Đến với nhau là một cái duyên, gặp nhau cũng như đóa hoa sẵn sàng hé nở, như Xuân sang vạn vật đâm chồi, như trời đất nở nụ cười hoan hỷ… Vậy sao chúng ta không biết trân quý lẫn nhau?

Mới hôm nào còn thấy mặt nhau, vậy mà hôm sau đã cách biệt; mới cười với nhau một cái, vậy mà giờ đây chia tay vĩnh viễn; mới đi chung với nhau một đoạn đường, vậy mà bây giờ đôi ngả cách ngăn nghìn trùng xa thẳm; mới vừa chợp mắt còn thấy nhau, thế mà mở mắt chỉ còn một mình đơn độc, âm dương hai lối đi chia rẽ cả một kiếp người…

Mong manh là thế, tạm bợ là thế!

Mạng người mỏng manh như chiếc lá vàng, hễ khẽ chạm một làn gió nhẹ sẽ rơi rụng bất cứ lúc nào. Kiếp sống cũng tựa như hạt sương mai, ánh nắng vừa lên sẽ làm giọt sương kia tan biến, mà ai kia cảm thán:

“Đời người ví như sương trên lá

Nắng lên phút chốc bốc hơi xa!”.

Để rồi một mai, thân xác sẽ tan như cát bụi, cơn gió đến cuốn thân xác ấy hòa vào hư vô. Và, đến một ngày kia, thân xác này sẽ tan thành bọt biển, con sóng đến sẽ đưa mảnh thân tàn về với lòng đại dương vô tận…

Rồi ta giữ được gì của thế gian trong đôi bàn tay bất lực? Thốt có nên lời với hơi thở đã quay lưng? Hay có còn kịp nghĩ suy toan tính khi bộ não cũng đã nghỉ ngơi mãi mãi? Có còn chăng? Giữ được chăng? Đôi bàn tay có thể lao dịu được không nước mắt của người còn sống? Có thể ôm được không với cái ôm để xoa dịu nỗi buồn? Có thể đến bên cạnh để người thương yêu nương tựa với đôi bàn chân lạnh đơ cứng ngắc?… Chúng ta bất lực, bất lực trước tất cả mọi thứ khi hơi thở này đã từ chối chúng ta!

Vậy nên, đến với nhau là một cái duyên, gặp nhau cũng như đóa hoa sẵn sàng hé nở, như Xuân sang vạn vật đâm chồi, như trời đất nở nụ cười hoan hỷ… Vậy sao chúng ta không biết trân quý lẫn nhau? Cẩn trọng, dè dặt như buổi đầu ta hội ngộ, trân trọng lần gặp gỡ ban sơ, rồi chợt nhận ra nhau trong bóng dáng kia một cái nhìn hợp nhãn.

Chúng ta đã từ bỏ quá nhiều ân huệ của cuộc đời, quay lưng với những cơ hội. Thoáng chốc, chúng ta lại quay sang trách hờn kiếp người không công bằng, con người dối gian giả tạm mà không biết “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, do bởi “tại ta tệ trước, nên người bạc sau” đó thôi!

Chúng ta chôn mình trong đau khổ, nhốt tâm mình trong những hố giận hờn…để rồi, chúng ta dần khô héo trong cái hỷ-nộ-ái-ố; lâu dần, chúng ta tự thay đổi mình để thích nghi với hoàn cảnh. Chúng ta cũng dần xảo trá để trả thù với kiếp nhân sinh!

Rồi đến một ngày không xa, trong một khoảng không tĩnh lặng, chúng ta chợt nhận diện ra chính mình, nhận diện ra bản chất của cuộc đời, bản chất của con người, bản chất của những sai lầm ta gây tạo…Chúng ta cười lớn, phá tan không gian u ám đang giam cầm tâm hồn bé nhỏ của ta. Nhưng, sau đấy là những cái cười chua chát. Chua chát vì hối hận, chua chát vì tiếc nuối, chua chát vì thanh xuân đi qua, chua chát vì không biết trân trọng cái mình đã có…vì bản thân đã không học được cách yêu thương, không học được lòng nhẫn nại, không học được sự ban phát nụ cười, không học được sự cho đi mà chỉ luôn mong nhận lại, không học được sự lắng nghe, sẻ chia từ người khác mà luôn đòi hỏi họ phải thấu hiểu ta, không học được cách buông xả đi những uất hờn mà chỉ biết giữ lại nỗi đau để tìm thời gian trả ngược với tâm thái “quân tử trả thù 10 năm chưa muộn…”.

