Nếu nói rằng mọi tôn giáo (trừ các tà giáo) trên thế giới đều hướng về điều thiện, điều tốt đẹp. Vậy giá trị của Đạo Phật nằm ở đâu? Tại sao cần khai sinh thêm Đạo Phật làm gì nữa? Sự khác biệt của Đạo Phật là gì? Mời quý vị tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm cái nhìn khác về Đạo Phật.

1. Thần linh, thượng đế

“Tại sao Phạm Thiên không tạo một vũ trụ tốt đẹp
Nếu oai lực của Ngài là vô hạn? …
Ta liệt Brahma (Phạm Thiên) vào hạng bất công
Đã tạo một thế gian hư hỏng.”

“Nếu có một Thần Linh toàn quyền ban phước
Mà lại gieo họa cho tạo vật chính Ngài tạo ra.
Và cho chúng những hành động tốt xấu.
Vị Thần Linh ấy quả thật đầy tội lỗi.
Vì con người chỉ thừa hành ý muốn của Ngài”.

Đạo Phật không tôn thờ đấng tạo hóa, Thượng đế, thần linh siêu nhiên. Tất cả các hiện tượng trên thế gian (trừ Niết-bàn) đều do nhân duyên (điều kiện) hợp thành, không có bất cứ một thực thể nào có quyền năng can thiệp vào quá trình này.

Tuy nhiên, trong Đạo Phật vẫn có công nhận sự tồn tại của các vị trời (Thiên và Phạm Thiên), nhưng họ cũng là những chúng sinh như ta, chứ không nắm quyền quyền lực tối cao, có thể chi phối mọi thứ như hình tượng của Thượng Đế.

Tất cả chúng sanh đều tự làm chủ nghiệp của mình.

Nhưng có điều hơi đáng buồn là một số bộ phái đã sáng tạo thêm hình tượng của những vị Phật và Bồ Tát mang tính chất siêu nhiên, quyền năng, giống như những vị thần linh của các tôn giáo khác. Nhiều khi những vị Phật và Bồ Tát thần thánh này còn được sùng bái hơn cả Phật lịch sử Gotama.

Ta cần hiểu rằng, số phận của mình là do chính bản thân chúng ta tạo ra, không có bất cứ ai có quyền quyết định đời sống của người khác như thế nào. Không có thượng đế và cũng không có Phật và Bồ Tát siêu nhiên chuyên đi phù hộ cho tín đồ, hay để tín đồ cầu xin, chỉ có Phật là một đấng đạo sư vĩ đại, chỉ cho chúng ta con đường để ta tự bước chân đi mà thôi.

2. Linh hồn

Quan niệm thông thường cho rằng, cơ thể chúng ta gồm 2 phần, là thân xác và phần tâm linh. Điều này về đa số, kể cả Đạo Phật cũng đồng quan điểm.

Tuy nhiên, về phần tâm linh, người đời hay gọi là “hồn” hay “linh hồn”, hầu như tất cả đều nghĩ khi rằng khi thân xác này hoại diệt, phần hồn sẽ thoát ra và nhập vào một thân xác mới, tạo nên một kiếp sống mới.

Ở đây bắt đầu khác nhau, và là sự khác biệt cực lớn.

Đạo Phật cho rằng, quan niệm trên thuộc vào một loại tà kiến (gọi là thường kiến), chấp vào sự thường hằng, trái với luật vô thường, khi mà có một cái linh hồn bất biến đi hết từ thân xác này qua thân xác khác trong các kiếp sống.

Đạo Phật không phải như vậy. Khi ta tử, cả thân xác (Sắc) và phần tâm linh (Danh, gồm 4 thành phần nhỏ hơn là Thọ, Tưởng, Hành, Thức) đều diệt hết, không có gì dư sót.

Tuy nhiên, ngay trước đó một tý xíu, khi cận tử, chúng ta có 5 chập tâm tạo nghiệp, gọi là Cận Tử Nghiệp. Sau 5 chập tâm cận tử nghiệp có một vài tâm khác nhưng ta bỏ qua để nói đơn giản, hiểu rằng, ngay sau 5 chập tâm cận tử ấy là Tâm Tử (Tử Thức), là khoảnh khắc tâm cuối cùng của đời sống.

Khi đó, Cận Tử Nghiệp trổ quả ngay lập tức. Quả của Cận Tử Nghiệp là Thức tục sinh. Khoảnh khắc thức tục sinh xuất hiện chính là khoảnh khắc đầu tiên của kiếp sống mới, diễn ra ngay sau Tử Thức.

Ngay khoảnh khắc ấy, Thức Tục Sinh kết hợp với một số loại Sắc và 3 thành phần còn lại của Danh để tạo thành Danh Sắc mới, hay một đời sống mới.

Vì vậy, không giống như thuyết linh hồn (thường kiến), không có cái gì chui ra khỏi thân xác cũ để nhập vào thân xác mới, mà chỉ là quá trình sinh diệt liên tục của Danh và Sắc, được thúc đẩy bởi Nghiệp mà thôi.

