DẪN NHẬP

Đối với người Việt, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, có quá trình gắn bó và phát triển lâu dài trong lịch sử dân tộc. Trong quá trình định cư của cư dân Việt trên vùng đất được mệnh danh là “Ô châu ác địa”, “lam sơn chướng khí”, Phật giáo tiếp tục đóng vai trò là chỗ dựa tinh thần, kết nối các thành viên cộng đồng mới. Do đó, những cư dân Việt khi tiến về vùng đất mới phương Nam định cư, họ đi đến đâu sau khi khai khẩn đất hoang, lập làng mới, cuộc sống ổn định đều xây chùa, thờ Phật đến đó. Chùa trở thành nơi phục vụ tâm linh, gắn kết cộng đồng làng xã mới, góp phần “kế tục, lưu giữ những giá trị vật chất lẫn tinh thần của Phật giáo Đại Việt trong dòng chảy của văn hóa Việt về phương Nam” [1]. Gắn liền với bước đường Nam tiến, chiến lược “thu hút nhân lực, thu phục nhân tâm” và lối sống “cư Nho mộ Thích” của các chúa Nguyễn đã xiển dương Phật giáo ở Huế. Hơn nữa, cũng chính thời gian này, Phật giáo có sự tích hợp với các nhân tố mới của Phật giáo Trung Hoa cũng như dung hợp với tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân tiền trú và các thương nhân người Hoa tạo nên sự đa dạng trong đời sống tinh thần tại vùng đất mới [2]. Xuất phát từ bối cảnh lịch sử như vậy, các vị thần linh phi Phật cũng được nhân dân đưa vào thờ cúng trong chùa.

YẾU TỐ THỜ MẪU

Không phải ngẫu nhiên mà chúa Nguyễn Hoàng được nghe/tạo nên để nghe câu chuyện về Bà Mụ, mở ra thời kỳ đặc sắc cho đường lối an dân, thu phục nhân tâm. Đặc trưng này suốt một thời gian dài ngự trị rõ nét trong các ngôi chùa ở Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế vừa chứng tỏ quan niệm Tam giáo đồng nguyên vừa thể hiện yếu tố Mẫu không pha lẫn. Điện/án/am thờ Thiên Y A Na hiện diện trong khuôn viên chùa thậm chí ngay ở đại hùng bảo điện. Mặc dù sau phong trào chấn hưng Phật giáo, việc thờ Mẫu cũng như thần thánh bị phá bỏ hoặc dựng riêng nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại của tín ngưỡng dân gian trong tâm thức của người dân vùng đất Huế. Cũng vì thế, trong nghiên cứu của mình, GS. Suenari Michio đã chỉ ra sự khác biệt giữa yếu tố Mẫu trong ngôi chùa ở Thừa Thiên – Huế có nét khác biệt so với vùng Bắc bộ: “Về nữ thần có liên quan với chùa, thì Thiên Y A Na nổi trội hơn Thánh Mẫu. So với Bắc bộ thì tín ngưỡng nữ thần trong chùa yếu hơn, chẳng hạn như không thấy có bàn thờ dành cho Quan Âm Thị Kính – vốn thường thấy ở Bắc bộ. Đây là ảnh hưởng của phong trào cải cách, hoặc cũng có thể là tín ngưỡng Thiên Y A Na trùng với tín ngưỡng Thánh Mẫu ở Bắc bộ” [3]. Có thể nói, chính đức tin và hình ảnh của Mẫu/Mẹ/Bà cũng là khởi nguyên cho việc tạo dựng nền móng Phật giáo trên mảnh đất Thuận Hóa – Phú Xuân, vì vậy “khi tiếp nhận Phật giáo đã Phật hóa các nữ thần của mình và nữ hóa thần điện Phật giáo” [4]. Đó cũng chính là việc làm thể hiện nét tư duy Mẫu vốn tồn tại trong tiềm thức của cộng đồng cư dân Thừa Thiên – Huế thể hiện qua những hành vi tôn giáo [5].