Thật sự, chúng ta đã bỏ phí đi rất nhiều thứ: thời gian, thanh xuân, tình thương, và cả người thân. Đôi lúc, chúng ta lỡ làm tổn thương một ai đó thì vội vàng xin lỗi, nhưng lỡ làm mẹ buồn thì lại nghĩ mẹ sẽ thứ tha, nên chúng ta cứ lặng im, để một mình mẹ tổn thương với những lời tựa gai góc. Chúng ta lỡ làm anh, chị, em phiền lòng, thì cứ nghĩ họ người thân của mình, họ yêu thương mình nên sẽ tự khắc bỏ qua. Ừ, thì sẽ bỏ qua, nhưng nỗi buồn vẫn còn ngự trị. Chúng ta tiếc gì một lời xin lỗi. Đơn giản, nó như một liều thuốc hay để chữa lành các vết cắt, là miếng dán êm dịu cho những cơn đau, và là cái ôm nồng ấm cho những lời vô tâm cay độc.

Hãy tập biết yêu thương khi còn hơi thở. Một lời cảm ơn hay xin lỗi không hề mất tiền mua, hay nói lời đó xong mà giá trị bản thân giảm sút? Không đâu! Lời nói đó có thể chữa lành vết thương, có thể làm ấm lại những trái tim hoang lạnh. Hãy trân trọng điều mình đang có, đừng phụ bạc tấm lòng người khác dù chỉ là một cử chỉ quan tâm!

Hãy để mọi thứ trôi qua như sự vô thường xóa nhòa vạn vật, hãy trả về cho quá khứ những buồn đau âm ỉ còn đọng trong tâm, hãy giữ lại cho nhau những niềm vui từ trước… Vì chúng ta luôn tôn trọng lẫn nhau và mối quan hệ đã gầy dựng nên từ sóng gió, chứ không phải chúng ta là những con người xem trọng những gì đã xảy ra. Cũng giống như món canh khổ qua tuy có vị đắng, nhưng khi tiêu thụ vào sẽ giúp thanh lọc, hạ nhiệt cơ thể; trái ngược những món ăn đầy màu sắc trông có vẻ hấp dẫn, ngon ngọt mà chưa chắc là có lợi cho sức khỏe, hấp thụ vào chỉ mang đến các căn bệnh thời đại gây hại cho thân…

Trong Tạp A-Hàm, XXII, 59, có đoạn:

Các ông nghĩ thế nào, này chư Tỳ-kheo, sắc thường còn hay vô thường?

– Bạch đức Thế Tôn, vô thường.

– Thọ, tưởng, hành, thức là thường còn hay vô thường?

– Bạch đức Thế Tôn, vô thường.

– Những gì vô thường là lạc hay khổ?

– Bạch đức Thế Tôn, đó là khổ.

– Những gì vô thường, đau khổ và phải biến đổi, có hợp lý không nếu nói rằng: cái này của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi?

– Bạch đức Thế Tôn, không hợp lý.

– Như vậy, bất luận sắc nào, thọ, tưởng, hành, thức nào, dù ở quá khứ, hiện tại, hay vị lai; dù ở trong hay bên ngoài ta, thô kịch hay vi tế, thấp hay cao, xa hay gần, những vật ấy phải được thấu hiếu đúng theo thật tướng của nó và với trí tuệ thật sự: cái này không phải là của tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi.

Tâm Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Chất liệu nào cần cho một gia đình hạnh phúc?
Đời sống

Gia đình vốn là một tổ ấm với đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ, vợ chồng, con cái, những người luôn quan tâm đến nhịp đập cảm xúc của nhau. Thế nhưng, để xây dựng một gia đình lý tưởng, đong đầy hạnh phúc, lại không phải là chuyện dễ dàng chút nào....

Khi bạn đủ trưởng thành, đủ từng trải thì bạn sẽ nhận ra
Đời sống, Tuổi trẻ

Khi bạn đủ trưởng thành, đủ từng trải thì bạn sẽ nhận ra những điều sau để sống an vui và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. 1. Thân thể là quà tặng quí giá mà cha mẹ trao truyền cho ta, vì thế ta phải trân quí và giữ gìn. Không những vậy thân tâm...

Sống yêu thương nhưng không phụ thuộc…
Đời sống, Tuổi trẻ

Cứ sống tử tế là được, đừng bao giờ cố gắng để khiến bất cứ một ai yêu thích bạn. Khi bạn càng cố gắng để được yêu thương thì bạn càng dễ bị phụ thuộc cảm xúc vào người khác và càng dễ bị thất vọng, đau lòng và mất tự tin vào bản...

Trăm năm nào khác cuộc cờ đổi thay
Đời sống

Đời người sắc sắc không không, tưởng mộng nhưng không phải mộng, ngỡ là chân nhưng nào phải thế. Kỳ thực vạn sự trên đời đến và đi ấy cũng là do duyên nợ an bài. Hoa đến ngày thì hoa phải nở, đò đầy người đò phải sang sông. Đến khi duyên đã hết,...

