Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.

Giáo pháp của Đức Phật có 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu, nên thầy Thích Minh Tuệ chọn cho mình pháp môn tu tập theo hạnh đầu đà là hạnh nguyện, là quyền lựa chọn riêng của Thầy. Việc bộ hành khất thực là một trong những truyền thống khất thực của Phật giáo là điều quen thuộc, không lập dị. Trên thực tế, cũng có nhiều người đang thực hành như thế nhưng chỉ khác biệt là họ không được / bị các youtuber, tiktoker…đưa  hình ảnh lên mà thôi. Phải chăng đây là con dao hai lưỡi của truyền thông?

Trong lịch sử, ngay từ thời Đức Phật còn tại thế, Ngài đã cùng với những đệ tử đi khất thực khắp nơi. Hiện nay, cũng có một số vị thực hành tam bộ nhất bái,(ba bước một lạy), nhất bộ nhất bái (một bước một lạy) hoặc thực hành hạnh đầu đà như Thầy.

Hạnh đầu đà (khổ hạnh) là một thực hành Phật giáo: mặc áo vá, ngày ăn một bữa, tối ngủ dưới gốc cây, hoặc nơi nhà hoang, nghĩa địa, không nhận tiền cúng dường, khước từ mọi tiện nghi và hưởng thụ…Cách tu của Thầy gợi cho chúng ta thấy gần hơn với hình ảnh của Đức Phật và tăng đoàn trong quá khứ. Cũng vì thế, những bình luận dè bỉu, chê bai tỏ ra ngạc nhiên để tấn công là một loại hành vi thể hiện sự kém hiểu biết nếu không muốn nói là ác ý, ganh tị, sinh tâm phân biệt, đố kỵ…

Qua một số clip tôi xem được, ở Thầy toát lên một sự chân chất, thật thà, không hoa mỹ.. Thầy luôn tự nói với mọi người thầy đang “tập học”, đang buông bỏ và không tự nhận mình là thầy của ai cả, luôn một mực xưng “con” với tất cả mọi người. Thầy nói việc xưng hô như thế là một cách để tự nhắc mình chưa có thành tựu gì và đồng thời thể hiện sự tôn trọng và mong cầu mọi người đều có tâm hướng thượng. Thầy không nói điều gì cao siêu huyền bí cả, nếu có ai hỏi về phương pháp tu hành thầy luôn nói là “giữ giới”, phát nguyện tu theo hạnh nguyện của bậc chánh đẳng, chánh giáccố gắng “bố thì”, làm việc tốt.. Thầy luôn nói giữ giới là cốt lõi của tu hành.

Thật vậy, lúc Đức Phật Thích Ca sắp qua đời, các đệ tử lo lắng rằng không biết sẽ nương tựa vào đâu khi Ngài nhập Niết bànĐức Phật dạy: “lấy giới làm đầu, lấy khổ làm thầy”. Đó là hai bậc Thầy lớn nhất và sáng suốt nhất.

Ngược dòng thời gian, được biết Thầy Thích Minh Tuệ được sinh ra tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh, trong một gia đình có 6 anh em, là một học sinh xuất sắc, một sinh viên ưu tú,tại trường Đại học Nông nghiệp Tây Nguyên. Ra trường, đi bộ đội, rồi làm công chức, là một trưởng phòng địa chính huyện ở Gia Lai, Đắc Lắc. Trong thời gian vừa làm việc thầy vừa đọc vừa tìm hiểu kinh sách. Như một cơ duyên Thầy đã từ bỏ địa vị mà bao người ao ước, xin tu tập tại một ngôi chùa ở Đắc Lắc (theo lời Thầy nói chuyện với phật tử khi được hỏi). Sau vài tháng ở chùa Thầy thấy không thích hợp nên đã phát nguyện theo phương pháp tu hạnh khất thực như hiện tại. Được biết Thầy đã thực hành pháp môn tu theo hạnh đầu đà đã 6 năm, nhưng để đi bộ hành từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam đến hiện tại là lần thứ tư.

Như chính Thầy Minh Tuệ từng nói, thầy chỉ là người “tập học”, cố gắng sống đúng theo lời Phật dạy, thầy không nhận làm thầy hay dạy dỗ bất kỳ ai. Khi có người xin đi theo thầy bộ hành về Hà Giang, thầy đáp: “Nếu thấy an lạchạnh phúc thì cứ đi, con không mời cũng không xua đuổi ai cả”.

Qua một số Clip chúng ta thấy nhiều Phật tử đi theocung kính từ người già đến người trẻ, có nhiều nam thanh nữ tú, thậm chí có clip chúng ta thấy có những anh xăm trổ cũng biết chắp tay và niệm A Di Đà Phật, hay hình ảnh một anh công an chào hỏi và chắp tay, khi nói chuyện hay một chị quân nhân tìm đến để cúng dường nước…rất rất nhiều hình ảnh đẹp thể hiện sự gieo duyên hạt giống từ bi. Đáng trân trọng thay! nhiệm mầu thay!

Tuy nhiên, một số phật tử thể hiện sự cung kínhcúng dường thái quá, chen lấn, xô đẩy, giành nhau đứng gần Thầy để chụp ảnh, quay phim tạo ra một sự phản cảm. Đó là chưa kể nhiều người đi theo quá, lấn chiếm lòng đường tạo ra sự cản trở lưu thông không đáng có.

