Tụng phẩm I

  1. Như vậy tôi nghe. Một thời, Ðại đức Ananda ở tại Sàvatthi (Xá-vệ), tại rừng Jetavana (Kỳ-đà), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc), sau khi đức Thế Tôn nhập diệt không bao lâu. Lúc bây giờ thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta ở tại Sàvatthi vì một vài công việc.
  2. Rồi thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta gọi một thanh niên Bà-la-môn khác:

– Này thanh niên Bà-la-môn, hãy đi đến chỗ Sa-môn Ananda ở, thay mặt ta hỏi thăm Sa-môn Ananda có ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn: “Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta hỏi thăm Tôn giả Ananda có ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn”, và nói thêm: “Hân hạnh thay, nếu Tôn giả Ananda có lòng từ mẫn đến tại trú xứ của thanh niên Subha Todeyyaputta”.

  1. – Tôn giả, xin vâng.

Thanh niên Bà-la-môn vâng lời thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta đến tại chỗ của Tôn giả Ananda, sau khi đến, nói lên những lời chúc tụng thân hữu xã giao với Tôn giả Ananda rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn ấy nói với Tôn giả Ananda: “Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta hỏi thăm Tôn giả Ananda ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn. Hân hạnh thay, nếu Tôn giả Ananda có lòng từ mẫn đến tại trú xá của thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta”.

  1. Khi được nói vậy Tôn giả Ananda nói với thanh niên Bà-la-môn ấy:

– Này thanh niên Bà-la-môn, nay không phải thời, vì hôm nay tôi vừa mới uống thuốc. Ngày mai tôi sẽ đến, vừa hợp thời, hợp nghi.

Rồi thanh niên Bà-la-môn ấy từ chỗ ngồi đứng dậy, đến tại chỗ của thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta; khi đến xong, liền thưa với thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta:

– Chúng tôi đã thay mặt Tôn giả thưa với Tôn giả Ananda: “Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta hỏi thăm Ðại đức Ananda có ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn. Hân hạnh thay, nếu Tôn giả Ananda có lòng từ mẫn đến tại trú xá của thanh niên Bà-la-môn, Subha Todeyyaputta”. Này Tôn giả, khi được nói vậy Sa-môn Ananda nói với tôi: “Này thanh niên Bà-la-môn, nay không phải thời, vì hôm nay tôi mới vừa uống thuốc. Ngày mai, tôi sẽ đến, vừa hợp thời hợp nghi”. Này Tôn giả, sự việc đã như vậy, khiến Tôn giả Ananda đã có cơ hội ngày mai đến.

  1. Và Tôn giả Ananda, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng đắp y, đem theo y bát, với vị Tỷ-kheo người xứ Cetiya làm vị Sa-môn tùy hành, đến tại chỗ ở của thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta, sau khi đến, liền ngồi tại chỗ đã soạn sẵn. Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đến trước Tôn giả Ananda, sau khi đến, nói lên những lời chúc tụng thân hữu và xã giao với Tôn giả Ananda, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta nói với Tôn giả Ananda:

– Tôn giả Ananda đã lâu ngày là thị giả của Tôn giả Gotama, sống gần và ở một bên Ngài. Tôn giả Ananda chắc biết Tôn giả Gotama đã tán thán những pháp nào và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo những pháp ấy. Tôn giả Ananda, những pháp Tôn giả Gotama tán thán là những pháp gì và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo những pháp ấy?

  1. – Này thanh niên Bà-la-môn, Thế Tôn tán thán ba pháp uẩn và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo những pháp ấy. Ba pháp ấy là gì? Chính là Thánh giới uẩn, Thánh định uẩn, Thánh tuệ uẩn. Thế Tôn tán thán ba pháp uẩn ấy. Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo những pháp ấy.

– Tôn giả Ananda, thế nào là Thánh giới uẩn, Tôn giả Gotama tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy?

  1. – Này thanh niên Bà-la-môn, ở đây Như Lai sanh ra đời, vị A-la-hán. Chánh Ðẳng Giác… như vậy này thanh niên Bà-la-môn là Tỷ-kheo đầy đủ giới đức. (Xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 40 – 63).
  2. – Này thanh niên Bà-la-môn, đó là Thánh giới uẩn Thế Tôn tán thán và Ngài đã khích lệ khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy. Và còn pháp uẩn khác cao thượng hơn cần phải hành trì?

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda, thật hy hữu thay, Tôn giả Ananda, Thánh giới uẩn này thật viên mãn, không phải không viên mãn; Tôn giả Ananda, tôi không thấy Thánh giới uẩn viên mãn này ở những Sa-môn, Bà-la-môn nào ngoài giáo hội này. Tôn giả Ananda, và nếu những Sa-môn, Bà-la-môn khác có thấy Thánh uẩn này tự nơi mình, các vị này cũng đã thỏa mãn với pháp ấy: “Hành trì như vậy là đầy đủ, chứng đạt như vậy là đầy đủ. Ðó là mục đích Sa-môn hạnh của chúng tôi, không có gì cao thượng hơn cần phải hành trì nữa!” Nhưng Tôn giả Ananda còn nói: “Còn pháp uẩn cao thượng hơn cần phải hành trì”.

