Nói đến nhà Trần, người Việt Nam thường liên tưởng đến chiến tích oai hùng của nước Đại Việt với ba lần đánh bại quân Mông – Nguyên (1258, 1285, 1288), nối tiếp cha ông làm dày thêm những trang sử chống xâm lược vẻ vang của dân tộc. 

Song, mặt trái của chiến tranh, dẫu là người giành được thắng lợi, vẫn luôn để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cả về nhân mạng lẫn đời sống xã hội, gây trì trệ trong phát triển đất nước, không thể dễ dàng khắc phục.

Ấy vậy nhưng nhà Trần- mà trách nhiệm chính là vua Trần Nhân Tông, với 15 năm làm vua (1278-1293), 15 năm dưới danh nghĩa Thái Thượng hoàng và Phật hoàng (1293-1308), vừa trực tiếp lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Nguyên (1285 và 1288) vừa đảm nhận trọng trách phát động công cuộc trùng tuxây dựng lại đất nước sau chiến tranh- vẫn nhanh chóng lập nên những kỳ tích mới trong xây dựngthể hiện qua diện mạo kiến trúc thời Trần Nhân Tông.

Qua ba lần xâm lược, dưới vó ngựa của hàng chục vạn quân Mông Cổ rồi quân Nguyên, làng mạc, ruộng vườn khắp nơi tiêu điều xơ xác; rất nhiều công trình như thành quách, đền đài, cung điện, lăng miếu, chùa tháp, dinh thự, nhà cửa bị triệt hạ. Ngay cả Kinh đô Thăng Long cũng ba lần bị quân giặc đốt sạch, phá sạch; đến nỗi vào ngày 27 tháng 3 năm Mậu Tý (28-4-1288), khi vua tôi nhà Trần chiến thắng trở về thì không còn cung điện để ở, phải nghỉ tạm ở lang thị vệ.

Vì thế, một trong những nhiệm vụ cấp thiết mà vua Trần Nhân Tông phải tiến hành ngay sau cuộc chiến là tái thiết Kinh đô. Năm 1289, Kinh đô Thăng Long được xây dựng lại với qui mô lớn. Triều đình không những huy động thợ thủ công cả nước, mà còn bắt số quân dân trước đây từng đầu hàng giặc phải đảm trách công việc nặng nhọc là chuyên chở gỗ đá xây dựng để chuộc tội. Đáng tiếc là sử sách nhà Trần không ghi rõ công việc tu tạo của thời kỳ nầy ra sao, nên không thể tường tận chi tiết xây dựng các công trình kiến trúc thuở đó.

Tuy nhiên, qua một vài đoạn mô tả trong bài thơ An Nam tức sự của Trần Phu, sứ giả nhà Nguyên đi sứ sang Đại Việt sau chiến tranh (1293), có thể hình dung phần nào bộ mặt cung điện lầu gác Thăng Long sau khi tái thiết.

Chẳng hạn: Từ sứ quán đi 60 dặm thì qua cầu Yên Hòa, đi một dặm nữa thì tới phía bắc cầu Thanh Hoa, trên cầu có xây 19 gian nhà. Đến nơi tù trưởng ở (tức cung điện vua Trần ở) có Dương Kinh môn; trên cửa có gác gọi là Triều Thiên các, cửa nhỏ bên trái gọi là Vân Hội môn, bên trong cửa có khoang Thiên tỉnh ngang dọc độ vài mươi trượng (khoảng 7m x 7m). Từ bậc thềm bước lên thấy dưới gác có một tấm biển đề là Tập Hiền điện, bên trên có gác lớn gọi là Minh Linh các. Từ chái bên phải đi tới, gặp một điện lớn gọi là Đức Huy điện, cửa bên trái gọi là Đông Lạc môn, cửa bên phải gọi là Kiều Ứng môn, các biển đều bằng chữ vàng.

Mô tả trên của sứ giả Nguyên chứng tỏ đất nước đã bước đầu vượt qua được những khó khăn, tổn thất nghiêm trọng của nền kinh tế sau chiến tranh để đi lên. Thêm vào đó, bộ mặt Kinh đô có phần khởi sắc chắc hẳn một phần còn do vua Trần Nhân Tông cố gắng sửa sang lại Thăng Long để tương xứng tầm vóc thắng lợi to lớn mà toàn dân tộc vừa giành được.