Có thể nói, chính đức tin và hình ảnh của Mẫu/Mẹ/Bà cũng là khởi nguyên cho việc tạo dựng nền móng Phật giáo trên mảnh đất Thuận Hóa – Phú Xuân, vì vậy “khi tiếp nhận Phật giáo đã Phật hóa các nữ thần của mình và nữ hóa thần điện Phật giáo”. Đó cũng chính là việc làm thể hiện nét tư duy Mẫu vốn tồn tại trong tiềm thức của cộng đồng cư dân Thừa Thiên – Huế thể hiện qua những hành vi tôn giáo. (Ảnh: sưu tầm)

TIẾP BIẾN VĂN HÓA

Mặt khác, sự chung sống của cư dân Việt với lớp cư dân bản địa là người Chăm và di trú là người Hoa đã tạo nên sự giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự tiếp nhận các vị thần linh của những lớp người này. Các hình tượng như Thần mẹ xứ sở Poh Inư Nagar của người Chăm sau đó được Việt hóa thành Thiên Y A Na, Ngũ Hành Tiên Nương, hay Quan Thánh Đế Quân của người Hoa, tất cả trở thành thần linh của người Việt. Đây chính là cơ sở để người Việt tại Huế đưa các vị thần linh này vào cùng phối thờ trong chùa để gửi gắm đức tin của mình. Vì thế, chùa không chỉ là cơ sở thờ tự của Đạo Phật, đồng thời còn thờ các vị thần thánh, Thánh Mẫu. Ngoài ra, chùa nào cũng có ban thờ Tổ và thờ hương linh (những người đã khuất, do các Phật tử đưa lên chùa để thờ). Việc thờ cúng tưởng nhớ các vị sư tiền bối ở chùa là biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền thống của người Việt. Đặc biệt, việc nhà chùa tiếp nhận các hương linh do những Phật tử đưa lên chùa để thờ đã khiến việc thờ cúng trong chùa xích lại gần hơn với đời sống thường nhật của cộng đồng. Sự dung hợp giữa giáo lý Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện qua ngày lễ Vu lan. Đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo Việt Nam tổ chức vào Rằm tháng bảy âm lịch, nhằm siêu độ vong linh, làm cho cha mẹ còn sống thêm phúc đức. Có thể nói, lễ Vu lan thể hiện giáo lý nhân sinh cao cả, tinh thần hiếu nghĩa trong đạo đức Phật giáo đã hòa nhập với tinh thần hiếu nghĩa của người dân Việt Nam [6]. Với ý nghĩa nhân văn như vậy, lễ Vu lan đã thành “ngày hội báo hiếu” của tín đồ Phật tử và người dân Việt Nam.

Tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng Nam Tào, Bắc Đẩu ở chùa Đông Thuyền. (trái) – Ban thờ Quan Công ở chùa Phổ Tế. (phải) (Ảnh: Hữu Phúc)

Tính dân gian của Phật giáo Thừa Thiên – Huế còn phản ánh rõ nét qua sự xuất hiện các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian như: cúng cô hồn, lễ bán khoán,… diễn ra trong các ngôi chùa. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của những thầy cúng [7] hay đến các gia đình để cúng cô hồn trong lễ cúng an vị thánh thần trong điện thờ Mẫu, cúng nhà mới, cúng lễ Thành, cúng Thất thủ kinh đô (23/5 âm lịch), lễ cúng Đất (tháng 2 và tháng 8 âm lịch), kỵ giỗ những người đã khuất, lễ tạ mộ…

CÁC VỊ THẦN LINH TRONG TÍNH NGƯỠNG DÂN GIAN

Bên cạnh việc thờ Phật, những ngôi chùa ở Huế còn thờ một số vị thần linh khá phổ biến trong tín ngưỡng dân gian. Trước thời kỳ chấn hưng Phật giáo vào những năm 30 của thế kỷ XX, tất cả ngôi chùa trên đất Huế, đặc biệt là chùa làng thường được bố trí kiểu thờ tự theo mô hình “tiền Phật, hậu Thần/Mẫu”. Theo quan niệm Phật giáo truyền thống, chư Phật ngự trị cả khắp mười phương và ba cõi quá khứ, hiện tại và tương lai nên chánh điện thường thờ Tam Thế Phật: Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc. Ngoài ra, phía trước hoặc tả hữu hai bên còn thờ Quan Âm Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Địa Tạng Bồ tát,… Nhưng trong tâm thức dân gian, chư Phật, chư vị Bồ tát vốn từ bi, hỷ xả cho nên không can thiệp vào việc trừ tà ma, yêu quái, hộ trì, bảo vệ chùa, vì thế, những ngôi chùa còn thờ thêm cả Quan Thánh Đế Quân. Mặt khác, với sự ảnh hưởng của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên, nhiều ngôi chùa còn thờ cả Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng Nam Tào, Bắc Đẩu. Riêng đối với Thiên Y A Na là vị Thánh Mẫu được thờ nhiều nhất ở các ngôi chùa Huế.

