Đức Phật đã trải qua quá trình chuyển sanh vô số kiếp để thực hiện 10 pháp ba la mật chứng đạt quả lành. Đây cũng là nguyên nhân để tạo ra được 32 tướng tốt của Đức Phật.

Lòng bàn chân bằng phẳng

Dưới lòng bàn chân của Đức Phật có tướng bằng phẳng, đầy đặn như hộp ấn. Những chỗ cao thấp dưới lòng bàn chân của Ngài đều tự cân bằng chính xác.

Để có được tướng tốt này do nguyên nhân như sau:

  • Đức Phật luôn kiên trì và không dao động với các thiện Pháp.
  • Luôn thiện hành về thân, miệng và ý.
  • Phân định bố thí, thủ hộ giới luật, tuân giữ lễ Bố tát.
  • Hiếu kính mẹ cha.
  • Cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn, tôn kính bậc đàn anh hay các vị tối thắng khác.

32 tướng tốt của Đức Phật

Dưới bàn chân có hình bánh xe ngàn căm

Một trong 32 tướng tốt của Đức Phật tiếp theo là dưới bàn chân Ngài có hình bánh xe hiện ra cùng với ngàn căm xe. Các đường văn bánh xe, trục xe đều thể hiện rõ nét, đầy đủ.

Nguyên nhân mà Ngài nhận được tướng này bởi vì:

  • Đức Phật sống vì hạnh phúc cho mọi người.
  • Trừ diệt mọi sự sợ hãi kinh hoàng.
  • Sắp đặt che chở, hộ trì, bảo vệ chánh Pháp
  • Rất đông người hầu cận

Gót chân thon dài, ngón tay, ngón chân dài và tay chân mềm mại

3 tướng tốt tiếp theo của Đức Phật phải kể đến là gót chân thon dài, ngón tay chân dài và mềm mại. Các ngón tay chân dịu mềm, các lóng tay đều nhau đẹp mắt.

Ngài có được những tướng này bởi nguyên nhân sau:

  • Từ bỏ và chế ngự sự sát sanh
  • Bỏ trượng, bỏ kiếm
  • Biết tàm quý, có lòng từ
  • Sống thương xót đến hạnh phúc muôn loài

Tay chân có màng da lưới, mềm mại

Mỗi kẽ ngón tay, chân của Đức Phật có lớp da mỏng giống màng lưới, tơ lụa với màu vàng kim mềm mại. Ngài có được tướng tốt này bởi đã thực hiện đủ Bốn Nhiếp Pháp:

  • Bố thí
  • Ái ngữ
  • Lợi hành
  • Đồng sự

32 tướng tốt của Đức Phật (2)

Mắt cá tròn như con sò, lông mọc xoay tròn và xanh đậm

2 trong 32 tướng tốt của Đức Phật tiếp theo là Ngài có mắt cá tròn giống con sò và lông mọc xoay tròn thẳng lên, sợi lông màu xanh đậm xoáy về hướng mặt. Mỗi chân lông chỉ sanh 1 sợi lông với màu sắc lóng lánh đẹp mắt.

Nguyên nhân mà Đức Phật có được tướng này do:

  • Nói những lời vì lợi ích cho mọi người, về chánh Pháp.
  • Giải thích mọi người hiểu về chánh Pháp.
  • Đem lại hạnh phúc cho mọi người.
  • Tán dương chánh hạnh

Ống chân như con dê rừng

Đức Phật có tướng ống chân như con dê rừng bởi sự siêng năng học hỏi để đạt được thành tựu tốt nhất.

32 tướng tốt của Đức Phật (3)

Đứng thẳng có thể sờ đầu gối với hai bàn tay, thân hình cao, cân đối

Ngài có thân hình cao thẳng, không cong người vẫn có thể sờ được đầu gối với hai bàn tay của mình. Hơn nữa, bề cao của thân ngang bằng bề dài của hai tay sải rộng và bằng bằng bề cao của thân.

