1. Nguyên văn
資度靈筵 爲牒奠事。茲據
越南國…省…縣(郡)…社…村、哀堂奉
佛修香諷經遷柩歸山安墳淨土成服之禮、報德酬恩祈超度事。今…維日謹以香花齋盤庶品菲禮之儀置奠于
奉爲…之靈柩。
嗚呼、(椿樹、萱室)霜侵、(岵、屺)山雲曀、天也莫之爲而爲、命也莫之致而至、堂上彩衣未舞、長嗟子道之猶虧、座前衰絰忽纏、枉嘆昊天之弗惠、戚戚催九曲愁膓、波波洒雙行哀涙。玆因旣制服衰、式遵常禮、靈前俯首、衰絰纏身、以酬罔極之恩、庶表綱常之義。今則靈筵載設、文牒敷宣、請香靈來赴靈床享美味、串聞玉偈、永受如來之記、長依般若之鄕。須至牒者。
右牒奠
香靈案前鑒知收執。謹牒。
歲次…年…月…日時 。請奠牒
2. Phiên âm
TƯ ĐỘ LINH DIÊN Vị điệp điện sự.
Tư cứ: Việt Nam Quốc … Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cửu quy sơn an phần Tịnh Độ thành phục chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.
Kim … duy nhật cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm phỉ lễ chi nghi trí điện vu.
Phụng vị … chi linh cữu.
Ô hô ! Thung Thọ (Huyên Thất) sương xâm, Hỗ (Dĩ) sơn vân ế; thiên dã mạc chi vi nhi vi, mạng dã mạc chi trí nhi chí;1 đường thượng thải y2 vị vũ, trường ta tử đạo chi do khuy; tòa tiền thôi điệt3 hốt triền, uổng thán hạo thiên phất huệ; thích thích thôi cửu khúc sầu trường, ba ba sái song hàng ai lệ. Tư nhân ký chế phục thôi, thức tuân thường lễ;4 linh tiền phủ thủ, thôi điệt triền thân; dĩ thù võng cực chi ân, thứ biểu cương thường chi nghĩa. Kim tắc nghi diên tải thiết, văn điệp phu tuyên; thỉnh hương linh lai phó linh sàng hưởng mỹ vị, xuyến văn ngọc kệ, vĩnh thọ Như Lai chi ký, trường y Bát Nhã chi hương. Tu chí điệp giả.
HỮU ĐIỆP ĐIỆN
Âm Dương Sứ Giả tiếp linh thu chấp.
Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời. Thỉnh điện điệp.
3. Dịch nghĩa
Diên Cúng Siêu Độ Vì điệp dâng cúng.
Nay căn cứ: Việc gia đình đau buồn hiện ở tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) …, Tỉnh …, nước Việt Nam, thờ Phật dâng hương tụng kinh dời quan về núi yên mộ phần Tịnh Độ, làm lễ thành phục, báo đức đền ơn cầu siêu độ. Nay … hôm nay kính lấy nghi lễ hương hoa cỗ chay phẩm vật lễ mọn, kính cúng lên:
Kính vì hương linh …
Than ôi ! Cây cha (nhà mẹ) sương thấm, núi cha (mẹ) mây mờ; ý trời mong muốn ấy tạo ra, vận mạng an bài theo kiếp số; trên nhà áo màu chưa múa, thở dài đạo con vẫn chưa đền; trước tòa tang phục mặc vào, gẫm than trời cao nào thấu rõ; đau xót quặn chín khúc ruột buồn, lã chã rơi hai hàng ngấn lệ. Nay lúc đã chế phục tang, tuân theo thường lễ; trước linh đầu cúi, tang phục quấn thân; để đền khó đáp ơn sâu, tỏ chút cang thường nghĩa nặng. Nay lúc diên cúng dọn sẵn, văn điệp tuyên bày; thỉnh hương linh đến nơi bàn linh hưởng ngon vị, nghe rõ kệ ngọc, mãi được Như Lai thọ ký, luôn nương Bát Nhã quê hương. Kính dâng điệp này.
Kính Điệp Cúng
Hương linh trước án chứng biết nhận lấy. Kinh điệp.
Lúc … ngày … tháng … năm … Điệp thỉnh cúng.