Và thêm nữa là không tồn tại khái niệm “thân trung ấm 49 ngày” là trung gian giữa kiếp cũ và kiếp mới, khi tử là tái sinh luôn, vì vậy việc người đã mất rồi mới hộ niệm là điều vô ích, trừ khi do năng lực tham ái mạnh, họ bị đọa thành loài ngạ quỷ sống lang thang gần nơi ở cũ, hay gần thân xác cũ, nhưng nên nhớ đây cũng đã tính là kiếp sống mới.

Kết luận, ta hiểu rằng không có một cái “ngã” (linh hồn) nào tồn tại bền vững để ta phải tô điểm cho nó, phải tham ái, dính mắc vào nó. Mọi thứ của chúng ta, cả Danh hay Sắc đều sinh diệt liên tục, không có gì là bền vững cho ta bám víu, buông bỏ sự bám chấp vào “ngã” chính là con đường đi tới sự đoạn diệt mọi phiền não.

3. Thiền

Trong nhiều trường phái khác trên thế giới, họ đều có thể tu tập thiền, tuy nhiên, thiền mà họ sử dụng được gọi là thiền định (thiền chỉ, thiền vắng lặng), đây là phương pháp phát triển sự an tịnh của tâm khi rèn tâm an trú vào một đối tượng duy nhất. Phương pháp này giúp tâm đạt đến sự vắng lặng tuyệt đối, chế ngự các phiền não, chứng đắc các tầng thiền, hoặc một số ít có thể đắc được 5 loại thần thông.

Tuy nhiên, phương pháp này không thể đi tới sự giác ngộ, chính Phật Gotama đã tu tập thiền định trong vòng 6 năm nhưng không thể đi tới các đích cuối cùng, vì nó chỉ là sự đè nén phiền não, chứ không phải sự diệt tận phiền não.

Sau đó, ngài phát triển phương pháp minh sát (thiền Minh Sát, thiền Tuệ, thiền quán, Tứ Niệm Xứ), sử dụng sự an tịnh của tâm để quan sát 3 tướng (khổ, vô thường, vô ngã) của các pháp, chứ không chỉ cột trói tâm vào hình ảnh của đối tượng nữa, mà lần này là quan sát các đặc tính của chúng. Chính nhờ vậy, ngài phát triển được trí tuệ của bậc toàn giác, diệt được vô minh, qua đó đoạn tận tham ái, phiền não, đi tới sự giác ngộ.

Do vậy, thiền thì ở rất nhiều nơi đều có, nhưng để tìm được loại thiền phát triển được trí tuệ minh sát có thể chặt đứt các phiền não, thì chỉ có thiền của Đức Phật.

4. Thiện

Tất cả những ai không cần theo Đạo Phật cũng biết làm thiện, vậy thiện của một hành giả (am hiểu giáo pháp) có gì khác biệt không?

Đối với một người bình thường làm thiện, “thường” sẽ làm với sự dính mắc, tức là khi làm thiện, họ sẽ làm với sự hướng tâm về dục lạc thế gian, làm thiện để sau này trổ quả có nhiều tài sản, hay có sắc đẹp, hoặc để được khen, được ngưỡng mộ, có danh tiếng tốt,…

Những loại thiện này cũng vẫn cho ra quả thiện, tuy nhiên, đó là thiện cho ra phước hữu lậu (hữu là có, lậu là phiền não), tức là chúng trổ quả, cho chúng ta nhiều dục lạc, nhưng đi kèm đó là rất nhiều phiền não.

Có tiền thì lo trộm cắp, có xe sang thì sợ bị va quệt, có vợ chồng thì lo giữ, có con thì lo con hư, con ốm, có danh tiếng thì sợ bị người khác nói ác, bêu xấu,… Tất cả điều đó là phước, nhưng luôn đi với phiền não.

Còn với một hành giả Đạo Phật, trong hàng tỷ tỷ khoảnh khắc tâm sinh lên khi làm thiện, có thể họ cũng có những chập tâm hướng về những điều hữu lậu như trên giống những người bình thường khác, điều này là không thể tránh khỏi, dù ít dù nhiều, do ai cũng là phàm phu.

Nhưng nếu hành giả này có kinh nghiệm phát triển tốt về khả năng minh quán, quan sát được tâm mình, thì những giây phút còn lại, có thể hướng tâm của mình về phước vô lậu.

Lúc này, tâm của họ không phải là làm thiện đi kèm với dính mắc (vào dục lạc) nữa, mà là làm thiện với trí tuệ về sự xả ly, khi ấy, thiện nghiệp này sẽ trổ quả về phước vô lậu, loại phước giúp đoạn trừ các lậu hoặc, cấu uế, phiền não.

Nhưng như vậy không có nghĩa là họ không tạo ra phước hữu lậu, ví dụ như Đức Phật cũng có vô số phước hữu lậu, nhưng ngài không tham đắm vào chúng.

