Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người. Những ảo giác của con người cá nhân và con người cộng đồng đã tạo nên những khổ hải cho chính họ và thế giới của họ.

Vì vậy, thế giới vật chất chỉ là những dụng cụ giúp con người sống mà không phải thay thế cho con người để sống. Nếu ai cho rằng, vật chất là cứu cánh của hạnh phúc, người ấy sẽ bị rơi vào cạm bẫy của ảo giác. Chính những ảo giác của họ đã làm cho họ khổ đau.

Ta nên biết rằng, những vật chất đã giúp cho ta tiện nghi bao nhiêu, thì ta cũng bị chính nó gây ra cho ta mất tiện nghi bấy nhiêu. Nó giúp cho ta bao nhiêu hạnh phúc, thì nó cũng lấy mất hạnh phúc của ta bấy nhiêu. Nó giải phóng sự đói nghèo cho ta bao nhiêu, thì chính chúng cũng đang làm cho ta đói nghèo, lo lắng và sợ hãi bấy nhiêu.

Một đời sống sung mãn về vật chất đang hấp hối và giãy giụa trên những đống ngói gạch, xi măng, cột sắt là vì chúng đang bị đói nghèo bởi đời sống tinh thần. Và một người sung mãn về đời sống tinh thần, họ nghèo vật chất đến nỗi, đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì nằm. Họ chỉ biết nhận vừa đủ những gì từ cuộc sống cho họ, và họ biết cám ơn cuộc sống một cách sâu sắc. Và, nếu họ có làm được điều gì hữu ích cho cuộc sống, thì chính cái ấy là của cuộc sống mà không phải của họ.

Từ chối đời sống vật chất là một người điên, nhưng bám víu vào đời sống vật chất là một kẻ khốn nạn. Điên, vì chính đời sống của nó đã bị đảo lộn. Khốn nạn, vì nó muốn thảnh thơi mà thân và tâm của nó luôn luôn mang vào những khối nặng lầm lì, vô tri, không biết nói, không biết cười, không biết cảm thông và sẻ chia.

Thế thì sao? Từ chối ư? – Không! Bám víu ư? – Không! Không từ chối mà cũng không bám víu, mà hãy trân trọng và sử dụng nó như là những phương tiện của cuộc sống mà không phải là cứu cánh.

Vậy, cứu cánh của cuộc sống là gì? Cứu cánh của cuộc sống chính là sự giác ngộ.

Giác ngộ cao nhất, là biết được rằng, những gì ta đang có và đang trân quí hôm nay, chính những cái ấy, tự nó đã và đang biến mất trong từng khoảnh khắc hiện hữu của chính nó. Nó biến mất không phải để trở thành hư vô, mà để tiếp tục tái lập trong những điều kiện nhân quả của nó. Và nhân quả của nó còn đó, nhưng không phải bất biến và thường tại. Nó thường tại ngay ở nơi cái không thường tại của chính nó. Và nó chuyển biến ngay nơi cái bất biến của chính nó.

Ta hãy nhìn bản thân ta, đời sống của ta bằng con mắt giác ngộ, ta sẽ nhận ra rằng, ta không có bất cứ một cái ta nào riêng biệt, độc tồn và tự hữu. Cái ta độc tồn và tự hữu chỉ là những ảo giác.

Không ảo giác sao được? Khi mà bàn tay ta chưa bao giờ là bàn tay hiện hữu một mình, mà nó cùng hiện hữu với những cái khác. Nó hiện hữu với xương, với thịt, với hệ thần kinh, với máu tim, với cha mẹ, với nhân duyên nghiệp quả của chính nó và với cuộc đời.

Nếu giác ngộ được như thế, tầm nhìn và sự hiểu biết của ta đối với bản thân mình, đối với cuộc sống của mình càng ngày càng rộng lớn và sâu sắc. Tình thương chân thực của ta đối với mọi người và mọi loài, cũng từ nơi sự giác ngộ ấy mà sinh khởi và lớn rộng.

Bấy giờ, hạnh phúc của ta chính là tình thương. Tình thương càng lớn, thì hạnh phúc càng nhiều. Tình thương càng đằm thắm và thẳm sâu, thì hạnh phúc của ta càng trở nên cao thượng và diệu vợi.

Muốn chấm dứt mọi tranh chấp và khổ đau của con người cá nhân và cộng đồng ta chỉ cần thực tập ba chữ “đừng ảo giác” mà thôi.

Vì sao? Vì chính ảo giác về một cái ta tự hữu ấy, đã tạo ra những tham đắm, thất vọng và thù hận cho ta. Đời sống bận rộn, tham đắm, thất vọng, hận thù và khổ đau của ta đã được tạo ra từ những ảo giác ấy. Và từ đó, ảo giác đã đẩy ta vào cuộc chạy đua với bận rộn, để kiếm tìm hạnh phúc trong bóng đêm, mà ảo giác vừa là huấn luyện viên, vừa là cổ động viên, đẩy ta đi dài trong bóng đêm tăm tối!

THÍCH THÁI HÒA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Như Lai là bậc “Nói gì thì làm vậy, làm gì thời nói vậy”
Lời Phật dạy

“Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy” thoạt nhìn như đơn giản, bình thường nhưng thật sự phi thường. Nói ra sự thấy biết bằng trải nghiệm, những gì đã kinh qua đồng thời làm được, sống trọn vẹn với những gì mình nói. Như Lai (Tathàgata) là một trong những danh...

Du Già Bồ Tát Giới Bổn – Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết
Luật, Phật học

Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: “Đây là chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm”. Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, cần phải siêng năng tu tập, lại phải chú ý lắng nghe tạng Tố đát lãm, và tạng Ma đát...