Mặt khác, sự chung sống của cư dân Việt với lớp cư dân bản địa là người Chăm và di trú là người Hoa đã tạo nên sự giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự tiếp nhận các vị thần linh của những lớp người này. (Ảnh: sưu tầm)

Điều đó cũng phản ánh kiểu thức thờ Phật của người Việt theo cách thế gian, chứ không dựa trên triết lý hàn lâm vốn có. Mặt khác, cũng trên những tư tưởng từ bi, cứu khổ, vô ngã, vị tha và đặc biệt là “nhập thế” của Phật giáo mà người Việt dễ dàng đưa các thần linh trong tín ngưỡng dân gian cùng phối thờ trong điện thờ Phật. “Tinh thần nhập thế đó chính là sự hòa nhập, kết hợp với tín ngưỡng dân gian và cả tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo bằng sự ứng xử tinh tế trên các mặt khác nhau của văn hóa xã hội cũng như trong thiết trí thờ tự, lễ nghi” [8]. Hay nói cách khác, chính tính cởi mở, tự do và dung nạp mọi tín ngưỡng là cơ sở để các vị thần linh dễ dàng xuất hiện trong các chánh điện thờ Phật, mà rõ nét nhất là các ngôi chùa làng ở Huế.

Có thể nói, “với sự dung hòa, kết hợp trên, việc thiết trí thờ tự của một ngôi chùa lúc này, Phật điện không chỉ một hình thức thờ Phật độc tôn mà ở đây luôn có sự tích hợp của hệ thống thờ tự tam giáo với hệ thống thần linh trong tín ngưỡng dân gian bản địa. Thiết trí thờ tự luôn là “tiền Phật hậu Thánh/Thần” hay một sự sắp đặt từ trên cao xuống đó là Phật – Thánh – Mẫu – Thần – Bồ tát làm một phương vị hàng dọc chủ đạo với rất nhiều “vệ tinh” hầu cận xung quanh như: Thập Bát La Hán, Thập Điện Diêm Vương, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thành Hoàng, Thổ Địa, các vị anh hùng dân tộc” [9]. Đây chính là sự giao thoa giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian, giúp Phật giáo dễ dàng gần gũi và thu phục dân chúng. Như vậy, Phật giáo khi đến với Huế đã có sự tiếp nhận, dung hòa với các tín ngưỡng truyền thống, tạo nên một Phật giáo mang màu sắc đặc thù. Rõ ràng, việc phối thờ thần thánh trong các ngôi cổ tự đã phản ánh rõ nét tính dân gian trong Phật giáo Huế, một sự dung hợp góp phần làm phong phú, đa dạng ở chốn thiền môn.

Ban thờ Thánh Mẫu tại chùa Quy Thiên. (Ảnh: Hữu Phúc)

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Phúc, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.


Chú thích:
[1] Lê Bình Phương Luân, Phạm Khánh Linh (2021), “Vai trò của Phật giáo đối với cư dân vùng Thuận Hóa dưới thời chúa Nguyễn (thế kỷ XVII-XVIII)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Tập 18, số 3, tr.102.
[2] Lê Thọ Quốc (2010), “Thiết trí tượng thờ Già Lam xứ Huế trong bối cảnh đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 4, tr.50.
[3] Suenari Michio (2010), Phật giáo dân gian ở Trung Bộ Việt Nam: Trường hợp làng Thành Phước, trong Văn hóa – Lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài, Nxb. Thuận Hóa, Huế, tr.296.
[4] Chu Quang Trứ (2016), Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội, tr.286.
[5] Đặng Vinh Dự (2017), Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Dân tộc học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Huế, tr.91.
[6] Võ Văn Dũng, Nguyễn Thị Vân Anh (2016), “Lễ Vu Lan trong triết học Phật giáo và truyền thống Đạo hiếu của người Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 7, tr.5.
[7] Họ vốn là những người tu hành nhưng đã hoàn tục hoặc các Phật tử có biết tụng kinh niệm Phật, thông thạo Hán văn, biết biên sớ điệp.
[8] Lê Thọ Quốc (2010), “Thiết trí tượng thờ Già Lam xứ Huế trong bối cảnh đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 4, tr.48.
[9] Lê Thọ Quốc (2010), “Thiết trí tượng thờ Già Lam xứ Huế trong bối cảnh đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 4, tr.49.

