Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người. Những ảo giác của con người cá nhân và con người cộng đồng đã tạo nên những khổ hải cho chính họ và thế giới của họ.

Vì vậy, thế giới vật chất chỉ là những dụng cụ giúp con người sống mà không phải thay thế cho con người để sống. Nếu ai cho rằng, vật chất là cứu cánh của hạnh phúc, người ấy sẽ bị rơi vào cạm bẫy của ảo giác. Chính những ảo giác của họ đã làm cho họ khổ đau.

Ta nên biết rằng, những vật chất đã giúp cho ta tiện nghi bao nhiêu, thì ta cũng bị chính nó gây ra cho ta mất tiện nghi bấy nhiêu. Nó giúp cho ta bao nhiêu hạnh phúc, thì nó cũng lấy mất hạnh phúc của ta bấy nhiêu. Nó giải phóng sự đói nghèo cho ta bao nhiêu, thì chính chúng cũng đang làm cho ta đói nghèo, lo lắng và sợ hãi bấy nhiêu.

Một đời sống sung mãn về vật chất đang hấp hối và giãy giụa trên những đống ngói gạch, xi măng, cột sắt là vì chúng đang bị đói nghèo bởi đời sống tinh thần. Và một người sung mãn về đời sống tinh thần, họ nghèo vật chất đến nỗi, đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì nằm. Họ chỉ biết nhận vừa đủ những gì từ cuộc sống cho họ, và họ biết cám ơn cuộc sống một cách sâu sắc. Và, nếu họ có làm được điều gì hữu ích cho cuộc sống, thì chính cái ấy là của cuộc sống mà không phải của họ.

Từ chối đời sống vật chất là một người điên, nhưng bám víu vào đời sống vật chất là một kẻ khốn nạn. Điên, vì chính đời sống của nó đã bị đảo lộn. Khốn nạn, vì nó muốn thảnh thơi mà thân và tâm của nó luôn luôn mang vào những khối nặng lầm lì, vô tri, không biết nói, không biết cười, không biết cảm thông và sẻ chia.

Thế thì sao? Từ chối ư? – Không! Bám víu ư? – Không! Không từ chối mà cũng không bám víu, mà hãy trân trọng và sử dụng nó như là những phương tiện của cuộc sống mà không phải là cứu cánh.

Vậy, cứu cánh của cuộc sống là gì? Cứu cánh của cuộc sống chính là sự giác ngộ.

Giác ngộ cao nhất, là biết được rằng, những gì ta đang có và đang trân quí hôm nay, chính những cái ấy, tự nó đã và đang biến mất trong từng khoảnh khắc hiện hữu của chính nó. Nó biến mất không phải để trở thành hư vô, mà để tiếp tục tái lập trong những điều kiện nhân quả của nó. Và nhân quả của nó còn đó, nhưng không phải bất biến và thường tại. Nó thường tại ngay ở nơi cái không thường tại của chính nó. Và nó chuyển biến ngay nơi cái bất biến của chính nó.

Ta hãy nhìn bản thân ta, đời sống của ta bằng con mắt giác ngộ, ta sẽ nhận ra rằng, ta không có bất cứ một cái ta nào riêng biệt, độc tồn và tự hữu. Cái ta độc tồn và tự hữu chỉ là những ảo giác.

Không ảo giác sao được? Khi mà bàn tay ta chưa bao giờ là bàn tay hiện hữu một mình, mà nó cùng hiện hữu với những cái khác. Nó hiện hữu với xương, với thịt, với hệ thần kinh, với máu tim, với cha mẹ, với nhân duyên nghiệp quả của chính nó và với cuộc đời.

Nếu giác ngộ được như thế, tầm nhìn và sự hiểu biết của ta đối với bản thân mình, đối với cuộc sống của mình càng ngày càng rộng lớn và sâu sắc. Tình thương chân thực của ta đối với mọi người và mọi loài, cũng từ nơi sự giác ngộ ấy mà sinh khởi và lớn rộng.

Bấy giờ, hạnh phúc của ta chính là tình thương. Tình thương càng lớn, thì hạnh phúc càng nhiều. Tình thương càng đằm thắm và thẳm sâu, thì hạnh phúc của ta càng trở nên cao thượng và diệu vợi.