Diện mạo Kinh đô Thăng Long thời Trần Nhân Tông đã phần nào xuất lộ ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long được phát hiện từ năm 2002, nhưng quả thật rất khó để đối chiếu cụ thể với những mô tả của sứ nhà Nguyên. Dẫu sao thì các công trình giai đoạn đó cũng đã góp phần làm nên Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật với Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (và ngày 28-12-2007, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đã ký quyết định công nhận xếp hạng di tích quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới).

Cùng với việc tu bổ Kinh đô, vua Trần Nhân Tông tiếp tục chú trọng xây dựng vùng đất phủ Thiên Trường (Từ năm 1239 các vua Trần đã cho xây dựng ở Tức Mặc hàng loạt cung điện, lầu gác, nhà cửa để làm nơi ở cho con cháu, họ hàngthân thích thuộc hoàng gia và cho chính bản thân các vua sau khi đã nhường ngôi lên làm Thái Thượng hoàng. Năm 1262 nhà Trần đổi Tức Mặc thành phủ Thiên Trường).

Vua Trần Nhân Tông cho dựng nhà dạy học để dạy dỗ con em quý tộc; nhiều cung thất, phủ đệ của các vương tôn, công hầu, khanh tướng lần lượt mọc lên ở đó. Tất cả các công trình hợp lại, biến phủ Thiên Trường thành một nơi sầm uất, thái bình thịnh vượng.

Ngày nay, tại các xã phía bắc thành phố Nam Định (địa bàn phủ Thiên Trường xưa) vẫn còn lưu dấu các công trình kiến trúc thuở đó qua các tên làng như Phương Bông, Liễu Nha, Hậu Bồi, Đệ Nhất, Đệ Nhị…; tên các xứ đồng như Vườn Quan, Nội Cung, Vườn Văn Chỉ, Đường Chức Ngự, Cồn Đình, Cửa Triều… Những tên gọi đó gợi lên hình ảnh một quần thể kiến trúc với quy mô lớn, đa dạng và hoành tráng.

Khung cảnh tươi vui, đầm ấm của Thiên Trường được chính vua Trần Nhân Tông trong một lần về thăm viết thành bài thơ Thiên Trường vãn vọng đầy cảm xúc:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lý quy ngưu tận
Bạch lộ song song phi hạ điền.

Dịch nghĩa:

Thôn trước thôn sau khói phủ mờ
Nửa không nửa có bóng chiều hôm.
Mục đồng thổi sáo xua trâu ngủ
Cò trắng từng đôi lượn xuống đồng.

Không riêng các công trình kiến trúc của nhà nước; nhiều dinh thự, trang ấp, phủ đệ, lầu gác, từ đường, am động, lăng mộ của quý tộc Trần cũng mọc lên nhan nhản. Sự phát triển nầy một phần do chế độ điền trang, thái ấp thời Trần khá phổ biến; mặt khác do nhiều tướng sĩ, quý tộc Trần có công lao lớn trong kháng chiến chống xâm lược nên được phong thưởng nhiều đất đai, tài sản.

Thời vua Trần Nhân Tông, nhiều nơi có các công trình kiến trúc tư nhân lớn như trang ấp của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp (nay thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương); trang ấp của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật ở Tức Mặc (Nam Định); của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư ở Vân Đồn (Hải Phòng); của Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão ở Phù Ủng (Hưng Yên)…

Bên cạnh các công trình kiến trúc của nhà nước và dinh thự quý tộc, quan lại; nhà cửa, phố chợ trong nhân dân cũng được tái thiết nhanh chóng và trở nên sầm uất sau chiến tranh. Bài An Nam tức sự của Trần Phu, sứ giả nhà Nguyên, cho biết trong các xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ bày la liệt, hễ cách năm dặm thì dựng ngôi nhà ba gian, bốn phía đặt chõng để làm nơi họp chợ.