Thầy Thích Minh Tuệ đang  trở thành “hiện tượng lạ ” trên mạng đang cho chúng ta thấy là một tấm gương khiến nhiều người ngưỡng mộ nhưng việc các anh chị em youtuber, hoặc các tiktoker tung hô quá trớn, thậm chí đem tâm phân biệt giữa Thầy với vị tu này, vị tu nọ vô tình khiến Thầy bị đố kỵganh ghét, thậm chí có thể khiến Thầy gặp nguy hiểm. Chúng ta có nên chăng hãy bảo vệ “hiện tượng” này bằng cách bớt quấy rầy, bớt tung hô và cũng bớt so sánhTốt hơn hết, chúng ta hãy lặng lẽ học ở Thầy những điều tốt đẹp theo cảm nhận của riêng mình. Qua đây người viết xin chúc Thầy an lạcvượt qua mọi chướng ngại, chóng thành đạo quả. Hy vọng rằng hạt giống từ bi mãi gieo rắc muôn phương.

Tâm Anh

One thought on “Hiện Tượng Thầy Minh Tuệ

  1. NGUYỄN THỊ MỸ YẾN says:

    NAM MÔ ĐẠ TỪ BI CỨU KHỔ CỨU NẠN LINH CẢM ỨNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. Con nguyện cho Thầy cùng đoàn luôn bình an, mạnh khỏe trên từng cây số và sớm đạt được thành tựu như sở nguyện của Thầy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Nghĩ Về Thịnh Pháp Và Mạt Pháp
Điểm nhìn

Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng người viết không có bất kỳ thẩm quyền nào về...

Tín tâm và chính ngữ trong thời đại nhiễu loạn thông tin
Điểm nhìn

Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và...

Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục
Điểm nhìn

Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng. Cúng sớt bát hay tổ chức trì bình khất thực nhằm tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn...

Bảo Vệ Sự Truyền Trao Và Tiếp Nhận Giới Luật Trong Phật Giáo
Điểm nhìn

Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn và cộng đồng Phật tử. Quá trình truyền...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....

Xoay Quanh Câu Chuyện Thầy Minh Tuệ – Niềm Vui Và Nỗi Buồn
Điểm nhìn

Những ngày gần đây, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất, đắp một tấm y chắp vá từ nhiều mảnh vải được nhặt nhạnh từ đâu đó, và ôm bình bát tự chế bằng ruột nồi cơm điện, đi khất thực dọc theo chiều dài con đường quốc lộ mà không xác định điểm đến. Nhiều người nói rằng vị...

Tu Theo Hạnh Đầu Đà Hay Nhập Thế Độ Sanh?
Điểm nhìn

Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi...

Về vấn nạn truyền thông nhắm vào Phật giáo
Điểm nhìn

Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng! Một vài năm gần đây những ai thường theo dõi hoặc quan tâm tới truyền thông trên...

Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại
Điểm nhìn, Đời sống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa Quý Vị, Lần này Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious CoExistence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau. Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho...

Quản lý thùng công đức, quản ‘công’ hay quản ‘đức’?
Điểm nhìn

Sẽ lợi hại thế nào khi quản lý thùng công đức, chưa nói thành công hay thất bại về mặt kinh tế, hãy đo nhân tâm của đa số tín đồ, tu sĩ để xem có thể quản ‘công’, chứ làm sao quản được ‘đức’ để mà quản lý ‘công đức’? Không vì chuyện sử...

Khẩu Nghiệp Ở Việt Nam Đang Rất Nặng!
Điểm nhìn

1. Khẩu nghiệp từ đâu ra? Chúng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen. Nếu ta thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, vô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc. Nếu chúng ta thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác...

Đức Phật cần gì ở đại gia?
Điểm nhìn

Thời Phật, trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường Phật cả một khu vườn lát vàng ròng để xây tịnh xá Kỳ Viên, nhưng Phật không nhận cúng dường tịnh xá cho Phật mà Phật chỉ nhận cúng dường cho tăng thân. Vì thế tài sản trở nên ít có ý nghĩa, bởi hàng ngày...

Hãy Đón Nhận Đề-bà-đạt-đa
Điểm nhìn

Devadatta, phiên âm Hán Việt quen thuộc ở nước ta là Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) vốn là anh em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từng gia nhập Tăng đoàn thời Đức Thế Tôn tại thế. Devadatta giữa chúng ta Sau khi trực tiếp yêu cầu Đức Phật giao phó Tăng đoàn cho mình lãnh đạo không thành, ông đã mượn thế lực của vua A-xà-thế để thực hiện âm mưu ám hại Đức Phật bằng cách cử sát thủ...

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
Điểm nhìn, Vấn đáp

HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần...

Xin đừng lên án việc xây chùa
Điểm nhìn

Tất cả chúng ta đều phải nương vào Thế gian trụ trì Tam bảo mới hoằng dương được Phật pháp. Do đó, việc xây chùa, tạc tượng, đúc chuông, độ tăng là đạo sự thiết yếu, phải duy trì. Vì nếu không xây chùa, sẽ không có cơ sở thờ tự, tập hợp lực lượng...

Thị phi cuối năm
Điểm nhìn

Sắp hết một năm… Một năm khá yên với tôi. Không sóng, không gió, ngoài đời cũng như trong đạo. Con đường tôi đi vẫn là thế đó Ngày mỗi mở hơn Cho tầm nhìn hạn hẹp nơi mình thoáng ra. Đâu đó, những hiện tượng không hay vẫn đang diễn ra. Không phải quanh tôi. Thế giới quanh tôi...