Người vợ lý tưởng theo quan điểm Phật giáo
Lời Phật dạy

Vợ chồng tự nguyện gắn bó, chung sống với nhau, đó là duyên mà âu cũng là nợ. Người đàn ông nào cũng mong muốn có được người vợ hiền trong đời. Thế nhưng, do nghiệp lực và duyên nợ của mỗi người nên không phải ai cũng tìm được người vợ như ý. Một...

Nhân sinh quan theo quan niệm Phật giáo
Luận, Phật học

Trước khi bắt đầu, tôi xin hướng về thành phần Phật tử trong cử tọa hôm nay để nhắc nhở một điều quan trọng, đó là thái độ cần có khi nghe giảng Phật pháp. Quí vị cần ngồi nghe với tâm nguyện thật trong sáng. Lý do chúng ta ngồi đây hôm nay, trao...

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Mở lòng yêu thương, mong mọi người thành công từ trong suy nghĩ cho đến lời nói và việc làm. Được vậy thì tâm đố kỵ tan biến, bản thân mình an vui và mọi người cũng an vui. Đố kỵ là tâm lượng hẹp hòi, khó chịu, bực bội, ganh ghét những ai có...

Thực hành cúng bái tổ tiên theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Cúng bái tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc bà con thân quyến là một trong những lễ tiết quan trọng của đời sống tinh thần, tâm linh có truyền thống lâu đời, nhằm thể hiện sự tri ân, báo ân, lòng thương kính đối với người đã chết. Một thời, Thế Tôn ở tại...

Người xuất gia lý tưởng theo kinh Trung A-hàm
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Xuất gia theo đạo Phật là một việc cao cả và không nhiều người làm được, tuy nhiên, một người đã phát bồ-đề tâm quyết chí xuất trần, nếu không gặp thuận duyên từ môi trường sống, cộng đồng Tăng lữ, hay không có vị bổn sư co khả năng hướng dẫn...

Vượt thoát sợ hãi sinh già bệnh chết
Lời Phật dạy

Người thường ưu tư về thân phận luôn ám ảnh bởi câu hỏi ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Hầu như chẳng ai có ký ức lúc chào đời, chỉ nghe người thân kể lại rồi tha hồ tưởng tượng. Nhưng hình dung về cái chết của mình thì ai cũng có,...

Long Thọ Và Khoa Học Lượng Tử
Luận, Phật học

Trong thế giới thường nghiệm, con người quen sống theo một thói quen lấy cá nhân làm trung tâm qui chiếu mọi nhận định, đó là một định chế đã được huân tập từ ngày con người xuất hiện. Quan niệm định chế này còn được củng cố bằng thế giới khoa học nhị nguyên chỉ thấy vũ trụ rất trật tự, gọi là quan điểm Cartesian dualism. Trong một thế giới khoa học rất cụ thể và trật tự rõ ràng như thế, thì quả thật khái niệm vô ngã và tính không bất định của giáo...

Phật thuyết kinh Bà-la-môn mất con
Kinh, Phật học

DẪN NHẬP “Từ bao đời kiếp, chúng ta đã đổ nước mắt vì người thân quá nhiều: hãy để mình và người thân đừng chìm ngập trong nước mắt ấy nữa.” – đức Phật đã dạy như vậy. Vì dòng nước mắt ấy luôn chất chứa tình yêu luyến ái, chảy ra vị mặn của bi...

Ở trong chúng Như Lai mà lại phỉ báng Như Lai
Lời Phật dạy

Những người ngoài dù có phỉ báng Như Lai đến mấy thì vẫn không hề hấn gì đến đạo pháp. Nhưng chính những thành viên trong hội chúng của Như Lai lại tiềm ẩn nguy cơ phỉ báng Ngài vì giảng nói sai Chánh pháp, và có thể tổn hại đạo pháp nghiêm trọng. Thời...

Nhân Duyên Khởi Ra Chánh Kiến
Lời Phật dạy

Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạo là nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn. Trong đó, Chánh kiến tức nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp là chi phần quan yếu, có vị trí đứng đầu (Chánh kiến, …, Chánh định). Nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp sẽ quyết định sự nghiệp tu hành luôn đúng với lời Phật dạy, không bị thiên lệch, thẳng đến giải thoát Niết-bàn. Thời Thế Tôn còn tại thế, vẫn có một số ít Tỳ-kheo nhận thức sai Chánh pháp. May...

Nguyên nhân Phật dạy pháp Vu lan bồn
Lời Phật dạy

Vu Lan bồn, người Trung Hoa dịch là “giả đảo huyền”, nghĩa đen là cởi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược. Nguyên nhân Phật dạy Pháp Vu Lan Bồn. Ngài Đại hiếu Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chứng...

Tư tưởng duy tâm trong Kinh Lăng-già
Kinh, Phật học

1. DẪN NHẬP Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923) được ghi chép như sau: Nanjō. 375: इत्यार्यसद्धर्मलङ्कावतारो नाम महायानसूत्रं सगाथकं समाप्तमिति॥ ityāryasaddharmalaṅkāvatāro nāma mahāyānasūtraṃ sagāthakaṃ samāptamiti || (Kết thúc chương chỉnh cú của bản...

Bậc thượng nhân
Lời Phật dạy

Thượng nhân có nghĩa thường là người bậc trên, vị bề trên. Như thế nào gọi là trên? Vấn đề này tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người và một nhóm người. Trong Phật pháp, thượng nhân chỉ cho những bậc hơn người, là những bậc chân tu, thiện trí thực hành phạm hạnh...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...