Nếu mỗi người tử tế hơn chính mình, tử tế hơn với thái độ của mình, tử tế hơn với những buồn phiền, bất mãn, xung đột, đấu tranh bên trong mình…thì xã hội sẽ thêm phần an ổn. Khi không tử tế được với chính mình, thì bạn sẽ không thể tử tế với ai được cả!

Nếu bạn muốn làm gì cho cuộc đời này, không phải cứ hô to nói lớn: Hãy trừng trị cái ác, hãy bài trừ cái xấu… hay tỏ ra chê bai, dè bỉu…Vì dù bạn có phản ứng hay không thì tự thân mỗi người phải chịu nhân quả với việc làm của họ không sớm thì muộn.

Cái xấu cần được giáo dục hơn là chê bai, phần lớn người ta làm việc xấu vì họ không biết rằng việc đó là xấu thế nào, hoặc nữa, họ không biết làm gì để được tốt hơn!

Nếu đem tâm hiềm khích, chê bai, đấu tranh… mà đóng góp cho đời thì chỉ góp thêm phần bất an và xung đột.

Nếu có thứ gì đó cuộc đời cần ở bạn thì không gì hơn là sự tử tế!

Nếu mỗi người tử tế hơn chính mình, tử tế hơn với thái độ của mình, tử tế hơn với những buồn phiền, bất mãn, xung đột, đấu tranh bên trong mình…thì xã hội sẽ thêm phần an ổn. Khi không tử tế được với chính mình, thì bạn sẽ không thể tử tế với ai được cả!

Mỗi cá nhân tự tu tập đủ năng lượng an lạc, từ bi và trí tuệ thì thế giới này sẽ tự thay đổi.

Nếu cái xấu của người có thể làm bạn phẫn nộ, cái tốt của người có thể làm bạn vui cười thì bạn chỉ là một nô lệ trung thành cho hai mặt đối đãi của cuộc sống!

Còn khi bạn có đủ bình an và tĩnh tại trước sự xấu tốt của người, dù bạn không làm gì cho đời thì bạn cũng đã đóng góp một phần tử tế của mình để làm an cuộc sống…

Có những người đến chùa làm công quả, nhưng họ thường nói những lời chứa đầy những xung đột và bất mãn bên trong mình, nên dù họ đang làm công quả bằng thân, nhưng ý và khẩu thì đang tạo nghiệp.

Có những vị nhân danh mình tu theo phái này là chính thống, là hay, nên chê bai, đã phá phái kia. Hoặc cho pháp môn này là đúng, pháp môn kia là sai nên sinh tâm bài trừ, hiềm khích.

 

Dù đúng hay sai, dù tà hay chánh… thì họ đang vận hành theo Nhân Quả, Nghiệp Báo của chính họ. Bạn muốn xen vào để thay đổi nhân quả và nghiệp báo thay họ ư?!

Mỗi cá nhân tự tu tập đủ năng lượng an lạc, từ bi và trí tuệ thì thế giới này sẽ tự thay đổi.

Nếu bạn là mặt trời, dù có đứng một chỗ thì tự thân cũng chiếu sáng cho vạn vật… Chân Lý cũng vậy, chỉ chiếu sáng cho người hữu duyên vượt thoát những khổ đau, soi chiếu cho họ thấy ra nguồn gốc từ vô minh của bản ngã. Chứ không phải đấu tranh để loại trừ điều gì. Bởi Chân Lý tự thân đã có đủ Chân Thiện Mỹ.

Cho nên, việc tốt, chính là làm cho bản thân mình tốt hơn, nếu bạn nghĩ rằng bạn đang làm việc tốt để cho ai đó, cho đời, cho đạo hay cho chùa… mà thân khẩu ý của mình vẫn còn nhiều buồn bực và bất mãn thì việc ấy chỉ là mặt khác của tham-sân-si trong bạn vẽ ra mà thôi…

Cho nên, hãy tử tế với những tư duy, cảm xúc, thái độ phản ứng của mình cũng là một cách tu tập để bài trừ cái xấu vậy…

Đổi tâm, đổi tánh, đời thay đổi

Đổi cảnh, đổi người, chỉ nhọc công

Người đời không mấy thong dong

Vì mong thế giới như trong lòng mình

Chừng nào tâm thái an bình

Nhìn đâu cũng thấy nhân sinh nhiệm mầu!

Sư cô Trúc Lan Nhã

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Người Phật tử cần làm giàu với năm mục đích cao thượng
Lời Phật dạy

Đề cập đến Phật giáo, xưa nay đa phần đều nghĩ về khuynh hướng ly dục, muốn ít và thanh bần. Ít ai ngờ rằng, Thế Tôn từng khuyến khích hàng đệ tử phải cố gắng làm giàu. Hãy gầy dựng tài sản, làm giàu với năm mục đích cao thượng. Một thời, Thế Tôn...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus,...

Đức Thế tôn giảng như thế nào về việc “vái tứ phương” Đông, Tây, Nam, Bắc và hai hướng Trời, Đất
Lời Phật dạy

Thế Tôn giảng thuyết những lời phương tiện để làm sáng tỏ ý nghĩa vái lạy 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và 2 hướng trên dưới (Trời, Đất) theo tinh thần thực hành Chính pháp trong đời sống con người.  Nội dung được trích dẫn từ kinh Giáo thọ Thi – ca – la –...

