Tỳ kheo thường xuyên được nhắc tới trong Đạo Phật với những đặc điểm và giới luật riêng. Vậy Tỳ kheo nghĩa là gì? Những giới luật của Tỳ kheo như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn đọc về vấn đề này.
Tỳ kheo nghĩa là gì?
Tỳ kheo nghĩa là những người mang giới tính nam theo đạo Phật, họ có những đặc điểm và giới luật riêng biệt.
Tỳ kheo còn có các tên gọi khác như tỳ khâu, tỳ khưu, tỳ khiêu. Tỳ kheo được phiên âm từ chữ “bhikkhu” trong tiếng Pali và chữ “bhikṣu” trong tiếng Phạn mang nghĩa là “người khất thực”.
Người xuất gia đạo Phật là nam thì gọi là Tỳ kheo, là nữ thì gọi là Tỳ kheo ni. Tỳ kheo mang 3 ý nghĩa “ khất sĩ, bố ma, phá ác” như sau:
Khất sĩ
“Khất sĩ” có nghĩa là trên xin pháp của Chư Phật nuôi dưỡng pháp thân, dưới xin cơm của đàn na tín thí nuôi thân. Khất thực chính là cho chúng sinh cơ hội tích phước đức thông qua việc cúng dường Tam Bảo. Đối với bản thân Tỳ kheo đi xin ăn chính là tu luyện tâm sáng, bớt bỏ tham lam. Xin được gì ăn cái đó, không đòi hỏi và không phân biệt giàu nghèo để gieo phước điền.
Bố ma
“Bố ma” chính là làm cho ma quỷ phải sợ. Đặc biệt là những Tỳ kheo tăng tu mật tông khi gặp người bị dính tà ma thì tà ma sẽ quỳ lạy mà rời khỏi cơ thể. Ở đâu có chư Tăng, Ni thì ma quỷ sẽ phải sợ hãi và tránh xa.
Phá ác
“Phá ác” nghĩa là phá trừ mọi phiền não để bồ đề hiện. Trong đường thoát khỏi sinh tử luân hồi, Tỳ kheo Tăng, Ni cần phải giải trừ mọi nghiệp cũ, không tạo ra nghiệp mới, tâm hồn thanh tịnh để mong được siêu thoát.
Đặc điểm của Tỳ kheo
Như trên chúng ta đã biết Tỳ Kheo được dịch theo âm của từ Phạn ngữ là “Bhikkhu”. Trong đó, “Bhikkhu” là tên của loài cỏ thơm mọc trên núi tuyết Ấn Độ với hương thơm dễ chịu mà không nồng. Cỏ Bhikkhu có 5 đặc tính rất quý mà Đức Phật chọn làm tên gọi cho giới xuất gia Tăng, Ni như sau:
Dẫn mạn bàng bố
Đặc tính của loài cỏ này là mọc dài tràn ra, mọc tràn lan khắp nơi. Dựa vào đó, Đức Phật đã khuyên nhủ Tăng sĩ nên đi khắp nơi để hoằng dương chánh pháp hóa độ chúng sinh.
Thể tính nhu nhuyễn
Thể tính nhu nhuyễn của loài cỏ này nói lên làm ý khi giới Tăng sĩ Phật giáo khi đã xuất gia cần có tính cách nhu mì, dịu dàng, chính trực, hoan hỷ, thuận hòa, bao dung, nhã nhặn, thật thà,… Tất cả những tính cách này cần bắt nguồn từ thân, khẩu, ý trong tâm chánh niệm.
Hinh hương viễn văn
Cỏ Bhikkhu sở hữu đặc điểm là mùi hương bay rất rộng. Dựa vào đó, giới xuất gia Phật giáo khi đã thọ Tỳ kheo Tăng giới cần có đức trang nghiêm, thanh tịnh ở bản thân. Nhờ vậy mà ai gặp cũng yêu thích, thương mến kính trọng, cúng dường.
Bất bội nhật quang
Cỏ Bhikkhu luôn luôn hướng về mặt trời biểu thị cho việc chư Tăng, Ni trong Phật giáo không làm trái với ánh sáng chánh pháp Phật. Có nghĩa, mỗi Tỳ kheo Tăng cần luôn giữ tâm nhơn chánh, hành động theo chánh pháp bất cứ hoàn cảnh nào.
Năng liệu đông thống
Ngoài ra, cỏ Bhikkhu còn có công dụng chữa trị đau nhức cơ thể. Dựa vào đó, mọi chư Tăng, Ni đều có khả năng tự chữa trị phiền não cho bản thân để cân bằng tâm thức.
Các giới luật của Tỳ kheo
Trong Phật giáo Nguyên thủy có 250 giới Tỳ kheo tăng và 348 giới Tỳ kheo Ni. Theo luật Tạng có 227 giới Tỳ kheo tăng và 311 giới cho Tỳ kheo Ni. Cụ thể, một số giới luật cơ bản của Tỳ kheo bạn có thể tham khảo như sau:
- Tỳ kheo tăng có 3 y, Tỳ kheo ni có 5 y, chỉ có y trung và y hạ mới cần giữ thân mình kín đáo.
- Sau khi ăn xong bữa chính mà có thí chủ đem đồ ăn đến cúng thì Tỳ kheo không được ăn nữa. Có nghĩa là ăn biết đủ.
- Không được nhóm lửa kể cả việc nấu ăn.
- Không được chặt cây, không được nhổ cỏ
- Tỳ kheo không được phá hoại hạt giống, ngũ cốc.
- Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni không được bỏ y thượng và y hạ trong khi ngủ.
- Không được ăn thực vật mà người khác đưa, không ăn đồ ăn thừa đã để qua đêm.
- Không đào đất, không giữ báu vật…
5 vị Tỳ kheo đầu tiên
Theo đạo Phật, có 5 vị Tỳ kheo minh mẫn đắc Quả A La Hán, là đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Cụ thể tên của các Ngài là Kondanna, Bhaddiya, Vappa, Mahanama và Assaji.
Trong đó, Tỳ kheo Kondanna (Kiều Trần Như) là vị trẻ tuổi nhất trong tám vị bà la môn được Đức Vua Suddhodana thỉnh đến dự lễ quáng đính của thái tử sơ sinh. Bốn vị Tỳ kheo còn lại là con của bốn vị bà la môn lớn tuổi kia. Đức Kondanna là vị tỳ khưu cao hạ nhất trong Giáo Hội Tăng Già. Còn Ngài Assaji là người sẽ thâu phục và dẫn dắt Đức Sariputta.
Bài viết chia sẻ những thông tin hữu ích về Tỳ kheo là gì, đặc điểm và giới luật Tỳ kheo đến bạn đọc. Hy vọng mỗi người sẽ có thêm những kiến thức quý báu về Tỳ kheo để hiểu rõ hơn về Phật Pháp màu nhiệm.
Theo bchannel.vn