Còn nhà cửa của nhân dân thì san sát, với những đặc trưng nổi bật kiểu Việt mà sứ giả nước Nguyên Trần Phu khó có thể quên khi mô tả: Nhà không có kiểu gấp mái hoặc chống kèo, mà từ đòn đông đến mái hiên cứ thẳng tuột một mạch, như đổ hẳn xuống. Nóc nhà tuy hết sức cao nhưng mái hiên thì chỉ cách mặt đất chừng bốn năm thước, có nhà còn thấp hơn nữa là khác, nên bị tối, mái nhà ngang mặt đất mà trổ cửa sổ… Những mô tả này phản ánh một không khí mới của sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung, lĩnh vực kiến trúc nói riêng của nước Đại Việt dưới thời vua Trần Nhân Tông.

Ngoài các dạng kiến trúc nói trên, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đề cập đến kiến trúc Phật giáo đời Trần Nhân Tông, bởi dấu ấn của vị vua nầy để lại hết sức sâu đậm trong tổng thể kiến trúc Phật giáo thời Trần.

Phật giáo vẫn phát triển mạnh vào đầu thời Trần, tuy ở lĩnh vực cai trị đất nước, tư tưởng Nho giáo bắt đầu có ưu thế. Không những dân chúng mà ngay các vương hầu, khanh tướng, cùng một số vua Trần thường quy y PhậtĐặc biệt sau chiến thắng quân Nguyên, vào tháng 3 năm Quý Tỵ (1293), vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái Thượng hoàng, sau đó đi tu, góp phần mở đầu cho sự ra đời Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Tam tổ ở Đại Việt.

Địa bàn của Thiền phái Trúc Lâm nằm trên một vùng Đông Bắc rộng lớn, kéo từ Uông Bí, Đông Triều về đến Thăng Long. Chính sự lớn mạnh của Thiền phái Trúc Lâm đã đóng góp khá nhiều công trình kiến trúc cho Phật giáo, với việc trùng tuxây dựng thêm nhiều chùa tháp mới.

Trong số các kiến trúc Phật giáo đời Trần Nhân Tôngđáng kể nhất là các ngôi chùa, tháp ở núi Yên Tử (Đông Hưng, Quảng Ninh). Nơi đây đã trở thành một trung tâm lớn của Phật giáo, với một hệ thống các công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ đã được xây dựng, có nhiều nhà sư nổi tiếng trông coi, do các nhà sư của Thiền phái Trúc Lâm của Trần Nhân Tông đứng đầu.

Tại Yên Tử, từ chân núi đi lên với chiều dài khoảng 30 cây số, có chừng hai mươi công trình kiến trúc lớn nhỏ. Các công trình lớn như chùa Lân (Long Động), chùa Hoa Yên, chùa Giải Oan, chùa Bảo Sái, viện Thạch thất Mị ngự, viện Phu Đồ, am Vân Tiêu, Dược Am…

Trong hệ thống chùa tháp ở Yên Tử, chùa Hoa Yên được coi là chính tự. Nơi đây, Thượng hoàng Trần Nhân Tông cùng các đệ tử về xây dựng và trụ trì luôn. Chùa Hoa Yên được dựng lên trên một sườn núi rộng, thoai thoải. Núi được bạt thành hai lớp nền rất lớn, lớp nền trước là nơi dựng cổng chùa và các tháp, lớp nền sau là tòa điện chính của chùa. Ngoài chính điện, chung quanh chùa có lầu trống, lầu chuông, nhà tri khách, nhà dưỡng tăng, nhà in và chứa kinh sách, nhà thuyết pháp

Tổng thể chùa tháp ở Yên Tử được xem là một công trình kiến trúc Phật giáo khang trang, bề thế, ghi dấu tên tuổi Trần Nhân Tông, vị tổ đã có công lớn khai sinh ra hệ phái Trúc Lâm Tam tổ trên vùng đất này. Xá lị của Trần Nhân Tông đã vĩnh viễn ở lại cùng ngôi tháp được xây dựng sau cổng chùa Hoa Yên đã nói lên điều đó.

Hai lần cùng dân tộc lao đầu vào cuộc kháng chiến khốc liệt chống quân Nguyên, Trần Nhân Tông đã đưa đất nước đạt được những thắng lợi rực rỡvinh quang. Sự vĩ đại của ông càng được nhân lên gấp bội, khi cũng chính ông là người khởi đầu sứ mạng khắc phục hậu quả chiến tranh, tái thiết và xây dựng lại đất nước.