Lý do mà Đức Phật có được tướng tốt này bởi vì:

  • Ngài luôn quan sát, hiểu biết rõ ràng về mọi người.
  • Hiểu rõ về mình, biết người, biết sự khác biệt của mọi người để có hành động tương ứng.

Tướng mã âm tàng

Trong 32 tướng tốt của Đức Phật tiếp theo là tướng mã âm tàng. Ngài có được tướng tốt này bởi đã thực hiện kết nối sum họp mọi người với nhau.

32 tướng tốt của Đức Phật (4)

Màu da đồng, màu sắc như vàng

Đức Phật sở hữu màu da đồng, màu sắc giống như vàng lấp lánh, chắc khỏe. Lý do Ngài có được tướng tốt này bởi vì:

  • Ngài đã không sân hận, phiền muộn, không ảo não, không tức tối khi bị nói nhiều.
  • Không phẫn nộ, không hiềm khích, không mất bình tĩnh,
  • Thường xuyên bố thí đồ mang mặc như vải quyên, vải bông, vải lụa, vải len.

Làn da trơn mướt mà bụi không thể bám dính 

Làn da trên thân thể Đức Phật mịn màng, trơn mượt mà các chất bẩn, bụi cũng không thể bám dính vào. Đây là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật.

32 tướng tốt của Đức Phật (5)

Lông da mọc từ lông một, 2 lông mày mịn màng như bông 

Ngài sở hữu đôi lông mày mịn màng như bông, có sợi lông trắng. Hơn nữa, lông da của Thế Tôn chỉ mọc từ lông một. Ngài sở hữu những tướng tốt này bởi luôn nói lời chân thật, đáng tin cậy, không nói láo.

Thân thể có các góc cạnh tròn đầy, đều đặn

Thân thể của Thế Tôn với 2 chân, 2 tay, vai, cổ đều đầy đặn, tròn đều. Tướng tốt này Đức Phật sở hữu được là do thường xuyên bố thí các món ăn, đồ uống, cao lương mỹ vị.

Nửa thân trước như thân con sư tử, không lõm khuyết giữa hai vai và bán thân trên vuông tròn

3 trong 32 tướng tốt của Đức Phật tiếp theo bạn nên biết là Ngài có nửa thân trước như con sư tử, không có sự lõm khuyết xuống giữa 2 vai và thân trên vuông tròn.

Với những tướng tốt mà Thế Tôn có được này bởi Ngài luôn tha thiết về lợi ích, sự hạnh phúc và thoải mái của mọi người.

32 tướng tốt của Đức Phật (6)

Vị giác rất nhạy bén

Đức Phật sở hữu vị giác vô cùng nhạy bén bởi Ngài không làm điều gì hại đến loài hữu tình bằng bất cứ dụng cụ nào.

Có 40 cái răng và răng không khuyết hở

32 tướng tốt của Đức Phật tiếp theo là Ngài có 40 cái răng và răng không bị khuyết hở. Răng đều, không so le và chân sâu trong trắng như ngọc. Lý do Ngài có được điều này bởi luôn hoan hỷ trong sự hòa hợp, không nói lời 2 lưỡi.

Quai hàm như con sư tử

Quai hàm của Đức Phật được ví giống như của con sư tử, mạnh mẽ vô cùng. Lý do Ngài sở hữu tướng tốt này bởi đã từ bỏ lời nói ỷ ngữ, nói mạch lạc, nói lời chân thật, có ý nghĩa về Chánh pháp.

32 tướng tốt của Đức Phật (7)

Hàm răng đều đặn, răng cửa trơn láng

Hàm răng của Đức Phật đều đặn, răng cửa trơn láng, trắng tươi. Ngài sở hữu tướng tốt này bởi đã từ bỏ tà mạng, tuân theo chánh mạng, tránh xa gian lận.

Tướng lưỡi rộng dài, giọng nói tuyệt diệu  

Hai trong 32 tướng tốt của Đức Phật tiếp theo chính là giọng nói tuyệt diệu và tướng lưỡi rộng dài. Lưỡi của Đức Phật mỏng và dài có thể bao trùm cả mặt đến mé tóc trán và mang tai.