Muốn chấm dứt mọi tranh chấp và khổ đau của con người cá nhân và cộng đồng ta chỉ cần thực tập ba chữ “đừng ảo giác” mà thôi.

Vì sao? Vì chính ảo giác về một cái ta tự hữu ấy, đã tạo ra những tham đắm, thất vọng và thù hận cho ta. Đời sống bận rộn, tham đắm, thất vọng, hận thù và khổ đau của ta đã được tạo ra từ những ảo giác ấy. Và từ đó, ảo giác đã đẩy ta vào cuộc chạy đua với bận rộn, để kiếm tìm hạnh phúc trong bóng đêm, mà ảo giác vừa là huấn luyện viên, vừa là cổ động viên, đẩy ta đi dài trong bóng đêm tăm tối!

THÍCH THÁI HÒA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Nhập Trung Quán Luận
Luận, Phật học

NHẬP TRUNG QUÁN LUẬN Nguyệt Xứng (Candrakīrti, 560-640) TÀI LIỆU GIÁO KHOA TU HỌC Huynh Trưởng bậc Lực Gia Đình Phật Tử Việt Nam THÍCH NHUẬN CHÂU biên dịch LỜI DẪN Nhập Trung quán, là đi vào tinh thần Trung đạo, siêu việt các cực đoan có, không, như trong bài kệ Bát bất của...

Luận Thích Du Già Sư Địa
Luận, Phật học

Luận Thích Du Già Sư Địa Tối Thắng Tử Đẳng tạo, Đường Huyền Tráng dịch Bản Việt dịch của Thích Tâm Châu Kính lễ Thiên Nhân Ðại-Giác-Tôn,[4] Phúc-đức, trí-tuệ đều viên mãn. Vô thượng, văn-nghĩa pháp chân-diệu, Thụ học, chính tri Thánh Hiền chúng. Ðỉnh lễ Vô Thắng Ðại Từ-thị, Mong các hữu tình chung lợi...

Luận ngũ uẩn
Luận, Phật học

Luận ngũ uẩn Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) – Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng – Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh Đức Thế Tôn nói về Ngũ uẩn: Sắc uẩn; Thọ uẩn; Tưởng uẩn; Hành uẩn; Thức uẩn. Sắc uẩn là gì? Là bốn đại chủng 1 và những...

Đức Phổ Hiền Bồ-tát với pháp môn Tịnh độ
Phật học

Khi nhắc đến Tịnh Độ, chúng ta đều nghĩ tới hình ảnh Tây phương Tam Thánh, đức Phật A-di-đà, Bồ-tát Quán Thế Âm, và Bồ-tát Đại Thế Chí. Ba vị thánh này ở cõi nước Cực Lạc phương Tây, trong đó đức Phật A-di-đà là vị giáo chủ, còn đức Quán Âm và Thế Chí...

Tu tập tâm từ, ma quỷ không dối gạt
Lời Phật dạy

Trong dân gian thường nói ‘ma đưa lối, quỷ dẫn đường’ để chỉ về trạng thái mất tự chủ, dẫn đến có những lời nói hay hành động xấu ác. Đến khi tỉnh táo nhận ra vấn đề thì chỉ còn hổ thẹn và hối tiếc mà thôi. Có thật sự chúng ta bị “ma...

Phật dạy về tâm từ
Lời Phật dạy

Hoà Thượng Minh Châu nói: Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại. Mong rằng thế giới, đất nước có nhiều người tu tập tâm từ theo tinh thần của Phật thì đất nước được thanh bình thịnh trị, thế giới hòa bình an ổn, nhân loại an lạc hạnh phúc. Các vị Phật, Bồ...

Ngày giờ nào tốt?
Lời Phật dạy

Theo tuệ giác Thế Tôn, ngày nào chúng ta có những phẩm chất tốt đẹp như suy nghĩ điều thiện, nói lời nói thiện và làm những việc thiện thì ngày đó chính là ngày tốt. Và như thế, ngày tốt phải do chúng ta tạo ra, làm nên chứ không phải do tạo hóa...