Với vai trò Hoàng đế, và sau đó là Thái Thượng hoàng rồi cả Phật hoàng, Trần Nhân Tông đã phát huy hào khí Đông A làm nên bước đột phá thần kỳ, tạo ra một diện mạo mới trong đời sống vật chất lẫn tinh thần cho nước Đại Việt sau chiến cuộc.

Thật không dễ dàng để đạt được kỳ tích trong xây dựng sau chiến tranh đổ nát hoang tàn, khi chỉ 5 năm sau ngày chấm dứt cuộc chiến (1293), sứ giả nhà Nguyên sang đất Đại Việt lại chỉ thấy cảnh xe thuyền, người ngựa tấp nập; nhà cửa, đền tạ, cung điện san sát; một sự thái bình thịnh trị tràn ngập khắp đất nước; sức sống diệu kỳ lan tỏa khắp nơi…

Sinh khí quốc gia mà Trần Nhân Tông nhanh chóng tạo dựng được, thể hiện một phần từ các công trình kiến trúc, đã khiến kẻ thù phải khâm phục, nể sợ; để rồi bao lần muốn tiếp tục gây chiến tranh nhằm rửa nhục, triều Nguyên đành phải tạm gác qua một bên, cuối cùng đành chấm dứt luôn ý định trả thù Đại Việt khi Hốt Tất Liệt qua đời (1294).

NGUYỄN QUANG TRUNG TIẾN( Đà Nẳng)
Huế, ngày 22 tháng 11 năm 2008
(GiacNgo Online)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Góp thêm những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều chúng ta dễ dàng bắt gặp là ở chỗ Người có nhiều mối quan hệ gắn bó với Phật giáo, không chỉ ở mặt tư tưởng, tình cảm mà cả chính bằng những việc làm cụ thể. Trên bình diện...

Hôn nhân hạnh phúc trên nền tảng đạo đức Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa

Việc ứng dụng giáo lý nhà Phật vào cuộc sống lứa đôi mang lại rất nhiều tích cực cho cuộc sống gia đình của các phật tử, hướng phật tử đến một cuộc hôn nhân tốt đẹp trên nền tảng đạo đức Phật giáo. A. Mở đầu Trong muôn vàn giá trị mà con người...

Sơn môn Bổ Đà-Dấu thiêng còn vang mãi
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Thời kỳ Lê Trung Hưng (Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII) dòng thiền Lâm Tế Trung Hoa được truyền vào Việt Nam và đã vô cùng phát triển ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Ngoài những sơn môn nổi tiếng của Lâm Tế Đàng Ngoài như: chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa...

Hoạt động đào tạo Tăng tài trong phong trào chấn hưng PGVN giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX
Lịch sử, Nghiên cứu

Tăng sĩ không tu tập, không am hiểu giáo lý để hoằng pháp, điều này ảnh hưởng rất lớn trong quần chúng tín đồ phật tử. 1. Dẫn nhập    Phật giáo du nhập vào nước ta đã trải qua hơn 2000 năm, những giá trị tâm linh Phật giáo để lại trên mảnh đất...

Ứng dụng Kinh tạng Pali về đạo đức, xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả và bền vững
Nghiên cứu

Sự phát triển của kinh tế hôm nay và sự bình ổn của xã hội, sự an toàn của môi trường trong tương lai không thể tách rời nhau, có mối quan hệ hỗ tương cho nhau A. Dẫn nhập Kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận, nhưng kinh doanh như thế nào để tạo...

Vai trò của Phật giáo thời Lý trong lĩnh vực chính trị, tôn giáo và đoàn kết chống ngoại bang
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì không thể không nói đến Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Việt Nam vòa khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, tư tưởng từ bi, vị tha của đạo Phật nhanh chóng được cư dân bản địa tiếp...