Tụng phẩm II

  1. Tôn giả Ananda, thế nào là Thánh định uẩn, Tôn giả Gotama tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo y chỉ mọi người theo pháp ấy?

– Này thanh niên Bà-la-môn, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì các căn?… Không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

(xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 64 – 76).

  1. Này thanh niên Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không có hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần. Ðó là thiền định của vị ấy.
  2. Này thanh niên Bà-la-môn, lại nữa Tỷ-kheo ấy diệt tầm diệt tứ… thấm nhuần.

(xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 77-78)…

Ðó là thiền định của vị ấy.

  1. Lại nữa, này thanh niên Bà-la-môn, ly hỷ trú xả…  thấm nhuần. (Xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 79-82)… Ðó là thiền định của vị ấy.
  2. Này thanh niên Bà-la-môn, đó là Thánh định uẩn Tôn giả Gotama tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy và còn pháp uẩn khác cao thượng hơn cần phải hành trì.

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ananda! Thánh định uẩn này thật viên mãn, không phải không viên mãn; Tôn giả Ananda, tôi không thấy Thánh định uẩn viên mãn này ở những Sa-môn, Bà-la-môn nào ngoài giáo hội này. Tôn giả Ananda, và nếu những Sa-môn khác có thấy Thánh định uẩn này tự nơi mình, các vị này cũng đã thỏa mãn với pháp ấy: “Hành trì như vậy là đầy đủ. Ðó là mục đích Sa-môn hạnh của chúng tôi. Không còn gì cao thượng hơn cần phải hành trì nữa”. Nhưng Tôn giả Ananda còn nói: “Còn pháp uẩn cao thượng hơn cần phải hành trì”.

  1. Tôn giả Ananda, thế nào là Thánh tuệ uẩn, Tôn giả Gotama tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy?

– Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm… và bị trói buộc (xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 83-84).

  1. Này thanh niên Bà-la-môn, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến, vị ấy biết: “Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, trong thân ấy thức ta nương tựa và bị trói buộc”. Ðó là trí tuệ của vị ấy.
  2. Với tâm định tĩnh… không thiếu một căn nào (xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 85-86). Ðó là trí tuệ của vị ấy.
  3. Với tâm định tĩnh… Sau đời sống hiện tại, không có đời sống nào khác nữa (xemkinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 87-98).
  4. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đưa đến lậu tận trí. Vị ấy tuệ tri như thật: “Ðây là khổ”, Tuệ tri như thật: “Ðây là nguyên nhân của khổ”, tuệ tri như thật: “Ðây là sự diệt khổ”, tuệ tri như thật: “Ðây là con đường đưa đến diệt khổ”, tuệ tri như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, tuệ tri như thật: “Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc”, tuệ tri như thật: “Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, tuệ tri như thật: “Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”, nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa”. Ðó là trí tuệ của vị ấy.
  5. Này thanh niên Bà-la-môn, đó là Thánh tuệ uẩn, Thế Tôn tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy. Không còn pháp nào cao thượng hơn cần phải hành trì.

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda, thật hy hữu thay, Tôn giả Ananda! Tôn giả Ananda, Thánh tuệ uẩn này thật viên mãn, không phải không viên mãn. Tôn giả Ananda, tôi không thấy Thánh tuệ uẩn viên mãn này ở những Sa-môn, Bà-la-môn nào ngoài giáo hội này. Không còn pháp nào cao thượng hơn cần phải hành trì. Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda! Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Tôn giả Ananda, con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp, và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Ananda nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

34. Kinh Thập thượng (Dasuttara sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Tụng phẩm I 1.Một thời Thế Tôn trú tại Campa (Chiêm-bà) trên bờ hồ Gaggara (Già-già), cùng với đại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị. Rồi tôn giả Sàriputta bảo các vị Tỳ kheo: “Này các Hiền giả Tỷ kheo”. “Thưa Hiền giả” các vị Tỷ kheo ấy đáp ứng...

33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Tụng phẩm I Một thời Thế Tôn du hành giữa dân tộc Mallà cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Ngài đến tại thành của dân chúng Mallà tên là Pàvà và trú tại đấy. Thế Tôn trú tại Pàvà trong rừng xoài của thợ rèn Cunda. Lúc bấy...

32. Kinh A-sá-nang-chi (Atànàtiya sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), núi Gijjhakùta (Linh Thứu). Bốn Thiên vương sau khi sắp đặt trấn giữ bốn phương với đại quân Yakkha (Dạ-xoa), đại quân Gandhabba (Càn-thát-bà), đại quân Kumbhanda (Cưu-bàn-trà) và đại quân Nàga (Na-già), án ngữ bốn phương, bảo trì bốn phương, trong...