Do vậy, sự khác nhau là, người bình thường làm thiện với dính mắc, tâm gần như chỉ hướng về phước hữu lậu. Còn hành giả Đạo Phật biết hướng tâm về phước vô lậu, họ vẫn tạo ra cả phước hữu lậu nhưng có xu hướng ít dính mắc và bị chúng đắm nhiễm.

Vì vậy, đến với Đạo Phật, (nếu có cơ hội phù hợp) nên tích cực trau dồi pháp học, pháp hành, để làm thiện với trí tuệ, với sự xả ly, khi đó mới có thể bước chân trên con đường của Phật dạy.

Trên đây là những điều chỉ có trong Đạo Phật mà một hành giả Phật tử cần biết. Hy vọng có những sự lợi ích cho quý vị. Chúc quý vị luôn an vui trong chánh pháp!

Hoàng Minh Silananda
Vô Minh đến Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Lịch các ngày vía Phật trong năm và cách cúng bái chuẩn
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Các ngày vía Phật trong năm mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với Phật tử. Trong bài viết này, sẽ tổng hợp chi tiết các ngày vía Phật theo lịch âm và hướng dẫn bạn cách cúng bái chuẩn để thể...

Thất bảo nhà Phật gồm những gì? Ý nghĩa sâu sắc trong đạo Phật
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “thất bảo” trong Phật giáo nhưng chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa? Đây không chỉ là những bảo vật quý giá mà còn mang giá trị tâm linh sâu sắc, giúp con người hướng thiện và...

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Chép hồng danh Phật, như “Nam mô A Di Đà Phật,” là cách thực hành giúp tâm an tịnh, nuôi dưỡng lòng kính ngưỡng và hướng đến thiện lành. Chép hồng danh Phật có ý nghĩa gì? Sự ý nghĩa sâu sắc của...

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị sáng lập đạo Phật đã để lại di sản vĩ đại qua giáo pháp và trí tuệ sau khi đắc đạo với nhiều tôn hiệu cao quý được tôn vinh. Thích Ca Mâu Ni – Vị...

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài...

Tạng A-Tỳ-Ðàm có nghĩa là gì?
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Abhidhammapiṭaka (Tạng A-Tỳ-Ðàm) dịch là Tạng Vô-Tỷ-Pháp, là một trong ba Tạng Giáo lý của Phật giáo. Tạng Abhidhamma đặc thù hơn tạng Suttanta (kinh) và Tạng Vinaya (Luật) trên phương diện nghĩa lý, trình bày pháp chơn tướng bản thể (Sabhāva-dhamma), vì...

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa – Đầu đà đệ nhất
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Tôn giả Ma Ha Ca Diếp, hay Đại Ca Diếp, là một trong mười đệ tử lớn của Đức Phật, nổi tiếng với lối sống khổ hạnh. Sau khi Đức Phật nhập diệt, ông lãnh đạo Tăng đoàn và chủ trì đại hội...

Đức Ông được thờ trong chùa là ai?
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Đức Ông, hay Đức Chúa Ông, là một vị được tôn kính và thờ phụng trong các ngôi chùa Phật giáo truyền thống, thường có ban thờ riêng dành cho Ngài. Đức Ông là ai? Đức Chúa Ông hay Cấp Cô Độc (Anathapindika),...

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề...

Những Lợi ích khi tụng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát giúp giảm khổ đau, diệt tham sân si, và nuôi dưỡng tâm thanh tịnh. Quán Thế Âm Bồ Tát là ai? Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara) là biểu tượng của từ bi và trí...

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của Đức Phật
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Khám phá câu chuyện về Tôn giả Ananda và 8 đặc ân đặc biệt khi làm thị giả của Đức Phật, minh chứng cho sự tận tụy và trí tuệ trong hành trình phụng sự đạo pháp. Tôn giả A Nan Đà (Ananda)...

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900...

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Sống có phúc, có đức là chìa khóa để hạnh phúc bền lâu. Nhưng làm sao để tạo phước đức vững bền? Những suy nghĩ, lời nói và hành vi việc làm tốt đẹp lương thiện, mang lại giá trị chân thật cho...

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện 37 phẩm trợ đạo là những yếu tố giúp hành giả tu tập đạt đến con đường giác ngộ và giải thoát. Đạo Phật, với giáo lý tinh tấn và hướng về sự giác ngộ và giải thoát, đã truyền bá 37 phẩm...

Ý nghĩa của 6 chữ: Nam Mô A Di Đà Phật
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Niệm A Di Đà là một cách tu, nhanh chóng, dễ dàng, dựa vào tha lực, và đại nguyện của đức Phật A Di Đà, bằng cách nhất tâm niệm danh hiệu của Ngài để trau dồi đức hạnh và xoa dịu những...

6 loại pháp khí Mật tông
Kiến thức

Mục lục bài viết1. Thần linh, thượng đế2. Linh hồn3. Thiền4. Thiện Pháp khí hay còn gọi là Phật khí, Phật cụ, pháp cụ là những dụng cụ dùng để thực hành các loại pháp sự, dâng cúng lên chư Phật, trang nghiêm đạo tràng, hay làm dụng cụ trợ ích trong tu chứng Phật...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.