Tài liệu tham khảo:
1. Đặng Vinh Dự (2017), Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Dân tộc học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Huế.
2. Võ Văn Dũng, Nguyễn Thị Vân Anh (2016), “Lễ Vu Lan trong triết học Phật giáo và truyền thống Đạo hiếu của người Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 7, tr.4-7.
3. Lê Bình Phương Luân, Phạm Khánh Linh (2021), “Vai trò của Phật giáo đối với cư dân vùng Thuận Hóa dưới thời chúa Nguyễn (thế kỷ XVII-XVIII)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Tập 18, số 3, tr.99-108.
4. Suenari Michio (2010), Phật giáo dân gian ở Trung Bộ Việt Nam: Trường hợp làng Thành Phước, trong Văn hóa – Lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
5. Lê Thọ Quốc (2010), “Thiết trí tượng thờ Già Lam xứ Huế trong bối cảnh đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 4, tr.46-51.
6. Chu Quang Trứ (2016), Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Xu thế biến đổi trong Kiến trúc, cảnh quan chùa Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo Huế với một bề dày lịch sử, gắn liền với thăng trầm vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân xưa, đã hàm chứa, bảo tồn được nét riêng có trên nhiều mặt của yếu tính truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, trong chiều hướng phát triển của xã hội thì trong...

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Nam bộ
Nghiên cứu, Văn hóa

Tượng Long Vương ở Tổ đình Hội Khánh (Bình Dương). LONG VƯƠNG TRONG PHẬT GIÁO Trong Phật giáo, rồng là một trong Bát bộ chúng thủ hộ Phật pháp. Lãnh tụ của Long tộc gọi là Long Vương, có đầy đủ uy lực lớn mạnh, thường theo bảo vệ Phật. Trong các kinh sách Phật...

Vai trò nhập thế qua những biểu hiện, một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm phát huy vai trò của nữ Phật tử
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân loại. Ở phương diện tích cực, chúng phục vụ nhiều nhu cầu, đem lại hiệu suất làm việc cao cho con người. Song ở phương diện tiêu cực, chúng khiến đời sống tinh thần đứng...

Các công chúa triều Trần với đạo Phật và chốn thiền môn
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Khi công chúa Thái Đường mắc lỗi, triều đình tịch thu điền trang của bà sung vào ruộng quốc khố. Bà bèn đi tu ở chùa Nghĩa Xá, gần Lạc Quần (Xuân Trường). Thời nhà Trần, đạo Phật được nhân dân Đại Việt rất coi trọng và tôn sùng. Các vua Trần từ Trần Thái...

Đóng góp của gia đình danh y Lê Hữu Trác đối với Phật giáo Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Với việc xây chùa Tượng Sơn, gia đình đại danh y Lê Hữu Trác có những đóng góp nhất định đối với Phật giáo Hà Tĩnh. Tượng Sơn tự cũng là nơi Hải Thượng Lãn Ông dành phần lớn thời gian lưu lại chùa để bốc thuốc, chữa bệnh cứu người và hoàn thành...

Nghiên cứu về một vài ngộ nhận đối với lịch sử phát triển Ni đoàn
Lịch sử, Nghiên cứu

TÓM TẮT Từ khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã cho phái nữ xuất gia thành Tỳ kheo Ni với điều kiện là thọ trì Bát kỉnh pháp. Có Ni giới, hàng xuất gia của Đức Phật được tăng đông lên. Tứ chúng của Đức Phật trở nên đầy đủ. Sự xuất hiện của...