Hãy cảm ơn những người lừa dối và phản bội
Đời sống

Cảm ơn và tha thứ, con đang giải phóng bản thân khỏi cảm giác bị ràng buộc và tự do tâm hồn để tìm kiếm niềm vui và hạnh phúc từ bên trong. Con không còn là nạn nhân của quá khứ mà là người kiểm soát cuộc sống của mình, điều này mang lại...

Tham ái là nguyên nhân dẫn đến đau khổ
Đời sống

Đức Phật chẳng khác nào một vị thầy thuốc. Vị thầy thuốc bắt mạch, tìm ra bệnh, rồi tìm ra nguồn gốc hay nguyên nhân của căn bệnh. Đức Phật chẩn đoán và tìm ra bệnh của chúng sinh, biết bệnh của chúng sinh là đau khổ, và đau khổ này có nguyên nhân là...

6 kiểu người bạn nên trân quý
Đời sống, Tuổi trẻ

Có 6 kiểu người bạn này thì bạn nên trân quí vì sẽ giúp cho bạn hạnh phúc, tiến bộ và thành công. 1. Người lắng nghe và giữ bí mật cho bạn Người lắng nghe bạn là người bạn tuyệt vời, vì không phải ai cũng thích nghe tâm sự của người khác và...

Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại
Điểm nhìn, Đời sống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa Quý Vị, Lần này Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious CoExistence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau. Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho...

Từ Bi Là Cội Nguồn Của Hạnh Phúc
Đời sống, Tuổi trẻ

Mục tiêu của đời sống là phấn đấu cho hạnh phúc Chúng ta có mặt ở đây; chúng ta hiện hữu và có quyền tồn tại. Ngay cả những loài không phải là chúng sinh hữu tình như bông hoa cũng có quyền tồn tại. Nếu một năng lực tiêu cực tác động lên bông hoa, nó sẽ tự chữa trị bằng phản ứng hóa học để duy trì sự sống. Nhưng [hơn thế nữa] , chúng ta,...

Nhớ ưu điểm của người, dưỡng đạo đức của mình
Đời sống

Có lẽ chúng ta thường hay phạm chung một lỗi: nhận lòng tốt của ai đó đã quen, bỗng một ngày họ có chút sơ suất, mình lập tức quên hết những tốt đẹp còn lại. Thông thường người ta hay nhớ những khiếm khuyết và lỗi lầm của kẻ khác, thích soi sét những...

Hãy chọn cách sống hạnh phúc nhất
Đời sống

Có hai cách có thể sống cuộc đời mình trên thế gian này. Một là cách bình thường, chấp nhận tất cả mọi việc xảy ra cho mình như định mệnh an bài. Hai là, chúng ta nhận biết ân điển của Ngài (Bậc Đại giác) và từ đó chúng ta có thể sống một...

Cuộc sống không bao giờ diễn ra theo kịch bản, đó là điều mà ta cần chấp nhận
Đời sống, Tuổi trẻ

Cuộc sống đầy ắp những việc không như ý, và điều quan trọng không phải là những gì xảy ra, mà là cách chúng ta đối phó và thay đổi góc nhìn. Chúng ta có khả năng chuyển đổi mọi thử thách thành cơ hội và học hỏi từ mọi trải nghiệm. Khi những điều...

Ấm áp nhất chính là “trân trọng”
Đời sống, Tuổi trẻ

Rất nhiều thứ không phải lúc nào cần cũng có sẵn, không phải tất cả đều ở yên chổ cũ để chờ bạn, chờ bạn rảnh, chờ bạn có thời gian, chờ bạn quan tâm đến… Đừng chờ mất đi bạn bè mới hiểu thế nào là cô đơn. Đừng chờ mất đi người thân...

Ta có thật thương người đó không?
Đời sống

Tình thương chân thật phải có khả năng hiến tặng niềm vui và chia sớt nỗi khổ. Tình thương chân thật phải có chất liệu của hiểu biết. Chất liệu hiểu biết của ta về người ta thương càng sâu sắc, thì tình thương của ta dành cho người ấy càng chân thành thành và...

Thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu theo Bồ tát Quán Thế Âm
Đời sống, Sự kiện

Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau, nội kết và thù hận, mang lại an lạc hạnh phúc cho mọi người. Nỗi đau khổ của con người cần phải được xoa dịu bằng tình thương, chỉ...

Đừng vội vàng trách một ai đó 
Đời sống, Tuổi trẻ

Nếu mình đối tốt với ai rồi mong muốn người ta cũng đối lại với mình như thế ấy thì chẳng phải đó là lòng tốt có toan tính hay sao?  Khi cảm thấy thất vọng về ai đó: Đừng vội buồn, đừng vội trách họ vì có thể đó chỉ là điều ta kỳ...