm như chơi” và nhiều cuốn sách khác, là vị thầy hướng dẫn những phương pháp thực tập chữa lành giúp đỡ đến nhiều người, đã có cuộc trò chuyện với Giác Ngộ. Thầy đã có những chia sẻ tâm...

Khi tình yêu thương và đồng cảm tồn tại
Đời sống

Hạnh phúc không chỉ là sự tích tụ của những niềm vui nhỏ, mà còn là sản phẩm của tình yêu thương và đồng cảm, là sự chia sẻ và cùng nhau trải qua mọi thăng trầm cuộc sống. Khi tình yêu và đồng cảm tồn tại, hạnh phúc không chỉ là một điểm đến,...