Hành trạng và tư tưởng Phật học của Tổ sư Hoán Bích – Nguyên Thiều
Lịch sử, Nghiên cứu

Thiền sư Nguyên Thiều được biết là một vị tổ sư, cao tăng gốc Trung Hoa thuộc thế hệ thứ 33 dòng thiền Lâm Tế, đã sang Việt Nam hoằng đạo ở Đàng Trong vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1789) và giúp phục hồi Phật giáo Xứ Đàng Trong.  1. Vấn đề về hành...

Chùa Diệu Ðế và hai bài thơ liên quan vừa được tìm thấy trong Cống Thảo Viên Tập của Nguyễn Phúc Miên Cư
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa, văn học Việt Nam, có không ít những công trình kiến trúc từ lâu đã trở thành kinh điển, đại diện cho tinh thần và tư duy của một triều đại với những thăng trầm bi hùng. Không chỉ thế, nó còn mang xu hướng linh thiêng, là...

Mối liên hệ về chữ “Hiếu” trong Nho giáo và văn hóa Lễ Vu Lan ở Trung Quốc: từ thế tục tới tính thiêng!
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào thời nhà Hán (202 TCN – 220 CN); kết hợp các nền văn hóa bản địa cố hữu, Phật giáo dần trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Trong thời kỳ Phật giáo sơ truyền,...

Xu thế biến đổi trong Kiến trúc, cảnh quan chùa Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo Huế với một bề dày lịch sử, gắn liền với thăng trầm vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân xưa, đã hàm chứa, bảo tồn được nét riêng có trên nhiều mặt của yếu tính truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, trong chiều hướng phát triển của xã hội thì trong...

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Nam bộ
Nghiên cứu, Văn hóa

Tượng Long Vương ở Tổ đình Hội Khánh (Bình Dương). LONG VƯƠNG TRONG PHẬT GIÁO Trong Phật giáo, rồng là một trong Bát bộ chúng thủ hộ Phật pháp. Lãnh tụ của Long tộc gọi là Long Vương, có đầy đủ uy lực lớn mạnh, thường theo bảo vệ Phật. Trong các kinh sách Phật...

Vai trò nhập thế qua những biểu hiện, một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm phát huy vai trò của nữ Phật tử
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân loại. Ở phương diện tích cực, chúng phục vụ nhiều nhu cầu, đem lại hiệu suất làm việc cao cho con người. Song ở phương diện tiêu cực, chúng khiến đời sống tinh thần đứng...

Các công chúa triều Trần với đạo Phật và chốn thiền môn
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Khi công chúa Thái Đường mắc lỗi, triều đình tịch thu điền trang của bà sung vào ruộng quốc khố. Bà bèn đi tu ở chùa Nghĩa Xá, gần Lạc Quần (Xuân Trường). Thời nhà Trần, đạo Phật được nhân dân Đại Việt rất coi trọng và tôn sùng. Các vua Trần từ Trần Thái...

Đóng góp của gia đình danh y Lê Hữu Trác đối với Phật giáo Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Với việc xây chùa Tượng Sơn, gia đình đại danh y Lê Hữu Trác có những đóng góp nhất định đối với Phật giáo Hà Tĩnh. Tượng Sơn tự cũng là nơi Hải Thượng Lãn Ông dành phần lớn thời gian lưu lại chùa để bốc thuốc, chữa bệnh cứu người và hoàn thành...

Nghiên cứu về một vài ngộ nhận đối với lịch sử phát triển Ni đoàn
Lịch sử, Nghiên cứu

TÓM TẮT Từ khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã cho phái nữ xuất gia thành Tỳ kheo Ni với điều kiện là thọ trì Bát kỉnh pháp. Có Ni giới, hàng xuất gia của Đức Phật được tăng đông lên. Tứ chúng của Đức Phật trở nên đầy đủ. Sự xuất hiện của...

Đức Từ Cung với sự phát triển và chấn hưng Phật giáo xứ Huế từ những năm 30 đến những năm 80 Thế kỷ XX
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Đức Từ Cung hay Đoan Huy Hoàng thái hậu không chỉ quan tâm chăm lo hương khói, cúng tế tổ tiên nhà Nguyễn, mà còn là một tín đồ thuần thành của Phật giáo. Trên cương vị Hoàng Thái hậu triều Nguyễn, bà Từ Cung đã có nhiều đóng góp trong công cuộc chấn...