31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigàlovàda sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn sống ở Ràjagaha (Vương Xá thành), tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivàpa (chỗ tìm ăn của loài sóc). Lúc bấy giờ, Singàlaka (Thi-ca-la-việt), gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương hướng,...

30. Kinh Tướng (Lakkhana sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Tụng phẩm I Một thời, Thế Tôn trú tại Sàvatthi, rừng thái tử Jeta, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. – “Bạch Thế Tôn”, các vị Tỷ-kheo đáp lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau: – Này các Tỷ-kheo,...

29. Kinh Thanh tịnh (Pàsàdika sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú giữa giòng tộc Sakya (Thích-ca) trong vườn xoài của một gia đình Thích-ca tên là Vedhannà. Lúc bấy giờ, Nigantha Nàthaputta (Ni-kiền tử) vừa mới tạ thế ở Pàvà. Sau khi vị này tạ thế, các vị Nigantha chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau,...

28. Kinh Tự hoan hỷ (Sampasàdanìya sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở tại Nàlandà, trong rừng Pàvàrikambavana. Lúc bấy giờ, tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) đến tại chỗ Thế Tôn ở, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Khi ngồi xuống một bên, tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn: – Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế...

27. Kinh Khởi thế nhân bổn (Agganna sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi (Xá-vệ), Pubbàràma (Thành Tín Viên lâm), ở lầu của Migà ramàtu (Lộc Mẫu Giảng đường). Lúc bấy giờ, Vàsettha và Bhàradvàjà sống giữa các vị Tỷ kheo và muốn trở thành Tỷ kheo. Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước...

26. Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống (Cakkavati-Sìhanàda sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn an trú ở Magadha (Ma-kiệt-đà) tại Matulà (Ma-du-la). Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi chư Tỷ kheo: “Này các Tỷ kheo!”. Các vị Tỷ kheo ấy Bạch Thế Tôn: “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Thế Tôn giảng như sau: – Này các Tỷ kheo, hãy sống tự...

25. Kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống (Udumbarikà-Sìhanàda sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), núi Gijjhakùta (Kỳ-xà-quật). Lúc bấy giờ du sĩ Nigrodha (Ni-câu-đà) ở tại vườn của nữ hoàng Udumbarikà (Ưu-đàm-bà-la) dành cho du sĩ đoàn, cùng với đại hội chúng du sĩ, khoảng ba ngàn người. Gia chủ Sandhana (Tán-đà-na), vào buổi chiều đi...

24. Kinh Ba-lê (Pàtika sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Tụng phẩm I Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở giữa bộ lạc Malla (Mạt-la), tại Anupiya (A-dật-di), một thành của bộ lạc Mallà. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đắp y vào buổi sáng, cầm y bát vào thành Anupiya để khất thực. Rồi Thế Tôn tự nghĩ: “Thật là quá sớm để...

23. Kinh Tệ-túc (Pàyàsi sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời tôn giả Kumàra Kassapa (Cưu-ma-la Ca-diếp) đang du hành trong nước Kosala (Câu-tát-la) cùng với Ðại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị, đi đến một đô thị của Kosala tên là Setavyà (Tư-ba-ê). Rồi tôn giả Kumàra Kassapa trú về phía Bắc thành này, trong rừng Simsapà (Thi-xá-bà)....

22. Đại kinh Niệm xứ (Kinh Đại niệm xứ – Mahàsatipatthana sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Tôi nghe như vậy. Một thời, Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu lâu), tại Kammàssadhamma (Kiềm ma sắt đàm) – đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các vị Tỷ kheo: “Này các Tỷ kheo.” Các Tỷ kheo trả lời Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn.” Thế Tôn nói như sau: – Này các...

21. Kinh Ðế-thích sở vấn (Sakka-panha sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Tụng phẩm I Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú tại Magadha (Ma-kiệt-đà) phía Ðông thành Vương Xá, tại làng Bà La Môn tên Ambasanda, (Am-bà-la) trên ngọn núi Vediya (Tỳ-đà Sơn) phía Bắc ngôi làng, trong hang Indasàla (Nhơn-đà-sa-la). Lúc bấy giờ, Thiên chủ Sakka (Ðế-thích) náo nức muốn chiêm ngưỡng Thế...

20. Kinh Ðại hội (Mahàsamaya sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vậy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú tại bộ lạc Sakka (Thích-ca), thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở Ðại Lâm (Mahàvana), cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, tất cả đều là bậc A-la-hán. Và chư Thiên ở mười phương thế giới phần lớn cũng thường tập hội để chiêm ngưỡng Thế Tôn...

19. Kinh Ðại Ðiển Tôn (Mahàgovinda sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Vương Xá, núi Linh Thứu. Khi đêm đã gần mãn, Pancasikha (Ngũ Kế), thuộc giòng họ Càn-thát-bà (Gandhabba), với dung mạo đoan chánh, chói sáng toàn vùng núi Linh Thứu, đến tại chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và đứng một bên....

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.