Nghi Thức Truyền Giới Cho Thập Thiện Và Bồ Tát Tại Gia
Luật, Phật học

TỰA Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trì và hoằng dương chánh pháp, song song với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Sở dĩ được như thế, là do tinh thần cùng học cùng tu hòa hợp như nước với sữa. Tinh thần ấy càng được củng cố và phát triển thì giáo...

Có 4 loại tuổi trẻ không nên khinh thường, miệt thị?
Lời Phật dạy

Phải tin tưởng vào sức trẻ, dìu dắt và nâng đỡ đồng thời giao phó trách nhiệm cho lớp trẻ chính là thực hiện di huấn của Thế Tôn. Thế nên, chúng ta không nên xem thường hay nghi ngờ thế hệ trẻ, một khi họ có đầy đủ những tố chất của sự trưởng...

Một số vấn đề trong A tỳ đàm
Luận, Phật học

Không hài lòng với việc phân loại thực tại (các pháp) thành các uẩn, xứ và giới, các bộ phái ngày càng thấy nhu cầu thảo ra một danh sách tổng thể các pháp, và việc này đã đưa đến một liệt kê khá cụ thể cho các mục tiêu thiền quán về những thành...

Tìm hiểu tổng lược về Bộ kinh Milindapañha
Kinh, Phật học

Bộ kinh phản ánh đầy đủ giáo lý căn bản trong Kinh tạng Pāli của Phật giáo Theraveda, “những vấn đề được đề cập hoàn toàn là tinh yếu của Tam Tạng Pàli văn, ít bị pha tạp tư tưởng và kiến giải của các bộ phái phát triển sau này” I. Tổng lược Kinh Milindapañha...

Giới thiệu kinh ‘Chuyện vua Thập Xa’
Kinh, Phật học

Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu đến quí Phật tử từng mẩu chuyện trong kinh Tạp bảo tạng (雜寶藏經 ‘Saṃyukta-ratna-piṭaka-sūtra’), 10 quyển, do ngài Cát-ca-dạ (Kiṅkara, dịch là Hà sự, người Tây Vực) và Đàm Diệu (Tăng nhân thời Bắc Ngụy, năm sinh, mất và quê quán không rõ) dịch thời Nguyên Ngụy (A.D...

Luật tạng trong tổ chức Tăng đoàn ngày nay tại Việt Nam
Luật, Phật học

Tăng đoàn (Sangha) là những người nguyện sống với đời sống hoà hợp, để hổ trợ cho nhau thực hiện đời sống Giải thoát và Giác ngộ. I.  Luật tạng trong tổ chức tăng đoàn. Định nghĩa về tăng, Thiền sư Nhất Hạnh viết: “Tăng là đoàn thể đẹp Cùng đi trên đường vui Tu...

Đức Phật dạy về siêu độ ngạ quỷ trong Kinh tạng Pali
Lời Phật dạy

Do nghiệp lực trói buộc, lúc từ trần, bà tái sanh làm nữ ngạ quỷ chịu nỗi khốn cùng phù hợp với ác hạnh của bà. Khi nhớ lại đám quyến thuộc trong tiền kiếp, bà ước mong đến gần Tôn giả Sàriputta, và bà liền đến nơi ngài cư trú. Bậc Ðạo Sư kể...

Kinh Chuyển Pháp Luân – Tỳ Kheo Hộ Pháp
Kinh, Phật học

Ba Ngày Lịch Sử Trọng Đại Trong Phật-Giáo  Theo truyền thồng Phật-Giáo-Nguyên-Thuỷ có 3 ngày lịch sử trọng đại như sau: 1– Ngày rằm tháng tư (âm-lịch) có 3 sự kiện lịch sử trọng đại trùng hợp theo thời gian khác nhau: * Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha đản-sinh kiếp chót, * Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama,...

Những điều cần biết về ăn trộm Tăng tướng và lối tu Đầu đà khổ hạnh theo giới luật của Đức Phật
Luật, Phật học

Lối tu Đầu đà khổ hạnh và giới luật của Đức Phật là những khía cạnh quan trọng trong Phật giáo. PHẦN I: LUẬT PHẬT DO AI QUY ĐỊNH? 1) Hỏi: Luật Phật là gì? Ai là người chế định ra Luật Phật? Đáp: Luật Phật là khái niệm cho tất cả quy định về giới...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.