Đức Từ Cung với sự phát triển và chấn hưng Phật giáo xứ Huế từ những năm 30 đến những năm 80 Thế kỷ XX
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Đức Từ Cung hay Đoan Huy Hoàng thái hậu không chỉ quan tâm chăm lo hương khói, cúng tế tổ tiên nhà Nguyễn, mà còn là một tín đồ thuần thành của Phật giáo. Trên cương vị Hoàng Thái hậu triều Nguyễn, bà Từ Cung đã có nhiều đóng góp trong công cuộc chấn...

Kiến trúc chùa Huế
Chùa Việt, Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Với lối kiến trúc đặc trưng nhưng vẫn nằm trong dòng chảy kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa Việt, chùa Huế thực sự đã tạo ra một dấu ấn đậm nét đối với khách thập phương. Với nét đặc trưng đó những ngôi chùa xứ Huế không chỉ góp phần làm phong phú cho...

Nét đẹp Chư Tăng trong mùa An cư Kiết hạ
Nghiên cứu, Văn hóa

Chúng ta sẽ cảm nhận được nét đẹp tuyệt vời, một nghệ thuật siêu việt của cái thiêng liêng được toát ra từ sâu thẳm trong tâm hồn của chư Tăng, Ni. Nét đẹp đó, được phát ra từ nội tại của những con người mang những hoài bảo, những lý tưởng hướng thiện và...

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Chiếc Áo Cà Sa
Nghiên cứu, Văn hóa

Gốc tiếng Phạn của chữ cà-sa là kasaya. Nhưng thật sự chữ kasaya trong tiếng Phạn không có nghĩa là áo mà có nghĩa là bạc màu, cáu cặn hay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm (màu nhạt), trọc hay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch là hoại sắc, bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sa của người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèo nàn,...

Chùa Kim Cang trong mối quan hệ với dòng thiền Liễu Quán ở Tây Nam bộ
Kiến trúc-Mỹ thuật, Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Bài nghiên cứu tập trung vào hai nội dung chính, thứ nhất, tìm hiểu khái quát về lịch sử dòng thiền Liễu Quán mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam; thứ hai, đề cập lịch sử hình thành chùa Kim Cang. Đây là ngôi chùa cổ, có nhiều đóng góp trong quá trình...

Đức Phật nhà văn hóa lớn của nhân loại
Lịch sử, Nghiên cứu, Sự kiện, Văn hóa

Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là cuộc đời hoằng hóa và hệ thống giáo lý của Ngài đã cống hiến cho nhân loại nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa. Nhà Phật học H.W. Schumann đã phát biểu về Đức Phật trong tác phẩm thời danh của Ông, nhan đề Đức Phật lịch sử (The Historical Buddha) rằng: “Rất hiếm nhân vật trong lịch sử tư tưởng nhân...

Về văn bản Sự ly dung thông
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) là một tác gia văn học Phật Giáo thời Hậu Lê. Ngữ lục cho biết sư biên soạn, biên dịch được 20 tác phẩm. Hầu hết các tác phẩm này đều viết theo hai thể chữ hán và Nôm, vừa dịch giải vừa biên soạn.  Trong số sách dịch...

Đóng góp của thiền phái Liễu Quán trong việc khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất phương Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Từ khi xuất hiện cho đến khi tổ Thiệt Diệu Liễu Quán viên tịch, dòng thiền Liễu Quán được thắp sáng và lan tỏa chánh pháp bởi các đệ tử và các pháp tôn. Trong các thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX, Thiền phái Liễu Quán ra đời, phát triển và mở...

Tục Bầu Hậu Phật qua một số văn bia ở Thanh Hóa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

DẪN NHẬP Bầu Hậu Phật, lập Hậu Phật là hoạt động văn hóa trong sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo ở làng xã nước ta trước đây. Người gửi hậu Phật có thể là do hoàn cảnh, nhu cầu và mục đích khác nhau, nhưng tựu trung, hoạt động này phản ánh tâm linh, tư...

Phổ hệ truyền thừa thiền phái Liễu Quán tại Khánh Hoà
Lịch sử, Nghiên cứu

Thiền phái Liễu Quán, một trong năm thiền phái của dòng thiền Lâm Tế có sự ảnh hưởng lớn ở nước ta. Trong dòng chảy lịch sử truyền thừa Thiền phái Lâm Tế tại Việt Nam, Liễu Quán tuy ra đời muộn nhưng là dòng thiền có phạm vi rộng khắp bởi tính bản địa....