Du Hành Nhiều Bị Phật Quở
Lời Phật dạy

Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa. Đức Phật cũng tán thán hạnh du hành, không khuyến khích các Tỳ-kheo sống quá lâu tại một nơi. Tuy vậy, nếu Tỳ-kheo du hành trường kỳ lại bị Ngài quở trách. Kiểu tu hành mà cứ đi mải miết, ngày đi đêm nghỉ rồi lại đi...

Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật
Điểm nhìn

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là “kẻ mị dân nguy hiểm” và nhiều lần gọi ông là...

Cẩn trọng khi “sùng bái” hạnh đầu đà
Điểm nhìn

Đầu đà (Sanskrit: Dhūtaguna, Pāli: Dhutanga) là nhóm phương pháp khổ hạnh mang tính chất tự nguyện trong Phật giáo, nhằm dứt trừ sự dính mắc, tham dục, phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu tập của Phật giáo. Thời đức Phật tại thế, hạnh đầu đà được một bộ phận...

Có Pháp Đốt Cháy Và Pháp Không Đốt Cháy
Lời Phật dạy

Ngọn lửa bốc cháy thiêu rụi củi rác là hình ảnh thân thuộc của đời sống thôn dã. Ngọn lửa này đã được Thế Tôn dùng làm ảnh dụ trong rất nhiều pháp thoại của Ngài. Pháp thoại dưới dây, ngọn lửa dữ đã thiêu đốt thân tâm, đốt cháy thiện căn công đức của người thường tạo ba nghiệp thân khẩu ý bất thiện Nhân quả – nghiệp báo luôn chính xác và công bằng. Nghiệp do mình tạo ra...

Phật Tán Dương Hạnh Đầu-đà
Lời Phật dạy

Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo. Tuy vậy, những ai kham nhẫn được với sự thanh bần, thực hành hạnh đầu-đà đến trọn đời vẫn được Thế Tôn ca ngợi. Trong hàng đệ tử Phật, Tôn giả Đại Ca-diếp đã trọn đời giữ hạnh đầu-đà. Dù rằng, lúc tuổi...

Phật dạy chúng ta không được có tâm oán hận, báo thù
Lời Phật dạy

Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Vì ngay đời này bạn báo thù họ, đời sau họ lại báo thù lại bạn, đời đời kiếp kiếp báo tới báo lui không hề ngừng dứt, hơn nữa oán...

Ôm chặt lấy niềm đau hay vượt lên mà vui sống
Lời Phật dạy

Sống trên đời, mỗi người đều có những người thân thương như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Khi xảy ra những mất mát, chia ly ai cũng thương tiếc và khổ đau. Có lẽ niềm đau lớn nhất của con người là cuộc chia tay với những người rất thân yêu, vĩnh viễn ra...

Tôn giả Xá-lợi-phất giáo hóa bệnh Cấp Cô Độc
Lời Phật dạy

Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thường đi thăm bệnh các Tỳ-kheo và một số gia đình Phật tử thân tín. Các vị đệ tử lớn như Tôn giả Xá-lợi-phất, A-nan cũng thường thay mặt Thế Tôn đi thăm bệnh. Nhất là lúc bệnh nặng sắp mất, sự có mặt của các Tỳ-kheo an...

Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng
Lời Phật dạy

Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời...

Phật tử & những bình luận trên mạng
Điểm nhìn

Không thể phủ nhận, hiện nay mạng xã hội đã và đang tác động tới mọi mặt đời sống. Trên đó, thông tin tích cực khá nhiều nhưng những phản ứng tiêu cực cũng không ít. Tăng Ni, Phật tử cũng hòa vào dòng chảy đó, có nhiều hoạt động, phản biện tích cực, giới...

Vì sao người giàu mà ta nghèo?
Lời Phật dạy

Giàu sang cũng không nên quá tự hào và ỷ lại, mà nghèo khó cũng không nên quá tự ti và làm quấy làm càn. Hãy chiêm nghiệm lời dạy của Thế Tôn về sự giàu nghèo để tìm ra hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. Quan sát cuộc sống xung quanh chúng...

Như Lai là bậc “Nói gì thì làm vậy, làm gì thời nói vậy”
Lời Phật dạy

“Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy” thoạt nhìn như đơn giản, bình thường nhưng thật sự phi thường. Nói ra sự thấy biết bằng trải nghiệm, những gì đã kinh qua đồng thời làm được, sống trọn vẹn với những gì mình nói. Như Lai (Tathàgata) là một trong những danh...

Năm Thìn và những trận bão lụt khủng khiếp
Điểm nhìn

Rồng (con vật từ trí tưởng tượng của phương Đông) có liên quan mật thiết đến thiên tượng và thời tiết. Vì vậy, trong những năm Thìn thường có bão tố và lũ lụt kèm theo. Do đó trong dân gian có câu “Ông tha mà bà chẳng tha” là vậy. Những trận bão năm...