Đức Phật sở hữu tướng tốt này do đã từ bỏ nói lời độc ác, luôn nói lời dễ thương, tao nhã.

Hai mắt màu xanh đậm, lông mi con bò cái

Thế Tôn sở hữu tướng 2 mắt màu xanh đậm lóng lánh, lông mi con bò cái vô cùng ấn tượng. Đôi mắt trong xanh sáng ngời của Đức Phật có được là do Ngài không ngó liếc, tâm chánh trực cao thượng, luôn nhìn mọi người với tâm từ bi.

32 tướng tốt của Đức Phật (8)

Nhục kế trên đầu

Cuối cùng, Đức Phật có tướng tốt là có nhục kế trên đầu. Có nghĩa, giữa khoảng chót trán trên đỉnh đầu của Ngài xuất hiện cục tròn nhục kế. Ngài có được tướng này bởi luôn lãnh đạo mọi người hướng đến thiện pháp. Ngoài ra còn thực hiện phân phát bố thí, thủ hộ giới luật, hiếu kính cha mẹ, Sa-môn,  bậc trưởng thượng…

Nhiều người cho rằng nhìn thấy 32 tướng tốt của Đức Phật là thấy Phật, tuy nhiên suy nghĩ này chưa hẳn chính xác. Bởi thân tứ đại của Thế Tôn cũng là giả tướng và chúng ta phải lìa xa vô minh để Phật tánh hiện ra, và là đã nhìn thấy Phật.

Theo bchannel.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Chấp niệm là gì? 3 loại chấp niệm phổ biến và cách buông bỏ
Kiến thức

Chấp niệm thường được sử dụng trong hoàn cảnh không buông bỏ và có những suy nghĩ không đúng đắn. Vậy chấp niệm là gì? Có những loại nào và cách buông bỏ như thế nào? Bạn đọc hãy đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.  Chấp niệm là gì? ...

Cách chép kinh Vu Lan Báo Hiếu
Kiến thức

Kinh Vu Lan Báo Hiếu tôn vinh lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, mang lại phước báo và kết nối sâu sắc giữa thế hệ. Cách chép kinh Vu Lan Báo Hiếu Chép kinh Vu Lan Báo Hiếu là một hành động thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Các hạnh đầu đà
Kiến thức

1.  Giới Thiệu Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà. Chúng được trình bày ở đây vì sự thực hành những phương pháp đầu đà này giúp chúng ta tẩy rửa thêm đi những phiền não. Trước hết, chúng ta cần sự thanh lọc hay sự thanh tịnh giới hạnh. Thêm vào đó, chúng ta cần thực hành một số những phương...

Tỳ kheo nghĩa là gì? Đặc điểm và giới luật của Tỳ kheo
Kiến thức

Tỳ kheo thường xuyên được nhắc tới trong Đạo Phật với những đặc điểm và giới luật riêng. Vậy Tỳ kheo nghĩa là gì? Những giới luật của Tỳ kheo như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn đọc về vấn đề này.  Tỳ kheo nghĩa là gì? ...

10 loại thịt Đức Phật cấm ăn là gì? Ý nghĩa quan trọng việc ăn chay
Kiến thức

Ăn chay được nhiều người áp dụng, đặc biệt là các Phật tử tu hành để nuôi dưỡng lòng từ bi chúng sanh, tâm hồn thanh lọc và cải thiện sức khỏe. Vậy khi ăn chay có 10 loại thịt Đức Phật cấm ăn là gì? Ý nghĩa của việc ăn chay ra sao? Xin...

Cách xưng hô với Quý Thầy chùa trong Phật giáo
Kiến thức

Đi chùa nhiều năm nhưng chắc hẳn nhiều Phật tử vẫn chưa biết cách xưng hô với thầy chùa như thế nào cho đúng. Để tìm hiểu chi tiết vấn đề này, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. Giới xuất gia với người xuất gia Trước hết, ta cần hiểu rõ người...

Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính?
Kiến thức, Vấn đáp

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...