4. Chú thích
- Đoạn này xuất xứ từ trong Mạnh Tử (孟子), Vạn Chương (萬章) Thượng, nguyên văn là: “Mạc chi vi nhi vi, thiên dã; mạc chi trí nhi chí, mạng dã (莫之爲而爲、天也、莫之致而至、命也, không do năng lực con người làm được mà lại làm được, đó là ý trời; không do năng lực của con người cầu có được mà tự nhiên đạt được, đó là vận mạng).”
- Từ này xuất phát từ câu chuyện Thải Y Ngu Thân (綵衣娛親, mặc áo sắc màu làm cha mẹ vui). Trong Nghệ Văn Loại Tụ (藝文類聚) quyển 20, phần Liệt Nữ Truyện (列女傳), tương truyền tại nước Sở thời Xuân Thu có Lão Lai Tử (老萊子), hầu hạ song thân rất chí hiếu; đến năm ông 70 tuổi, vẫn thường mặc áo năm màu sặc sỡ, giả làm đứa con nít giỡn chơi, cố ý làm cho cha mẹ vui cười. Về sau, người ta dùng điển cố Thải Y Ngu Thân để diễn tả sự hiếu dưỡng cha mẹ. Trong Linh Chi Thiên (靈芝篇) của Tào Thực (曹植, 192-232) thời Tam Quốc có câu: “Bá Du niên thất thập, thải y dĩ ngu thân (伯瑜年七十、綵衣以娛親, Bá Du bảy mươi tuổi, mang áo màu sặc sỡ để làm vui song thân).”
- Thôi điệt (衰絰): có 3 nghĩa chính. (1) Tang phục. Tang phục của người xưa nơi ngực có gắn miếng vải bố dài 6 tấc, rộng 4 tấc, gọi là thôi (衰). Từ đó loại áo như vậy gọi là thôi; có hai loại, may bằng gai sống mà không có gấu gọi là Trảm Thôi (斬衰), may bằng gai nhỏ có gấu gọi là Tư Thôi (齊衰). Thọ Mai Gia Lễ (壽梅家禮) của Việt Nam còn giải thích về hai loại Trảm Thôi và Tư Thôi. Quần áo sổ gấu gọi là Trảm Thôi, dùng cho trường hợp con để tang cho cha; quần áo không sổ gấu gọi là Tư Thôi, dùng cho trường hợp con để tang mẹ, vợ để tang chồng khi cha chưa mất. Loại dây gai quấn tròn trên đầu gọi là thủ điệt (首絰), quấn quanh eo là yêu điệt (腰絰). Hai loại thôi và điệt là những bộ phận chủ yếu của tang phục. Như trong Phong Kiến Khảo (封建考) của Chương Bỉnh Lân (章炳麟, 1869-1963) có đoạn: “Thân tang thất nhật bất thực, tổ phụ mẫu tang, ngũ nhật bất thực, huynh đệ, bá thúc, cô tỷ muội, tam nhật bất thực, thiết tòa vi tượng, triêu tịch bái điện, bất chế thôi điệt (親喪七日不食、祖父母喪、五日不食、兄弟、伯叔、姑姊妹、三日不食、設座爲像、朝夕拜奠、不制衰絰, tang cha mẹ bảy ngày không ăn, tang ông bà nội, năm ngày không ăn, anh em, chú bác, chị em cô, ba ngày không ăn, dọn chỗ ngồi làm tượng, sáng tối lạy cúng, không chế tang phục).” (2) Mặc tang phục. Như trong Tục Tư Trị Thông Giám (續資治通鑑), phần Nguyên Thế Tổ Chí Nguyên Thập Lục Niên (元世祖至元十六年), có đoạn: “Giao Chỉ quốc vương khiển sứ giả thập nhị nhân thôi điệt trí tế, sứ giả hiệu khấp chấn dã (交趾國王遣使者十二人衰絰致祭、使者號泣震野, quốc vương Giao Chỉ sai sứ giả mặc tang phục cúng tế, sứ giả khóc than chấn động khắp nơi).”
- Cả đoạn “Thung Thọ … thức tuân thường lễ” được tìm thấy trong Trùng San Thích Ca Hành Táng Toản Yếu (重刊釋迦行塟纂要, bản khắc gỗ Hán ngữ), phần Thành Phục Nghi Tiết (成服儀節), Thành Phục Văn (成服文), của Tỳ Kheo Tâm Hiển (心顯, Chùa Chúc Thánh, Xã Đào Xá, miền Bắc), Thành Thái 9 (1897).